MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU


c. Cơ chế hấp phụ - bắc cầu



tải về 420.26 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích420.26 Kb.
#1523
1   2   3   4   5

c. Cơ chế hấp phụ - bắc cầu

Khi sử dụng chất keo tụ là các hợp chất polymer, nhờ cấu trúc mạch dài, các đoạn phân tử polymer hấp phụ lên bề mặt keo, tạo ra cầu nối với nhau, hình thành bông keo tụ có kích thước lớn làm tăng tốc độ lắng của các hạt keo. Khả năng tạo bông keo tụ nhờ cơ chế bắc cầu, phụ thuộc vào nhóm polymer và hạt keo trong nước, phụ thuộc vào quá trình hấp phụ chất polymer lên bề mặt hạt keo cũng như số lượng polymer có trong dung dịch. Lượng polyme đưa vào dung dịch cũng chỉ cần đến một giá trị tối ưu, vượt quá giới hạn tối ưu đó, quá trình hấp phụ sẽ dẫn đến hiệu quả xấu là tạo ra sự cân bằng trong hệ keo. Thường nồng độ polymer đưa vào dung dịch khoảng 1mg/l. Nồng độ tối đa bổ sung thường tỷ lệ thuận với nồng độ hạt keo trong dung dịch và đúng hơn là tỷ lệ thuận với diện tích bề mặt các hạt keo có trong dung dịch.

Quá trình tạo bông keo với các polymer nhờ cơ chế bắc cầu có thể được thực hiện qua các bước sau:


  1. Phân tán dung dịch polymer vào trong hệ huyền phù

  2. Vận chuyển polymer trong hệ tới bề mặt

  3. Hấp phụ polymer lên bề mặt hạt

  4. Liên kết giữa các hạt đã hấp phụ polymer với nhau.

Quá trình phân tán polyme vào trong hệ huyền phù và vận chuyển đến bề mặt hạt cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nói tới. Quá trình hấp phụ polymer xảy ra rất nhanh và không thuận nghịch ngay trên bề mặt giữa pha lỏng và pha rắn.

Hiệu quả của quá trình keo tụ với polymer nhờ cơ chế bắc cầu, phụ thuộc vào trọng lượng phân tử polymer. Khi tăng trọng lượng phân tử, độ hòa tan của nó kém đi, dung dịch sẽ có độ nhớt cao hơn, liều lượng dùng tối ưu sẽ cao hơn, bông cặn tạo ra lớn hơn.

Giá trị pH của môi trường có ý nghĩa đáng kể: Với các polyme không ion, ảnh hưởng của pH không lớn lắm nhưng với các polyme anion ở pH cao và các polyme ở pH thấp sẽ ảnh hưởng tới quá trình ion hóa của chúng, dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình tạo bông keo.[14]

Ngoài ra cường độ ion trong hệ cũng có thể xúc tiến hay cản trở quá trình tạo bông keo.




  1. Cơ chế keo tụ hấp phụ cùng lắng trong quá trình sa lắng

Các ion kim loại hóa trị cao sử dụng trong quá trình keo tụ như Al3+, Fe3+ tạo ra trong nước các sản phẩm thủy phân khác nhau như Fe2(OH)24+, Al3(OH)45+, Fe(OH)2+, Al13(OH)345+… Ở các giá trị cao và thấp của pH, các liên kết này tồn tại và tích điện, nhưng ở một giá trị pH trung bình nào đó thì chỉ có mặt các hydroxyt nhôm hoặc sắt tạo ra và lập tức chúng lắng xuống. Trong quá trình lắng chúng lắng kéo theo cả các bông keo và tạp chất có trong hệ huyền phù như các hạt keo khác, các cặn bẩn, các chất hữu cơ, chất mang mùi vị tồn tại ở trạng thái hòa tan hay lơ lửng. Cơ chế đó được gọi là cơ chế cùng lắng. Nó có thể tách được nhiều loại keo và đặc biệt là cơ chế này không phụ thuộc vào quá trình tạo bông keo tụ nói trên và không có sự tái trở lại trạng thái ổn định như các cơ chế khác.

2.2.2. Các vật liệu keo tụ

Trong công nghệ xử lí nước bằng phương pháp keo tụ, người ta thường sử dụng các vật liệu bao gồm: các chất keo tụ vô cơ, hợp chất polymer, keo tụ bằng chất khoáng tự nhiên.



  1. Keo tụ bằng các chất vô cơ:

Quá trình keo tụ bằng chất điện li đơn giản được xem như là một cơ chế keo tụ tối ưu vì nó giải thích qua sự nén điện trong lớp khuếch tán vào lớp điện tích kép để phá vỡ trạng thái ổn định của hệ keo trong nước. Mặc dù vậy, trong thực tế quá trình keo tụ dùng chất điện li đơn giản ít có ý nghĩa, do nồng độ chất điện ly để đạt tới việc phá vỡ trạng thái ổn định của hệ keo đòi hỏi rất cao.

Cũng như các phương pháp keo tụ khác, keo tụ dùng các chất điện ly đơn giản đòi hỏi liều lượng chất điện ly cho vào nước phải thật chính xác. Nếu nồng độ chất điện ly trong nước vượt quá mức cần thiết sẽ dẫn đến quá trình tích điện trở lại đối với các hạt keo, làm điện thế zeta tăng lên, hiệu quả keo tụ giảm đi và hệ keo trong nước sẽ trở về trạng thái bền vững.

Do các nhược điểm trên, trong thực tế xử lí nước, phương pháp keo tụ dùng chất điện li đơn giản ít khi và hầu như không được sử dụng.

Ngoài ra đối với loại vật liệu vô cơ người ta sử dụng muối nhôm hoặc sắt hóa trị 3, còn gọi là phèn nhôm hoặc sắt làm chất keo tụ, đây là hai loại hóa chất rất thông dụng trong xử lí nước cấp, nhất là xử lí nước sinh hoạt.

Các loại phèn nhôm, sắt thường sử dụng trong quá trình keo tụ gồm: nhôm sunfat Al2(SO4)3.14 H2O, nhôm clorua AlCl3.6 H2O, nhôm polyclorua [Al(OH)1,5(SO4)0.125Cl1,25]n, aluminat natri NaAlO2, sắt(III)sunfat Fe2(SO4)3.8 H2O , Sắt(II) sunfat FeSO4.7 H2O , sắt clorua FeCl3….

Chúng đều là những hợp chất mang điện dương và có hoạt tính bông keo tụ cao nhờ hoạt tính bề mặt lớn. Các bông keo này khi lắng xuống sẽ hấp phụ, cuốn theo các hạt keo, cặn bẩn, chất hữu cơ, chất mang mùi vị… tồn tại ở trạng thái hòa tan hoặc lơ lửng trong nước. Mặc dù mang lại hiệu quả về độ đục, nhưng sau khi xử lí lại để lại trong môi trường hàm lượng thừa các ion Nhôm và Sắt, gây ảnh hưởng không tốt cho môi trương nước.



  1. Keo tụ hoặc tăng cường quá trình keo tụ bằng các hợp chất cao phân tử:

Trong xử lí nước sinh hoạt người ta thường dùng các chất cao phân tử tự nhiên, các polyacrylamit anion và không ion.

Quá trình này sử dụng các chất cao phân tử tan trong nước, chúng có cấu tạo mạch dài, với phân tử lượng từ 103 – 107 g/mol và đường kính phân tử trong dung dịch vào khoảng 0,1µm đến 1µm. Chúng cũng còn được sử dụng làm chất trợ keo tụ, tức là sử dụng cùng với phèn nhôm hoặc sắt là những chất keo tụ chính. Chúng giúp cho quá trình keo tụ xảy ra nhanh hơn và tạo các bông keo có kích thước lớn hơn để có thể tách ra khỏi nước một cách dễ dàng.

Dựa vào hóa trị người ta phân chia các loại cao phân tử dùng trong keo tụ làm 3 loại: loại anion, loại cation và loại không ion. Ngoài ra có thể chia chúng theo cấu tạo hóa học, theo độ lớn phân tử lượng như độ tích điện của chúng. Ngoài các chất cao phân tử tự nhiên người ta còn sử dụng cả các chất cao phân tử tổng hợp làm chất keo tụ. Sau đây là một vài thí dụ về các chất cao phân tử dùng trong quá trình keo tụ:


  1. Polyme trùng hợp từ acrylamit và N, N–dimetylamino propylmethacrylat.

CH3

[ CH2CH]1/m và [CH2 — C]1/n



│ │

C─NH2 C-O-CH2CH2CH2N — CH3

║ ║ │

O O CH3



Sản phẩm của phản ứng trên là một loại cao phân tử cation có cấu tạo mạch thẳng, mật độ hóa trị phụ thuộc vào quá trình trùng hợp polymer n/(n+m), vào độ pH của môi trường, sự tạo thành este và độ nhạy của quá trình thủy phân.

  1. Polynatriacrylat, sản phẩm trùng hợp của natriacrylat :

[CH2CH]1/n

C— O- Na+



O

Đây là một ví dụ về polymer anion mạch thẳng.



  1. Polyacrylamit, sản phẩm của quá trình trùng hợp acrylamit:

[ CH2CH]1/n

C—NH2



O

Đây là một ví dụ về hợp chất cao phân tử không ion, mạch thẳng, phân tử lượng rất cao và là một trong những chất keo tụ tốt.



Các polyme cấu tạo mạch dài, phân tử lượng cao, khi phân tử ly trong nước chúng keo tụ các hạt cặn bẩn trong nước dưới dạng liên kết chuỗi. Các liên kết này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và lắng tủa bông cặn.

Trong xử lí nước hiện nay, người ta dùng nhiều các chất polymer tự nhiên, các polyacrylamit anion và không ion, lượng polymer dùng tối đa đến 0,5mg/l. Tuy nhiên, các loại polymer này có nhược điểm là không bảo quản được lâu, đặc biệt khi đã hòa tan trong nước, công nghệ sản xuất tốn kém, giá thành cao, vì vậy việc sử dụng polyme ở nước ta còn hạn chế.



  1. Keo tụ bằng các chất khoáng tự nhiên:

Đối với các chất keo tụ vô cơ và Polime khi ứng dụng vẫn còn một số hạn chế như trên, vì vậy hiện nay người ta đã quan tâm tới các chất keo tụ bằng khoáng có nguồn gốc tự từ nhiên. Một số chất keo tụ khoáng đang và đã được ứng dụng như: Khoáng Bentonite đã được kết hợp với zetag 32 để xử lí nước thải chứa dầu, chất keo tụ TRP – Ai có nguồn gốc từ núi lửa đã có ứng dụng trong xử lí độ đục và kim loại nặng trong nước tự nhiên…Đây là những chất khoáng xuất phát từ tự nhiên, nên giải quyết được vấn đề về giá thành so với polymer và sau khi xử lí không để lại các ion kim loại như chất keo tụ vô cơ.

2.2.3. Một số nghiên cứu ứng dụng chất keo tụ có nguồn gốc tự nhiên

Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng đối với các chất keo tụ tự nhiên. Tại Nigeria, chất keo tụ là tinh bột sắn n(C6H10O5) được chiết xuất tại địa phương từ các vật liệu là sắn củ, sấy khô và chế biến thành chất keo tụ tinh khiết, được sử dụng để xử lí độ đục trong nước tự nhiên, có chứa thành phần khoáng chủ yếu là kaolinite, Với nồng độ tối ưu được đưa ra là: 30ppm.[24]

Để loại bỏ vi khuẩn lam trong nước, Nissi ở Brasil đã có nghiên cứu về những hạt giống Moringa oleifera để làm chất keo tụ. Nghiên cứu chỉ ra, với nồng độ 200mg/l từ dung dịch gốc 1% của Moringa oleifera đã loại bỏ 91% tế bào Lam trong trong nước[25]

Tại Ai Cập, nghiên cứu trên loại nước có tính axit và nước thải từ hoạt động khai thác mỏ, người ta đã sử dụng khoáng bentonite để chế biến thành chất đông tụ tinh khiêt, với nồng độ khả dụng được đưa ra 2g/l, tuy nhiên khoáng bentonit phải kết hợp với chất trợ lắng zetag 32 [26]



PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu trên keo tụ TRP – Ai có xuất xứ từ Nhật Bản, mang bản chất là khoáng tự nhiên, được lấy từ tàn tro núi lửa.

Bảng 1. Thành phần khoáng vật, thuộc tính của chất keo tụ TRP – Ai

Thành phần, thuộc tính

Trạng thái

Dạng lỏng có bọt

Yếu Tố

Wt %

Trọng lượng riêng

1,1

SiO2

52,8

pH

3,5 – 4,5

Al203

32,8

Tính hút ẩm

Không

Fe203

7,1

Tính ăn mòn

Không

K20

1,58

Tính tan

Dễ tan

Ti02

1,32







Ca0

1,26







Na20

1,11







SO3

0,626







Cl

0,564







MgO

0,375







MnO

0,177







P205

0,129

[15]

- Thành phần chất rắn lơ lửng trong nước có nguồn gốc phát sinh từ các loại đất khác nhau có sẵn trong điều kiện phòng thí nghiệm.

3.3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Đối với chất keo tụ TRP – Ai: Nghiên cứu trên các nồng độ khác nhau.

- Đối với mẫu nước chứa thành phần chất rắn lơ lửng dao động từ 300 – 500 mg/l có giá trị pH dao động trong khoảng: 6,06 – 8,1.



3.2. Nội dung nghiên cứu

1. Tìm hiểu cơ chế của chất TRP – Ai trong quá trình keo tụ.

2. Xác định nồng độ tối ưu nhất của chất keo tụ TRP – Ai trong việc loại bỏ chất rắn lơ lửng.

3. So sánh hiệu quả của chất keo tụ TRP – Ai và polyme aluminium chloride.

3.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Chuẩn bị vật liệu thí nghiệm:

1. Chất keo tụ

+ Chất keo tụ sử dụng trong thí ngiệm là TRP – Ai. Từ dung dịch gốc, nồng độ của chất keo tụ TRP – Ai được đưa về các giá trị lần lượt từ 0,1 đến 2,7%.

+ Chất keo tụ polyme aluminium chloride 10% kết hợp với chất trợ lắng zetag 7563 0,1% theo khuyến cáo sử dụng để so sánh với chất keo tụ TRP – Ai.


  1. Mẫu nước chứa thành phần chất rắn lơ lửng

+ Thành phần chất rắn lơ lửng là các hạt có kích thước <2μm trở xuống, được tách bằng ống hút RoBinSon từ các loại đất lấy tại: Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, Đắc Lắc, Hưng Yên, Hà Nội có sẵn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Trong quá trình tách không sử dụng hóa chất.

+ Các mẫu chứa thành phần chất rắn lơ lửng tại các loại đất từ Huế đến Hà Nội như trên được kí hiệu tương ứng với các mẫu từ 1 đến 7.

+ Quá trình tách được lặp lại nhiều lần để đủ lượng chất rắn lơ lửng phục vụ cho nghiên cứu.

+ Sau khi tách xong, trộn đều, xác định hàm lượng chất rắn lơ lửng và một số đặc tính lí hóa của dung dịch.



      1. Tiến hành thí nghiệm Jartest với các công thức của chất keo tụ TRP-Ai.

Bước 1: Từ khối lượng chất rắn lơ lửng ban đầu thu được, lấy 500 ml dung dịch mẫu, trong đó hàm lượng chất rắn lơ lửng là 500mg/l. Riêng đối với mẫu 1, trong quá trình tách sét, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong đó thấp, nên được xác định là 300mg/l

Tiến hành thí nghiệm đối với cả mẫu trắng và mẫu thí nghiệm. Mỗi mẫu được lặp lại 3 lần.



Bước 2: Sau khi chất keo tụ được đưa vào, tiến hành khuấy với tốc độ : 350 vòng/phút trong vòng 3 phút, 50 vòng /phút trong vòng 10 phút.

Bước 3: Sau khi khuấy xong, chuyển lượng mẫu sang ống đong có dung tích 500cc. Xác định vận tốc sa lắng và lấy mẫu phân tích ở độ sâu 7cm.




      1. Phương pháp đo đạc và phân tích

  • pH, EC: đo trực tiếp bằng máy đo pH meter, EC meter.

  • Hàm lượng mùn (OM): phân tích bằng phương pháp Walkley–Black.

  • Thành phần cơ giới đất: phân tích theo phương pháp của FAO

  • Độ đục: được đo bằng máy đo quang phổ Uvis.

  • Khối lượng chất rắn sa lắng: được cô cạn trong tủ sấy tại nhiệt độ 1050C.

  • Trong quá trình tiến hành thí nghiệm từ bước 1 đến bước 3, chúng tôi tiên hành lấy mẫu và đo đạc kích thước các hạt trên kính hiển vi có độ phóng đại là 10. Đo kích thước theo phương pháp của Peter Jarvis, Bruce Jeerson & Simon A. Parsons.[19]:

Trong đó: dvert: chiều dài

dhor: Chiều rộng

- Đo vận tốc thực nghiệm bằng phương pháp quan sát, công thức :



Trong đó: v: vận tốc hạt.

S: Quãng đường hạt di chuyển.

t: thời gian hạt di chuyển.



3.3.4. Phương pháp xử lí số liệu

- Các kết quả thu thập sẽ được xử lí thống kê bằng phần mềm Microsoft excel 2007.

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Cơ chế của quá trình keo tụ đối với chất TRP-Ai

Trong nghiên cứu về động lực học, thế điện động ζ là chỉ tiêu quan trọng trong quá trình keo tụ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa thế zeta và sự biến đổi về kích thước hạt hoặc vận tốc. Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các yếu tố về kích thước và vận tốc sa lắng để giải thích cho sự thay đổi thế ζ bề mặt hạt keo, từ đó tìn hiểu cơ chế quá trình keo tụ bằng chất TRP – Ai.



4.1.1. Diễn biến thay đổi kích thước hạt lơ lửng trong thí nghiệm jartest

Những hạt vật chất lơ lửng trong các mẫu nước ban đầu đều có kích thước nhỏ hơn 2 μm, để thấy được sự thay đổi về kích thước ban đầu của hạt keo và kích thước sau khi đưa chất keo tụ TRP-Ai với các nồng độ khác nhau, chúng tôi đo đạc, quan sát sự thay đổi các hạt keo tại thời điểm ban đầu, tại thời gian sau quá trình đông tụ (3 phút), sau quá trình tạo bông keo tụ (13 phút). Kích thước của các hạt keo tại các mẫu vật nước nghiên cứu được thể hiện qua các đồ thị đối với từng nồng độ của chất keo tụ TRP-Ai như sau:






















K ích thước ban đầu Sau quá trình đông tụ Sau quá trình tạo bông keo tụ
Hình 4. Diễn biến kích thươc hạt lơ lửng tại từng nồng độ thí nghiệm

Ghi chú :a) tại TRP-Ai 0,1%, b) TRP-Ai 0,3%, c) TRP- Ai 0,5%, d) TRP-Ai 0,7% , Tương tự với các nồng độ của chất keo tụ TRP-Ai từ 0,9 – 2,7(%) được biểu diễn qua hình 4 ( Phụ lục 1)

Qua Hình 4, chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau:



  • Kích thước các hạt khi cho chất keo tụ TRP-Ai vào trong các mẫu có thay đổi so với kích thước ban đầu. Ví dụ: kích thước hạt ban đầu của mẫu 1 là 0,55μm, sau khi đưa chất keo tụ TRP-Ai với nồng độ 0,1% vào thì kích thước hạt sau quá trình tạo bông keo tụ là 8,74 μm. Với mẫu 2, kích thước hạt ban đầu là 0,7 μm, khi nồng độ chất keo tụ TRP-Ai 0,3 % được đưa vào thì kích thước của hạt keo sau quá trình tạo bông keo tụ là 6,56 μm.

  • Các hạt ban đầu là các hạt keo sét mang điện tích âm. Sau khi chất keo tụ TRP-Ai chứa cation mang điện dương được đưa vào, hạt keo đã có sự thay đổi và trung hòa về điện tích. Vì vậy sau khi quá trình đông tụ kết thúc, kích thước của các hạt tăng lên. Tuy nhiên, dưới tác dụng của lực khuấy nhanh (350 vòng/phút), kích thước hạt keo không ổn định. Sau đó quá trình tạo bông keo tụ diễn ra, dưới tác dụng của lực khuấy chậm (50 vòng/phút), các hạt đã bắt đầu kết dính với nhau và tạo thành các bông keo lớn, có kích thước tương đối ổn định.

  • Tại mỗi một nồng độ nhất định của chất keo tụ TRP-Ai, kích thước của hạt keo trong các loại mẫu nghiên cứu là khác nhau. Tại nồng độ chất keo tụ TRP-Ai 0,5% thì kích thước hạt keo sau quá trình tạo bông lần lượt của các mẫu 1, 2, 3 là 13,66 μm; 14,64 μm; 17,4 μm.

Đối với từng mẫu vật nghiên cứu cũng có những khác nhau nhất định đối với các nồng độ của chất keo tụ TRP-Ai. Điều này được thể hiện qua hình 5:






Hình 5. Diễn biến kích thước hạt trong mẫu nghiên cứu theo nồng độ

Ghi chú: a) Mẫu nghiên cứu 1; b) Mẫu nghiên cứu 2, những mẫu vật nghiên cứu 3, 4, 5, 6, 7 được thể hiện tương tự qua hình 10 (phụ luc 2).

Qua hình 5, chúng tôi có một số nhận xét sau:



  • Tại các nồng độ của chất keo tụ TRP-Ai kích thước của các hạt keo trong mỗi loại mẫu vật là khác nhau.

Trong các mẫu nghiên cứu có thành phần và tỉ lệ khoáng sét khác nhau (bảng 3). Thế điện động ζ phụ thuộc vào thành phần khoáng sét dẫn đến sự khác nhau về kích thước tối đa của hạt keo. Tại các mẫu nghiên cứu 1 đến 7 kích thước tối đa có thể tăng lên lần lượt là: 16.4 μm; 20,74μm; 13.66μm; 50.63 μm; 12.36 μm; 20.57 μm; 24.5 μm.

Tất cả những nhận xét qua hình 4 và hình 5 được giải thích:

Mỗi hạt keo trong các mẫu nghiên cứu đều mang điện và tồn tại thế zeta có giá trị không giống nhau, vì vậy kích thước ban đầu của hạt keo trong các mẫu khác nhau.

Khi chất keo tụ được đưa vào, sự thay đổi thế zeta khác nhau của hạt keo dẫn đến việc hình thành kích thước hạt khác nhau trong các mẫu. Thế ζ trong hệ keo phụ thuộc vào thành phần khoáng sét của hệ.

Các mẫu vật đất sử dụng để tách sét được lấy các tỉnh thành : Huế, nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, Đắc Lắc, Hưng Yên, Hà Nội. Thành phần các khoáng vật sét được xác định trong bảng sau đây.
Bảng 2. Thành phần khoáng vật sét của các loại mẫu vật đất được sử dụng nghiên cứu


Các loại đất
TP

khoáng vật



Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4

Mẫu 5

Mẫu 6

Mẫu 7

> 15 %

Kt










Kt

Mc

Mc

5 – 15 %

Mc

Mc, Kt

Mc, Kt, Mx

Mc, Kt, Mx




Kt

Kt

< 5%

Vt, Qr, Mx

Mx




Vt

Mc, St

Ch, Vt

Ch, Vt

[21]

Ghi chú: Mc : Mica, Ch : Chlorite, VT : Vecmiculite, ST : Smectite, Kt: Kaolinite, Mx : mica/vecmiculite/smectite ~ mica/smectite (hỗn hợp khoáng sét) […]

Qua bảng 2, cho thấy thành phần khoáng sét trong các loại đất trên chiếm đa phần là Kaolinite, đây là một loại khoáng sét đặc trưng tại khu vực nhiệt đới ẩm. Và qua một số nghiên cứu đã xác định thế zeta của kaolinite: -5– (-)14mv tại giá trị pH 6–8 (theo Kunsong Ma và Alainc. Pierre University of Alberta, Edmonton, Canada) [20]

Thế điện động zeta của mỗi một loại khoáng vật sét khác nhau lại bị chi phối bởi giá trị pH trong mẫu vật nước chứa các hạt keo sét trên được thể hiện qua bảng 3:


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

tải về 420.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương