MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN


Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc



tải về 2.4 Mb.
trang6/27
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.4 Mb.
#15399
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

2. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc

Trên nền tảng quan hệ kinh tế chính trị tiến từ “bình thường hóa” (1991) đến quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (2008), quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc phát triển nhanh chóng, nhất là từ khoảng giữa thập niên 2000 đến nay, thể hiện rõ nét trên 3 lĩnh vực chính sau.



2.1. Thương mại

Theo số liệu thống kê, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước tăng nhanh qua các năm, nhất là từ năm 2007 trở lại đây. Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.



Bảng 1: Kim ngạch ngoại thương của Việt Nam

Năm

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc

Tỷ USD

Mức tăng (%)

Tỷ USD

Mức tăng (%)

1995

13,7

-

0,6

-

1996

18,4

34,3

0,6

0,0

1997

20,8

13,0

0,9

50,0

1998

20,9

0,5

0,9

0,0

1999

23,2

11,0

1,4

55,6

2000

30,1

29,7

2,9

107,1

2001

31,2

3,7

3,0

3,4

2002

36,4

16,7

3,7

23,3

2003

45,5

25,0

5,0

35,1

2004

58,5

28,6

6,5

30,0

2005

69,2

18,3

9,1

40,0

2006

84,7

22,4

10,6

16,5

2007

111,5

31,6

16,3

53,8

2008

143,4

28,6

20,9

28,2

2009

127,0

-11,4

20,8

-0,5

2010

157,0

23,6

27,9

34,1

2011

203,6

29,7

36,5

31,8

2012

228,3

12,1

41,8

14,5

2013

264,0

15,6

50,1

19,9

Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam qua các năm.

Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, mức nhập siêu cũng tăng nhanh và ngày càng lớn, đặc biệt là từ năm 2007 đến nay. Các năm 2009 và 2010, nhập siêu từ Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ giá trị nhập siêu của Việt Nam, các năm 2011, 2012 và 2013 thì không chỉ giá trị tuyệt đối rất lớn, mà nhập siêu từ Trung Quốc còn xảy ra khi tổng cán cân ngoại thương cân bằng hoặc thậm chí xuất siêu.



Bảng 2: Nhập siêu của Việt Nam

Năm

Tổng mức nhập siêu của Việt Nam

Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc

Tỷ USD

Mức tăng (%)

Tỷ USD

Mức tăng (%)

1995

2,7

-

0,0

-

1996

3,8

40,7

0,0

0,0

1997

2,4

-36,8

-0,1

-100,0

1998

2,1

-12,5

0,1

200,0

1999

0,2

-90,5

0,0

-100,0

2000

1,1

450,0

-0,1

-100,0

2001

1,2

9,1

0,2

300,0

2002

3,0

150,0

0,7

250,0

2003

5,1

70,0

1,2

71,4

2004

5,5

7,8

1,7

41,7

2005

4,4

-20,0

2,7

58,8

2006

5,1

15,9

4,2

55,6

2007

14,3

180,4

9,1

116,7

2008

18,0

25,9

11,1

22,0

2009

12,8

71,1

10,0

-10,0

2010

12,6

-1,6

12,5

25,0

2011

9,8

-22,2

13,3

6,4

2012

-0,7

107,1

16,2

21,8

2013

0,0

-70,0

23,7

46,3

Nguồn: Tính theo Niên giám Thống kê Việt Nam qua các năm.

Trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc, tương quan vị thế rất khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của xuất - nhập khẩu của Trung Quốc đối với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam rất lớn, thì mức ảnh hưởng của xuất - nhập khẩu của Việt Nam đối với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Trung Quốc lại rất nhỏ. Hàng xuất khẩu của Việt Nam năm cao nhất cũng chưa đầy 0,7% giá trị nhập khẩu của Trung Quốc so với mức trên 25% của giá trị xuất khẩu hàng Trung Quốc trên tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam (chênh lệch trên 37 lần).



Bảng 3: Tỷ lệ phụ thuộc giá trị xuất – nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc




2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

% xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc/Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

9,9

8,1

7,5

7,7

8,6

10,5

12,1

10,8

% nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc/Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam

16,0

16,5

20,3

19,8

23,6

24,0

23,6

25,3

% xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam/Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc

0,77

0,76

1,04

1,12

1,37

1,27

1,30

1,41

% nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam/Tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc

0,49

0,41

0,38

0,43

0,49

0,52

0,64

0,68

Nguồn: Tính theo Niên giám Thống kê Việt Nam qua các năm.

Tình trạng nhập siêu do nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chung lại có 3 loại nguyên nhân cơ bản sau:

- Cơ cấu hàng hóa gắn với trình độ công nghệ: Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là hàng nông sản thô, các sản phẩm khai thác làm nguyên liệu như cao su, sắn, cà phê, chè, hạt tiêu, thủy sản, một số loại quả như vải, nhãn, thanh long…; than đá, dầu thô, một số quặng kim loại. Ngoài ra, có một số không nhiều các sản phẩm công nghiệp gia dụng như giầy dép, hàng may mặc, đồ gỗ, đồ nhựa, linh kiện điện tử…. Nhìn chung, các sản phẩm này đều nằm ở tầng công nghệ thấp. Ở chiều ngược lại, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc về cơ bản tuy không phải loại sản phẩm chứa đựng trình độ công nghệ - kỹ thuật cao theo chuẩn mực thế giới, nhưng không chỉ cao hơn nhiều công nghệ công nghiệp hiện có của Việt Nam, mà còn nằm ở những khâu có trình độ công nghệ cao hơn, giá trị gia tăng lớn hơn. Cái gọi là sản phẩm chủ chốt của các loại công nghiệp phụ trợ cho nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà Việt Nam thiếu vắng thì hầu như được “bù đắp” bởi hàng công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc. Đó các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu… để tạo ra rất nhiều sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, như hàng dệt may, giầy dép, đồ điện tử gia dụng… Hơn nữa, trên thị trường Việt Nam đâu đâu cũng có thể tìm ra những sản phẩm công nghiệp phục vụ đời sống thường ngày của nền công nghiệp đang được coi là “đại công xưởng” của thế giới với chất lượng chấp nhận được, mẫu mã phong phú, tiện dụng và nhất là giá cả phải chăng. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đang phải nhập khẩu một phần giống lúa, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi từ Trung Quốc.

Vậy là, tuy trình độ công nghệ không phải loại tiên tiến nhất thế giới (nhưng cao hơn hẳn trình độ công nghiệp của nền công nghiệp bản địa Việt Nam), cơ cấu kinh tế và sản phẩm cơ bản không khác nhau nhiều, nhưng do nắm được những bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị của mỗi loại sản phẩm, sản xuất công nghiệp Việt Nam sống nhờ nhiều hơn vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu trung gian, đã qua chế biến… từ Trung Quốc. Trong khi cơ cấu xuất khẩu theo chiều ngược lại thì hầu hết là sản phẩm nguyên liệu thô, không có khả năng ảnh hưởng lớn đến chuỗi sản xuất.

- Giá cả so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế: Nhìn chung, theo các nhà kinh doanh, giá cả các loại sản phẩm của Trung Quốc rẻ hơn các các sản phẩm cùng loại của các nước khác trên thị trường. Mặc dù chất lượng một số loại sản phẩm của Trung Quốc thấp hơn các sản phẩm cùng loại nhập từ nước khác, nhưng công năng sử dụng (ngắn hạn) vẫn đáp ứng được và điều quan trọng là phù hợp với túi tiền của người sử dụng. Điều này không chỉ đúng với các hàng hóa tiêu dùng thường nhật, mà điều đáng quan tâm là các loại hàng hóa tư liệu sản xuất, các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Có những trường hợp, hết thời gian bảo hành không lâu thì máy móc thiết bị cũng bắt đầu phải sửa chữa.

- Giá trị nhập siêu cao từ Trung Quốc còn có nguyên nhân từ việc Trung Quốc là một trong những nhà thầu lớn tại Việt Nam, nhất là các lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng nhà máy nhiệt điện, hóa chất… Trong quá trình thực hiện các gói thầu xây dựng này, hầu hết máy móc, thiết bị đều do Trung Quốc tự cung cấp.

- Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như buôn bán tiểu ngạch qua biên giới, cách thức tiếp thị, cách thức làm thương mại… Việt Nam có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc dài gần 1.450 km, trong đó phía Việt Nam là 7 tỉnh và phía Trung Quốc là 2 tỉnh, với 9 cặp cửa khẩu. Những tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc của Việt Nam đều là những địa điểm tiến hành buôn bán tiểu ngạch, trao đổi các loại hàng hóa.

Tóm lại, trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, có 3 đặc điểm lớn. Một là, hiện tại Việt Nam là nước nhập siêu với giá trị lớn (năm 2013 là 23,7 tỷ USD). Hai là, đối với một số lĩnh vực sản xuất hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu của Việt Nam đang phải phụ thuộc nhiều vào máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu đầu vào và công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc. Ba là, thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ các loại giá trị lớn như thiết bị điện, đồ dùng gia đình… cho đến các loại đồ dùng thông dụng như thực phẩm, đồ da, túi xách, đồ may mặc, văn phòng phẩm, các sản phẩm của đời sống tinh thần, tâm linh, đồ chơi trẻ em… vẫn thấy đủ các loại sản phẩm của Trung Quốc với khối lượng lớn.



2.2. Đầu tư

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam không thuộc loại lớn. Tính đến hết tháng 12/2013, Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam gần 1.000 dự án với gần 6 tỷ USD vốn đăng ký, đứng thứ 9/100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Số vốn đã giải ngân khoảng gần 1/3 số vốn đăng ký. Về quy mô vốn đầu tư bình quân trên 1 dự án, các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam thuộc loại nhỏ, chỉ bằng khoảng 1/2 mức bình quân chung (7,1 USD/1 dự án so với gần 15 USD/1 dự án). Phần lớn FDI của Trung Quốc được đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp và trải rộng trên địa bàn của 55/63 tỉnh/thành phố trên cả nước, tạo ra khoảng 100 ngàn chỗ làm việc trực tiếp. Phần đầu tư gián tiếp chính thức của Trung Quốc vào thị trường chứng khoán Việt Nam quy mô còn nhỏ. Ở chiều ngược lại, Việt Nam mới có 13 dự án đầu tư sang Trung Quốc với 16 triệu USD.



2.3. Du lịch

Số lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2007 có hơn 557 nghìn lượt khách, đến năm 2013 đạt đến 1,9 triệu lượt khác. Lượng khách đến từ Trung Quốc chiếm hơn 20% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá của các công ty du lịch, mức chi tiêu bình quân của khách Trung Quốc còn rất thấp. Gần đây, trên một báo mạng đăng tin: Tờ Bloomberg News dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm đến Maldives, đã xin du khách Trung Quốc “hãy ăn ít mì ăn liền và nhiều hải sản địa phương hơn”. (Người đưa tin (Theo Washingtonpost); Thứ 6, 19/09/2014 15:23:17); phần nào cho thấy mức độ chi tiêu “tiết kiệm” của khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài.



3. Một vài nhận xét và khuyến nghị chính sách

Từ tháng 5/2014, với sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm dấy lên một cuộc tranh luận rộng rãi trong xã hội về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nói chung và đánh giá về nhân tố Trung Quốc với nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Trên các phương tiên thông tin đại chúng, đã xuất hiện một số bài viết trực tiếp bàn về chủ đề tác động của Trung Quốc tới kinh tế Việt Nam với các kịch bản được dự báo khác nhau(1).

Ở góc nhìn dài hạn thì có thể thấy rằng, trong suốt chiều dài lịch sử, diễn biến của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mang tính thăng trầm. Nhưng về cơ bản, các quan hệ kinh tế và văn hóa thì tỏ ra bền vững hơn, xuất phát cả từ lý do lịch sử lẫn nhu cầu thực tế. Song, xét ở góc độ quốc gia, để có một quan hệ kinh tế và văn hóa bền vững, bình đẳng, thì nội lực kinh tế của Việt Nam phải mạnh lên. Hàn Quốc chẳng hạn, hiện nay có quan hệ buôn bán với Trung Quốc lớn hơn nhiều so với buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc; và Hàn Quốc luôn là nước xuất siêu. Vậy, để có được vị thế quan hệ buôn bán với Trung Quốc giống như Hàn Quốc, cần phải có thời gian và có lẽ cần một cách tiếp cận khác với cách mà Việt Nam đang quan hệ kinh tế với Trung Quốc hiện nay.

Trước hết, cần khẳng định rằng, việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động có chủ ý, có tính toán, nằm trong chuỗi các hoạt động xâm lấn Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc đã từng cắt cáp tàu Viking II (6/2011) và tàu Bình Minh 02 (12/2012). Vì vậy, có thể nhận định chung rằng, sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sẽ là một thời kỳ quan hệ phức tạp, đấu tranh và hợp tác trong căng thẳng, khác hẳn giai đoạn “bình thường hóa” quan hệ từ 1991 đến nay, cho dù vẫn mang danh nghĩa đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Với cách nhìn nêu trên, với tư cách là quan hệ láng giềng, có thể nói nhân tố Trung Quốc luôn có tác động ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong mọi thời kỳ với các mức độ rất khác nhau. Vấn đề là tìm giải pháp cho việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế đó. Trước mắt, có thể là giá trị buôn bán sẽ ít đi, lượng FDI từ Trung Quốc sẽ suy giảm, lượng khách du lịch từ Trung Quốc sẽ giảm xuống…, làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam. Chẳng ai phủ nhận điều này trong ngắn hạn. Nhưng vấn đề là mức độ tác động đến đâu và nền kinh tế có thể vượt qua được những khó khăn nhất thời đó không? Chúng tôi thấy rằng, trong suốt những năm xảy ra chiến tranh với Trung Quốc (1979-1989), Việt Nam đã từng không quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Và xét về quan hệ kinh tế của Việt Nam thì không đâu bằng với Liên Xô (cũ), nhưng khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước này cũng chẳng còn, thực tế cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn vượt qua được. Vì thế, chúng tôi cho rằng, chẳng có lý do gì để không vượt qua được những khó khăn do trục trặc trong hệ kinh tế do Trung Quốc gây ra. Trong mọi từng lĩnh vực quan hệ kinh tế với Trung Quốc, đều cho thấy tính hai mặt rõ rệt. Chẳng hạn, nếu khối lượng buôn bán suy giảm, nhiều loại máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu cho sản xuất của Việt Nam sẽ không được cung cấp từ Trung Quốc, không lẽ các doanh nghiệp không tái cơ cấu (đành rằng không dễ) để tồn tại và phát triển? Và có thể vì vậy mà nhập siêu từ Trung Quốc sẽ giảm! Còn về FDI của Trung Quốc, với mức đã giải ngân khoảng 2 tỷ USD so với tổng mức FDI đã giải ngân gần 100 tỷ USD, chỉ chiếm 2%, cũng không phải có ảnh hưởng lớn. Mức độ ảnh hưởng của suy giảm khách du lịch từ Trung Quốc cũng tương tự như vậy. Với từng doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng lớn - nhỏ tùy thuộc vào mức độ và quy mô quan hệ kinh doanh trực tiếp với Trung Quốc, nhưng trên bình diện tổng thể quốc gia thì mức độ tác động ảnh hưởng lại chủ yếu chịu tác động của các chính sách kinh tế tổng thể và quan hệ kinh tế đối ngoại.

Vì vậy, chúng tôi xin đề nghị:

- Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc trong thời gian tới sẽ bao gồm cả hợp tác và đấu tranh, rất phức tạp, khác hẳn giai đoạn 20 năm sau “bình thường hóa” vừa qua.

- Cần nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, dài hạn để xử lý những vấn đề ngắn hạn.

- Điều cần tập trung ưu tiên trước mắt là tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh để nâng cao vị thế trong quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc.

- Mở rộng hơn nữa các quan hệ kinh tế - thương mại với các đối tác khác, nhất là với các nền kinh tế đã phát triển.

- Tích cực tham gia xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN./.

---------------------

Chú thích:

(1) Một số bài viết nổi bật trong số đó có thể kể đến:

- Ba kịch bản trong quan hệ kinh tế Việt – Trung; http://baodautu.vn/ba-kich-ban-trong-quan-he-kinh-te-viet-trung.html; 16:23 | 12/07/2014.

- Ba kịch bản quan hệ kinh tế Việt - Trung sau vụ giàn khoan HD-981; http://www. thesaigontimes.vn/117503/Ba-kich-ban-quan-he-kinh-te-Viet-Trung-sau-vu-gian-khoan-HD-98. html; 14/7/2014, 17:28 (GMT+7)…



----------------------------------------

ĐÁNH GIÁ NHÂN TỐ TRUNG QUỐC VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Bùi Trinh

  1. Đặt vấn đề

Gần đây nhiều ý kiến lo ngại nền kinh tế Việt Nam sẽ bị tổn thương nếu quan hệ Việt – Trung trở nên căng thẳng hơn do sự hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc (TQ) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (VN). Trong bối cảnh nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nhập khẩu, từ 16% năm 2005 đến năm 2012 tăng hơn 25%; nếu tính cả Đài Loan và đặc khu hành chính Hồng Công thì tỷ trong nhập khẩu từ khối này lên tới 34% trong tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu, theo tính toán của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW thì 60% nhập khẩu từ Trung Quốc là nguyên vật liệu cho sản xuất, hơn 30% là máy móc thiết bị và gần 10% cho tiêu dùng cuối cùng. Những tính toán và phân tích cụ thể dưới đây có thể phần nào giúp có cái nhìn toàn diện hơn về hai nền kinh tế VN và TQ.

  1. Phương pháp tính toán

Bảng cân đối liên ngành Quốc gia dạng phi cạnh tranh mở rộng có dạng:

Bảng 1: Bảng cân đối liên ngành Quốc gia dạng phi cạnh tranh mở rộng




Cầu trung gian (hoặc tiêu dùng trung gian)

Cầu cuối cùng




Ngành

1

2

3

C

G

I

E

GO

1

Xd11

Xd12

Xd13

Cd1

Gd1

Id1

E1

X1

2

Xd21

Xd22

Xd23

Cd2

Gd2

Id2

E2

X2

3

Xd31

Xd32

Xd33

Cd3

Gd3

Id3

E3

X3

Nhập khẩu từ nước D

Md1

Md2

Md3

Mdc

Mdg

MdI




Md

Nhập khẩu từ phần còn lại

Mf1

Mf2

Mf3

MfC

MfG

MfI




Mf

VA

V1

V2

V3
















GI

X1

X2

X3
















Các mối quan hệ trong bảng cân đối liên ngành Quốc gia dạng phi cạnh tranh mở rộng được biểu diễn như sau:

Trong bảng I/O Quốc gia dạng phi cạnh tranh, tất cả các phần tử của cầu trung gian và cầu cuối cùng đã được tách ra cầu là sản phẩm trong nước, cột âm về nhập khẩu nước D và nhập khẩu từ các nước khác không tồn tại trong khi 2 dòng nhập khẩu từ các nước D và nhập khẩu từ phần còn lại đước tách ra. Ở đây:

Xdij là quy mô ngành j sử dụng sản phẩm sản xuất trong nước trong quá trình sản xuất ;

Cdi : tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình cho sản phẩm i sản xuất trong nước ;

Gdi : tiêu dùng cuối cùng của chính phủ cho sản phẩm i sản xuất trong nước ;

Idi : Tích lũy tài sản là sản phẩm i sản xuất trong nước ;

Ei : Xuất khẩu sản phẩm i ;

Mdj: (Ngành j) Sản phẩm j sử dụng sản phẩm nhập khẩu từ nước D làm chi phí trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng j ;

Mfj : (Ngành j) Sản phẩm j sử dụng sản phẩm nhập khẩu từ phần còn lại làm chi phí trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng j;

Mdc và Mfc : Tổng nhập khẩu từ nước D và từ nước ngoài cho tiêu dùng cuối cùng của cá nhân (hộ gia đình) ;

Mdg và Mfg : Tổng nhập khẩu từ vùng khác trong nước và từ nước khác cho tiêu dùng cuối cùng của nhà nước ;

MdI và MfI  : Tổng tích lũy là sản phẩm nhập khẩu từ nước D và từ nước khác ;

Quan hệ cơ bản:

Trong dạng I/O dạng phi cạnh tranh các mối quan hệ được biểu diễn như sau:

(Ad + Amd + Amf).X + Yd + Ymd + Ymf - Md – Mf = X (1)

 Ad . X + Yd + Amd.X + Ymd – Md + Amf.X + Ymf - Mf = X (2)

Ở đây:

Ad . X là ma trận chi phí trung gian sản phẩm được sản xuất trong nước;



Amd.X là ma trận chi phí trung gian là sản phẩm nhập khẩu từ nước D;

Amf.X là ma trận chi phí trung gian là sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác;

Yd là ma trận nhu cầu cuối cùng sản phẩm được sản xuất trong nước; (bao gồm cả xuất khẩu)



Ymd Ymf là véc tơ nhu cầu cuối cùng sản phẩm nhập khẩu từ nước D và từ phần còn lại. Nhu cầu cuối cùng ở đây được hiểu bao gồm tiêu dùng cuối cùng của cá nhân, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, tích lũy tài sản.

Dễ dàng nhận thấy:



Amd.X + Ymd = Md (3)

Amf.X + Ymf = Mf (4)

Quan hệ (3) và (4) được hiểu nhập khẩu từ nước khác và phần còn lại được chia ra véc tơ nhập khẩu cho sản xuất (Amd.X; Amf.X) và véc tơ nhập khẩu cho sử dụng cuối cùng (Ymd; Ymf)

Do đó quan hệ (2) được viết lại:

Ad . X + Yd = X (5)

Và:

X = (I – Ad)-1.Yd (6)



Như vậy, quan hệ (6) trở về quan hệ chuẩn của Leontief nội vùng ở dạng phi cạnh tranh, ma trân nghịch đảo Leontief trong nước (I – Ad)-1 phản ảnh về độ nhậy và độ lan tỏa của các ngành trong vùng đối với nền kinh tế của vùng. Ma trận này có thể chọn những ngành trọng điểm cho vùng đang nghiên cứu.

Hệ số lan tỏa về kinh tế của các ngành được xác định:

Hệ số lan toả = n.BLi / ∑BLi

Trong đó: BLi = ∑rij (Cộng theo cột của ma trân Leontief)

Hệ số này lớn hơn 1 và càng cao có nghĩa liên kết ngược của ngành đó càng lớn và khi ngành đó phát triển nhanh sẽ kéo theo sự tăng trưởng nhanh của toàn bộ các ngành cung ứng (sản phẩm, dịch vụ) của toàn hệ thống.

Độ nhậy của các ngành được xác định:

Độ nhậy = n. FLi/∑FLi

Trong đó: FLi = ∑ rij (Cộng theo hàng của ma trân Leontief)

Các hệ số này lớn hơn 1 và càng cao có nghĩa liên kết xuôi của ngành đó càng lớn và thể hiện sự cần thiết tương đối của ngành đó đối với các ngành còn lại.

Từ quan hệ (6) có thể xác định nhân tử về thu nhập bằng cách:

V = v.(I-Ad)-1.Yd (7)

∆V = v.(I-Ad)-1.∆Yd (8)

Ở đây V là tổng thu nhập từ sản xuất (Gross Value added) , v là ma trân hệ số của các nhân tố của giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất. Quan hệ trên thể hiện sự thay đổi của thu nhập phụ thuộc vào sự thay đổi của cầu nội vùng.

Mặt khác quan hệ (2) cũng có thể được viết:

X- Amd.X = Ad . X + Yd + Ymd – Md + Amf.X + Ymf - Mf (9)

Hay:


X = (I- Amd)-1.( Ad . X + Yd + Ymd – Md + Amf.X + Ymf - Mf) (10)

Ma trận (I- Amd)-1được gọi là ma trận nhân tử về nhập khẩu từ nước D. Phương trình (9) và (10) nhu cầu về nhập khẩu từ nước D lan toả bởi nhu cầu trong nước. Hệ số lan tỏa nhập khẩu từ nước D được xác định:

Hệ số lan tỏa về nhập khẩu từ các vùng khác trong nước = n. / ∑

Trong đó:  = ∑ (Cộng theo cột của ma trận (I- Amd)-1)

Nếu ngành nào trong vùng hệ số lan tỏa này cao (lớn hơn 1) thì ngành đó của trong nước sẽ có tác động lôi kéo sản xuất của “ông hàng xóm” D phát triển

Tương tự, quan hệ (2) cũng có thể viết:

X- Amf.X = Ad . X + Yd + Amd.X + Ymd – Md + Ymf - Mf (11)

Hay:


X = (I- Amf)-1.( Ad . X + Yd + Amd.X + Ymd – Md + Ymf - Mf) (12)

Ma trận (I- Amd)-1được gọi là ma trận nhân tử về nhập khẩu từ phần còn lại. Phương trình (11) và (12) nhu cầu về nhập khẩu từ phần còn lại lan toả bởi nhu cầu nội vùng. Hệ số lan tỏa về nhập khẩu từ nước khác được xác định:

Hệ số lan tỏa về nhập khẩu từ nước khác = n. / ∑

Trong đó:  = ∑ (Cộng theo cột của ma trận (I- Afd)-1)

Nếu ngành nào trong nước có hệ số này cao (lớn hơn 1) chứng tỏ ngành đó sẽ kích thích nhập khẩu từ nước ngoài và điều này có thể dẫn đến thâm hụt thương mại của quốc gia.

Như vậy, bảng cân đối liên ngành nội vùng dạng phi cạnh tranh sẽ cho phép chúng ta xác định được mức độ lan tỏa kinh tế, độ nhậy, mức độ lan tỏa tới nhập khẩu nước nào đó và mức độ lan tỏa tới nhập khẩu từ nước khác của các ngành từ đó xem xét phân tích nên chú trọng đầu tư tới các ngành nào để tạo ra lan tỏa tốt cho kinh tế trong nước, kinh tế các vùng khác trong nước mà không gây nên thâm hụt thương mại.

Bên cạnh đó, sử dụng bảng cân đối liên ngành dạng phi cạnh tranh sẽ xem xét được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tổng cầu cuối cùng trong nước ảnh hưởng tới thu nhập và sản xuất như thế nào và có những nhận định về kinh tế của vùng hoặc Quốc gia theo phía cầu.

Hình 2: Ảnh hưởng lan tỏa và ảnh hưởng ngược nội vùng



III. Nghiên cứu thực tế

Dựa trên bảng cân đối liên ngành của Trung Quốc21 và Việt Nam có thể tính toán cấu trúc sơ bộ thông qua mức độ ảnh hưởng của cầu cuối cùng đến phía cung và thu nhập của hai nền kinh tế.
Bảng 2. So sánh lan tỏa từ cầu cuối cùng đến sản xuất và thu nhập của Trung Quốc và Việt Nam




Trung Quốc

Việt Nam




C

I

E

C

I

E

Lan tỏa tới sản xuất

1.92

1.96

2.3

1.19

1.14

1.8

Lan tỏa tới thu nhập

0.76

0.66

0.79

0.42

0.46

0.47

Nguồn: Tính toán của Bùi Trinh

Tính toán và so sánh ảnh hưởng của 2 nền kinh tế cho thấy ảnh hưởng lan tỏa từ phí cầu đến SX và thu nhập của TQ và VN. Do phí cung dồi dao khi can thiếp vào phí cầu cuối cùng (final demand) làm tăng sản lượng và Giá trị gia tăng (Gross Value added) rất mạnh mẽ, điều này ngược lại với ta. Với Trung Quốc việc tiêu dùng nội địa lan tỏa đến thu nhập ngang với xuất khẩu (một đồng tăng lên của tiêu dùng lan tỏa đến nhập khẩu 0,76 và xuất khẩu là 0,79) trong khi ở Việt Nam lan tỏa từ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu tương ứng chỉ là 0,42 và 0,47. Đầu tư cũng vậy khi họ đầu tư 1 đơn vị lan tỏa đến thu nhập 0,66 hơn ở ta gần 20 điểm phần trăm. Như vậy có thể thấy phía cung của TQ rất dồi dào manh mẽ trong khi ta yếu kém. Nhẽ ra ta cần sớm quay sang tình thần trọng cung từ lâu, từ đó đưa ra ý tưởng về cấu trúc lại nền kinh tế, nhưng lại mải miết với việc quản lý cầu cuối cùng, ngoài ra tham nhung cũng là thủ phạm trong chuyện này khi so sánh mức độ lan tỏa của đầu tư đến sản xuất của 2 giai đoạn có thể thấy lượng tiền bỏ ra đầu tư không đến được với sản xuất khoảng 17%. Ngoài ra với chính sách hướng ngoại khá toàn diện cho thấy không hẳn là chính xác, việc hướng ngoại này không chỉ đối với FDI mà cũng lệch lạc ngay cả đối với các nhân tố của cầu cuối cùng (Tiêu dùng, tích lũy và xuất khẩu), hầu như các chính sách đều hướng tới xuất khẩu mà dường như quên hẳn thị trường nội địa, trong khi mức độ lan tỏa của tiêu dùng nội địa của TQ đến sản xuất và thu nhập gần như tương đương nhau



Sử dụng bảng cân đối liên ngành năm 2010 cập nhật năm cho năm 2012 theo giá 2010 của Việt Nam, phân tách xuất khẩu và nhập khẩu thành: xuất khẩu sang Trung Quốc và xuất khẩu sang các nước còn lại; nhập khẩu từ Trung Quốc và nhập khẩu từ các nước còn lại từ đó tính toán mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc tới nền kinh tế Việt Nam cho thấy, với các giả thiết: Tổng thầu ngưng trệ; Đầu tư FDI từ TQ giảm 50%; Xuất khẩu giảm 20%; Nhập khẩu giảm 20% đã đưa ra kết luận: Khi tổng thầu giảm và FDI từ TQ giảm thì nhập khẩu cũng giảm khoảng 40%; Với tình huống đó, tổng ảnh hưởng làm GDP giảm khoảng 1,68%. Tuy nhiên, nếu thay thế được tổng thầu với đối tác khác hoặc với các đối tác trong nước và sản xuất ít phụ thuộc vào nhập khẩu hơn thì ảnh hưởng này sẽ còn ít hơn. Bên cạnh đó, nếu thay thế xuất khẩu sang Trung Quốc bằng xuất khẩu sang các nước khác 5% và cơ cấu xuất khẩu thay đổi (chuyển tỷ trọng xuất khẩu ở khu vực công nghiệp sang khu vực dịch vụ) thì ảnh hưởng này lại làm GDP tăng 0.22% - 0,5%. Cấu trúc kinh tế mà ta cần hướng tới là chuyển xuất khẩu của khu vực công nghiệp sang khu vực dịch vụ22.

Trong một nghiên cứu khác của một nhóm của trường đại học Kyoto cho ra kết quả nếu chuyển dịch cấu trúc của xuất khẩu 20% từ khu vực công nghiệp chế biến chế tạo sang khu vực dịch vụ thì tăng trưởng sẽ bền vững, chỉ số lan tỏa của khu vực dịch vụ sẽ cao hơn mức bình quân của nền kinh tế và tỷ trong khu vực này sẽ đạt xấp xỉ 50% GDP.

Cũng tính toán này cho một số nước Châu Á có thể so sánh một số tiêu chí của các nền kinh tế trong khu vực. Kết quả cho thấy Việt Nam và Trung Quốc là 2 Quốc gia có nền sản xuất mang nặng tính gia công nhất. Kết quả này tương đồng với nhận định của ông Vũ Quang Việt, nguyên vụ trưởng vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia của UN. Ông Việt cho rằng, Trung Quốc là một nền kinh tế công xưởng và VN là nền kinh tế gia công. Quy mô của nền kinh tế TQ lớn hơn VN rất nhiều nhưng về bản chất đều có những nét rất tương đồng, đó là tính dễ tổn thương và hiệu quả không cao. Mặt khác, Mức độ lan tỏa từ nhu cầu cuối cùng nội địa đến phía cung có sự thay đổi tương đối lớn và rõ rệt (tăng lên từ 2,59 của năm 2007 đến 3,57 dự tính cho năm 2012, nhưng mức độ lan tỏa đến sản xuất nội địa giảm từ 1,77 năm 2007 xuống 1,66 trong năm 2012, như vậy mức độ lan tỏa đến nhập khẩu tăng lên mạnh mẽ từ khoảng 1,0 năm 2007 lên 1,91 năm 2012. Điều này cho thấy nếu vẫn mải miết tác động đến phía cầu cuối cùng sẽ chỉ làm tăng thâm hụt thương mại của khu vực kinh tế trong nước.

Kết luận: Nếu kinh tế Việt Nam ngày càng kém hiệu quả và mang tính gia công, tỷ lệ chi phí trung gian trên giá trị sản xuất tăng lên xấp xỉ 20 điểm phần trăm từ năm 2000-2012, chỉ trong giai đoạn 5 năm 2007 – 2012 tỷ lệ này tăng lên gần 10 điểm phần trăm, hàm lượng giá trị gia tăng lan tỏa bởi cầu cuối cùng ngày càng thấp (thấp nhất trong các nước được so sánh trong vùng). Như vậy có thể thấy dù không có vụ dàn khoan của TQ thì nền kinh tế VN nếu không nhanh chóng thay đổi sẽ có nguy cơ “đau ốm” triền miên và đến một lúc nào đó sẽ không gượng dậy được nữa.

Như vậy cộng cả vụ dàn khoan thì càng cần thực hiện nhanh chóng và quyết liệt thông điệp đầu năm của Thủ tướng, ngoài ra cấu trúc kinh tế cũng cần thay đổi chuyển hướng từ xuất khẩu của khu vực công nghiệp chế biến sang xuất khẩu dịch vụ.

Cũng cần tăng cường phía cung làm tăng cường sản xuất ra các sản phẩm có thể tiêu dùng trong nước và các chính sách ưu đãi cho xuất khẩu cũng cần cho sản xuất các sản phẩm tiêu thụ trong nước.

Cần tạo một sân chơi bình đẳng giữa các khu vực sở hữu (kinh tế dân doanh, kinh tế Nhà nước và FDI).



Trước sự kiện dàn khoan của TQ cần kiên trì và bình tĩnh thực hiện thông điệp đầu năm của Thủ tướng.

Bảng 3. So sánh một số tiêu chí của một số nước Á châu

 

 

Hệ số CFTG/GO

Hệ số lan tỏa chung

Hệ số lan tỏa nội địa

Lan tỏa đến nhập khẩu

Hệ số lan tỏa thu nhập

Hàm lượng VA trong sản lượng SX trong nước

1

Bangladesh

0.42

1.74

1.56

0.18

0.9

57.7%

2

Bhutan

0.39

1.65

1.31

0.34

0.8

61.1%

3

Brunei Darussalam

0.25

1.34

1.23

0.11

0.91

74.0%

4

Cambodia

0.49

1.97

1.45

0.52

0.74

51.0%

5

People's Republic of China

0.66

2.96

2.43

0.53

0.82

33.7%

6

Fiji

0.56

2.27

1.76

0.51

0.78

44.3%

7

Hong Kong, China

0.44

1.79

 

1.79

 

 

8

India

0.52

2.08

1.83

0.25

0.88

48.1%

9

Indonesia

0.50

2.00

1.77

0.23

0.89

50.3%

10

Malaysia

0.62

2.65

1.61

1.04

0.61

37.9%

11

The Maldives

0.47

1.88

1.41

0.47

0.75

53.2%

12

Mongolia

0.54

2.15

1.58

0.57

0.74

46.8%

13

Nepal

0.38

1.61

1.46

0.15

0.91

62.3%

14

Singapore

0.65

2.82

1.53

1.29

0.54

35.3%

15

Sri Lanka

0.45

1.81

1.53

0.28

0.85

55.6%

16

Taipei, China

0.58

2.4

1.74

0.66

0.73

42.0%

17

Thailand

0.61

2.59

1.85

0.74

0.71

38.4%

18

Viet Nam (2007)

0.63

2.73

1.73

1.00

0.63

36.4%

19

Viet Nam (2012 est.)

0.72

3.57

1.66

1.91

0.46

27.7%

Tài liệu tham khảo:

  1. ADB, Supply and Use tables for selected Economies in Asia and the Pacific, December, 2012

  2. Ahmad, N and S. Araujo (2011). “Measuring Trade in Value-Added and Income using Firm-Level data”

  3. Bui Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Trung-Dien Vu, Pham Le Hoa & Nguyen Viet Phong “New Economic Structure for Vietnam Toward Sustainable Economic Growth in 2020” Global Journal of HUMAN SOCIAL SCIENCE Sociology Economics & Political Science Volume 12 Issue 10 Version 1.0 2012

  4. Johnson, R.C. and G. Noguera (2011). “Accounting for intermediates: Production sharing and trade in value added”, Journal of International Economics, forthcoming.

  5. Каталог: Uploads -> Articles04
    Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
    Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
    Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
    Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
    Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
    Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
    Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
    Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
    Articles04 -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
    Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

    tải về 2.4 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương