MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN


Bảng 3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu



tải về 2.4 Mb.
trang4/27
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.4 Mb.
#15399
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Bảng 3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu

 

Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn (%)

Tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu (%)

Doanh nghiệp Nhà nước







2011

3,0

5,2

2010

2,9

5.3

2009

3,8

7,9

2008

2,9

5,1

2007

3,6

6,8

2006

0,4

0,6

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước







2011

1,1

1,5

2010

1,9

2,7

2009

1,8

2,3

2008

1,3

1,2

2007

2,6

2,8

2006

2,0

1,7

Doanh nghiệp FDI







2011

4,4

5,1

2010

6,6

8,8

2009

9,1

11,0

2008

9,7

10,6

2007

11,7

13,1

2006

13,1

14,2

Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê.

Hình 1. Tỷ lệ vốn đầu tư và tích lũy gộp tài sản so với GDP



3.3. Đối với xuất khẩu tuy làm tăng sản xuất xấp xỉ 12% nhưng lan tỏa đến giá trị gia tăng giảm (-13.3%) và quan trọng hơn là lan tỏa đến nhập khẩu tăng rất mạnh (52%). Điều này khẳng định xuất khẩu ở thời điểm hiện nay cơ bản là xuất khẩu sản phẩm thô, tài nguyên và sản phẩm gia công mà còn gây nên nhập siêu mạnh. Xét trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu cao. Đỉnh điểm là năm 2008, tổng mức nhập siêu hàng hóa là trên 18 tỷ USD. Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, vấn đề nhập siêu cũng không hẳn là không tốt, nếu các hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên trên thực tế, các loại hàng hóa nhập khẩu lại chủ yếu phục vụ cho khu vực FDI, một khu vực mà hầu hết máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu… dùng cho sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu, và sau đó lại phục vụ cho xuất khẩu. Những mặt hàng xuất khẩu như điện tử; máy tính và linh kiện; điện thoại và các loại linh kiện; hàng dệt may; giày dép... mang nặng tính lắp ráp gia công, hàm lượng giá trị gia tăng thấp, hiệu quả cho nền kinh tế cũng không cao. Điều này có thể thấy được qua nghiên cứu tình hình nhập siêu và tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2000-2012 trong hình dưới đây. Nhập siêu có cao hay thấp thì GDP vẫn tăng trưởng khá trong giai đoạn này. Năm 2012, xuất siêu là 284 triệu USD thì tăng trưởng GDP vẫn đạt được 5.03%, dù là thấp trong vòng 12 năm qua.

Hình 2. Nhập siêu hàng hóa và tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2012



Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.

Một điểm cần lưu ý trong yếu tố này là xu hướng nhập khẩu và xuất khẩu của khu vực FDI cũng ngày càng “lấn lướt”, dần dần chiếm lĩnh thị phần của khu vực kinh tế trong nước. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước năm 2000 là 52.98%, giảm xuống còn 36.93% năm 2012; khu vực FDI tăng lên tương ứng từ 47.02% năm 2000 lên 63.07% năm 2012. Cơ cấu nhập khẩu cũng có sự thay đổi đáng kể, khi mà khu vực kinh tế trong nước phải “nhường” 24.9% thị phần cho khu vực FDI trong giai đoạn 2000-2012.



Hình 3. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2000-2012 (%)



Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả

Hình 4. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2000-2012

Đơn vị tính: %



Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.

Rõ ràng là chúng ta đã và đang phải đối mặt với vấn đề “tự tái cấu trúc về sở hữu” của nền kinh tế khi mà chúng ta càng ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu và nhập khẩu phần lớn cũng chỉ để phục vụ cho xuất khẩu mà thôi, và cuối cùng nền sản xuất trở thành “gia công toàn diện”.

Kết quả điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ chi phí trung gian trên giá trị sản xuất của ngày càng tăng, nếu năm 2000 tỷ lệ này khoảng 52%, đến năm 2010 tỷ lệ này tăng lên hơn 10 điểm phần trăm (63%), kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2012 cho thấy tỷ lệ này tiếp tục tăng lên (khoảng 71%). Tỷ lệ này tăng lên cơ bản do chi phí về năng lượng luôn luôn tăng, chi phí vận tải chỉ có tăng mà không có giảm, như vậy có thể dự tính tỷ lệ này đến năm 2015 sẽ tăng lên khoảng 73%.


  1. Một vài kết luận

Qua những lập luận trên có thể thấy mọi can thiệp vào phía các nhân tố của cầu không làm tăng thu nhập từ sản xuất mà chỉ tăng thâm hụt thương mại và rủi ro về lạm phát. Rõ ràng các chính sách quản lý tổng cầu là không phù hợp với Việt Nam hiện nay khi mà sản lượng tiềm năng không có dấu hiệu được cải thiện thông qua những chính sách trọng cung phù hợp và chi phí phải trả cho việc kích cầu có thể là sẽ rất cao.

Thời gian qua một số cơ quan đề xuất chính sách kích cầu đã tổ chức các đoàn khảo sát tới Nhật Bản để học tập kinh nghiệm nước bạn trong việc áp dụng Abenomics. Học thuyết này được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra chủ trương dựa trên "ba mũi điểm" là kích thích tài chính, nới lỏng tiền tệ và cải cách cơ cấu. Đặc trưng của cơ bản của chương trình này là một "hỗn hợp tạo lạm phát, chi tiêu chính phủ và chiến lược tăng trưởng để đưa nền kinh tế ra khỏi lơ lửng  trong hơn hai thập kỷ. " 

Chương trình này dựa trên nền tảng sản xuất (phía cung) rất mạnh mẽ, hàng hóa nhiều với chất lượng và giá cả thấp. Với nền tảng là phía cung như vậy việc kích thích ở phía cầu có thể là hợp lý. Điền này khác hoàn toàn với Việt Nam khi phía cung vẫn còn yếu kém, sản xuất cơ bản là gia công thì việc can thiệp vào phía cầu không làm tăng sản lượng mà chỉ làm nền kinh tế đứng trước nhiều rủi ro về vĩ mô.

Trong những năm qua chúng ta đã chứng kiến những thành quả mà chính sách trọng cung mang lại cho đất nước, đặc biệt là nhiều cải cách lớn trong giai đoạn 2000-2006 như cho phép các doanh nghiệp trực tiếp xuất nhập khẩu, ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2000, dỡ bỏ những rào cản trong việc thành lập doanh nghiệp, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN17, v.v… Do đó, Chính phủ cũng như Quốc hội cần nhất quán quan điểm rằng ở thời điểm hiện nay chúng ta cần hy sinh những mục tiêu ngắn hạn (tăng trưởng…) để dũng cảm từ bỏ những chính sách quản lý tổng cầu và kiên trì đẩy mạnh các biện pháp tái cơ cấu nền kinh tế - về cơ bản chính là chính sách trọng cung. Trong đó, “chìa khóa” chính là cải cách về thể chế kinh tế và chính trị (điều chỉnh địa giới kinh tế tách bạch địa giới hành chính, loại bỏ kinh tế tỉnh …) để hàng triệu người năng động và có ý tưởng muốn đầu tư vào sản xuất thay vì chỉ đầu cơ đất đai hay tư vấn ăn bám vào các doanh nghiệp xây lắp; hơn 60% lực lượng lao động gia đình hay tự làm (lao động dễ bị tổn thương) mà không chỉ là 1,84% được sử dụng hiệu quả và làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp; mức để dành (saving) của nền kinh tế đang ở mức cao không còn là tiền tệ nằm ở hệ thống ngân hàng hay chạy lòng vòng trong hệ thống thông qua mua trái phiếu mà phải đến được với khu vực sản xuất. Đó mới là “kế lâu bền” để đẩy mức sản lượng tiềm năng của chúng ta lên mức cao hơn và đạt được sự tăng trưởng bền vững, lâu dài hơn mà không chỉ là “kích cầu” ngắn hạn để năm nay hoặc năm tới có được mức tăng trưởng như ý để làm đẹp báo cáo.



Hiện nay hầu như các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách thường đánh đồng ý niệm tăng trưởng kinh tế với tăng trưởng GDP18, chỉ tiêu GDP chỉ tính đến các đơn vị thường trú trên lãnh thổ Việt Nam nhưng quên rằng cái mà một Quốc gia thực sự được hưởng là Tổng thu nhập Quốc gia (Gross National Income – GNI) và thu nhập Quốc gia khả dụng (National Disposable income – NDI) chứ không phải chỉ tiêu “phù phiếm” là GDP; nếu trong giai đoạn 2000 – 2006 tăng trưởng GDP và tăng trưởng GNI có độ chênh lệch chỉ khoảng 1% (tăng trưởng GNI trong giai đoạn này khoảng 7,4%), thì độ chênh lệch về tăng trưởng GDP và GNI trong giai đoạn 2007 – 2012 lên đến 6 điểm phần trăm (tăng trưởng GNI ước tính 5,3%).Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự sụt giảm này là do các chính sách của Việt Nam xoay chuyển từ tinh thần trọng cung19 sang quản lý tổng cầu. Việc xoay chuyển này, cùng với việc tiềm lực đã bung ra hết sau khi được “cởi trói” và những tiềm ẩn rủi ro do cấu trúc nền kinh tế lệch lạc từ trước và đầu tư không hiệu quả ngày càng có xu hướng gia tăng. Đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì sự lệch lạc ngày càng bộc lộ nhiều hơn./.
Tài liệu tham khảo

  1. Bruno de Souza Lopes, Estefania Ribiero da Silva & Fernando Salgueiro Perobelli (2009), “Foreign Direct Investment versus Domestic Investment: An Input – output Approach for Brazil in the years 2000 – 2005”, TD. Mestrado em Economia Aplicada FEA/UFJF 017/2009.

  2. Bui Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Trung – Dien Vu, Pham Le Hoa, Nguyen Viet Phong. New Economic Structure for Vietnam Toward Sustainable Economic Growth in 2020, Global Journal of HUMAN SOCIAL SCIENCE Sociology Economics & Political Science,Vol.12, Issue 10, Version 1.0 2012.

  3. Bui Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Trung-Dien Vu, 2011. Economic integration and trade deficit: A Case of Vietnam, Journal of Economic and International Finance, Vol 3(13), pp 669-675.

  4. Nguyễn Thắng, “Ràng buộc, dư địa và hiệu lực của các chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”.

  5. Nguyễn Thị Lan Hương, “Vấn đề thất nghiệp và việc làm: Hiện trạng và các triển vọng”.

  6. Bùi Trinh, Nguyễn Việt Phong “Khả năng phục hồi kinh tế - Cơ hội và thách thức” (2013), Viện kinh tế và quản lý thủy lợi, 2013.

  7. Jiang Jianming & Masaru Ichihashi (2011), “How does FDI affect the regional economic growth in China ? Evidence from sub – regions and industries of the Jiangxi Province P.R. China”, IDEC Hiroshima University, 2011.

  8. Nguyễn Phương Thảo, Ngô Văn Phong “Tổng cầu cuối cùng, sản xuất và thu nhập của Việt Nam: Một vài so sánh với Trung Quốc” (2014), Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12/2014.

  9. Niên giám thống kê năm 2000, 2005, 2013.

  10. Phạm Thế Anh, Đinh Tuấn Minh, Nguyễn Thị Minh “Kinh tế Việt Nam: Từ chính sách ổn định tổng cầu sang chính sách trọng cung để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn” Nhà xuất bản Tri thức, 2013.

  11. Shri Prakash, Shalini Sharma and F. Kasidi (2008), “Input output modeling of impact of FDI on Indian economic growth”, Birla Institute of Management Technology, 2008.

  12. Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia “Báo cáo Tình hình kinh tế 8 tháng và tháng 8 năm 2014” 26/08/2014 http://nfsc.gov.vn/sites/default/files/bccp2014_08_final_1_0.pdf

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN KHU VỰC TƯ NHÂN
TS. Phạm Thị Thu Hằng

Tổng Thư ký, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Khu vực kinh tế tư nhân được đề cập trong bài viết này bao trùm các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp.

Tính đến 1/1/2014 cả nước đã có 764.374 doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật doanh nghiệp. Kết quả điều tra của Tổng cục thống kê cho thấy tại thời điểm 1/1/2013, cả nước có 347.693 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong 8 tháng đầu năm 2014, cả nước có 47.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 289.800 ngàn tỷ đồng, giảm 9,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Trong số các doanh nghiệp DN đang hoạt động, tỷ lệ DN khu vực tư nhân (Tổng cục thống kê sử dụng khái niệm: Doanh nghiệp ngoài nhà nước) chiếm khoảng 96%. Trong số 10,9 triệu việc làm phi nông nghiệp được toàn bộ khu vực tạo ra năm 2012 thì các số việc làm do DN ngoài nhà nước tạo ra là 6,7 triệu việc làm, chiếm 61%.

Theo kết quả Tổng điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 2012 cả nước có 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể. Khu vực này đã tạo ra 7,8 triệu việc làm phi nông nghiệp, tương đương 35% số lượng việc làm phi nông nghiệp (GSO, 2013).

Như vậy, toàn bộ khu vực tư nhân (kể các các DN ngoài nhà nước và khu vực hộ kinh doanh cá thể) tạo ra số việc làm là 14,5 triệu việc làm, chiếm 76,7 % việc làm phi nông nghiệp hiện nay. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, Nhà nước cắt giảm biên chế hành chính sự nghiệp thì ý nghĩa xã hội của khu vực kinh tế tư nhân là vô cùng to lớn.

Trong giai đoạn 2002-2012, kết quả chủ yếu trong tái cơ cấu đầu tư là giảm tỷ trọng đầu tư/GDP, thay đổi cơ cấu đầu tư theo chủ thể đầu tư và nguồn vốn; Năm 2000, khu vực tư nhân trong nước đóng góp 22,9 đến năm 2013 đã đóng góp 37,6%, trở thành bộ phận đóng góp lớn trong tổng vốn đầu tư.



Từ việc định hình một cách rõ ràng về khu vực tư nhân ở Việt Nam và tham chiếu các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, có thể nhận thấy một số vấn đề lớn cần đặt ra đối với sự phát triển của khu vực này như sau:

  1. Chất lượng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân chưa bền vững.

  2. Hiệu quả kinh doanh chưa cao, tính phi chính thức chiếm ưu thế.

  3. Khả năng tự chủ và sức đề kháng yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng

  4. Những hạn chế do hệ thống thể chế (các khuôn khổ pháp lý, hệ thống các chính sách hỗ trợ…).

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐẶT RA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

    1. Về chất lượng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân

Có nhiều dẫn chứng cho thấy khu vực kinh tế tư nhân ở Việ Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn đang là khu vực dễ bị tổn thương nhất.

Tỷ lệ DN ngừng hoạt động và giải thể cao. Trong năm 2013, cả nước có 76.955 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 398.681 tỷ đồng, tăng 10,1% về số doanh nghiệp và giảm 14,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong năm này, cả nước có 60.737 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động (trong đó, số doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể là 9.818 doanh nghiệp, số doanh nghiệp gặp khó khăn và rơi vào trạng thái tạm ngừng hoạt động là 50.919 doanh nghiệp) tăng 11,9 % so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động tăng dần theo các tháng trong năm 2013, tổng số là 14.402 doanh nghiệp20.

Quy mô vốn trung bình giảm. Năm 2012, lần đầu tiên sau 10 năm, tổng nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp đã giảm so với năm trước. Quy mô vốn của doanh nghiệp nhà nước đã giảm 26,1% so với năm 2011, từ mức 1.584 tỷ xuống 1.171 tỷ. Quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 3,6%, từ mức 25 tỷ xuống 24 tỷ. Việc quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm cho thấy thực trạng khó khăn của doanh nghiệp trong năm 2012, còn quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp nhà nước giảm chủ yếu do thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp. Trong khi đó, quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp FDI lại tăng từ 270 tỷ đồng lên 307 tỷ đồng, một lần nữa cho thấy các doanh nghiệp này vẫn phát triển tốt và không chịu tác động nhiều từ bối cảnh kinh tế ở Việt Nam năm 2012.

Tỷ lệ các doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ (xét theo quy mô lao động), tiếp tục có xu hướng tăng lên, từ 94% lên 95,8%. Do vậy, việc tăng số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập và mở rộng quy mô doanh nghiệp ở đâu đó chưa đi kèm với việc tăng số lượng việc làm mới.

Sự đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh chưa theo kịp với sự phát triển chung của thế giới. Xét theo ngành nghề kinh doanh, giai đoạn 2007-2012 chứng kiến sự phát triển ấn tượng về số lượng doanh nghiệp trong các ngành nông nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên Nghiên cứu chỉ số kinh doanh toàn cầu 2013 (GEM) cho thấy sự “tụt hậu” của Việt Nam. Theo cách tiếp cận của OECD, Việt Nam thuộc nhóm “Các nước phát triển dựa trên yếu tố đầu vào“ (Giai đoạn I). Những nước ở trình độ phát triển cao hơn đã chuyến sang giai đoạn II hoặc III là “Các nước phát triển dựa trên hiệu quả” và tương ứng “Các nước phát triển dựa trên đổi mới” (Xem chi tiết ở phụ lục 1). Năm 2013, lần đầu tiên VCCI tham gia cùng 70 quốc gia xây dựng chỉ số kinh doanh toàn cầu (GEM). Hình 1 cho thấy mức độ đa dạng hóa của các DN Việt Nam rất thất, thấp hơn mức độ trung bình của các nước trong nhóm phát triển ở giai đoạn I (VCCI-GEM, 2014).

Hình 1. Sự đa dạng của ngành nghề kinh doanh



Hợp tác kinh doanh, gắn kết với chuỗi cung ứng/mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Nhìn chung trong quá trình phát triển, mỗi hoạt động kinh doanh thường được tổ chức kết hợp với các hoạt động kinh doanh khác. Sự hợp tác này có thể là chính thức hoặc phi chính thức, liên quan đến sản xuất, cung cấp, tiếp thị và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hình 2 cho thấy sự hợp tác kinh doanh ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở khâu tiếp thị bán hàng, bao gồm cả bán hàng cho các khách hàng hiện tại (29,5%) và khách hàng tương lai (22%). Một hoạt động khác cũng thường có sự hợp tác là trong khâu sản xuất hàng hóa và dịch vụ (24,8%). Đáng tiếc là khâu phát triển ra sản phẩm mới lại ít có sự hợp tác nhất, đây chính là hạn chế khiến cho các DN Việt Nam chưa thu được nhiều giá trị gia tăng, thể hiện rõ nhất trong một số ngành đứng đầu về xuất khẩu hiện nay như may mặc, da giầy, điện tử v.v... (VCCI-GEM, 2014).

Hình 2. Hợp tác kinh doanh theo công đoạn

Đơn vị: %





    1. Về hiệu quả kinh doanh và tính phi chính thức

Trong giai đoạn 2007-2012, so sánh hiệu quả kinh doanh của các khu vực doanh nghiệp có thể thấy: Hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp ngoài nhà nước nhà nước luôn thấp so với khu vực DNNN và FDI. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn có chỉ số thanh toán hiện tại tốt nhất, dù có giảm đi từ 5,3 lần năm 2007 xuống còn 3,2 lần năm 2012. Mặc dù tình hình kinh doanh năm 2012 gặp nhiều khó khăn, nhưng chỉ số khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ thua lỗ ở hai khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI đang có xu hướng giảm đi, Trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ thua lỗ đang ngày một tăng lên, cho thấy hiệu quả kinh doanh của khu vực doanh nghiệp này ngày càng đặt ra nhiều vấn đề, hơn nữa, các chỉ số ROA, ROE của các doanh nghiệp nhà nước đã liên tục giảm trong hai năm 2011-2012, xuống lần lượt là 6,9% và 6,6%. (VCCI, 2014).

Điểm đáng chú ý là tính phi chính thức của khu vực tư nhân không có chiều hướng cải thiện. Sự phát triển của khu vực hộ kinh doanh cá thể năm 2012 với mức tăng trên 23% về số lượng hộ so với năm 2007 là minh chứng cụ thể về vấn đề này. Đáng chú ý, là trong số 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, có tới 1,25 triệu hộ có đăng ký kinh doanh/có mã số thuế, chiếm 27%. Trên thực tế các hộ kinh doanh cá thể này hoạt động gần như các doanh nghiệp, tuy quy mô nhỏ. Sự tồn tại khu vực tư nhân “bán chính thức” này đặt ra các câu hỏi: Tại sao các đơn vị này không đăng ký hoạt động một cách chính thức đầy đủ? và Nhà nước phải có động thái gì để khuyến khích khu vực này phát triển thành doanh nghiệp có hình thức pháp lý hiện đại hơn như: DN tư nhân, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh?...



2.3. Về khả năng tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng

Hoạt động của khu vực tư nhân trong một nên kinh tế bên cạnh một nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc đang là một thách thức lớn hiện nay. Do ảnh hưởng của tính phi chính thức (đang khá phổ biến) và sự liên kết kinh doanh yếu kém nên các DN khu vực tư nhân Việt Nam đang chịu sự phụ thuộc khá lớn vào các DN Trung quốc, kể cả về thị trường nguyên liệu đầu vào (đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, da giày, điện tử, máy móc phụ tùng...) và về thị trường tiêu thụ (nông sản, khoáng sản...). Đây cũng chính lại là những lĩnh vực mà khu vực tư nhân tham gia tích cực nhất.

Như đã đề cập ở phần 2.1, các doanh nghiệp khu vực tư nhân ở Việt Nam tham gia hợp tác rất hạn chế ở công đoạn phát triển sản phẩm mới. Những hạn chế này đã khiến cho DN trở nên thụ động cả ở khâu tìm kiếm thị trường lẫn khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ, hay là tìm kiếm các cơ hội thị trường ở những khu vực khác. Mặt khác, năng suất lao động của Việt Nam cũng thấp, dẫn đến tình trạng giá cả không cạnh tranh so với các sản phẩm từ Trung Quốc.

Khảo sát của VCCI cho thấy phần lớn các doanh nghiệp cho rằng ký kết Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là một trong những giải pháp hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp cận được các thị trường lớn, được mua nguyên vật liệu từ các nước ký kết TPP với mức chi phí thấp và tăng cường khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng TPP chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp có cơ hội tham gia đấu thầu minh bạch và công khai khi mở cửa thị trường mua sắm công ở mức bình thường.



Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 2.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương