MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN


Nói về tương lai gần, sự phục hồi toàn cầu nên diễn ra mạnh mẽ hơn nhưng đồng thời nguy cơ sụt giảm đã có dấu hiệu tăng lên



tải về 2.4 Mb.
trang8/27
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.4 Mb.
#15399
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   27

Nói về tương lai gần, sự phục hồi toàn cầu nên diễn ra mạnh mẽ hơn nhưng đồng thời nguy cơ sụt giảm đã có dấu hiệu tăng lên. Những gói hỗ trợ tài chính đặc biệt, nâng cao hiệu quả củng cố tài chính và tăng cường cân đối kế toán sẽ hỗ trợ sự phục hồi toàn cầu trong những tháng còn lại của năm 2014 và 2015. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng toàn cầu trong năm 2014 sẽ vẫn còn dưới mức dự báo WEO tháng Tư, phản ánh sự yếu kém của kinh tế đầu năm. Nguy cơ sụt giảm đã tăng lên. Căng thẳng địa chính trị cao và sự đảo lộn mạnh mẽ từ nguy cơ lây lan rủi ro và áp lực từ các biến động gần đây đặt ra những rủi ro mới cho sự tăng trưởng, trong khi các nguy cơ sụt giảm khác vẫn tồn tại, bao gồm cả những thách thức liên quan đến việc bình ổn chính sách tiền tệ Hoa Kỳ, lạm phát hoặc giảm phát thấp ở một số nền kinh tế tiên tiến, và khả năng ngày càng cao của một nền kinh tế trì trệ trong trung hạn.

Chính sách ưu tiên như sau:

  • Các nền kinh tế phát triển cần tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng, do vẫn còn khoảng cách sản lượng lớn và lạm phát rất thấp. Tương tứng với sự phục hồi không đồng đều, những thách thức ngày càng trở nên khác biệtgiữa các ngân hàng trung ương lớn. Trong khi việc bình ổn chính sách tiền tệ sẽ được ưu tiền hàng đầu ở Mỹ thì khu vực đồng Euro và Nhật Bản phải tiếp tục đất tranh chống lạm phát thấp. Để giảm thiểu rủi ro ổn định tài chính do duy trì lãi suất thấp trong một thời gian dài và ngăn chặn sớm việc thắt chặt tiền tệ, các công cụthận trọng vĩ mô nên được coi là công cụ tiên phong. Tốc độ và thành phần của điều chỉnh tài chính cũng nên hòa hợp tốt hơn để hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng dài hạn.

  • Trong các nền kinh tế mới nổi, trọng tâm của các chính sách kinh tế vĩ mô vẫn nên tập trung vào xây dựng lại bộ đệm và giải quyết các lỗ hổng bảo mật, để chuẩn bị cho một môi trường kinh tế mà đặc trưng là lãi suất cao hơn và điều kiện tài chính bên ngoài chặt chẽ hơn.

  • Quyết định cải cách cơ cấu là cần thiết với các nền kinh tế trong nhóm G20 nhằm để tăng sản lượng tiềm năng và giúp đảm bảo tăng trưởng bền vững hơn. Nhóm các nước có thặng dư kinh tế nên tập trung vào việc thúc đẩy nhu cầu nội địa hoặc thay đổi thành phần kinh tế. Trong nhóm các nền kinh tế thâm hụt, bao gồm các nước khu vực đồng Euro vừa chuyển sang trạng thái thặng dư gần đây, cải cách cơ cấu là cần thiết để cải thiện năng lực cạnh tranh.

  • Cuối cùng, đối với đầu tư cơ sở hạ tầng trong nền kinh tế có nhu cầu và điểm yếu được xác định rõ ràng, điều kiện hiện tại là hết sức thuận lợi cho việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng. Tuy nhiên, trong khi đầu tư cơ sở hạ tầng là cần thiết để hỗ trợ phát triển kinh tế ở một số nền kinh tế thì hiệu quả của quá trình đầu tư và trạng thái nợ phù hợp để giảm thiểu những đánh đổi thương mại giữa sản lượng tiềm năng tăng và tỷ lệ nợ công trên GDP cao cũng là nhân tố quan trọng để tối đa hóa lợi nhuận từ tăng trưởng.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Soạn bởi một nhóm nghiên cứu từ phòng nghiên cứu của IMF, do Emil Stavrev, Florence Jaumotte, và Esteban Vesperoni làm trưởng nhóm, và bao gồm David Wang, Eric Bang, Gabi Ionescu, và Inyoung Song.



PHÁT TRIỂN, TRIỂN VỌNG VÀ RỦI RO

Sự phục hồi không đồng đều trên toàn cầu vẫn tiếp tục, bất chấp những thất bại trong năm nay. Hoạt động kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng từ khởi đầu yếu kém trong quý 1 năm 2014, dẫn đầu là Mỹ và Trung Quốc, nhưng hiệu suất tổng thể trong nửa đầu năm nay là yếu hơn so với dự báo WEO trong tháng Tư. Với những gói hỗ trợ tài chính đặc biệt và nâng cao hiệu quả củng cố tài chính, sự phục hồi được dự báo là sẽ tiếp tục, mặc dù với tốc độ vừa phải và không đồng đều. Rủi ro suy thoái mới liên quan đến những căng thẳng địa chính trị và việc chấp nhận rủi ro gia tăng cũng ngày càng cao. Các rủi ro khác xuất phát từ lạm phát thấp, tình trạng trì trệ kéo dài trong các nền kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng ngày càng thấp trong các nền kinh tế mới nổi, và thách thức trong việc bình ổn chính sách tiền tệ ở Mỹ, đặc biệt là khả năng xảy ra bất ổn tài chính do thị trường điều chỉnh đột ngột.

  1. Mặc dù thất bại trong năm nay, phục hồi toàn cầu vẫn đang được tiến hành nhưng vẫn thiếu cân bằng. Trong nhiều nền kinh tế tiên tiến, hậu quả của sự bùng nổ và cuộc khủng hoảng thừa, bao gồm cả sự bùng nổ khu vực tư nhân và nợ công cao vẫn đè nặng lên sự phục hồi bất chấp các điều kiện tài chính linh hoạt. Thị trường mới nổi tiếp tục điều chỉnh tăng trưởng kinh tế chậm lại so với tốc độ của giai đoạn bùng nổ trước khủng hoảng và phục hồi sau khủng hoảng. Những cú sốc mới, bao gồm bất ổn địa chính trị cao, cũng đã làm lung lay nền kinh tế toàn cầu.

  2. Hoạt động kinh tế toàn cầu đã lấy lại được đà tăng trưởng trong quý 2, nhưng vẫn không đồng đều và yếu hơn so với dự kiến WEO ​​tháng Tư. Tăng trưởng hồi phục ở Mỹ nhưng lại chứng kiến nhiều sự sụt giảm ngoài mong đợi trong khu vực đồng Euro và Nhật Bản. Trong các nền kinh tế mới nổi, tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc, nhờ chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng, có tác động lan tỏa tích cực đến các nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á, trong khi nhu cầu nội địa yếu hơn dự kiến ​​đã đè nặng lên sự tăng trưởng ở nhiều nước Mỹ La tinh. Theo sau sự chắp vá trong quý 1 năm 2014, tăng trưởng xuất khẩu lấy lại đà phát triển trên cả hai thị trường các nước phát triển và mới nổi. Cụ thể hơn:



* Triển vọng kinh tế đang thay đổi trong các nền kinh tế phát triển.

● Tại Hoa Kỳ, sau sự suy giảm đáng ngạc nhiên trong hoạt động của quý đầu tiên năm 2014 (sau đó có được điều chỉnh tăng), tăng trưởng hồi phục mạnh trong quý 2. Sự hồi phục phản ánh sự dao động trong hàng tồn kho, tiêu dùng cá nhân mạnh mẽ hơn và đầu tư cố định mạnh mẽ hơn, cũng như tăng trưởng trong chi tiêu chính phủ tiểu bang và địa phương. Tạo việc làm cũng có nhiều tiến triển. Trong khi xuất khẩu đã được cải thiện, xuất khẩu ròng tiếp tục là một lực cản đối với tăng trưởng. Hoạt động trong lĩnh vực nhà ở vẫn còn chậm chạp.

● Trong khu vực đồng Euro, hoạt động kinh tế bị đình trệ trong quý thứ hai của năm 2014. Tăng trưởng nhanh hơn dự kiến ​​ở Tây Ban Nha, nhưng kém hơn so với dự kiến ​​ở những nơi khác, đặc biệt là ở Đức và Ý với GDP giảm, và ở Pháp, nơi mà hoạt động kinh tế tiếp tục là một đường thẳng. Tại Đức, việc thu hồi vốn từ các yếu tố “một lần” đã hỗ trợ tăng trưởng trong quý 1 năm 2014 (bao gồm hàng tồn kho, thời tiết ôn hòa) có thể là một nhân tố quan trọng, nhưng sự suy giảm hoàn toàn trong GDP chỉ ra rằng các yếu tố khác cũng là nguyên nhân gây áp lực lên sự suy giảm hoạt động kinh tế.

Tại Nhật Bản, việc thu hồi vốn từ các yếu tố “một lần” (tăng thuế GTGT, thuế khí thải) yếu tố đã thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư trong quý đầu tiên là lớn hơn so với dự kiến​​. Kết quả trong quý 2 cho thấy sức mạnh tiêu thụ quan sát được trong quý 1 chủ yếu liên quan đến các yếu tố tạm thời, nhưng cũng có những dấu hiệu giả định cho thấy đà tăng trưởng của đầu tư.




  • Và sự phục hồi vẫn mất cân bằng trong các nền kinh tế mới nổi.

  • Trung Quốc, chính sách nới lỏng do chính phủ thực hiện để đáp ứng sự suy giảm trong quý 1 đãgiúp tăng trưởng nhanh hơn trong quý 2, trong đó có tăng trưởng đầu tư cơ sở hạ tầng và tiêu dùng cá nhân. Xuất khẩu cũng tăng trở lại từ sự gián đoạn theo mùa trong quý đầu tiên. Một số chỉ tiêu tần suất cao cho thấy đà tăng trưởng sẽ còn được tiếp tục vào nửa cuối năm nay.

● Ở những nước khác trong khu vực châu Á mới nổi, nhu cầu bên ngoài đã hồi phục, nhờ sự phục hồi tăng trưởng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong khi nhu cầu trong nước bắt đầu nhích lên (ví dụ, Indonesia, Ấn Độ).

● Tăng trưởng ở khu vực Mỹ Latinh còn thấp hơn xu hướng, đặc biệt là ở Brazil, nơi mà hoạt động kinh tế giảm mạnh trong quý 2 do đầu tư giảm và tiêu dùng bị bão hòa, và còn ở những nơi khác. Tại Mexico, tốc độ tăng trưởng đã được cải thiện phù hợp với sự phục hồi của Mỹ trong quý 2.



  1. Điều kiện tài chính tiếp tục giảm, phản ánh chính sách hỗ trợ của ngân hàng trung ương.

Việc định giá với hầu hết các loại tài sản chủ chốt được kéo dài liên quan đến định mức trong quá khứ. Lợi suất trái phiếu dài hạn giảm nhiềuvà còn tiếp tục giảm ở Hoa Kỳ và hầu hết các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở khu vực đồng Euro. Định giá vốn chủ sở hữu tiếp tục leo cao, do tâm lý nhà đầu tư vẫn rất tích cực bất chấp những bằng chứng khác nhau về sức mạnh của sự phục hồi và căng thẳng địa chính trị. Trong bối cảnh này, vốn chảy vào các nền kinh tế mới nổi vẫn tích cực, mặc dù hoạt động kinh tế nói chung ở mức yếu kém, do đó gía tiền tệ và giá cổ phiếu đã được bình ổn hoặc tăng cao ởnhiều nền kinh tế kể từ báo cáo WEO tháng Tư năm 2014. Những ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng địa chính trị với Nga và Ukraine, các cuộc xung đột tăng cường trong khu vực MENA, và vụ vỡ nợ của Argentina vẫn tồn tại cho đến nay. Tuy nhiên, các biến động ngầm ở nhiều loại hàng hóa tiếp tục giảm, đạt mức thấp nhất từ trước đến nay trước tác động của Cục dự trữ Liên bang. Điều này làm gia tăng mối lo ngại về sự tích tụ của việc sử dụng đòn bẩy quá mức và việc đánh giá thấp rủi ro tín dụng có thể được điều chỉnh đột ngột trong thời gian tới có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi suất hoặc vì lo ngại rủi ro toàn cầu gia tăng.




  1. Trong tương lai gần, trong khi sự phục hồi được dự báo sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2014 và năm 2015, nhưng nó sẽ vẫn kém hơn so với dự kiến ​​trong mùa xuân. Các nhân tố quan trọng giúp đẩy mạnh sự phục hồi kinh tế được xác định trong bản cập nhật WEO tháng Bảy vẫn được giữ nguyên, bao gồm nâng cao hiệu quả củng cố tài chính, chính sách tiền tệ nới lỏng ở mức độ cao ở hầu hết các nền kinh tế phát triển, và củng cố bảng cân đốikế toán. Triển vọng toàn cầu cho năm 2014 kém hơn nhiều so với dự kiến trong báo cáo WEO tháng Tư, thể hiện ở sự yếu kém trong đầu tư ở cấp độ toàn cầu trong nửa đầu năm nay. Hơn nữa, có những lo ngại cho rằng sự phục hồi chậm chạp trong khu vực đồng euro có thể bị trì hoãn.

  • Trong các nền kinh tế phát triển, tăng trưởng nói chung sẽ được tăng cường trong giai đoạn 2014-2015. Một ngoại lệ là Nhật Bản, nơi kế hoạch kích thích tài chính nới lỏng sẽ khiến tăng trưởng nói chung không thay đổi trong năm 2014 và năm 2015.Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ nhất và tăng trưởng cũng được dự kiến ​​sẽ vẫn vững chắc ở Vương quốc Anh, Úc, Canada, và các nền kinh tế phát triển châu Á khác. Trong khu vực đồng Euro, tăng trưởng cần được tăng cường dần dần và không đều. Nâng cao hiệu quả củng cố tài chính, tiếp tục nới lỏng tiền tệ thông qua chính sách lãi suất tiệm cận 0% và chương trình mua tài sản tư nhân của ECB, và cải thiện điều kiện cho vay, bao gồm hạn chế sự lây lan cho các nền kinh tế yếu kém và giữ mức lãi suất dài hạn thấp ở các nền kinh tế cốt lõi, sẽ hỗ trợ sự phục hồi của khu vực đồng Euro.

  • Trong hầu hết các nền kinh tế mới nổi, tăng trưởng dự kiến ​​sẽ tăng vừa phải trong nửa thứ hai của năm 2014 và vào năm 2015, phản ánh sự suy yếu của một số yếu tố tạm thời đã cản bước tăng trưởng trong nửa đầu năm nay, nhu cầu tăng mạnh từ các nền kinh tế phát triển, và các điều kiện tài chính toàn cầu phù hợp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốcđược dự kiến sẽ vẫn ở mức trung bình vào năm 2015, khi nền kinh tế chuyển tiếp đến giai đoạn phát triển bền vững hơn, và đầu tư nội địa chậm hơn. Triển vọng tăng trưởng cho khu vực Mỹ La tinh có thể được đánh dấu “giảm” so với báo cáo WEO tháng Tư cho cả năm 2014 và 2015: đầu tư và tăng trưởng tiêu dùng suy yếu ở Brazil phần lớn là do suy giảm kinh doanh và niềm tin tiêu dùng trong cuộc chạy đua tổng tuyển cử, cũng như ảnh hưởng từ tốc độ tăng trưởng thấp của một số đối tác thương mại; ở Mexico, sau quý 1 tăng trưởng chậm, tăng trưởng đã nhích lên bởi nhu cầu mạnh mẽ từ bên ngoài, và dự kiến ​​sẽ vẫn mạnh vào năm 2015 nhờ tác động của cải cách cơ cấu kinh tế; trong khi ở Argentina, chính sách kinh tế vĩ mô yếu kém và sự bất ổn chính sách, bao gồm bất ổn từ các nhà tín dụng chuộc lợi(holdout creditors), đã làm suy giảm hoạt động kinh tế. Ở Nga, những căng thẳng địa chính trị tiếp tục làm suy yếu hoạt động đầu tư và hoạt động kinh tế; ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất chính sách của mình đểtăng áp lực lên lạm phát.

  1. Nguy cơ sụt giảm đã tăng lên khi nguy cơ mới phát sinh và những nguy cơ cũ vẫn còn. Trong khi một số rủi ro gây ra khủng hoảng đang suy yếu dần thì có hai nguy cơ mới đang gia tăng: (i) việc chấp nhận rủi ro ngày càng tăng và sự lạc quan của thị trường tài chính cuối cùng có thể gây ra những điều chỉnh đột ngột, và (ii) rủi ro địa chính trị. Sự gia tăng nhanh hơn dự kiến ​​về tỷ lệ lãi suất của Mỹ và lạm phát thấp ở một số nền kinh tế tiên tiến cũng có thể làm tăng thách thức trong tương lai. Trong trung hạn, rủi ro chính bao gồm tình trạng trì trệ kéo dài trong các nền kinh tế phát triển và tiềm năng tăng trưởng đáng thất vọng ở cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi.

  • Căng thẳng địa chính trị với Ukraine và Nga bị đẩy cao trong tháng tám và có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của xử phạt bổ sung. Ngoài việc là một lực cản đối với tăng trưởng kinh tế của khu vực và xa hơn nữa, tình trạng bất ổn cũng có thể gây ra tác động lan tỏa lớn đối với hoạt động kinh tế trong các khu vực khác của thế giới, thông qua sự gia tăng về một lo ngại rủi ro mới trong thị trường tài chính toàn cầu, chi tiêu công hoặc thất thoát thu nhập cao hơn, hoặc gián đoạn thị trường hàng hóa, thương mại và tài chính do tăng cường các biện pháp trừng phạt. Hơn nữa, ngay cả khi không có sự leo thang của các cuộc xung đột lớn, điều này cũng có thể có tác động đáng kể đến niềm tin kinh doanh. Tương tự như vậy, rủi ro địa chính trị cao ở Trung Đông có thể dẫn đến sự gián đoạn sản xuất dầu tăng mạnh giá dầu, có tác động lan tỏa tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.

  • Rủi ro đối với hoạt động kinh tế từ lạm phát thấp vẫn còn hiện hữu ở khu vực đồng Euro, và ở Nhật Bản với một mức độ thấp hơn. Lạm phát tiếp tục ở mức thấp và vẫn nằm dưới mục tiêu của ngân hàng trung ương ở nhiều nền kinh tế tiên tiến. Đặc biệt, trong khu vực đồng Euro, kỳ vọng lạm phát gần đây đã bị quên lãng. Với chính sách lãi suất trong một số trường hợp gần bằng hoặc dừng ở mức0%, cơ hội để giảm lãi suất là rất hạn chế và những cú sốc tiêu cực có thể làm giảm lạm phát hay kỳ vọng lạm phát hoặc thậm chí đẩy nền kinh tế vào tình trạng giảm phát, tăng lãi suất thực tế, khi đó sẽ cản trở sự phục hồi và tăng gánh nặng nợ.

Sự đảo chiều đột ngột của phí bảo hiểm rủi ro và áp lực từ biến động trên các thị trường tài chính toàn cầu do thất vọng tăng trưởng hoặc các tác nhân khác. Sự gia tăng lo ngại rủi ro toàn cầu có thể liên tưởng đến sự suy giảm số lượng trái phiếu chính phủ dài hạn ở Mỹ nhưng vẫn còn dẫn đến việc thắt chặt đáng kể các điều kiện tài chính toàn cầu, dòng vốn đảo chiều, và áp lực tỷ giá tại các thị trường mới nổi, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu.

● Trong quá trình phục hồi, có những rủi ro liên quan đến việc bình ổn chính sách tiền tệ ở Mỹ (hoặc Anh). Thị trường lao động Mỹ đã được tăng cường nhanh hơn so với dự báo, lạm phát đã bắt đầu tăng (mặc dù nó vẫn thấp hơn mục tiêu dài hạn của FED là 2%), làm tăng khả năng chính sách tiền tệ cần được thắt chặt nhanh hơn so với dự kiến trước đây ​​hoặc nguy cơ tiền tệthay đổi đột ngột so với kỳ vọng trong công cuộc bình ổn chính sách. Trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng lạc quan được phản ánh trong việc hạn chế sự phát tán rủi ro và các chỉ số biến động, chính những bất ngờ này có thể gây ra những điều chỉnh tài chính đột ngột. Như trình bày trong Phụ lục, nguồn gốc của việc thắt chặt các vấn đề liên quan đến điều kiện tài chính - triển vọng tăng trưởng trong các nền kinh tế phát triển sẽ có tác động lan tỏa lành tính, bất chấp việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, trong khi những thắt chặt bất ngờ không liên quan đến sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong các nền kinh tế phát triển sẽ có tác động lan tỏa tiêu cực.



● Trong trung hạn, nguy cơ trì trệ kinh tế kéo dài (một thời gian dài tăng trưởng thấp và nhu cầu yếu) trong các nền kinh tế phát triển lớn, đặc biệt là khu vực đồng Euro và Nhật Bản, là không thể loại trừ. Trong khu vực đồng euro, động lực mạnh mẽ vẫn chưa xuất hiện mặc dù lãi suất vẫn tiếp tục được duy trì rất thấp và phục hồi không phanh, bao gồm hợp nhất tài chính và các điều kiện tài chính eo hẹp. Ngược lại, một thời gian dài tăng trưởng yếu và khoảng cách sản lượng tiêu cực lớn có thể làm xói mòn tiềm năng tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển, thông qua đầu tư, nghiên cứu và phát triển kém, và các hiệu ứng trễ thất nghiệp. Nhiều năm tăng trưởng chậm đã khiến cho nhu cầu giải quyết cải cách cơ cấu để nâng cao tốc độ tăng trưởng một cách dứt khoát ở một số nền kinh tế mới nổilà điều kiện tiên quyết để làm giảm nguy cơ rằng tăng trưởng tiềm năng còn gây ra nhiều thất vọng hơn nữa, đặc biệt là trong nguy cơ kinh tế trì trệ kéo dài tại các thị trường tiên tiến đã đề cập ở trên.

CHÍNH SÁCH KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG

Ưu tiên chính sách tập trung vào việc hỗ trợ nhu cầu, đồng thời quản lý những rủi ro cơ bản trong thời gian tới và tăng cường nguồn cung theo thời gian. Chính sách kinh tế vĩ mô cần tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển, mặc dù vẫn còn khoảng cách sản lượng lớn và lạm phát rất thấp. Chính sách thận trọng vĩ mô là yếu tố quan trọng đầu tiên của quốc phòng để giải quyết các mối đe dọa tiềm tàng đến ổn định tài chính, liên quan đến lãi suất quá thấp và trong thời gian quá dài. Trong các nền kinh tế mới nổi, chính sách kinh tế vĩ mô cần tiếp tục chuẩn bị cho một môi trường mà đặc trưng là điều kiện tài chính bên ngoài chặt chẽ hơn. Cải cách cơ cấu mang tính quyết định là cần thiết cho tất cả các nước để giải quyết những thách thức trong việc nâng cao tiềm năng phát triển và tại một số nước, tái cân bằng nền kinh tế vẫn còn rất quan trọng để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong trung hạn.

CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN CẦN CHỐNG LẠM PHÁT THẤP VÀ DUY TRÌ SỰ PHỤC HỒI

  1. Trong khi chính sách tiền tệ cần tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi kinh tế, thách thức đặt ra đang ngày càng khác nhau giữa các nước. Với khoảng cách sản lượng lớn và tỉ lệ lạm phát ở mức dưới chỉ tiêu, chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn là cần thiết với các nền kinh tế phát triển, bao gồm Hoa Kỳ, để ngăn cản những trở ngại mang tính chu kỳ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trở thành nhân tố cấu trúc nên nền kinh tế. Tuy nhiên, với sự phục hồi không đồng đều ở các nước, thách thức mà các ngân hàng trung ương phải đối mặt cũng khác nhau. Ở Hoa Kỳ và Anh quốc với sự phục hồi mạnh mẽ hơn, thách thức là phải thoát khỏi chính sách tiền tệ nới lỏng khi chênh lệch sản lượng giảm. Trái lại, chính sách tiền tệ ở khu vực đồng tiền chung Euro và Nhật Bản được kỳ vọng sẽ giữ lỏng trong một thời gian dài khi hai khu vực này phải chống lại lạm phát thấp (ở khu vực đồng tiền Euro) hoặc cố gắng để tăng liên tục lạm phát và kỳ vọng lạm phát (ở Nhật Bản). Khi một số nước bắt đầu thoái khỏi chính sách tiền tệkhông theo quy ước UMP (Unconventional Monetary Policy), liên lạc và hợp tác chuẩn hóa sẽ là chìa khóa giúp tránh hoặc quản lý cuộc chiến biến động trên thị trường tài chính. Cụ thể:

● Tại Hoa Kỳ, đạt được tốc độ thích hợp trong bình thường hóa chính sách tiền tệ được xem là thách thức chính trong khi điều này là không dễ dàng do sự không chắc chắn về vị trí theo chu kỳ và sự chuyển hóa tiền tệ. Kế hoạch hiện tại nhằm chấm dứt sự giảm dần lãi suất chính sách vào cuối năm nay và tăng trở lại từ giữa năm sau được nhận định là khá phù hợp, do độ giãn khá lớn. Tuy nhiên, có thể phải điều chỉnh thời gian gia tăng lãi suất chính sách để phù hợp với sự phát triển của lạm phát và tình trạng thất nghiệp. Vương quốc Anh phải đối mặt với những thách thức tương tự: trong khi nên nới lỏng chính sách tiền tệ từ bây giờ, nếu chi phí vượt quá tốc độ tăng năng suất hoặc độ chùng lãi suất được hấp thụ, chính sách tiền tệ cần được thắt chặt ngay lập tức, hoặc có thể xem xét sự thắt chặt tiền tệ nếu công cụ vĩ mô không đủ chứng minh rằng chính sách này có thể xử lý rủi ro trong ổn định tài chính, cần tính đến sự cân bằng liên quan giữa các nền kinh tế thực.

● Trong khu vực đồng Euro, các hành động gần đây của ECB - như chính sách cắt giảm lãi suất trong tháng Sáu và tháng Chín, lãi suất huy động âm, mục tiêu hỗ trợ ngân hàng cho các doanh nghiệp phi tài chính vay, và chương trình mua lại tài sản tư nhân - và nhiều hơn nữa nếu cần thiết, đã nhấn mạnh cam kết nâng lạm phát đạt mục tiêu. Xem xét những bằng chứng cho thấy lạm phát đang trên đà giảm xuống, các biện pháp gần đây của ECB rất được hoan nghênh và sẽ mở rộng đáng kể bảng cân đối kế toán đồng thời cần tăng cường những hướng dẫn trước mắt nhằm chống lại các mối nguy hiểm gây ra bởi một thời gian dài lạm phát thấp. Điều này sẽ thúc đẩy sự tự tin, cải thiện bảng cân đối trong khu vực tư nhân, và giúp kích thích cho vay ở các ngân hàng. Cuối cùng, để giải quyết vấn đề phân mảnh, dứt khoát sửa đổi bảng cân đối kế toán của các ngân hàng và hoàn thành các liên minh ngân hàng là vô cùng quan trọng. ECB cần tiếp tục đôn đốc các ngân hàng chủ động trong việc huy động vốn trước khi hoàn thành đánh giá chất lượng tài sản và những kiểm tra căng thẳng liên quan.



● Tại Nhật Bản, chính sách tiền tệ đã giúp nâng lạm phát và kỳ vọng lạm phát hướng tới mục tiêu 2 phần trăm. Cho rằng tốc độ tích cực hiện tại của chính sách nới lỏng tiền tệ có thể cần được duy trì trong một thời gian dài, việc cung cấp thêm thông tin về quá trình mua tài sản sau năm 2014 có thể sẽ tăng cường tính minh bạch của thị trường. Trong trường hợp lạm phát thực tế hay dự kiến bị trì trệ hoặc quá trình tăng trưởng thất bại​​, Ngân hàng Nhật Bản nên hành động nhanh chóng thông qua việc mua thêm hoặc/và kéo dài tuổi thọ tài sản. Ngoài ra cũng có thể mở rộng chương trình hỗ trợ cho vay để nâng cao hơn nữa việc chuyển giao chính sách tiền tệ. Cuối cùng, thông tin liên lạc nên tập trung vào mục tiêu chung là đạt được chỉ tiêu lạm phát một cách ổn định thông qua dự báo chính xác hơn của BoJ và các giả định cơ sở.

  1. Rủi ro ổn định tài chính liên quan đến lãi suất thấp trong thời gian dài dẫn đến đòi hỏi phải đưa các chính sách thận trọng vĩ mô lên hàng đầu. Rủi ro quá mức có thể xảy ra ở một số lĩnh vực (thị trường tín dụng và bảo hiểm của công ty ở Hoa Kỳ, sự bùng nổ giá nhà đất ở một số nền kinh tế tiên tiến nhỏ hơn) sau hơn năm năm tỷ lệ thấp đặc biệt (xem phụ lục). Hoàn thành cải cách các quy định tài chính và triển khai các công cụ vĩ mô thận trọng như một ưu tiên hàng đầu, là rất cần thiết để hạn chế rủi ro tài chính. Điều này cũng sẽ làm giảm nguy cơ chính sách tiền tệ thắt chặt không được đảm bảo bởi các vị trí theo chu kỳ. Nó cũng sẽ làm cho các tổ chức có hệ thống linh hoạt hơn, giúp kiềm chế giá tài sản theo chu kỳ và động lực tín dụng, và là bước đệm cho hậu quả của việc ép thanh khoản nếu biến động gia tang đột biến.

  2. Tốc độ và cấu phần của điều chỉnh tài chính phải phù hợp sao cho có thể hỗ trợ cả việc phục hồi và tăng trưởng dài hạn. Củng cố tài chính cần tiếp tục tiến hành từng bước, bám chắc vào những kế hoạch trung hạn đáng tin cậy; những kế hoạch này vẫn còn thiếu ở một số nước (đặc biệt là ở Nhật Bản và Hoa Kỳ). Đồng thời, việc đề ra các chính sách tài khóa cần hỗ trợ tốt hơn tiềm năng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế, bao gồm cả việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, với điều kiện là các nhu cầu cơ sở hạ tầng đã được xác định; có sự trì trệ trong nền kinh tế, chính sách tiền tệ nới lỏng hơn, quá trình đầu tư tương đối hiệu quả, và tỷ lệ nợ so với GDP không quá cao. Cụ thể:

● Tại Hoa Kỳ, đạt được thỏa thuận về một kế hoạch củng cố trung hạn đáng tin cậyđặt nợ công trên quỹ đạo đi xuống phải đượcưu tiên hàng đầu. Điều này sẽ bao gồm các bước để tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, cải cách an sinh xã hội và tăng doanh thu. Trong trường hợp không có một thỏa thuận toàn diện như vậy, những nỗ lực vẫn nên tập trung vào việc xác định các cơ hội phù hợp hơn đểsử dụng ngân sách hợp lý, chi tiêu bằng các khoản tiết kiệm tài chính tương lai. Cụ thể, chi tiêu cơ sở hạ tầng sẽ là một ứng cử viên sáng giá, do nhu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng của Mỹ. Hoa Kỳ cũng nên xem xét một số thay đổi trong thủ tục ngân sách để giảm bớt sự không chắc chắn chính sách tài chính, bao gồm: (i) đạt được thỏa thuận lưỡng đảng về một mục tiêu tài chính trung hạn rõ ràng và đơn giản, (ii) một quá trình tự động làm tăng mức trần nợ công một khi đạt được thỏa thuận về các thông số ngân sách, và (iii) một chu kỳ ngân sách mà mức chi tiêu hàng năm được thống nhất trong khoảng thời gian hai năm.

● Trong khu vực đồng Euro, chính sách tài chính nói chung là khá trung tính, mặc dù một số nước vẫn đang thắt chặt, thậm chí ở tốc độ chậm hơn. Điều này cản trở sự cân bằng giữa nhu cầu hỗ trợ và nỗ lực giảm nợ công. Tuy nhiên, Đức, đã hoàn thành việc củng cố tài chính của mình, có thể đủ khả năng để tài trợ cho các công trình đầu tư công rất cần thiết vào cơ sở hạ tầng mà không vi phạm các quy định tài chính. Bất ngờ tăng trưởng âm lớn ở các nước khu vực đồng euro sẽ khôngphải là khởi nguồn cho những nỗ lực củng cố bổ sung, vì điều này sẽ là tự chuốc lấy thất bại. Hơn nữa, nếu rủi ro giảm phát thực và các lựa chọn chính sách tiền tệ đang cạn kiệt, các điều khoản thoái vốn trong Luật tài chính có thể cần phải được sử dụng để đáp ứng trong những trường hợp này.

● Tại Nhật Bản, giai đoạn thứ hai của việc tăng thuế tiêu thụ nên tiến hành với một tỷ lệ thống nhất (từ 8 đến 10% trong tháng 10 năm 2015). Lo ngại rằng nó có thể gây tổn hại cho các hộ gia đình có thu nhập thấp cần được giải quyết thông qua các khoản trợ cấp mục tiêu thay vì giảm thuế suất vào các mặt hàng thiết yếu. Tốc độ thu hồi tài chính trong 2014- 2015 là thích hợp, nhưng sau năm 2015 kế hoạch củng cố tài chính cụ thể vẫn còn hết sức cần thiết, cho phép linh hoạt hơn trong ngắn hạn để đối phó với nguy cơ suy giảm kinh tế. Kế hoạch giảm mức thuế suất thuế doanh nghiệp có khả năng sẽ có những lợi ích tăng trưởng, nhưng sẽ đòi hỏi các biện pháp tài chính bù đắp để ngăn chặn sự gia tăng hơn nữa những rủi ro tài chính.

CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI PHẢI THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG LUÔN THAY ĐỔI


  1. Trọng tâm của chính sách kinh tế vĩ mô vẫn là giải quyết những điểm yếu và xây dựng lại bộ đệm chính sách. Tăng cường các hoạt động của nền kinh tế hiện đại và dần dần bình thường hóa các chính sách tiền tệ, ngụ ý rằng cácđiều kiện tài chínhbên ngoài  - gồm cả sự sẵn có củacác dòng vốn và chi phí vay - cuối cùng sẽ bị thắt chặt. Khi quan điểm về rủi ro thay đổi, nền tảng kinh tế vĩ mô vững vàng hơn cũng như không gian chính sách và độ tin cậy để ứng phó đã được chứng minh là quan trọng để giảm thiểu sự bất ổn định và tràn các tín hiệu tiêu cực (xem phụ lục). Sự linh hoạt trong tỷ giá hối đoái , cùng với các chính sách và khuôn khổ kinh tế vĩ mô đáng tin cậy, cũng đã chứng minh là một công cụ thiết yếu trong đối phó với dòng vốn dễ bất ổn.

  2. Hướng đi thích hợp cho các chính sách để cân bằng thúc đẩy tăng và quản lý điểm yếu kém sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia cụ thể. Một số nước nên tiếp tục xây dựng lại không gian cho chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa vốn đã bị hạn chế - xem xét có thể cân bằng giữa xây dựng bộ đệm chính sách và làm chậm tốc độ tăng trưởng - và tăng cường khuôn khổ chính sách nơi uy tín của họ đang bị đặt dấu hỏi. Cụ thể:

● Tại Brazil, các điều kiện tài chính chậm chạp sẽ làm cho việc đạt được các mục tiêu ngân sách ban đầu cho năm 2014 trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để thỏa mãn mục tiêu thặng dư chính thức với các chính sách bền vững trong khi tiếp tục thả lỏng chính sách cho vay được coi là quan trọng để giảm tổng nợ công một cách vững chắc, đồng thời gia tăng niềm tin của thị trường. Với lạm phát vẫn còn cao, thắt chặt tiền tệ có thể cần phải được tăng cườngnếu như lạm phát được kì vọng sẽ trở nên tồi tệ hơn.

● Ở Ấn Độ, cần có thêm những nỗ lực để tiếp tục giảm lạm phát cao và thâm hụt tài khóa lớn. Trong khi sự nhấn mạnh vào việc củng cố tài khóa của chính phủ mới là đáng hoan nghênh, chất lượng và độ bền vững của sự củng cố này vẫn rất đáng quan tâm. Chính phủ nên nêu rõ các biện pháp cơ cấu để làm nền tảng cho lộ trìnhcủng cố, bao gồm cả cải cách trợ cấp và tiến bộ về thuếhàng hoá vàdịch vụ. Giảm lạm phát một cách bền vững cũng sẽ đòi hỏi gia tăng thêm trong tỷ lệ chính sách và một khung tiền tệ đơn giản hơn với mục tiêu rõ ràng và quyền tự trị hoạt động cho các RBI.

● Tại Trung Quốc, thách thức được đặt ra là để giảm bớt những yếu kém tích lũy được qua năm năm của chi tiêu vốn tín dụng vàchuyển sang một mô hình phát triển bền vững hơn (xem bên dưới). Thực hiện cải cách cơ cấu trong kế hoạch chi tiết của các cơ quan chức năng sẽ giúp định hướng lại nền kinh tế trong trung hạn. Tuy nhiên, các biện pháp bổ sung cũng cần thiết trong ngắn hạnđể bao hàm rủi ro, bao gồm cắt giảm chi tiêungoài ngân sách, tiếp tục giảm tăng trưởng tín dụng, và tăng trưởng đầu tư chậm hơn. Trong khi tìm kiếm sự kết hợp đúng đắn giữa giảm thiểu suy giảm mạnh mẽ hơn và duy trì tăng trưởng là một thách thức đang diễn ra, giải quyết những yếu kém mạnh mẽ sẽ đặt nền kinh tế vào trạng thái tăng trưởng an toàn và bền vững hơn.

● Một số nền kinh tế mới nổi (ví dụ như Nam Phi), phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài chính tư nhân bên ngoài nên sẵn sàng nhanh chóng điều chỉnh các chính sách nếu những điều kiện tài chính toàn cầu đột nhiên thắt chặt. Trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, chính sách nên nhằm mục đích thiết lập lại neo danh nghĩa và thắt chặt lập trường tài khóa, trong khi thúc đẩy tiết kiệm trong nước và khả năng cạnh tranh.



TẤT CẢ CÁC THÀNH VIÊN CẦN HÀNH ĐỘNG QUYẾT ĐOÁN VÌ SỰ TĂNG TRƯỞNG MẠNH MẼ VÀ CÂN BẰNG HƠN

  1. Một thách thức cho tất cả đó là tăng cường tiềm năng tăng trưởng của mình, những cải cách cơ cấu sẽ rất quan trọng cho điều này. Nhóm G-20 đã thiết lập mục tiêu nâng cao sản lượng tập thể ít nhất 2% so với ranh giới đã được thiết lập trong báo cáo WEO tháng 10 năm 2013 trong năm năm tới. Ngoài ra, sự tăng trưởng-tăng cường cải cách cơ cấu đặc biệt có liên quan trong trung hạn đối vớinhững nền kinh tế mới nổi lên, những nước đã trải qua một cuộc suy thoái dần dần, kéo dài và trên diện rộng trong nhiều năm qua. Hành động quyết đoán là cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác nhau để đạt được mục đích chung:

● Trong nền kinh tế hiện đại với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng được xác định rõ ràng, trì trệ kinh tế và tỉ lệ chính sách đang ở mức dưới trần 0%, quy trình đầu tư công tương đối hiệu quả, và vị thế nợ có thể quản lý được, điều kiện hiện tại thuận lợi để tăng đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng (ví dụ như ở Đức và Hoa Kỳ). Trong nhiều nền kinh tế mới nổi, đầu tư cơ sở hạ tầng là rất cần thiết để giảm bớt tắc nghẽn về cung (ví dụ như ở Brazil, Ấn Độ) và hỗ trợ phát triển kinh tế. Để tối đa hóa tốc độ tăng trưởng cổ tức của đầu tư công cộng, thì những khoảng trống sản lượng lớn, hiệu quả gia tăng của quy trình đầu tư và trạng thái nợ phù hợp là những vấn đề chủ đạo.

● Cải cách cơ cấu để cải thiện các chức năng của thị trường sản phẩm, các lĩnh vực không thuộc thương mại trong nền kinh tế thặng dư (Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc) nói riêng, và toàn bộ nền kinh tế ở các quốc gia đang bị thâm hụt nói chung, bao gồm cả nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu, mới chuyển sang thặng dư (ví dụ như Italia). Giảm bớt các giới hạn về thương mại và đầu tư đồng thời cải thiện điều kiện kinh doanh (Indonesia, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ là công cụ để nâng cao năng suất.

● Cải cách thị trường lao động là cần thiết để nâng cao sự tham gia của phụ nữ và/hoặc công nhân lớn tuổi trong nền kinh tế hiện đại, nơi đang trải qua tình trạng dân số lão hóa (Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Hoa Kỳ) hoặc nơi mà một phần quan trọng của dân số vẫn thất nghiệp (Nam Phi). Những hành động để tăng nhu cầu lao động và loại bỏ những trở ngại việc làm cũng một việc làm cấp thiết tại các nền kinh tế hiện đang chìm trong căng thẳng của khu vực đồng euro.


  1. Sự mất cân bằng tài khoản vãng lai trên toàn cầu đã hẹp lại vào năm 2013, nhưng vẫn còn lớn hơn so với kì vọng. Những chính sách cần thiết để tiếp tục thu hẹp sự mất cân bằng lớn tuy có khác nhau nhưng đều bao gồm: củng cố tài khóa trung hạn, hạn chế sự dư thừa tài chính, và cải cách cơ cấu để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh trong nền kinh tế thâm hụt. Trong một số nền kinh tế dư thừa, chính sách hỗ trợ nhu cầu mạnh mẽ hơn trong nước sẽ có hiệu quả, bao gồm cả việc dịch chuyển về hướng tỷ giá hối đoái theo hướng thị trường, tránh chính sách thị trường ngoại hối được duy trì liên tục và một mặt, giảm hạn chế về tài khoản vốn. Xét về toàn thể, những động thái chính sách quan trọng trên cả hai mặt của sự mất cân bằng dư thừa, và điều chỉnh chính sách sẽ hỗ trợ lẫn nhau, với lợi ích về tăng trưởng và giảm thiểu rủi ro tài chính.

  2. Vì thế, tái cân bằng tăng trưởng toàn cầu là điều kiện cơ bản cho sự phát triển bền vững trong trung hạn. Trong khi nguy cơ hệ thống liên quan đến sự mất cân bằng toàn cầu đã giảm, tại nhiều quốc gia, tái cân bằng cả bên ngoài lẫn bên trong là rất cần thiết cho sự phát triển bền vững. Ở Trung Quốc, kiên định thực hiện kế hoạch chi tiết cải cách đã được công bố - đặc biệt là thông qua việc cải thiện trung gian tài chính, tự do hóa lĩnh vực dịch vụ, cho phép linh hoạt hơn trong tỷ giá hối đoái do đã giảm can thiệp theo thời gian, và tăng cường mạng lưới an ninh xã hội - sẽ đưa nền kinh tế phát triển cân bằng và bền vững hơn. Để tái cân bằng và thúc đẩy tăng trưởng, Đức cần phải tăng đầu tư, cả đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng và đầu tư tư nhân, tiếp tục tự do hoá các ngành dịch vụ. Trong một số nền kinh tế, điều chỉnh vị thế tài khóa của họ hoặc cải thiện khả năng cạnh tranh (Pháp, Nam Phi) và loại bỏ tắc nghẽn về cung (Brazil, Ấn Độ, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ giúp cải thiện tài khoản vãng lai và dẫn đến tăng trưởng bền vững hơn.Trong khi các lợi ích từ cải cách xuất phát chủ yếu từ các chính sách mà mỗi quốc gia cần phải thực hiện cho chính bản thân họ, phối hợp hành động có thể tạo ra sự lan truyền có lợi cho tăng trưởng và ổn định kinh tế trong dài hạn.

PHỤ LỤC: SỰ LAN TỎA TỪ HỖ TRỢ NỚI LỎNG TÀI CHÍNH Ở CÁC NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Trong khi các chính sách tiền tệ không theo quy ước (UMP) đã hỗ trợ nhu cầu sau cuộc khủng hoảng toàn cầu, sự suy giảm gần đây trong vấn đề biến động thị trường và điểm premium ngắn hạn đến rủi ro đang trong xu hướng gia tăng. Lãi suất thấp trong một thời gian kéo dài sau khủng hoảng đã tạo động lực để tìm kiếm đòn bẩy tăng năng suất và rủi ro tín dụng - và cuối cùng đã tạo ra một sự điều chỉnh sắc nét trên thị trường. Mặc dù chỉ là tạm thời, nó vẫn mang lại một sự ổn định tài chínhcho nền kinh tế vào đầu năm 2013. Trong bối cảnh này, sự suy giảm các biến động ngầm gần đây trên thị trường giao dịch ở một mức độ thấp trong đầu năm 2013 gắn liền với thị trường định vị một mặt, mang theo rủi ro. Hơn nữa, thậm chí sau điều chỉnh tronggiai đoạn đi xuống, lãi suất dài hạn vẫn còn thấp so với lịch sử lãi suất. Cả hai sự phát triển cho thấy rằng rủi ro điều chỉnh đột ngột thị trường vẫn đang tiếp diễn.

Dựa trên nền tảng này, trong điều kiện tài chính toàn cầu sẵn sàng để thắt chặt hơn nữa như kì vọng cải thiện ở các nền kinh tế phát triển, sự lan tỏa từ việc bình ổn chính sách tiền tệ rất có khả năng xảy ra. Sự lan tỏa sẽ phụ thuộc vào cả việc bình thường hóa được quản lý bởi các trung ương tốt đến đâu- ví dụ, liệu nó có gây nên các điều chỉnh đột ngột về giá cả tài sản và biến động thị trường hay không- và trên khuôn khổ chính sách và nguyên tắc cơ bản trong các nền kinh tế được nhận. Hơn nữa, những sự lan tỏa bất lợi từ việc thoát khỏi một chính sách tiền tệ khác biệt UMP ở các nền kinh tế phát triểncó thể trở nên nghiêm trọng bởi sự suy giảm ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi (EMs), đã từng xảy ra, nhưng đã kéo dài và được đồng bộ hoá về bản chất.

Báo cáo về sự lan tỏa này trong năm 201437 cho thấy nguồn gốc của việc thắt chặt điều kiện tài chính chính là vấn đề. Thắt chặt không liên quan đến tiềm năng tăng trưởng nhanh là nguyên nhân của một diễn biến quan trọng về lãi suất trái phiếu dài hạn giữa nước cho và nước nhận38. Khi vốn chảy ra khỏi EMs, đồng tiền nội tệ bị mất giá, giá cổ phiếu giảm, và sản xuất công nghiệp giảm. Thắt chặt do tiềm năng tăng trưởng nhanhtrong nền các kinh tếtiên tiến chứng tỏxu hướng lãi suất thấp hơn rất nhiều. Trong trường hợp này, nhu cầu bên ngoài mạnh mẽ hơn sẽ hỗ trợ các hoạt động kinh tế tại các nền kinh tế mới nổi; giá chứng khoán và sản xuất công nghiệp đều tăng. Do đó, tiềm năng tốt hơn ở các nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra sự lan tỏa lành tính, trong khi bất ngờ thắt chặt tài chính lại có một tác động tiêu cực.

Đối với các nền kinh tế được nhận, hiệu ứng lan tỏa rất có thể sẽ khác nhau giữa các quốc gia, tùy thuộc vào nguyên tắc cơ bản và các khuôn khổ chính sách của họ. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy rằng các nền kinh tế có nền tảng mạnh mẽ, như lạm phát thấp hơn, số dư tài khoản vãng lai và dự trữ cao hơn, và một thị trường tài chính sâu hơn có thể giảm thiểu tác động lan tỏa tốt hơn từ lãi suất cao hơn ở nước ngoài. Những tác động từ các cú sốc toàn cầu sẽ có mức độ nhẹ hơn ở các nền kinh tế này, và độ tin cậy sẽ cung cấp cho họ nhiều không gian chính sách hơn để tự đối phó với cú sốc.



Phần còn lại của thế giới – Mức độ GDP thực

Phân tích tình huống cho thấy sự tăng trưởng mạnh hơn dự kiến ​​trong các nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra các tác động có lợi cho tăng trưởng toàn cầu.39 Nhìn chung, triển vọng tăng trưởng tốt hơn ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã bù đắp cho những ảnh hưởng từ (để đáp ứng tốt hơn tăng trưởng) việc sản lượng nội sinh tăng. Các phản ứng chính sách trong nước tiếp nhận phụ thuộc vào tác động của nhu cầu bên ngoài và các điều kiện ban đầu trong nền kinh tế. Các kịch bản cho thấy GDP trong khu vực còn lại của thế giới sẽ có khoảng 1 ½ phần trăm cao hơn so với tích lũy trong đường cơ sở năm 2019 (đường màu đỏ). Trong khi tất cả các nước trong mẫu sẽ trải qua một cú sốc nhu cầu tích cực, các nước có các mối liên kết thương mại mạnh mẽ với các nước nguồn sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Ngược lại, sự gia tăng 100 điểm cơ sở không liên quan đến sự tăng trưởng mạnh sẽ thắt chặt các điều kiện tài chính và có tác động tiêu cực đến sản lượng. Kịch bản này giả định rằng sự gia tăng tác động đến lợi nhuận trái phiếu dài hạn tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, mặc dù điều nàygặp phải tác động trái ngược từ việc thực hiện chính sách tiền tệ khác biệt UMP trong khu vực đồng Euro. Điều kiện tài chính toàn cầu chặt chẽ hơn có tác động tiêu cực đến tình hình tăng trưởng. Nhìn chung, tính đến năm 2019, GDP trong các quốc gia còn lại trênthế giới sẽthấp hơn khoảng 0,6% so với mức cơ sở. Những quốc gia được nhận với các nguyên tắc cơ bản bền vững – như với mức thâm hụt tài khoản vãng lai và tỷ lệ lạm phát dưới mức trung bình đối với các nền kinh tế mới nổi -có không gian chính sách để giảm lãi suất trong nước và giảm thiểu tác động lan tỏa, và GDP của những quốc gia này sẽ chỉ tạm thời thấp hơn đường cơ sở (đường màu xanh). Ngược lại, các nước có nền tảng tương đối yếu sẽ phải trải qua tổn thất GDP tích lũy tầm 2.5% tính đến năm 2019 (đường màu đen).

Nhận thức sai lầm về nhữngdự định chính sách ở các nước nguồn hoặc suy thoái tự trị trong các nền kinh tế mới nổi có thể kích hoạt những tác động lan toả40 lớn hơn.Nếunhững thị trường tham gia nhận định sai về các dự định chính sách của ngân hàng trung ương – có khả năng có thể dẫn đến sự biến động tài chính và sự gián đoạn tạm thời trong lãi suất ngắn hạn như trong giai đoạn suy giảm vào tháng 5 năm 2013 – sự lan tỏa có thể được khuếch đại, ít nhất là trong giai đoạn đầu. Hơn thế nữa, sự giảm tốcở các nướcmới nổi sẽ làm trầm trọng thêm những cú sốc toàn cầu. Diễn biến sụt giá như vậy được phân tích trong báo cáo về sự lan toả, trong đó đưa ra kết luận rằng GDP có thể giảm ở mức 1.5 –2% so với đường cơ sở.

Báo cáo hiệu ứng lan tỏa kết luận rằng liên lạc tốt giữa các nước nguồn và những nguyên tắc cơ bản bền vững trong các nền kinh tế được nhận là rất quan trọng. Những hình thức liên lạc thủ công có thể giúp tránh được những biến động trong giá tài sản hay những nhận thức sai lầm về ý định chính sách trong thị trường. Các nhà hoạch định chính sách nên giải thích về sự cân bằng và các chính sách chiến lược một cách cẩn thận, đồng thời làm rõ vai trò của những cân nhắc về ổn định tài chính trong việc đưa ra quyết định về lãi suất chính sách và bảng cân đối. Những nguyên tắc cơ bản vững bền trong các nền kinh tế được nhận có thể làm giảm sự lan truyền những cú sốc bên ngoài và tăng độ tin cậy cũng như điều kiện để đáp trả lại những cú sốc đó, đặc biệt là thông qua chính sách tiền tệ. Việc cho phép điều chỉnh tỷ giá hối đoái có thể hoạt động như một bộđệm hữu ích. Trong trường hợp dự trữ quốc tế đạt mức phù hợp, những tác động can thiệpcó thể được đảm bảo để tránh sự điều chỉnh gây rối loạn khi chính sách vĩ mô không có khả năng ổn định thị trường.

Ở cấp độ quốc tế, sự hợp tác giữa các nền kinh tế phát triển và mới nổi sẽ giúp quản lý các tác động lan tỏa và rủi ro của ảnh hưởng ngược. Bảo hiểm chống lại sự biến động thị trường thông qua các dòng thanh khoản, đặc biệt đối với những nền kinh tế dễ bị tổn thương, có thể hạn chế nguy cơ sụt giảm và sự bất ổn đang dần trở nên rộng lớn hơn.



PHẦN 2:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2012 – 2014

TÁI CƠ CẤU KINH TẾ: KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

TS. Lê Đăng Doanh
1. Xác định nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế là sự chuyển hướng đúng đắn

Đại hội Đảng XI, kết thúc ngày 19.1.2011 đề ra "Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững" với tốc độ tăng GDP/năm bình quân đạt 7-8%/năm, đề ra yêu cầu "đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bần vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng..."41 thì Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ngày 24.02.2011 đã có quyết định điều chỉnh chính sách kinh tế, đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chuyển sang ổn định kinh tế vĩ mô và Hội nghị III của BCH Trung ương Đảng bế mạc ngày 10.10.2014 đã ra Nghị quyết về tái cơ cấu kinh tế, theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nội dung như sau:



"Có thể nói, một nội dung mới rất quan trọng được Hội nghị Trung ương lần này xem xét và quyết định là phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Đây là nhiệm vụ rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải được triển khai thực hiện đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương, đơn vị cơ sở trong nhiều năm. Trong 5 năm tới, cần tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng nhất: Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.

Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công chỉ có thể thành công trên cơ sở tiếp tục đổi mới tư duy và phương pháp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nhất, theo thứ tự ưu tiên hợp lý nhất các nguồn lực của Nhà nước và xã hội, nội lực và ngoại lực cho đầu tư phát triển theo quy hoạch. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị "tư duy nhiệm kỳ", tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay "lợi ích nhóm" chi phối. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm 2011 - 2015 phải cụ thể hoá được những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ do Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đề ra và gắn kết chặt chẽ với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ sao cho phù hợp nhất với tình hình đất nước và thế giới trong từng thời kỳ. Quy trình và phương pháp xây dựng, tổ chức điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch phải thực sự khoa học, đi từ tổng thể chung của cả nước, đến các vùng lãnh thổ, rồi mới đến từng địa phương, cơ sở. Theo đó, cần khẩn trương soát xét, điều chỉnh luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng; đặc biệt là vấn đề phân cấp quản lý nhà nước về thu chi ngân sách và đầu tư. Khẩn trương xác định các tiêu chí và thứ tự ưu tiên làm căn cứ để phê duyệt hay từ chối hoặc cắt giảm các dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư công. Khắc phục tình trạng phát triển quá nhiều các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khai thác quá mức tài nguyên, khoáng sản mà chưa tính toán đầy đủ khả năng thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động đến môi trường; cũng như tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng nguồn lực hiện có, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra nhiều năm, dẫn đến đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian thi công, nợ xây dựng cơ bản lớn, gây lãng phí, thất thoát, hiệu quả thấp.

Nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải tính toán đầy đủ đến kế hoạch huy động vốn, phát triển nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ; đồng thời, phải bao gồm đồng bộ các chính sách, biện pháp cụ thể, có tính khả thi, bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Để cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, cần đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường vàng và ngoại tệ, khắc phục tình trạng đô la hoá; kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, vay trả nợ nước ngoài, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, thị trường chứng khoán và các nguồn vốn nóng khác; từng bước giảm tỉ lệ cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống ngân hàng thương mại; nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo hướng sát nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính nhỏ để có số lượng phù hợp các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống.

Trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, phải quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng. Kiên quyết chấm dứt tình trạng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư dàn trải ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính trước năm 2015. Tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân, chủ yếu thuộc các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụ công, ổn định kinh tế vĩ mô. Hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước, thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch về tài chính. Đổi mới quản trị và cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường".

Như vậy, Hội nghị III của BCH Trung ương Đảng đã cụ thể hóa và phát triển đáng kể nội dung "đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế" của Đại hội XI vừa được ban hành trước đó 9 tháng.

Đây là một bài học kinh nghiệm cho việc chuẩn bị và ban hành Nghị quyết của Đại hội Đảng cho thời kỳ 5 năm trong điều kiện kinh tế và chính trị thế giới có những thay đổi nhanh chóng và khó lường. Đề ra những chỉ tiêu không hiện thực, quá chi tiết, vượt quá khả năng dự báo khoa học sẽ không có tác dụng tích cực mà sẽ gây ra khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện.

2. Quá trình triển khai thực hiện

Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định riêng về ba lĩnh vực. Trước đòi hỏi bức bách từ thực tế, Chính phủ đã ra Nghị quyết về tái cơ cấu nông nghiệp: ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là bổ sung kịp thời và đúng đắn.



Đề án xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng được triển khai trên nhiều mảng cắt khúc, riêng lẻ, thiếu tính đồng bộ và cho đến nay chưa giải quyết những cản trở chính. Việc xử lý nợ xấu trên cơ sở chưa đánh giá đầy đủ quy mô nợ xấu, cơ cấu nợ xấu (nằm ở đâu, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu chéo ở hệ thống ngân hàng, chất lượng tài sản thế chấp v.v...?) bằng mô hình VAMC với số vốn 400 tỷ đồng do Ngân hàng Nhà nước ứng ra đã không khai thông được vấn đề nợ xấu về thực chất. Không có tiền tươi thóc thật, chưa có quy chế bán lại nợ xấu, "cục máu đông" nợ xấu vẫn cản trở quá trình lưu thông của tín dụng trong nền kinh tế.

Các vấn đề phức tạp về sở hữu chéo, chất lượng tín dụng, nhà đầu tư góp vốn vào ngân hàng để huy động số vốn cao hơn nhiều lần từ ngân hàng đó vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức tín dụng vẫn chưa có lời giải.

Trong khi đó, thị trường bất động sản được Công ty Nomura đánh giá lên đến 21 tỷ USD (4,4 triệu tỷ VNĐ)42, chôn một số vốn tín dụng khổng lồ (1 triệu tỷ đồng?) với rất nhiều yếu tố tiêu cực như lừa đảo, chiếm dụng vốn, tỷ lệ đút lót, lại quả rất cao43, phải cần đến khoảng 7 năm để giải quyết, liên quan mất thiết đến nợ xấu và hoạt động ngân hàng nhưng đã không có đề án tái cơ cấu lĩnh vực này một cách toàn diện và có hệ thống mà chỉ có dự án cho vay với tổng số vốn là 30.000 tỷ đồng, được giải ngân rất chậm và chỉ có tác động rất hạn chế đến việc giải tỏa kho bất động sản đang tồn đọng trên thị trường. Các vấn đề khác của thị trường bất động sản được đề cập riêng lẻ trong những đề án khác như Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở trong khi công luận đã phát hiện những chống chéo, vướng mắc giữa các luật trên. Kết quả là bong bóng bất động sản tiếp tục tác động đến cục máu đông nợ xấu, sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng.

Dư luận cho rằng với cách tiếp cận này, hành vi đầu cơ trong bất động sản không bị xử lý, những nhà đầu cơ được an toàn và không thể loại trừ khả năng sẽ có những làn sóng đầu cơ mới xuất hiện trong tương lai, lại gây tác hại lớn cho kinh tế và xã hội.

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tập trung vào cổ phần hóa với tốc độ cao, trong khi các vấn đề khác rất quan trọng như đại diện chủ sở hữu, tách bạch rõ quản lý nhà nước với đại diện chủ sở hữu và bổ nhiệm nhân sự, thực hiện công khai minh bạch vẫn chưa được giải quyết và chưa có tiến bộ rõ rệt nào trong thực tế.

Ngân sách nhà nước bội chi vượt xa dự toán, nợ công tăng nhanh, thu ngân sách không đủ để trang trải chi thường xuyên, phải vay mới để trả nợ cũ cũng là những đòi hỏi bức bách phải tái cơ cấu ngân sách nhà nước, kiểm soát chi ngân sách có hiệu quả, khắc phục tình trạng chi tiêu ngân sách lãng phí, song nhiệm vụ này không được thể hiện trong một đề án tái cơ cấu ngân sách mà chỉ được xác định trong Nghị quyết của Quốc hội và thực hiện trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách với những tác động rất hạn chế trong thực tế.

Rõ ràng rằng Quốc hội cần thực hiện quyền giám sát thu, chi ngân sách nhà nước có hiệu lực hơn và ban hành một kế hoạch tái cơ cấu và cải cách hệ thống ngân sách nhà nước.

Như vậy có thể thấy nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế đã được phát hiện và nhận thức trong quá trình chuẩn bị Đại hội XI, từng bước cụ thể hóa cho từng phần, từng lĩnh vực của nền kinh tế tùy theo độ "nóng" của vấn đề. Cách tiếp cận theo từng lĩnh vực riêng lẻ như vậy có ưu điểm là đề cập ngay, kịp thời một số vấn đề nổi cộm, song nhược điểm là thiếu tính hệ thống, chưa giải quyết được những vấn đề liên ngành phức tạp giữa các đề án. Do các đề án tái cơ cấu mang tính chất "chữa cháy", tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách, nổi cộm, các vấn đề cơ bản, giải quyết nguyên nhân sâu xa dẫn đến những mất cân đối và nổi cộm này của nền kinh tế như khuyết tật của thể chế (tổ chức, luật pháp, nhân sự) đến thay đổi chính sách, động lực đòn bảy để thay đổi động cơ, hành vi của doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa được đề cập đến.

Các đề án tái cơ cấu kinh tế chủ yếu tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước hay có liên quan đến đầu tư nhà nước, trừ đề án tái cơ cấu nông nghiệp có liên quan đến nông dân và hoạt động của các hộ nông dân. Trong khi đó, khu vực kinh tế dân doanh, động lực quan trọng của nền kinh tế và là khu vực tạo ra nhiều việc làm nhất cho xã hội, gặp rất nhiều khó khăn, hơn 200.000 doanh nghiệp được đăng ký theo Luật doanh nghiệp đã phải đóng cửa hay tuyên bố phá sản nhưng chưa có đề án tổng thể nào tái cơ cấu và phát triển khu vực này. Một số biện pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa như Quỹ bảo lãnh tín dụng chỉ có tác động rất hạn chế trong thực tế. Những nỗ lực của Thủ Tướng Chính phủ nhằm giảm bớt phiền hà đối với doanh nghiệp là rất đáng trân trọng song còn phải được chứng minh trong thực tế. Để tồn tại và tiếp tục phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của hội nhập quốc tế, khu vực kinh tế dân doanh cần có một đề án tái cơ cấu và phát triển toàn diện. Những vấn đề đặt ra là liên kết các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị với nông dân - ngư dân - doanh nghiệp chế biến - xuất, nhập khẩu - khoa học - công nghệ - giáo dục, đào tạo, ngân hàng, vận dụng công nghệ và quản trị tiên tiến đang rất cần được giải quyết.

Cho đến nay, các đề nghị về một đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, có xét đến các tác động liên ngành chưa được chấp nhận và chưa được xây dựng. Và đó chắc chắn không phải là một ưu điểm.

Có thể thấy hai yếu tố quan trọng chưa được đề cập thỏa đáng trong các dự án tái cơ cấu kinh tế kể trên. Trước hết là vai trò của khoa học - công nghệ hầu như chưa được đề cập đến như một nhiệm vụ hàng đầu để thúc đẩy hiệu quả, năng lực cạnh tranh như Nghị quyết Đại hội XI đã chỉ ra. Các chỉ tiêu về khoa học - công nghệ chưa được đề ra trong các đề án tái cơ cấu của từng lĩnh vực, yêu cầu kết hợp khoa học-công nghệ với doanh nghiệp, vai trò của Bộ Khoa học - Công nghệ, các Viện và Trung tâm khoa học chưa được đề cập tới. Tái cơ cấu là cơ hội để thúc đẩy tiến bộ khoa học-công nghệ, giảm tiêu hao vật tư, nguyên, nhiên liệu, xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải, nâng cao năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, sản phẩm .v.v...

Việc thay đổi các chính sách đòn bảy, cải cách thể chế để chuyển động lực phát triển kinh tế hiện nay chủ yếu dựa vào các mối "quan hệ", khai thác nguồn tiền vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, khai thác chênh lệch giá của đất đai, tài nguyên mỏ, rừng, biển v.v... sang phát huy khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cũng chưa được đề ra. Thực tế của số ít ỏi các doanh nghiệp vươn lên nhờ vận dụng khoa học - công nghệ cho thấy các doanh nghiệp có tiềm năng lớn chưa được khai thác và để vận dụng thành công khoa học-công nghệ, doanh nghiệp rất cần vai trò hỗ trợ và bà đỡ của nhà nước. Việc đề ra các yêu cầu đổi mới và vận dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong tái cơ cấu kinh tế là hết sức cần thiết và hoàn toàn có tính khả thi.

Một số đề án tái cơ cấu chủ yếu bao gồm các biện pháp và mệnh lệnh hành chính, điều chỉnh vốn đầu tư v.v... chưa chú ý thích đáng đến vai trò thị trường, khả năng đáp ứng của thị trường vốn, nhà đầu tư, chưa nhấn mạnh đúng mức sự cần thiết phải thay đổi chính sách đòn bảy kinh tế và tín hiệu thị trường. Thí dụ như việc duy trì một tỷ trọng vốn nhà nước quá cao trong các đề án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chỉ bán cổ phần khoảng 25%-30%, nếu trừ đi phần cổ phần ưu đãi bán cho công nhân, viên chức thì tỷ lệ bán ra thị trường chỉ còn 15%-20%, không cho phép các nhà đầu tư chiến lược có đủ tỷ lệ cổ phần để tham gia Hội đồng quản trị, tác động vào nhân sự, chiến lược và quản trị của doanh nghiệp cổ phần hóa thì sẽ không có nhà đầu tư chiến lược nào sẵn sàng bỏ tiền ra để bộ máy cũ sử dụng tiền của họ mà họ không có tiếng nói nào. Và điều này thể hiện rất rõ trong tiến độ cổ phần hóa chậm chạp, tỷ lệ vốn huy động được rất thấp và với tiến độ như hiện nay chắc chắn sẽ không thể thực hiện được tiến độ đã được đề ra.

Thứ hai, các nhiệm vụ tái cơ cấu được đề ra chủ yếu dựa vào phân tích thực trạng hiện tại của ngành và lĩnh vực, chưa xét đến các yếu tố hội nhập quốc tế sẽ tác động rất mạnh mẽ trong những năm sắp tới khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ có hiệu lực cuối năm 2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ được ký kết vào cuối năm 2014, Hiệp định TPP cũng đang được xúc tiến để tiến tới ký kết v.v... Các cam kết đó đề ra hàng loạt điều chỉnh, thách thức rất to lớn đối với nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam như các yêu cầu về hợp tác, liên kết, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, hợp tác với các tập đoàn lớn nước ngoài, đáp ứng các yêu cầu sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, đón nhận những thay đổi về thị trường lao động khi Cộng đồng kinh tế ASEAN có hiệu lực cuối năm 2015 v.v...

3. Kiến nghị

Nền kinh tế đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất to lớn, đòi hỏi phải có những giải pháp kịp thời, hữu hiệu.

Đề nghị Quốc hội xem xét toàn diện vấn đề tái cơ cấu kinh tế đề ra cho nền kinh tế hiện nay, bổ sung các đề án và nội dung cần thiết để công cuộc tái cơ cấu kinh tế thực sư đem lại những hiệu quả và tiến bộ cần thiết./.




TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:

CÁC ĐIỂM NGHẼN VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY44
PGS.TS. Trần Đình Thiên và các cộng sự45


DẪN NHẬP

Trước bối cảnh suy giảm và bất ổn vĩ mô trong các năm 2010-2011, Chính phủ đã hoàn thiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. Một trong những trọng tâm của Đề án này là tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Sự cần thiết phải triển khai đề án tái cấu trúc khu vực DNNN xuất phát từ việc khu vực này nắm một một nguồn lực rất lớn trong nền kinh tế nhưng lại hoạt động kém hiệu quả.Để triển khai chủ trương tái cơ cấu DNNN, Chính phủ đã ban hành các nhiều văn bản và đã phê duyệt 100/101 phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011-2015.

Vì vậy, cần phải có một nghiên cứu qui mô tổng kết quá trình tái cơ cấu khu vực DNNN do Chính phủ đề xuất từ năm 2011 để tìm ra những mặt được và chưa được của chương trình này. Từ đó đề xuất những giải pháp về thiết thực cho việc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu khu vực DNNN. Nghiên cứu sẽ đặt mục tiêu tái cơ cấu khu vực DNNN trong mục tiêu tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam: đó là phát triển nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả nhằm tạo động lực phát triển và đảm bảo an sinh xã hội. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ xác định những chức năng và nhiệm vụ cụ thể của khu vực DNNN sau khi quá trình tái cơ cấu hoàn thành.

Nghiên cứu sẽ đánh giá việc thực hiện chương trình tái cấu trúc khu vực DNNN theo ba nội dung: (i) đẩy mạnh cổ phần hóa để thu hẹp khu vực DNNN, (ii) các DNNN thoái vốn khỏi các lĩnh vực kinh doanh mà DNNN không cần nắm giữ, và (iii) nâng cao năng lực quản trị tại các DNNN.

I. VỊ TRÍ CỦA DNNN TRONG NỀN KINH TẾ

1.1. Điểm lại vai trò của khu vực DNNN trong nền kinh tế Việt Nam từ góc nhìn chính thống

1.1.1.Khái niệm DNNN tại Việt Nam


Khái niệm DNNN chỉ mới được đưa ra sử dụng trong khoảng hai chục năm trở lại đây. Về cơ bản được hiểu: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” (Luật doanh nghiệp nhà nước, 2003).

1.1.2.Vị trí và vai trò của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam


Khu vực kinh tế nhà nước, trong đó hạt nhân là các DNNN, đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần nhưng mang định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, theo thời gian, khái niệm “vai trò chủ đạo” cũng được mang những ý nghĩa khác nhau, được điều chỉnh theo từng bước của quá trình đổi mới.

1.2.Vị trí của DNNN trong nền kinh tế từ góc nhìn của các lý thuyết kinh tế

Việc sử dụng DNNN như là một công cụ để điều tiết nền kinh tế có cơ sở lý thuyết kinh tế khá yếu. Dù là từ kinh tế học phúc lợi cho đến kinh tế học thể chế mới thì việc sử dụng DNNN chỉ nên giới hạn trong một số lĩnh vực dịch vụ công, với mục đích được xác định rõ ràng và có các cơ chế giám sát hiệu quả. Những kết luận trên là cơ cở lý thuyết quan trọng để giúp hầu hết các quốc gia trên thế giới tiến hành việc thu hẹp khu vực DNNN kể từ thập niên 1980 tới nay.



1.3. Định vị lại khu vực DNNN trong nền kinh tế

1.3.1. Vị trí và vai trò của khu vực DNNN tại Việt Nam hiện nay

Quy mô của khu vực DNNN trong nền kinh tế

Trong cơ cấu khu vực doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm 1/1/2010, các DNNN chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể về số lượng doanh nghiệp, nhưng nắm giữ 37,2% nguồn vốn kinh doanh, 44,8% giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tạo ra 37,8% lợi nhuận trước thuế, đóng góp 37,4% nộp thuế và nộp ngân sách, tạo việc làm cho 19,5% số lao động.



Xu hướng chuyển đổi DNNN từ năm 2009

Có sự sụt giảm mạnh số lượng các DNNN trong các năm 2005 đến 2008, từ 4.086 DNNN xuống còn 3.287 DNNN. Tuy nhiên, quá trình này đã bị chững lại kể từ năm 2009. Số lượng DNNN chuyển đổi sang mô hình cổ phần hoặc TNHH, trong đó, phần vốn của Nhà nước chiếm hơn 50% đã tăng 64% trong 5 năm, khiến tỷ lệ của doanh nghiệp loại này tăng lên 45,3% tổng số DNNN vào năm 2009.



Đánh giá vai trò của DNNN trong nền kinh tế

So với các khu vực doanh nghiệp khác, khu vực DNNN nắm giữ nhiều nguồn lực hơn nhưng giá trị sản phẩm đầu ra lại thấp hơn.

DNNN chưa thể hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế mặc dù được nhà nước giao cho nhiệm vụ này.

Bên cạnh đó, khu vực DNNN của Việt Nam không còn là khu vực tạo ra công ăn việc làm chính cho nền kinh tế nữa.

Kết quả hoạt động kinh tế không thực sự tốt nhưng các DNNN lại sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khu vực khác.

1.3.2. Minh định lại vị trí và vai trò của khu vực DNNN tại Việt Nam

Về tổng thể, dựa trên cơ sở lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực tiễn của thế giới và của Việt Nam trong thời gian qua, chỉ nên sử dụng khu vực DNNN để thực hiện cung cấp một số ít các loại hàng hoá và dịch vụ công đặc thù thoả mãn một số tiêu chí nhất định.

Phải giảm số lượng DNNN cũng như tỷ trọng DNNN trong nền kinh tế như là một điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện được các giải pháp cải thiện năng lực quản trị trong khu vực này.

Với các DNNN còn lại sau khi đã tinh giảm, xác định lại mục tiêu của khu vực DNNN, cần chuyển mạnh sang cơ chế quỹ quản lý vốn thay vì cơ chế chủ quản để giải quyết triệt để các vấn đề về quyền tài sản và mối quan hệ uỷ thác – điều hành.

Sử dụng nguyên lý quản giám (stewardship) cho người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNNN và nguyên lý người đại diện quản lý (agent) cho người điều hành DNNN.

II. ĐỊNH HƯỚNG TÁI CẤU TRÚC KHU VỰC DNNN


Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 2.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương