MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN


Harry W. Richardson “Input-Output and Regional Economics” Vol. 83, No. 332, Economic Journal, 1973



tải về 2.4 Mb.
trang7/27
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.4 Mb.
#15399
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   27

Harry W. Richardson “Input-Output and Regional Economics” Vol. 83, No. 332, Economic Journal, 1973


  • Leontief, W. and A. Strout (1963). “Multiregional Input-Output Analysis”. In: T. Barna (ed.), Structural Interdependence and Economic Development, New York: St-Martin’s Press, 119-150.

  • Meng, B., N. Yamano and C. Webb (2010). “Application of factor decomposition techniques to vertical specialisation measurements”, IDE Discussion Paper No. 276, Institute of Developing Economies.

  • OECD “TRADE IN VALUE-ADDED: CONCEPTS, METHODOLOGIES AND CHALLENGES” http://www.oecd.org/sti/ind/49894138.pdf

  • Robert Koopman el all “ How much of Chinese exports is really made in China? Assessing Domestic value added when processing trade is pervasive” working paper Nationa Bureau of economic research, Cambridge MA 02138, June, 2008.

  • http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=392&idmid=3&ItemID=13106

    CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI

    VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUỐC TẾ NỔI BẬT

    TS. Nguyễn Mạnh Hùng

    Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

    1. Kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và không đều


    Kinh tế toàn cầu đang có xu hướng phục hồi rõ nét, tuy tốc độ còn chậm và không đồng đều. Theo báo cáo Tổng quan kinh tế thế giới cập nhật tháng 7/2014 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2014 tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới đạt 3,4% năm 2014 và 4,0% năm 2015. Tăng trưởng GDP của các nền kinh tế phát triển (PT) đạt 1,8% năm 2014 và 2,4% năm 2015, còn tăng trưởng GDP của các nền kinh tế đang phát triển (ĐPT) và mới nổi đạt mức tương ứng là 4,6% và 5,2%.23 Tác động của các biến cố chính trị như cuộc khủng hoảng Ukraine, bất ổn tại một số nước có mức thu nhập trung bình, quá trình tái cân đối tại Trung Quốc, tốc độ tái cơ cấu chậm chạp và hạn chế năng lực... đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước ĐPT xuống dưới 5% trong năm 2014 và đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước ĐPT tụt xuống dưới mức này.

    Bảng 1: Tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới giai đoạn 2014 - 2015

    Tăng trưởng GDP

    2013

    2014*

    2015*

    Thế giới

    3,2

    3,4

    4,0

    Các nền kinh tế phát triển(**)

    1,3

    1,8

    2,4

    Mỹ

    1,9

    1,7

    3,0

    Eurozone

    -0,4

    1,1

    1,5

    Nhật Bản

    1,5

    1,6

    1,1

    Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi

    4,7

    4,6

    5,2

    Trung Quốc

    7,7

    7,4

    7,1

    Ấn Độ

    5,0

    5,4

    6,4

    Braxin

    2,5

    1,3

    2,0

    Nga

    1,3

    0,2

    1,0

    Các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương(a)

    7,2

    7,1

    7,1

    Đông Nam Á (ASEAN) (a)

    5,0

    4,8

    5,2

    * Số liệu dự báo

    (**) các nền kinh tế phát triển theo phân loại của IMF

    Nguồn:


    IMF. 2014. World Economic Outlook, July 2014, Washington DC, Bảng 1.1, Tr.2.

    (a) WB. 2014. East Asia and Pacific Economic Update. The World Bank: Washington DC. Bảng 1, Tr.24

    Năm 2014, IMF dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,7%, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 1,6%, kinh tế Eurozone hoàn toàn thoát ra khỏi suy thoái và đạt mức tăng trưởng 1,1%. Trong năm 2015, trừ Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn do tác động của việc tăng thuế tiêu dùng còn Mỹ và EU đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2014. Tốc độ tăng trưởng của các đầu tàu kinh tế ĐPT và mới nổi tiếp tục chậm lại trong năm 2014: kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 7,4% (thấp hơn năm 2013), còn tăng trưởng của kinh tế Nga sụt giảm mạnh do tác động tiêu cực của cấm vận kinh tế bởi Mỹ và châu Âu.24 Cho dù có việc tổ chức World Cup 2014, nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh là Braxin vẫn lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí đã rơi vào suy thoái về mặt kỹ thuật khi GDP sụt giảm hai quý liên tiếp đầu năm 2014. Trong số các nước BRIC, kinh tế Ấn Độ có triển vọng khả quan hơn cả. Tân Thủ tướng Modi đã đề ra và bắt đầu triển khai một loạt biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, khai thác tiềm năng phát triển để dần đưa nền kinh tế Ấn Độ trở lại mức tăng trưởng cao và bền vững.25

    Ngân hàng thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế ĐPT ở Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm nhẹ trong năm 2014, ở mức 7,1% và sẽ giữ nguyên tốc độ này trong năm 2015, còn tăng trưởng kinh tế của ASEAN chỉ đạt 4,8%, thấp hơn mức của năm 2013 song có thể sẽ đạt 5,2% vào năm 2015.26

    Tuy nhiên, các dự báo về triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới và nhiều nền kinh tế lớn vẫn tỏ ra khá thận trọng. WB đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế ĐPT xuống 4,8% trong năm 2014 (so với mức 5,3% đưa ra vào tháng 1/2014), sau đó sẽ tăng lên 5,4% năm 2015.27 Báo cáo Tổng quan kinh tế thế giới cập nhật tháng 7/2014 của IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới so với dự báo đưa ra vào tháng 4/2014. Báo cáo Đánh giá kinh tế giữa kỳ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố tháng 9/2014 cũng hạ thấp dự báo tốc độ tăng trưởng của một lọat nền kinh tế PT so với dự báo đưa ra vào tháng 5/2014.

    Thương mại quốc tế khởi sắc hơn mặc dù vẫn còn tiến triển chậm, chỉ tăng trưởng ở mức 4,0% trong năm 2014 và 5,3% trong năm 2015 - thấp hơn dự báo những năm trước đưa ra.28 Các thỏa thuận thương mại đa phương mới đang được đàm phán như Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... nếu kết thúc sẽ dỡ bỏ nhiều rào cản và đem lại động lực tăng trưởng mới cho thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, khả năng tiến trình đàm phán TPP không thể kết thúc được trong năm 2014 như kỳ vọng là rất lớn khi vẫn còn nhiều bất đồng giữa một số nước tham gia, như sở hữu trí tuệ, môi trường, thuế nhập khẩu nông sản,... Ngoài ra, những đấu tranh chính trị nội bộ tại Mỹ cũng đặt ra nguy cơ Hiệp định TPP không dễ được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
    Hình 1: Tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ (%) giai đoạn 2012 - 2015


    Thế giới
    T

    Tăng trưởng thương mại bình quân 1990-2007

    Nguồn: OECD. 2014. Economic Outlook, no.95. 06/05/2014. Paris, France. Database

    Hoạt động sản xuất công nghiệp toàn cầu bắt đầu đi vào phục hồi ổn định và mở rộng mạnh đặc biệt trong các tháng gần đây. Chỉ số sản lượng của các ngành công nghiệp toàn cầu JPMorgan (chỉ số PMI dịch vụ và chế tạo toàn cầu) ở mức 55,1 điểm trong tháng 8/2014, đứng thứ 3 thuộc ngưỡng cao nhất trong vòng 3,5 năm gần đây. Tuy nhiên, tình hình sản xuất công nghiệp ở các nền kinh tế không đồng đều. Hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển mạnh ở Anh và Mỹ trong khi trầm lắng hơn ở khu vực châu Á và Eurozone.

    Hình 2: Chỉ số PMI tổng hợp toàn cầu J.P Morgan

    Các ngành chế tạo và dịch vụ

    Dịch vụ

    Chế tạo

    Nguồn: J.P Morgan & Markit. J.P Morgan Global Manufacturing & Services PMI. News Release, September 04, 2014.

    Giá cả của nhiều hàng hóa cơ bản trong năm 2013 giảm song xu hướng phục hồi vẫn chưa ổn định trong năm 2014. Giá dầu biến động khá mạnh trong 9 tháng đầu năm 2014 với đỉnh cao là vào tháng 6/2014 do tình hình bất ổn ở khu vực Trung Đông. Giá một số nông sản liên quan nhiều đến nền nông nghiệp của Việt Nam như gạo, cà phê, đường cũng không ổn định. Giá gạo và đường giảm mạnh kể từ giữa năm trong khi giá cà phê mặc dù đã tăng mạnh kể từ đầu năm 2014 song vẫn có dấu hiệu lên xuống thất thường do những lo ngại về thời tiết bất lợi đã thúc đẩy hoạt động đầu cơ. Nếu hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi mạnh với đà như hiện nay, dự báo giá cả một số nguyên vật liệu đầu vào như kim loại, khoáng sản, nhiên liệu .v.v…có thể sẽ tăng.

    Hình 3: Diễn biến giá của một số hàng hóa

    Giá dầu thô



    Giá gạo


    Giá cà phê



    Giá đường



    Nguồn: http://www.nasdaq.com/markets

    Tình hình lạm phát nhìn chung vẫn được kiểm soát do nền kinh tế thế giới chưa phục hồi đủ mạnh khiến nhu cầu của hàng hóa, nguyên vật liệu và năng lượng chưa tăng đủ mức cao. Tỷ lệ lạm phát lõi của Mỹ sẽ tăng chậm trong năm 2014 do nền kinh tế và thị trường lao động được cải thiện song có thể chỉ mới đạt được mức 2% vào năm 2015. Tỷ lệ lạm phát lõi của châu Âu vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 1% trong năm 2014 do hoạt động kinh tế vẫn còn chưa phục hồi mạnh. Tình trạng giảm phát của Nhật Bản đã được hạn chế và mức giá đã bắt đầu tăng. Dự báo mức giá tiêu dùng ở Nhật Bản sẽ tăng khoảng 2,3% trong năm 2014, một phần là do việc triển khai áp dụng một số loại thuế tiêu dùng.29 Sức ép lạm phát lớn hơn ở các nền kinh tế mới nổi nhất là khi đồng tiền của các nền kinh tế này (trừ Trung Quốc) đang mất giá, đẩy giá hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu lên cao. Giá tiêu dùng của một số nền kinh tế lớn như Ấn Độ và Trung Quốc tăng chủ yếu do sức ép tăng giá lương thực và năng lượng trong năm 2014.

    Việc làm và an sinh xã hội vẫn là gánh nặng của các chính phủ trong năm 2014 và những năm tới. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thất nghiệp toàn cầu ở mức gần 200 triệu người vào năm 2013 và sẽ tăng 3,2 triệu trong năm 2014. Đến năm 2019, sẽ có khoảng 213 triệu người thất nghiệp trên thế giới. Dự báo tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ vẫn ở mức khoảng 6% như hiện tại cho đến năm 2017. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông, ở mức 12,3% và 11,1% tương ứng trong năm 2014. Năm 2014, mức tăng tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở khu vực Trung và Đông Nam châu Âu và các nước thuộc khối Liên Xô cũ, ước tính khoảng 8,3%30.

    Thị trường tài chính toàn cầu bớt rủi ro hơn trong năm 2014. Vì đã được dự tính trước lộ trình, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) rút bỏ dần các biện pháp nới lỏng định lượng sẽ không gây ra những cú sốc lớn trên thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu. Mặc dù điều kiện tài chính đã ổn định hơn, các nền kinh tế PT vẫn đứng trước những rủi ro không nhỏ. Bất ổn và trì trệ của kinh tế Eurozone tiếp tục là mối lo ngại lớn đối với kinh tế toàn cầu. Nợ công vẫn tiếp tục là nguy cơ đối với một số nền kinh tế PT không chỉ ở châu Âu mà cả Nhật Bản và Mỹ.

    Nhìn chung, kinh tế toàn cầu đang khởi sắc hơn trong năm 2014 và các điều kiện vĩ mô ổn định hơn. Tuy nhiên, các dự báo về tình hình kinh tế trong thời gian tới vẫn còn khá thận trọng do lo ngại về tác động tiêu cực của những chính sách thiếu sự linh hoạt cần thiết nhằm duy trì đà phục hồi tăng trưởng nhất là khi tốc độ tăng trưởng của nhiều nền kinh tế lớn vẫn còn thấp so với mức tăng trưởng tiềm năng.

    2. Môi trường an ninh - chính trị thế giới không thuận lợi cho xu hướng phục hồi kinh tế

    Thế giới đang đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng và xung đột, như xung đột ở Ucraina và dải Gaza, tình hình căng thẳng trên biển Đông và Hoa Đông, sự bùng phát của dịch bệnh Ebola ở Tây Phi, xung đột phe phái nghiêm trọng ở Libya, sự nổi lên của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) trở thành mối đe dọa an ninh mới tại khu vực Trung Đông và xu hướng ly khai bùng phát tại nhiều khu vực... tạo ra môi trường không thuận lợi cho quá trình phục hồi kinh tế.

    Trong vòng 6 năm trở lại đây, số lượng các cuộc xung đột trên thế giới có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là các cuộc xung đột trong nước. Bất ổn chính trị và các vụ biểu tình bạo lực liên tục bùng phát, đặc biệt ở những quốc gia rơi vào khủng hoảng và suy thoái kinh tế hoặc ngay cả ở những quốc gia đang bị cuốn theo làn sóng dân chủ hóa “Mùa xuân Ả rập”. Khoảng cách giữa các quốc gia độc tài và những điểm nóng xung đột với phần còn lại của thế giới dường như đang có xu hướng nới rộng ra.31 Theo Báo cáo Chỉ số hòa bình thế giới 2013 của Viện Kinh tế và Hòa bình, trong giai đoạn 2008-2013, môi trường hòa bình đã sa sút ở hầu hết các khu vực: châu Á-Thái Bình Dương, Nam Á, Nam Mỹ, Trung Mỹ và vùng Caribe, châu Phi cận Sahara, Nga và vùng lãnh thổ Âu-Á, và đặc biệt là khu vực Bắc Phi và Trung Đông.32 Trong bối cảnh đó, nhiều nguồn lực có thể dành cho phát triển kinh tế đã phải dùng cho các hoạt động quân sự, đặc biệt tại các nước có tình trạng bất ổn an ninh, chính trị thường xuyên, khiến cho kinh tế của các nước này tiếp tục gặp khó khăn.

    Tại Đông Á, Trung Quốc duy trì lập trường cứng rắn, triển khai các hành động khiêu khích tại các vùng lãnh thổ tranh chấp với các nước láng giềng đồng thời kết hợp với đường lối ngoại giao kinh tế. Tại Đông Nam Á, những hành động khiêu khích của Trung Quốc liên quan đến tranh chấp trên biển Đông khiến cho tình hình khu vực căng thẳng. Đặc biệt, tháng 5/2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây tác động tiêu cực đến môi trường ổn định của khu vực Đông Nam Á và bị nhiều nước phản đối. Sự kiện này cũng khiến cho quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam trở nên khá căng thẳng và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế giữa hai nước trên các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, du lịch… Ngoài ra, do phản ứng tiêu cực của một số người đối với hành động của Trung Quốc, trong đó có cả người lao động và các phần tử xấu, tại các khu công nghiệp đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư – kinh doanh ổn định của Việt Nam.

    Tình hình chính trị Thái Lan vào những tháng đầu năm 2014 cũng rất căng thẳng. Lực lượng đối lập liên tiếp biểu tình trong khi chính phủ không muốn sử dụng biện pháp mạnh nhưng lại không có giải pháp hữu hiệu để đối phó hoặc làm hài lòng người biểu tình. Mâu thuẫn giữa phe đối lập và chính quyền kéo dài đẩy đất nước Thái Lan rơi vào tình trạng tê liệt khiến cho quân đội lại một lần nữa tiến hành đảo chính. Trước đó, quân đội Thái Lan đã từng tổ chức 18 cuộc đảo chính trong đó có 11 cuộc thành công. Lần cuối cùng quân đội tiến hành đảo chính là vào năm 2006 để lật đổ Thủ tướng Thái Lan lúc đó là ông Thaksin Shinawatra.

    Tình hình tại Ukraine tiếp tục rối ren trong năm 2014. Tháng 3/2014, Crimea tổ chức trưng cầu dân ý và thông qua quyết định ly khai Ucraina và sáp nhập vào Nga. Việc Crimea ly khai nhanh chóng tạo ra một phản ứng dây chuyền. Tháng 4/2014, những người thân Nga ở tỉnh miền Đông Donetsk và Lugansk nổi dậy biểu tình và tuyên bố thành lập các nước độc lập đồng thời cũng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Liên bang Nga, tương tự những gì diễn ra tại Crimea trước đó. Xung đột giữa lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn và quân đội Ukraine diễn ra dai dẳng ở Donetsk và Lugansk đã tàn phá hai tỉnh này, gây ra làn sóng tỵ nạn, tổn thất về tính mạng và tài sản cho thường dân.

    Mối quan hệ giữa Nga, Mỹ và châu Âu cũng bị cuốn vào sự kiện này và trở nên căng thẳng với các biện pháp trừng phạt kinh tế, gây thiệt hại cho nhau. Việc Mỹ và phương Tây trừng phạt Nga trong vấn đề Ukraine và Nga đáp trả lại bằng việc cấm nhập khẩu một số mặt hàng nông sản từ EU, Mỹ, Úc, Canada và Na Uy có thể tạo cơ hội cho nhiều nước xuất khẩu nông sản ở châu Á thâm nhập thị trường Nga, trong đó có Việt Nam với chủ trương đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu.

    Tại khu vực Trung Đông, kể từ đầu tháng 6/2014 tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) phát triển lớn mạnh, đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ của Iraq, trong đó có các khu vực có người Hồi giáo dòng Sunni chiếm đa số, gây ra các cuộc thảm sát thường dân vô tội. Lực lượng ISIL sau đó đã tuyên bố thành lập một nhà nước Hồi giáo mới theo hướng cực đoan trên vùng lãnh thổ Iraq và Syria mà họ chiếm đóng. Tháng 8/2014, Mỹ đã bắt đầu phải mở các cuộc không kích để ngăn chặn lực lượng khủng bố nguy hiểm này. Tháng 9/2014, một liên minh quốc tế nhằm chống lại lực lượng này đã được thành lập. Kể từ đầu tháng 7/2014, xung đột bùng phát trở lại ở dải Gaza giữa Israel với phong trào Hamas. Mặc dù chịu sự chỉ trích nặng nề của dư luận quốc tế do gây ra những hậu quả nặng nề về sinh mạng của dân thường, Israel vẫn kiên quyết tiến hành các chiến dịch để làm suy yếu phong trào Hamas. Tại Libya, tình hình bất ổn trở nên nghiêm trọng khiến cho Việt Nam phải rút các lao động về nước. Đây là lần thứ hai chúng ta phải rút các lao động khỏi Libya và điều này đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm các thị trường xuất khẩu lao động ổn định ở khu vực Trung Đông.



    3. Cập nhật tình hình kinh tế một số nước và khu vực

    Kinh tế Mỹ vẫn đang trên đà tăng trưởng: tình hình sản xuất và tiêu dùng khả quan, niềm tin vào thị trường tiếp tục tăng lên. Tháng 9/2014, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm quy mô của chương trình mua tài sản từ 25 tỉ USD/tháng hiện nay xuống còn 15 tỷ đô la Mỹ/tháng trong tháng 10/2014 và sẽ hoàn toàn dỡ bỏ trong tháng 11/2014. Fed cho biết sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp từ 0-0,25% trong thời gian tương đối dài.

    Ngày 4/9/2014, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) công bố quyết định cắt giảm lãi suất và đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế mới. Theo đó, ECB sẽ cắt giảm lãi suất cho vay 0,1 điểm phần trăm xuống còn 0,05%, đồng thời lãi suất tiền gửi qua đêm của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương sẽ giảm từ mức -0,1% hiện nay xuống -0,2%. Kinh tế Anh bị tác động tiêu cực do cuộc trưng cầu dân ý về việc xứ Scotland độc lập. Các nhà đầu tư đã rút 27 tỷ USD đầu tư tài chính khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland trong tháng 8/2014.33 Tuy nhiên, kết quả kiểm phiếu cho thấy đa phần cử tri Scotland nói không với việc xứ này tách khỏi vương quốc Anh để trở thành quốc gia độc lập.

    Kinh tế của Nga sẽ tăng trưởng thấp do bị tác động từ cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như các biện pháp trừng phạt trả đũa lẫn nhau giữa Nga và phương Tây. Theo EBRD, tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Âu năm 2014 ước đạt 1,3%, thấp hơn 2,3% so với năm 2013. Theo IMF, kinh tế Nga chỉ tăng trưởng 0,2% trong năm 2014.34

    Trong quý II/2014, GDP của Nhật Bản sau khi điều chỉnh đã sụt giảm 1,8% so với quý I/2014 và giảm 7,1% so với cùng kỳ năm 2013. Con số này cao hơn nhiều so với số liệu sơ bộ trước đó do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố (là giảm 6,8%). Đây cũng là mức sụt giảm mạnh nhất của tăng trưởng kinh tế Nhật Bản kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động đầu tư và chi tiêu tiêu dùng giảm mạnh hơn so với kỳ vọng. Tiêu dùng cá nhân giảm 5,1% - là mức giảm mạnh nhất tính từ khi số liệu này được thống kê vào năm 1994. Vốn đầu tư của doanh nghiệp trong quý II/2014 cũng giảm 5,1% so với quý I/2014. Những kết quả này làm giảm niềm tin vào khả năng phục hồi ổn định của kinh tế Nhật Bản trong quý III/2014 và trong năm 2014.35

    Kinh tế Trung Quốc trong những tháng gần đây khởi sắc hơn đầu năm: các doanh nghiệp mở rộng sản xuất; thặng dư thương mại tăng; giá nhà đất đa phần giảm song dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc vẫn có xu hướng giảm. Những tháng gần đây, chính phủ Trung Quốc đã phát động chiến dịch chống độc quyền, định giá và điều tra các công ty nước ngoài trong các lĩnh vực từ sản xuất ôtô, dược phẩm tới sữa dành cho trẻ em, làm dấy lên lo ngại trong các nhà đầu tư nước ngoài.36 Tháng 9/2014, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bơm 500 tỷ nhân dân tệ (81 tỉ đô la Mỹ) cho 5 ngân hàng thương mại nhà nước thông qua các gói cho vay kỳ hạn 3 tháng với lãi suất thấp nhằm tăng khả năng thanh khoản, đối phó với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự báo. Động thái trên cho thấy Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng không phải kế hoạch kích thích kinh tế toàn diện./.



    NHÓM G-20



    TRIỂN VỌNG TOÀN CẦU VÀ THÁCH THỨC CHÍNH SÁCH

    Hội nghị các Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Tài chính G20

    Từ 20 đến 21 tháng 09, 2014

    Cairns, Úc

    TÓM TẮT

    Sự phục hồi không đồng đều trên toàn cầu vẫn tiếp tục, bất chấp những thất bại trong năm nay. Tăng trưởng toàn cầu trong nửa đầu năm 2014 yếu hơn so với dự kiến của báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới IMF (WEO) tháng Tư. Mức tăng trưởng đáng thất vọng này chủ yếu phản ánh ở sự sụt giảm đáng ngạc nhiên trong quý 1 tại Hoa Kỳ, trong khi các yếu tố tiêu cực đã phần nào được giải quyết và các hoạt động kinh tế có bước tiến triển trong quý 2; cũng như sự thể hiện yếu kém ở châu Mỹ Latin; và những bước lùi bất ngờ trong khu vực đồng Euro, trong khi hoạt động bị chậm lại trong quý 2, và Nhật Bản, nơi sản lượng sản xuất ra nhiều hơn dự kiến ​​sau khi tăng thuế GTGT; và hoạt động yếu kém ở Nga. Ở Trung Quốc, sau quý 1 yếu hơn dự kiến​​, chính quyền Trung Quốc đã có những động thái chính sách để hỗ trợ hoạt động kinh tế.

    Cùng với chính sách hỗ trợ từ ngân hàng trung ương, điều kiện tài chính tiếp tục suy giảm nhẹ trong vài tháng qua. Sản lượng trái phiếu chính phủtiếp tục đà đi xuống và giá cổ phiếu nói chung đã tăng lên. Niềm tin đối với các thị trường mới nổi đã được cải thiện, được phản ánh trong dòng danh mục đầu tư linh hoạt và việc định giá tiền tệ cũng mạnh mẽ hoặc ít nhất là ổn định hơn. Các thước đo biến động ngầmgiảm xuống mức rất thấp từ trước đến nay sau mốc giảm tháng 5 năm 2013. Điều này dấy lên lo ngại rằng việc chấp nhận rủi ro quá mức sẽ là nguyên nhân có thể gây ra sự đảo chiều mạnh mẽ đối với tỷ lệ lãi suất ở Mỹ trong thời gian tới hoặc các sự kiện địa chính trị có thể gây ra lo ngại về những rủi ro cao hơn.

    Каталог: Uploads -> Articles04
    Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
    Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
    Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
    Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
    Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
    Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
    Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
    Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
    Articles04 -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
    Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

    tải về 2.4 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   27




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương