MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN


Bảng 3. Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam 2014 - 2015 (%)



tải về 2.4 Mb.
trang3/27
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.4 Mb.
#15399
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Bảng 3. Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam 2014 - 2015 (%)


Tổ chức công bố

2014

2015

Tăng trưởng

Lạm phát

Tăng trưởng

Lạm phát

Mục tiêu của Chính phủ

5,8

7,0

6,2

5,05

ADBa

5,6

6,2

5,8

6,6

WBb

5,5

6,5

5,6

6,3

IMFc

5,6

6,3

5,7

6,2

EYd

5,4

6,5

6,4

6.0

UBGSTCQGe

5.6- 5.76

5,07






Ghi chú:(a) Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á: cập nhật tháng 4/2014; (b) Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á Thái Bình Dương tháng 4/2014; (c) Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới, tháng 3/2014; (d) Dự báo triển vọng tại các thị trường tăng trưởng nhanh (Ernst & Young); (e) Dự báo của Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia.


Nguồn: tác giả tập hợp từ các báo cáo

Như vậy, hầu hết các tổ chức quốc tế và trong nước đều dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2014 nhỏ hơn chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra mặc dù đã có những điều chỉnh theo hướng nhìn nhận kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực hơn so với các đánh giáđã được thực hiện trước đó.

Bảng 4 trình bày tóm tắt kết quả dự báo của các tác giả về tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phátcho năm 2014 và năm 2015. Theo đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế quí III và IV của năm 2014 lần lượt là 5,86% và 6,23%. Tỷ lệ tăng trưởng của năm 2014 là khoảng 5,69%. Điều này có nghĩa, đến cuối năm 2014, tăng trưởng kinh tế sẽ tiến gần tới mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra (5,8%).

Tỷ lệ lạm phát của năm 2014 dự báo được sẽ là khoảng 4,5%. Như vậy, so với kết quả dự báo của tác giả8 được thực hiện vào tháng 3/2014 thì tỷ lệ lạm phát của Việt Nam hiện được dự báo thấp hơn trước và tăng trưởng trở lại gần bằng mức dự báo trước (5,7%).



Bảng 4. Kết quả dự báo tốc độ tăng GDP và CPI năm 2014




Năm 2014

Năm 2015




Giá trị

Tốc độ tăng

Giá trị

Tốc độ tăng




GDPr
















Quý III

681.368

5,86%










Quý IV

854.754

6,23%










Cả năm

2.688.220

5,69%

2.850.455

6,04%




CPI




4,5%




5,6- 6,0%




Ghi chú: - Giá trị của GDP được tính theo giá so sánh năm 2010 (đơn vị tỷ đồng)
- Chỉ số giá tiêu dùng tính theo giỏ hàng năm cơ sở 2009


Nguồn: Kết quả ước tính được của tác giả

Đối với năm 2015, tỷ lệ tăng trưởng dự báo được là khoảng 6,04% và tỷ lệ lạm phát khoảng 5,6%- 6%. Như vậy, so với mục tiêu về tăng trưởng và lạm phát mà Chính phủ đặt ra cho năm 2015 thì tăng trưởng được dự báo thấp hơn và lạm phát thì cao hơn mục tiêu.

Tóm lại, cho đến thời điểm này sau nhiều nỗ lực của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, lạm phát chắc chắn đạt được mục tiêu và tăng trưởng kinh tế năm 2014 cũng có khả năng tiến gần đến mục tiêu 5,8%. Với thực tiễn lạm phát đang xảy ra ở mức thấp (tháng 8 năm 2014 chỉ tăng 1,84% so với tháng 12/2013) và kết quả dự báo cho năm 2014 chỉ khoảng 4,5% nên Chính phủ có thể thúc đẩy hơn nữa các kích thích đối với nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ và tài khóa mà không lo ngại đến vẫn đề giá cả. Năm 2015, nền kinh tế được dự báo sẽ khả quan hơn với tỷ lệ tăng trưởng cao hơn năm 2014 (khoảng 6,04%) song tỷ lệ lạm phát sẽ cao hơn với tỷ lệ là khoảng 5,6- 6% (thấp hơn so với tỷ lệ lạm phát của các năm từ năm 2004 đến nay9).



  1. Kết luận

Kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm 2014 tiếp tục ổn định: Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, chỉ tăng 4,31% so với tháng 12/2013; Tổng mức bán lẻ tăng 11,97% so với cùng kỳ 2013; Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đạt giá trị 135,5 điểm; Cán cân thương mại thặng dư gần 2 tỷ USD; Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng6,7% so với cùng kỳ; FDI giải ngân tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2013... CSTT và CSTK đang được thực hiện theo chiều hướng nới lỏng. Bội chi NSNN mới đạt ở mức 48,9% dự toán năm, cung tiền và tín dụng tăng ở mức thấp so với mục tiêu đặt ra. Kết quả nghiên cứu thực hiện từ việc đánh giá tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2014 thông qua các biến số phản ánh sự biến động của các thành tố thuộc về tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế cho thấy nền kinh tế có sự phục hồi chưa rõ ràng kể cả từ phía cung lẫn phía cầu. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2014 được dự báo đều đạt mức thấp hơn so với mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra. Tăng trưởng kinh tế ước đạt trung bình 5,69% và tỷ lệ lạm phát dự báo đạt khoảng 4,5% trong năm 2014. Năm 2015, nền kinh tế được dự báo sẽ khả quan hơn với tỷ lệ tăng trưởng cao hơn năm 2014 song tỷ lệ lạm phát sẽ cao hơn với tỷ lệ là khoảng 5,6% - 6%. Như vậy, áp lực lạm phát đối với nền kinh tế là không đáng lo ngại cho năm 2014 và Chính phủ có thể nới lỏng hơn nữa CSTT và CSTK nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế./.
Tài liệu tham khảo

      1. ADB (2014) Asian development outlook 2014. Fiscal policy for inclusive growth, Mandaluyong City, Philippines: Asian Development Bank, 14/3/2014.

      2. EY (2014), Rapid-Growth Markets. Asia-Pacific focus, Oxford Economics, Published on 04 February 2014.

      3. Hà Quỳnh Hoa (Tháng 4/2014), Dự báo tăng trưởng và lạm phát năm 2014 – 2015, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8 (568), tháng 4/2014, trang 15-18.

      4. IMF (2014) World Economic Outlook April 2014: Recovery Strengthens, Remains Uneven, International Monetary Fund, Publication Services P.O. Box 92780, Washington, DC 20090, U.S.A.

      5. NHNN (2014), Chỉ thị Số: 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện CSTT và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2014, ngày 15 tháng 01 năm 2014.06.17

      6. Quốc hội (2013), Nghị quyết số: 53/2013/QH13, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2013

      7. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2013, “Phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013- 2020”.

      8. WB (2014) World Bank East Asia Pacific Economic Update April 2014: Preserving Stability and Promoting Growth, The World Bank, Washington, D.C.

      9. Website Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thống kê




LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Bùi Trinh và Nguyễn Trí Dũng


  1. Dẫn nhập

Trong thời gian qua đã có một số ý kiến của các chuyên gia, cơ quan chuyên môn đề xuất tiếp tục đẩy mạnh chính sách quản lý tổng cầu, cụ thể là phải có các giải pháp để tăng tổng cầu. Trong đó đặc biệt là Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGSTCQG) liên tục cho rằng hiện nay các doanh nghiệp rất khó khăn, tồn kho nhiều do tổng cầu đầu tư và tiêu dùng thấp. Muốn vậy phải sưởi ấm tổng cầu của nền kinh tế. Theo đánh giá của cơ quan này, tổng cầu thấp đối với cả tiêu dùng và đầu tư. Đối với với tiêu dùng, mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng luôn tăng cao hơn cùng kỳ năm 2013 nhưng mức cải thiện không lớn. Trong khi đó, khối lượng vận chuyển hàng hóa trong 7 tháng đầu năm 2014 vẫn tăng thấp hơn so với cùng kỳ (4,8% so với 13,7%). UBGSTCQG đánh giá, tổng cầu thấp khiến doanh nghiệp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trong quý 2/2014 giảm 22,6% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng nhanh khiến doanh nghiệp khó giảm giá bán để giải quyết khâu tiêu thụ.

Đối với đầu tư, cũng theo ước tính của UBGSTCQG, trong 6 tháng 2014, đầu tư tư nhân ở mức 10,3% GDP, thấp hơn mức 11,1% GDP cùng kỳ 2013. Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong 7 tháng đầu năm chỉ tăng 2,3% so cùng kỳ (cùng kỳ 2013 tăng 6,4%).

UBGSTCQG dự báo nếu không có những biện pháp hỗ trợ tổng cầu có hiệu quả thì tăng trưởng trong năm 2014 khả năng chỉ trong khoảng 5,6%-5,7%. Do đó, tuy tăng trưởng được trong dài hạn phụ thuộc vào tổng cung, với việc cải thiện năng suất lao động, chất lượng nền kinh tế. Tuy nhiên, trong khi chờ nhiều thời gian nữa để có hiệu ứng từ việc tăng cung thì phải duy trì một sức cầu hợp lý.


  1. Chính sách trọng cung và chính sách quản lý tổng cầu

Chính sách trọng cung có thể hiểu là được tạo dựng bằng các cải cách vi mô và đó chính là những nền tảng vi mô của kinh tế vĩ mô (micro foundations of macroeconomics) nhằm nâng mức tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế.

Trong ngắn hạn sẽ có sự chênh lệch giữa tăng trưởng thực tế và tăng trưởng tiềm năng do tác động của chu kỳ kinh tế và do đó chính sách quản lý tổng cầu thực chất giúp nền kinh tế hấp thụ tốt nhất các cú sốc tạo ra những thay đổi lớn về tổng cầu thông qua việc sử dụng các công cụ chính sách để tác động tới các cấu phần của tổng cầu10. Việc thực hiện chính sách kích cầu đã được các nhà kinh tế thống nhất 3 nguyên tắc cơ bản khi áp dụng là phải kịp thời, đúng đối tượng và chỉ sử dụng trong ngắn hạn.

Trên thực tế, bên cạnh những chính sách trọng cung chủ yếu tác động đến tổng cung như chính sách công nghiệp, khoa học cộng nghệ v.v… hoặc chỉ tác động tới tổng cầu như tăng chi tiêu Chính phủ, tăng lương v.v… thì có nhiều chính sách vừa tác động lên tổng cung cũng như tồng cầu như chính sách thuế, đầu tư công v.v… Việc tách bạch tác động của chính sách có thể sẽ khó khăn nhưng quan trọng nhất trong việc thiết kế chính sách cần tính toán đến sự đánh đổi giữa hiệu quả đạt được và chi phí tạo ra11.


  1. Có nên kích thích tổng cầu trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam

Trên thực tế mức độ ảnh hưởng từ phía cầu trong ngắn hạn phụ thuộc năng lực cung của nền kinh tế, nếu năng lực cung hạn chế hoặc yếu kém thì việc gia tăng tổng cầu dù với bất cứ lý do nào về cơ bản chỉ làm tăng giá và thâm hụt thương mại mà thôi, còn sản lượng thực tế sẽ không thay đổi nhiều. Ngược lại, nếu tăng trưởng tiềm năng được cải thiện và dồi dào thì việc gia tăng tổng cầu cuối cùng sẽ thực sự làm tăng sản lượng như lý thuyết Keynes đã đưa ra.

Khi xem xét và đề xuất chính sách kích cầu cần hiểu rằng quan hệ Keynes-Leontief không chỉ lượng hóa tác động từ phía cầu cuối cùng đến sản lượng mà còn lượng hóa sự ảnh hưởng từ phía cầu đến thu nhập (tổng giá trị gia tăng-gross value added) của nền kinh tế. Một tính toán cụ thể tác động mối quan hệ từ các nhân tố của cầu đến sản lượng, thu nhập và nhập khẩu để thấy được mức độ lan tỏa từ tổng cầu cuối cùng nội địa đến sản xuất sẽ là căn cứ quan trọng cho những đề xuất chính sách nói trên. Ta hay xem cụ thể đề xuất của các cơ quan khuyến nghị việc kích cầu đối với tổng ảnh hưởng từ các yếu tố của cầu:



3.1. Đối với cầu tiêu dùng (household consumption – C) có sự lan tỏa đến sản xuất giảm mạnh (-14.1%),. Trong tiêu dùng của hộ gia đình bao gồm tiêu dùng cuối cùng sản phẩm sản xuất trong nước và tiêu dùng hàng nhập khẩu thì khitiêu dùng hàng nhập khẩu sẽ không giúp gì cho GDP bởi vì các mặt hàng này trong nước không làm ra được mà phải nhập khẩu nên bản chất là làm giảm GDP; trong trường hợp dùng hàng sản xuất trong nước thì do nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là gia công, không có công nghiệp phụ trợ nên dùng hàng trong nước thực ra cũng chỉ kích thích nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Thật vậy, số liệu thống kê cho thấy 60% nhập khẩu là cho nguyên vật liệu cho sản xuất, khoảng 30% là máy móc thiết bị, chỉ khoảng xấp xỉ 10% là cho tiêu dùng.

Tính toán từ mô hình cân bằng tổng thể cho thấy ảnh hưởng lan tỏa từ cầu tiêu dùng đến thu nhập hiện nay giảm 20,4 điểm phần trăm so giai đoạn trước (bảng 1). Như vậy có thể thấy khi muốn kích cầu tiêu dùng không thể nói chung chung mà cần chỉ ra kích cầu tiêu dùng cần kích cầu cho nhóm hàng nào12.



Bảng 1. Hệ số lan tỏa của các nhân tố cầu cuối cùng đến sản xuất và thu nhập

giai đoạn 2000 và 2010

 

Năm 2000

Năm 2010

 

Tiêu dùng cuối cùng

Tổng đầu tư

Xuất khẩu

Tiêu dùng cuối cùng

Tổng đầu tư

Xuất khẩu

Lan tỏa từ cầu cuối cùng đến GTSX

1.27

1.35

1.53

1.09

1.12

1.70

Phần trăm thay đổi










-14.1%

-17.1%

11.7%

Lan tỏa từ cầu cuối cùng đến thu nhập

0.60

0.43

0.69

0.48

0.41

0.59

Phần trăm thay đổi










-20.4%

-5.6%

-13.3%

Lan tỏa từ cầu trong nước đến nhập khẩu

0.22

0.39

0.31

0.19

0.37

0.48

Phần trăm thay đổi










-12.1%

-3.9%

52.0%

3.2. Đối với cầu đầu tư: Tính toán của tác giả cho thấy mức độ lan tỏa của đầu tư đến sản xuất cũng giảm mạnh (-17.1%) nhưng mức độ lan tỏa giảm đến giá trị gia tăng chỉ khoảng -5.6%. Điều này cho thấy lượng tiền bỏ ra đầu tư có 17.1% không đến được với sản xuất. Theo số liệu Thống kê Việt Nam tồn tại 2 loại chỉ tiêu đều phản ánh vấn đền đầu tư là vốn đầu tư và tích lũy gộp tài sản13, hai chỉ tiêu này có sự khác nhau đáng kể (hình 1). Xét về cả vốn đầu tư và tích lũy gộp tài sản có thể thấy tỷ trọng của cầu đầu tư so với GDP giảm 9 điểm phần trăm trong giai đoan 2010 – 2012. Để ý rằng tỷ lệ để dành (saving) so với GDP đến giai đoạn hiện nay đã bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tích lũy gộp tài sản so với GDP, trong khi vẫn phải vay nợ nhiều14. Điều này có thể lý giải theo NHNN, tính đến 31/7, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 3,7%, thấp hơn mức tăng cùng kỳ 2013 là 4,7%. Như vậy có thể thấy dù mức để dành của nền kinh tế là khá cao nhưng lương để dành này vẫn chỉ là tiền tệ nằm ở hệ thống ngân hàng mà không đến được với sản xuất.

Xét về cầu đầu tư thông qua hiệu quả đầu tư và mức độ lan tỏa đến sản xuất và thu nhập cho thấy về thứ tự mức độ lan tỏa, trong 3 khu vực, đầu tư trực tiếp nước ngoài có lan tỏa tới thu nhập kém nhất. Trong các yếu tố của tổng cầu cuối cùng, đầu tư của khu vực FDI cũng là yếu tố lan tỏa tới thu nhập kém nhất15. Điều này cho thấy khu vực đầu tư nước ngoài là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đầu tư kém hiệu quả trong thời gian qua. Bên cạnh đó, nếu xét riêng đầu tư của khu vực Nhà nước, có thể thấy, đầu tư của khu vực này giảm cả về lan tỏa tới sản xuất và thu nhập16. Điều này cho thấy, đầu tư của khu vực Nhà nước không tới được sản xuất mà cũng không tạo ra giá trị gia tăng, vậy lượng vốn này đã đi đâu?



Theo tính toán, rõ ràng trong giai đoạn 2006 – 2011 đã thể hiện một số điểm bất cập là cả đầu tư tư nhân và FDI lan tỏa tới sản xuất tăng nhưng lan tỏa tới thu nhập có sự khác biệt (tư nhân tăng lên trong khi FDI lại giảm mạnh), cùng với đầu tư của khu vực Nhà nước bị thất thoát, không hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư của khu vực Nhà nước vẫn tiếp tục nhận được nhiều ưu đãi hơn so với đầu tư của khu vực tư nhân. Có thể thấy trong giai đoạn vừa qua, định hướng ưu tiên đầu tư của Việt Nam vẫn chưa đúng hướng. Việc thu hút đầu tư nước ngoài chưa có chọn lọc nên giá trị gia tăng mà khu vực này đem lại nếu xét cả về đầu tư và xuất khẩu đều không đáng kể (bảng 2).

Bảng 2. Ảnh hưởng của các nhân tố tổng cầu cuối cùng tới sản xuất và thu nhập (tách I = Is + Ip + FDI)

 

2000

2011

C

Is

Ip

FDI

E

C

Is

Ip

FDI

E

Giá trị sản xuất

1.49

1.68

1.63

1.70

1.58

1.62

1.54

1.92

1.83

1.76

Giá trị tăng thêm

0.71

0.62

0.65

0.61

0.67

0.72

0.57

0.76

0.55

0.63

Nguồn: Tính toán của Phương Thảo.

Do vậy, theo tính toán nói trên nếu tiếp tục chính sách kích cầu chỉ nên kích thích vào khu vực tư nhân. Tuy nhiên, ràng buộc và chi phí chúng ta phải thấy ở đây là hệ số sinh lời của khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng giảm (xem bảng 2) xuống mức chỉ khoảng trên 1%, trong khi lãi suất huy động là 6% -7% và lãi phải trả ngân hàng trên dưới 10%. Về mặt kinh tế các doanh nghiệp này không có động cơ đầu tư mở rộng sản xuất. Đấy là chưa nói đến sự đối xử thiếu bình đẳng so với khu vực FDI và DNNN cũng như vô vàn những trở ngại, nhiêu khê về mặt thủ tục hành chính cũng như các chi phí không chính thức.

Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 2.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương