MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN


Kinh nghiệm tái cấu trúc khu vực DNNN tại các nước OECD



tải về 2.4 Mb.
trang9/27
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.4 Mb.
#15399
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   27

2.1. Kinh nghiệm tái cấu trúc khu vực DNNN tại các nước OECD


Hầu như tất cả các quốc gia trên thế giớibắt đầu tiến hành việc thu hẹp khu vực DNNN kể từ thập niên 1980. Anh và Mỹ là các quốc gia đi đầu, sau đó lan rộng sang khắp các nước khác. Các nước có truyền thống phúc lợi xã hội như Bắc Âu cũng tiến hành giảm số lượng và cải cách mạnh mẽ khu vực DNNN trong thập niên 1990. Các nước chuyển đổi thuộc khu vực xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu và Liên Xô đã tiến hành những đợt tư nhân hóa hệ thống DNNN ở quy mô lớn. Ở châu Á, từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cho tới Singapore đều thực hiện những bước tương tự.

2.1.1.Kinh nghiệm tư nhân hoá khu vực DNNN tại các nước OECD


Đến đầu thập niên 2000, hơn 100 quốc gia đã tiến hành các chính sách tư nhân hóa, dù ở các mức độ khác nhau. Tổng giá trị tài sản nhà nước được thực hiện tư nhân hóa đã lên tới hơn 1 nghìn tỷ USD, trong đó hơn ¾ là ở các nước thành viên OECD.

Trong quá trình tư nhân hóa,Chính phủ ở các nước OECD thường đặt ra nhiều mục tiêu: (1) thắt chặt kỷ luật tài khóa và kiểm soát chi tiêu công và nợ công; (2) thu hút thêm đầu tư từ nhiều nguồn; (3) cải thiện hiệu quả hoạt động của các DNNN; (4) tạo lập môi trường cạnh tranh ở một số ngành độc quyền; (5) hướng tới phát triển thị trường vốn; (6) hướng đến các mục tiêu chính trị.



2.1.2. Bài học cho Việt Nam

Thứ nhất, cam kết chính trị là yếu tố tối quan trọng.

Thứ hai, quá trình chuyển đổi DNNN phải gắn chặt với việc xác định các mục tiêu và lộ trình phù hợp, minh bạch và có tính giải trình đầy đủ.

Thứ ba, việc thành lập một cơ quan chuyên biệt thúc đẩy và giám sát quá trình chuyển đổi DNNN không phải là yêu cầu bắt buộc, với điều kiện là cam kết chính trị được đảm bảo ở mức cao nhất.

Thứ tư, quá trình chuyển đổi DNNN không tách rời với việc duy trì và đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, phù hợp.

Thứ năm, sau khi đã thu nhỏ khu vực DNNN đến một mức độ có thể kiểm soát được (dưới 10% GDP) cần tìm cách thu hẹp đầu mối quản lý khu vực DNNN bằng cách chuyển tất cả các DNNN sang cho một công ty quản lý quĩ (holding company).



Cuối cùng, cần lưu tâm đúng mức đến việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho cả quá trình chuyển đổi DNNN cũng như môi trường hoạt động cạnh tranh phù hợp, hiệu quả cho các DNNN hoạt động hậu chuyển đổi.

2.2. Định hướng vị trí của khu vực DNNN theo các ngành tại Việt Nam

2.2.1. Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: sức cạnh tranh và sự hiện diện của khu vực DNNN hiện nay tại đây là thấp hoặc trung bình, Chính phủ nên cổ phần hoá và thoái vốn toàn bộ khỏi các lĩnh vực này.

2.2.2. Lĩnh vực khai khoáng: mặt hàng khoáng sản ít nhiều có tính chuyên biệt tương đối cao nên mức độ can thiệp của nhà nước đối với lĩnh vực này sẽ cao hơn, đặc biệt với các loại khoáng sản được xem là có tính chiến lược quốc gia như khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá. Nhà nước có thể vẫn giữ cổ phần tại các doanh nghiệp lớn trong những này, tuy nhiên nên chuyển sang dạng công ty cổ phần, trong đó nhà nước nắm quyền chi phối để tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Với những ngành khai khoáng không có tính chiến lược quốc gia, nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp. Các ngành khai khoáng khác nên để tư nhân đảm nhận. Nhà nước nên hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân để phát triển qui hoạch khai khoáng cho hợp lý.

2.2.3. Công nghiệp chế biến chế tạo: Nhà nước không nhất thiết phải nắm cổ phần tại các ngành có tính cạnh tranh cao. Với những ngành có tính độc quyền nhóm, nếu đó là nơi khu vực DNNN hiện đang hiện diện ở mức trung bình trở xuống thì nhà nước cũng nên thoái vốn nếu sản phẩm của chúng không được đánh giá lại là “có tính lợi ích chiến lược quốc gia”. Với 5 ngành có đặc tính độc quyền hoặc độc quyền nhóm mà các DNNN đang nắm vai trò chi phối, nhà nước nên cân nhắc lại đó có phải là ngành “có tính lợi ích chiến lược quốc gia” hay không.

2.2.4. Các ngành dịch vụ tiện ích: xu hướng cải cách theo hướng thị trường của các ngành dịch vụ tiện ích là phân tách các công đoạn cung ứng dịch vụ trong mỗi ngành nhằm thiết kế các cơ chế thị trường khác nhau cho mỗi công đoạn.

2.2.5.Xây dựng: các DNNN trong tất cả các lĩnh vực này nên được cổ phần hoá triệt để. Nhà nước không những chỉ cổ phần hoá mà còn nên rút toàn bộ vốn đầu tư khỏi các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này.

2.2.6. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; dịch vụ lưu trú và ăn uống; và kinh doanh bất động sản: hoàn toàn có thể hoạt động mà không cần có sự hiện diện của khu vực DNNN. Nhà nước nên rút khỏi toàn bộ các ngành có tính cạnh tranh.

2.2.7. Vận tải và kho bải: tách phần điều hành hệ thống mạng lưới giao thông ra khỏi các hoạt động vận tải.

2.2.8. Thông tin và truyền thông: lĩnh vực phát thanh và truyền hình cũng cần áp dụng cơ chế tương tự như các lĩnh vực cung cấp dịch vụ tiện ích và viễn thông, Việt Nam cần tách hai công đoạn này ra khỏi nhau.

2.2.9. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm: Chính phủ nên sử dụng các biện pháp điều tiết để kiểm soát các ngành này thay vì sử dụng công cụ DNNN.

2.2.10. Hoạt động dịch vụ chuyên môn, hỗ trợ, giải trí và xã hội: cần hướng vào việc tạo lập các thị trường để sao cho các doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng gia nhập ngành.

III. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DNNN TẠI VIỆT NAM

3.1. Thực trạng cổ phần hoá DNNN trước 2011

3.1.1.Chủ trương chính sách về cổ phần hóa các DNNN trước 2011


Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 143/HĐBT lựa chọn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa để thử nghiệm chuyển đổi thành mô hình công ty cổ phần. Kết quả trong các năm 1990-1991 là 2 doanh nghiệp được cổ phần hóa.

Chính phủ quyết định tiến hành thử cổ phần hóa ở quy mô rộng hơn từ năm 1996. Trong 2 năm 1996-1997, 25 DNNN đã được chuyển thành công ty cổ phần.Tính đến năm 2001, 548 DNNN đã được cổ phần hóa.

Giai đoạn 2001-2010, tiến trình cải cách DNNN bằng các biện pháp sắp xếp lại, cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê DN vẫn diễn ra tương đối chậm. Tính đến cuối năm 2010, Việt Nam mới sắp xếp được 5.846 DNNN và bộ phận DNNN, trong đó đã cổ phần hóa 3.944 doanh nghiệp.

3.1.2. Các tác động kinh tế và xã hội của của cổ phần hoá DNNN trước 2011


Nhìn chung, nhiều doanh nghiệp đã kinh doanh có hiệu quả sau khi cổ phần hóa, thể hiện cả trên 3 phương diện: (i) chỉ tiêu tài chính; (ii) mức độ thỏa mãn của khách hàng; và (iii) mức độ thỏa mãn của người lao động.

Tuy nhiên, thực tế cổ phần hóa vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế so với thực tế. Đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp hậu cổ phần hóa hầu như rất ít thay đổi so với thời điểm trước cổ phần hóa và, do đó, không giúp tăng đáng kể chất lượng của các quyết định về tài chính, sản xuất – kinh doanh và nhân sự. Xuật hiện tình trạng “lựa chọn ngược”: các nhà đầu tư của khu vực tư nhân chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp hoặc bộ phần doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hậu cổ phần hóa và/hoặc được định giá quá thấp so với giá trị thực.



Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 2.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương