MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN


Biểu 5: Kinh nghiệm thực tiễn: “Các ông đùa à?”



tải về 2.4 Mb.
trang13/27
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.4 Mb.
#15399
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   27

Biểu 5: Kinh nghiệm thực tiễn: “Các ông đùa à?”
Công trình nhà ga sân bay Đà nẵng được khởi công xây dựng từ tháng 12/2007 với tổng vốn hơn 1.345 tỉ đồng từ ngân sách và vốn vay, do Tổng Công ty Cảng HK miền Trung làm chủ đầu tư.Theo kế hoạch, nó sẽ được đưa vào khai thác từ quý I/2010 nhưng đã chậm tiến độ gần hai năm. Mới đây Bộ GTVT đã có văn yêu cầu chủ đầu tư, ban quản lý (BQL) dự án phải có giải pháp cụ thể, để hoàn thành trước 31/12/2011. Chậm nhất ngày 20/9, tất cả các nhà thầu chính, thầu phụ phải lập lại được bản tiến độ chi tiết, tiến độ tổng thể, chốt được thời gian hoàn thành từng nội dung công việc…Tuy nhiên, sáng 4/10, khi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vào thị sát thì đâu vẫn hoàn đấy. Ông Hoàng Thành, Chủ tịch Hội đồng Tổng Công ty Cảng HK miền Trung, báo cáo có 350 công nhân đang thi công, nên thiếu thợ, cần tuyển dụng thêm từ Hà nội vào. Trong khi giám sát Trưởng John Malig nói rõ chỉ có 250 công nhân. Ông John Richrd Malig còn cho biết nhà thầu báo cáo đã đạt tiến độ 97% song đó là hoàn thành chứ chưa phải là hoàn thiện, vì còn rất nhiều khiếm khuyết cần phải sửa chữa. Ông cũng rất nhiều lần yêu cầu các nhà thầu trình bản tiến độ theo yêu cầu của Bộ GTVT nhưng họ vẫn không thực hiện. “Rất khó hoàn thành dự án vào cuối năm 2011 bởi tư duy chậm trễ dường như ăn sâu vào các nhà thầu. Tuy vậy vẫn không có sự thay đổi những người điều hành của các nhà thầu... Chúng tôi rất thất vọng vì các nhà thầu chưa có nỗ lực nào vượt bậc!”- ông John Malig nói. Bộ trưởng GTVT hỏi: Đấu thầu theo tiêu chí gì mà nhà thầu yếu cả năng lực, kinh nghiệm lẫn tài chính như vậy; làm gì chẳng chậm tiến độ. Ông Đinh La Thăng nhận định để xảy ra tình trạng trên trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư và BQL dự án. Sự điều hành lẫn tổ chức công trường là “có vấn đề”. Chưa nói đâu xa, khi đoàn công tác vào thị sát thì thấy việc chỉ huy kết nối các gói thầu hết sức lỏng lẻo, công việc giao không rõ ràng nên công nhân không có việc để làm và… không biết làm việc. Tiến độ chậm hàng năm trời, nhưng Chủ đầu tư không phạt, mà còn vui vẻ. Trước tình hình đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã thay ngay tổng chỉ huy công trình. Và 15/12/2011 Nhà ga đã được chính thức khánh thành, đúng theo kế hoạch Bộ đề ra.

(Tổng hợp theo báo Tin mới, 5/10/2011 và VN Express, 25/12/2011)





  1. Một số gợi ý về giải pháp tái cấu trúc Tập đoàn và DNNN

3.1 Vấn đề trao quyền quyền tự chủ phải đi kèm với chế độ tự chịu trách nhiệm

Biểu 5 đưa ra một tình huống khá phổ biến: chủ đầu tư các dự án dùng vốn Ngân sách, có động cơ làm chậm tiến độ, giảm chất lượng công trình; nhằm gây áp lực đòi tăng chi phí đầu tư . Có hai câu hỏi được đặt ra: Thứ nhất, tại sao việc thay Tổng chỉ huy công trình lại cho kết quả tích cực ngay? Thứ hai, tại sao Ông Đinh La Thăng lại làm như vậy? Hay tại sao quyết định như vậy, dù mang tính tích cực, lại chỉ được xem như chuyện lạ dưới mắt số đông người trong xã hội?

Việc trả lời câu hỏi thứ nhất là khá đơn giản: Việc quy kết trách nhiệm và thay Tổng chỉ huy công trình là tín hiệu cho người mới nhậm chức thay thế và quản lý ở mọi cấp của dự án hiểu rõ một điều là: sẽ không có vốn rót thêm vào công trình; và nếu để tiến độ chậm hơn, chất lượng tồi hơn, thì có khả năng cao là đến lượt mình sẽ bị quy trách nhiệm và bị cách chức. Việc quan tâm đến bổng lộc (rent) mà vị trí hiện có đang đem lại, nhưng sẽ bị mất trắng nếu bị cách chức, rõ ràng đã kích thích mọi nỗ lực cần thiết để dự án được hoàn thành theo yêu cầu của Bộ trưởng.

Việc trả lời câu hỏi thứ hai khó hơn nhiều62. Theo lý thuyết về chuyển đổi thể chế, hành động quyết liệt của Ông Đinh La Thăng là một sự cách tân (innovation), hay mới lạ (mutation) trong quản trị công ở Việt Nam. Vấn đề là, Nhà nước phải đứng ra bảo trợ cho các dự án có ý nghĩa kinh tế - chính trị quan trọng, một khi nó gặp khó khăn. Dựa trên niềm tin đó, Tổng chỉ huy dự án có thể đổ vấy cho những lý do bên ngoài, trong trường hợp này là nhân công thiếu, để cố tình làm chậm tiến độ, mà không sợ bị trừng phạt (moral hazard). Nhưng quan trọng hơn, là để tạo cớ buộc cơ quan cấp trên phải đồng ý bơm thêm tiền vào dự án (incentive problem). Đứng trên quan điểm nhóm lợi ích, thì mọi bên đều hưởng lợi (trừ tổn thất cho xã hội). Vậy tại sao Ông Đinh La Thăng lại không hành động đúng như chủ đầu tư kỳ vọng? Cần lưu ý rằng, Ông Đinh La Thăng nhậm chức Bộ trưởng Bộ GTVT ngay sau thời điểm Vinashin – một tập đoàn quá lớn để bị sụp đổ (too big to fail); vẫn bị tái cấu trúc, do thua lỗ của nó cũng quá lớn để Nhà nước bảo trợ (too big to bail). Nếu rủi ro Nhà nước dừng bảo lãnh là rất lớn, thì hành động của Ông Đinh La Thăng là hoàn toàn có lý. Và với hành động đó, thì việc Tổng công trình sư mới (và các nhà quản lý ở mọi cấp) nỗ lực hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, cũng rất có lý. Như vậy, chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi thể chế theo hướng tích cực. Nhưng thể chế hiện hành lại có xu hướng tự bảo tồn; và sự đổi mới chỉ giống như một cú sốc trên báo chí, mà sau sự việc đơn lẻ đó, thì dưới ánh mắt số đông, đâu sẽ lại vào đấy. Mặc dù vậy, học thuyết về chuyển đổi thể chế lại khẳng định rằng, một sự mới lạ (mutation), dù nhỏ đến đâu, cũng có khả năng có tác dụng tích cực đến sự chuyển đổi thể chế trong dài hạn. Hãy xem xét kỹ hơn lập luận này:

Như đã nêu, do sự dễ tổn thương bởi suy thoái hoặc rủi ro địa chính trị; nên từ sau năm 2008, rất nhiều Tập đoàn và DNNN có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đáng báo động (Biểu 4). Nghiêm trọng nhất là Vinashin. Rõ ràng là, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu càng cao, thì rủi ro bị trừng phạt, do gây hậu quả nghiêm trọng càng lớn. Nên thay vì chọn cuộc chơi nhóm lợi ích, những người hiểu rõ tình hình nhất sẽ buộc phải phản ứng, để các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc quyền họ quản lý không bị rơi vào vết xe đổ của Vinashin. Họ phải trừng phạt những kẻ cố tình gây hậu quả nghiêm trọng, trước khi sự việc trở nên vượt tầm kiểm soát. Và cách thức quản trị DNNN tại Việt nam đã bị tip (hích nhẹ) từ trạng thái mà không ai chịu trách nhiệm trước tổn thất gây ra cho xã hội; sang trạng thái mới, mà cá nhân bị buộc phải chịu trách nhiệm. Nếu nhiều người tin rằng, Nhà nước sẽ không thể mãi mãi bảo lãnh cho tình trạng thất thoát và nợ nần (cứ ngày một tăng), thì sẽ ngày càng có nhiều người hành động giống như Bộ trưởng Đinh La Thăng. Nhưng niềm tin của đám đông không thể thay đổi một sớm một chiều. Nên trong ngắn hạn, hành động kiên quyết chỉ giống như một điều mới lạ (mutation), mà sau đó; đâu lại vào đấy. Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ phải chọn hành động phù hợp với kỳ vọng xã hội, rằng nhóm lợi ích đang chi phối hành vi của từng cá nhân; hay tiếp tục hành động quyết liệt, như ông đã làm; tạo ra một sự giao động lên xuống về hành vi của nhà quản lý; mà nếu thành thì cả xã hội hưởng lợi. Nhưng trước mắt thì không khỏi “lệch lạc” trong cái nhìn của số đông.

Tuy nhiên, khác với kỳ vọng của tất cả chúng ta, hành động của Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bắt đầu lan tỏa. Và nó sẽ lan tỏa nhanh hơn, nếu rủi ro nợ vỡ nợ của DNNN trở nên nghiêm trọng hơn; khiến đòi hỏi sự trừng phạt trở nên bức bách hơn. Nói khác đi, nguyên tắc giám sát việc sử dụng vốn đầu tư; và việc buộc người đứng đầu tổ chức do họ quản lý phải chịu trách nhiệm, nếu để xẩy ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, đang nổi dần lên như một chuẩn mực mới về hành vi quản lý ở Việt nam. Cho dù sự chuyển đổi về thể chế như vậy sẽ cần có thời gian. Nhưng tần suất xuất hiện chuẩn mực mới rõ ràng là đang tăng lên. Và nó đã được luật hóa qua Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015”, do Thủ tướng phê duyệt vào 17/7/2012. Văn bản có ghi rõ: “Xác định cụ thể và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/ Giám đốc doanh nghiệp (nhà nước) v.v…” Như D. North đã nói: người đứng đầu chế độ đóng vai trò lớn lao trong việc cải cách thể chế theo hướng tích cực. Văn bản này đánh dấu một thời kỳ mới về đổi mới thể chế ở Việt nam, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và ổn định xã hội.



3.2 Xây dựng cơ chế giám sát việc sử dụng vốn đầu tư63

Việc làm rõ rằng, Nhà nước sẽ không tiếp tục rót vốn vào các dự án bị kéo dài, chậm tiến độ; cộng với chính sách giao quyền tự chủ phải gắn liền với chế độ tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu; nói chung đã thúc đẩy việc tái câu trúc DNNN theo hướng hiệu quả ở hầu hết các nước chuyển đổi64. Nhưng thành công nhất là ở Trung quốc. Sự khác biệt về mức độ thành công là do khả năng giữ cam kết (commitment problem). Nếu DNNN tin rằng, Chính phủ sẽ thực hiện nghiêm chỉnh quy định đã nêu, thì như đã phân tích, hiệu quả sẽ ngay lập tức được cải thiện. Ngược lại, nếu DNNN lại tin rằng, chính phủ vẫn sẵn sàng cứu vớt họ khi bị thua lỗ; và sẽ không bị quy kết trách nhiệm, khi để xẩy ra hậu quả nghiêm trọng, thì họ sẽ có động cơ trục lợi, rồi đổ vấy thất bại hay thua lỗ cho những yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài (moral hazard). Vì vậy, khả năng cam kết (credible commitment) là yếu tố quyết định sự thành bại của cải cách. Khả năng đó phụ thuộc vào tính hiệu quả của cơ chế giám sát. Nhìn chung, Chính phủ có khả năng giữ cam kết cao, ở những lĩnh vực nó giám sát được và sớm phát hiện ra những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng; mà ngăn chặn nó sẽ có lợi hơn. Ngược lại, Chính phủ sẽ khó giữ khả năng cam kết ở những lĩnh vực không phát hiện kịp thời rủi ro tiềm ẩn, và buộc phải cứu vớt Tập đoàn khi nó đã bị vỡ nợ, nếu sự sụp đổ của nó gây tác động rất tiêu cực đến sự ổn định kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nếu rủi ro nợ và vỡ nợ của DNNN cứ tiếp tục tăng; thì khả năng chính phủ bảo lãnh để tái cấu trúc nợ (như đã làm với Vinashin) sẽ ngày một khó hơn. Nhận thức được điều đó, thì việc giám sát các Tập đoàn ngày càng trở nên cấp bách. Nhưng làm như thế nào?

Để có câu trả lời rõ ràng, chúng ta nhắc lại cách phân loại các Tập đoàn trong đề án tái cơ cấu của Chính phủ. Cụ thể, chúng được phân ra thành 3 Nhóm: Thứ 1: Tập đoàn Tổng công ty thuộc 100% sở hữu Nhà nước (Quốc phòng, Năng lượng, Cơ sở hạ tầng, Xuất bản); Thứ 2: Tập đoàn, hay tổ chức, được cổ phần hóa, mà sở hữu Nhà nước chiếm ưu thế (Khai thác khoáng sản, Bưu chính – viễn thông, Tài chính – Bảo hiểm, Giao thông, Chăm sóc sức khỏe, Giáo dục); Thứ 3, Tập đoàn, Tổng công ty bị thua lỗ thường xuyên; cần phải sáp nhập hoặc giải thể.

Đối với nhóm Thứ 3, cái mà chúng ta có thể làm (như ở phần II) là rút ra bài học từ thất bại của chúng, để tránh có thêm nhiều Tập đoàn như Vinashin hay Vinalines. Nó giúp cho việc lựa chọn cách xây dựng cơ chế giám sát sử dụng vốn cho Nhóm Thứ 1 và Thứ 2.

Rất nhiều lĩnh vực thuộc Nhóm 1 (Quốc phòng, Năng lượng, hạ tầng) và Nhóm 2 (Y tế, Giáo dục, Viễn thông, Giao thông) đều có cùng chung tính chất: chúng đều thuộc vào dạng hàng hóa (Public goods). Theo nghĩa, nếu một công dân được hưởng nền giáo dục, y tế, an ninh tốt, như ở Singapore, thì không loại trừ một công dân khác ở Singapore cũng được hưởng như vậy. Do đó, nếu tư nhân hóa (Việt Nam gọi là “xã hội hóa”) các dịch vụ này, thì chỉ có cá nhân hay tổ chức nào quan tâm nhất đến trật tự - an toàn nơi mình sống, mới bỏ sức vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ đó và số đông sống còn lại chỉ việc hưởng lây (free ridding). Vì vậy, ở Việt Nam, có quá ít nỗ lực xây dựng Bệnh viện, trường học, khu phố tốt như ở Singapore, hay thậm chí, như Việt nam trước đây, thời chưa có trào lưu “xã hội hóa” dịch vụ giáo dục, y tế.

Các lĩnh vực thuộc cả nhóm 1 và nhóm 2 cũng thuộc nhóm ngành chịu chi phối bởi quy luật tăng hiệu quả theo quy mô (increasing return to scale, IRTS). Hạ tầng đường xá chỉ nên được quy hoạch xây dựng, khi có một số lượng đủ lớn luồng giao thông qua lại tại đó. Bệnh viện, trường học tốt, chỉ xuất hiện ở những nơi có đủ đông dân cư có hiểu biết và thu nhập đủ cao, sẵn sàng chi trả cho chất lượng dịch vụ cao tại đó. Công ty viễn thông chỉ thu lợi cao, khi có số lượng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ của nó. Dịch vụ tài chính hiện đại chỉ xuất hiện, khi có rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp theo quy mô lớn, cần huy động vốn và đa dạng hóa rủi ro cho việc đầu tư vào công nghệ có tiềm năng. Cũng vậy, nhiều tổ chức đầu cơ tài chính xuất hiện dày đặc, khi có sức nóng đầu cơ chứng khoán, nhà đất ở các thị trường mới nổi.

Nếu tính đến tính chất hàng hóa công (public good), cộng với tính tăng hiệu quả theo quy mô (IRTS), thì nên tăng mạnh tính cạnh tranh ở các ngành viễn thông, hàng không, bảo hiểm-tài chính. Tính đến thị trường đầy tiềm năng gần 100 triệu dân ở Việt nam, đây quả là một cơ hội rất lớn, nhưng không tự nhiên có. Điều đó có nghĩa là cần tăng cổ phần hóa các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, đi kèm với việc thu hút các Tập đoàn nước ngoài vào cạnh tranh ở các lĩnh vực này. Trong thị trường dầy đặc (thick market), nhiều người mua – người bán, thì hiệu quả kinh doanh của công ty này là thước đo đánh giá nỗ lực nâng cao năng suất và hiệu quả của các công ty khác, và ngược lại. Xét trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nhà nước có thể thông qua thị trường cạnh tranh quốc tế để giám sát hiệu quả sử dụng vốn của các tập đoàn Nhà nước. Do đó, nâng cao khả năng cam kết tái cấu trúc các tập đoàn không hiệu quả.

Cổ phần hóa các Tập đoàn Nhà nước, có nghĩa là chúng buộc phải gây vốn thông qua phát hành cổ phiếu; hoặc đi vay ngân hàng thương mại với lãi suất không ưu đãi; và bị siết chặt chi ngân sách cho các Tập đoàn này. Việc làm sai nguyên tắc đó, tức là cho các Tập đoàn DNNN phát hành cổ phiếu, đi kèm với tăng vốn vay ưu đãi hoặc vốn ngân sách chi cho đầu tư, thì sẽ lại làm nóng thị trường tài chính mới nổi. Làm sụt giảm hơn nữa lợi thế cạnh tranh động; làm tăng rủi ro có thêm “Vinashin” mới và tăng tỷ lệ nợ/ GDP. Khủng hoảng nợ và suy thoái kinh tế kéo dài là điều không tránh khỏi. Điều đó bao hàm rằng, tái cấu trúc Tập đoàn DNNN phải đi kèm với tái cấu trúc hệ thống ngân hàng chuyên dụng. Chúng sẽ không thể tiếp tục là kênh bơm vốn với lãi suất ưu đãi tới địa chỉ đã định bởi Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính. Việc đầu tư nguồn vốn quá lớn vào một số ít Tập đoàn sẽ kích thích từng ngân hàng chuyên dụng tiếp tục bơm vốn để cứu các dự án lớn thua lỗ. Như kinh nghiệm năm 2008- 2011, khi lãi suất vay liên ngân hàng tăng vọt, thì đó là tín hiệu của tỷ lệ nợ xấu, không đòi được, đã tăng đến mức báo động. Do vậy, một yêu cầu khách quan là cần “phi tập trung hóa” các ngân hàng chuyên dụng, như Agribank. Việc phân nhỏ các ngân hàng chuyên dụng; biến chúng thành rất nhiều ngân hàng nhỏ, sẽ khiến mỗi ngân hàng chỉ có thể chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các dự án đầu tư; mở ra khả năng từng ngân hàng nhỏ sẽ sẵn sàng từ bỏ các dự án làm ăn thua lỗ, để nhẩy sang dự án sinh lãi. Tức là, khả năng cam kết tăng lên. Nói gọn lại, tái cấu trúc tập đoàn DNNN đòi hỏi tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng tạo ra một thị trường vốn, gồm nhiều ngân hàng nhỏ cạnh tranh.

Trong bước đi như vậy, ngân sách chi cho đầu tư cũng phải được “tái cấu trúc”. Nó gánh vác việc cho vay vốn lớn cho các định hướng đầu tư chiến lược như trước đây. Nhưng chi Ngân sách cho đầu tư nên được dùng để khuyến khích “du nhập” tiến bộ về tổ chức và công nghệ. Tri thức công nghệ là một dạng hàng hóa công. Nhưng khả năng hấp thụ nó lại mang tính đặc thù. Nếu doanh nghiệp góp nhặt được tiến bộ công nghệ để tạo lợi nhuận độc quyền, chèn ép doanh nghiệp khác, thì hiệu quả và sản lượng của toàn ngành sẽ giảm. Ngược lại, nếu mỗi doanh nghiệp đầu tư chỉ vào lĩnh vực mà nó có ưu thế nhất; và phối hợp nhau để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh hơn, thì tri thức công nghệ lan nhanh hơn; và năng suất toàn ngành cao hơn. Ngân sách có thể dùng để kích thích sự phối hợp, bằng cách thưởng cho nỗ lực hợp tác: tăng chi đầu tư, hay giảm thuế suất, nếu các doanh nghiệp đã đạt được sự phối hợp. Cơ chế kích thích đó phải được lồng vào quy hoạch dài hạn; và được trao đổi, làm rõ với các Bộ, ngành và các Tập đoàn có liên quan. Qua đó, làm hình thành rõ kỳ vọng về chiến lược ưu tiên phát triển và hiệu quả cần đạt được trong các kỳ kế hoạch 5 năm, chi tiết ra cho kế hoạch trung hạn và từng năm. Trên thị trường vốn cạnh tranh, hoạt động của nhiều ngân hàng thương mại sẽ bổ trợ cho đầu tư dài hạn từ ngân sách theo nghĩa: chúng phát đi tín hiệu sớm nhất về các dự án ít triển vọng; cho phép kịp thời điều chính, tái cơ cấu các khâu yếu kém nhất. Như vậy, khả năng giám sát và cam kết được tăng lên.

Đầu tư ngân sách cũng cần tập trung cho việc xây dựng các bệnh viện, trường học, được phân tầng theo trình độ nhận thức và khả năng chi trả của dân cư từng khu vực. Nên quy hoạch các trường, bệnh viện trọng điểm, đạt chất lượng cao ở toàn vùng, toàn quốc; và cuối cùng là ở tầm cạnh tranh quốc tế tại các đô thị lớn nhất, như Hà Nội, TP.HCM. Cách tổ chức hệ thống giáo dục và bệnh viện như vậy, có hai tác dụng: (1) Ngăn chặn tình trạng di dân và chuyển lượng cầu dịch vụ lớn lên tuyến trên, gây quá tải ở các thành phố lớn. Do đó, tiết kiệm rất lớn chi ngân sách cho nhu cầu tăng năng lượng, giao thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và an ninh ở các đô thị lớn. (2) Chúng nhằm tới việc đáp ứng nhu cầu cơ bản về chăm sóc sức khỏe và giáo dục, được nâng lên dần theo mức độ tăng thu nhập trung bình của từng vùng. Do đó, mở ra cơ hội cho việc tuyển chọn những tài năng trẻ ở toàn quốc có cơ hội vào học tại các trường trọng điểm ở các đô thị phát triển hơn. Trong mô hình như vậy, các trường tư, bệnh viện tư đắt tiền sẽ mọc ra ở các khu vực dân cư có thu nhập cao; cạnh tranh về chất lượng với trường công, mà tiêu chuẩn duy nhất là tài chứ không phải khả năng chi trả (bao hàm ngân sách chi cho đầu tư vốn người). Việc gắn bệnh viện trọng điểm với Đại học Y dược; hay gắn các công ty công nghệ cao với Đại học Công nghệ, sẽ tăng nguồn quỹ cho đầu tư tài năng trẻ của các trường; và tăng nguồn cung tài năng trẻ về các cơ sở bệnh viện, hay công ty công nghệ. Điều này không mới, nếu không nhấn mạnh rằng: Trường là nơi phải đào tạo ra tài năng có tính cạnh tranh khu vực; và các ngành công nghiệp là nơi thu hút tài năng để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh, có suất sinh lời tăng theo việc tăng quy mô thị trường (IRTS). Thị trường tài chính – bảo hiểm sẽ hiện đại hóa dần lên để làm dễ dàng cho các dòng luân chuyển vốn và lao động.



3.3 Mô hình chuỗi đô thị văn minh (Charter- city concept)65

Phần 3.2 là một cách tóm gọn những kinh nghiệm về xây dựng thể chế giám sát, kích thích, cho phép lý giải sự tăng trưởng thần kỳ ở các nước như Nhật bản sau thất bại trong Thế chiến II; Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hong Kong, Singapore trong thời kỳ chiến tranh lạnh và chiến tranh Triều Tiên, rồi chiến tranh Việt Nam. Trừ trường hợp Nhật Bản, Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng khả năng cam kết thay đổi về thể chế tổ chức và thu hút công nghệ, tạo nên sự tăng trưởng ngoạn mục của các con rồng Châu Á. Sự thay đổi thể chế đó là việc du nhập vào các xã hội truyền thống 5 nguyên lý cơ bản tạo nên các xã hội văn minh: (1) Thúc đẩy cạnh tranh (competition) (2) Luật bảo vệ quyền sở hữu và các giao dịch dựa trên quyền sở hữu đó. Bao hàm cả việc giám sát hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước (Rule of Law). (3) kích thích tiến bộ công nghệ (innovation) (4) Nhà nước đóng vai trò chính trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ công, như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và an ninh xã hội (Public goods). (5) Chuẩn mực làm việc. Bao gồm cả văn hóa xin từ chức của người lãnh đạo, khi để xẩy ra hậu quả nghiêm trọng tại nơi họ quản lý (work ethic)66.

Nếu nhìn lại yêu cầu về cải cách thể chế, như đã nêu ở mục 3.2, thì trừ phi có sự hỗ trợ rất mạnh bởi nước lớn, hay bị thúc đẩy bởi hoàn cảnh, đe dọa sự sinh tồn, thì nhìn chung, cải cách sẽ rất khó thành công. Vì vậy, mặc dù các bài học thành công của các con rồng Châu Á hay Nhật bản được biết đến ở hầu hết các quốc gia đang chuyển đổi. Nhưng rất hiếm trường hợp chuyển đổi nào thành công, ngoại trừ Trung quốc dưới thời Đặng tiểu Bình. Lý do là mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm trong xã hội làm mất khả năng cam kết cải cách. Ví dụ, Agribank buộc phải bị phân nhỏ để làm tăng khả năng cam kết không cứu vớt các dự án kém hiệu quả. Nhưng nếu sự phân nhỏ Agribank làm tăng cơ hội các Ngân hàng khác “nuốt” nó qua sáp nhập (hostile take over), thì rõ ràng đó không phải điều mà Agribank muốn làm. Và nếu mọi ngân hàng thương mại đều nghĩ như Agribank, thì khó lòng mà Chính phủ sẽ tiên hành cải cách hệ thống ngân hàng (giả định như Chính phủ có ý muốn đó). Nhưng khi nhận ra điều đó, thì từng ngân hàng cũng sẽ không chấp nhận bất kỳ một thay đổi gì cả. Và cải cách giẫm chân tại chỗ. Cũng vậy, giả sử Bộ Tài chính cam kết thưởng cho sự phối hợp của các doanh nghiệp, nhằm nâng tiến bộ về tổ chức, công nghệ, tăng năng lực cạnh tranh. Nhưng nếu VNPT tin rằng nó quá lớn để Chính phủ hạn chế cung cấp vốn cho nó, chỉ vì nó đứng sau Viettel, thì sẽ không có một nỗ lực đổi mới nào ở VNPT. Những ví dụ nhỏ vừa nêu đủ cho thấy, cam kết cải cách càng lớn, thì lực cản càng lớn. Nếu Trung Quốc dưới thời của Đặng đã làm cải cách thành công, thì họ phải có khả năng giải quyết vấn đề mâu thuẫn lợi ích trong cải cách. Nhờ đó, làm tăng khả năng cam kết thay đổi thể chế. Hãy thử nhìn vào kinh nghiệm Trung Quốc.

Trung Quốc bắt đầu cải cách công nghiệp sâu rộng cùng vào năm Hong Kong (HK) trở thành khu hành chính đặc biệt của nó vào năm 1997, theo nguyên tắc “một đất nước, hai hệ thống”. Hồng Kông là Trung tâm Tài chính lớn thứ 3 trên thế giới, sau London và New York; là một nền kinh tế chủ yếu về dịch vụ vốn tư bản, với suất thuế thấp và tự do thương mại. Hồng Kông được xếp hạng là một trong cities, theo cả 5 nguyên lý tạo nên xã hội văn minh: đứng đầu về tự do kinh doanh và năng lực cạnh tranh về tài chính và kinh tế (competition anh innovation); đứng đầu về hệ thống pháp lý mạnh và xã hội phi tham nhũng (rule of law and work ethic); đứng đầu về chất lượng sống và các chỉ số về phát triển con người (public goods). Những đặc trưng của đô thị văn minh này của HK rất tương phản với xã hội Trung quốc lục địa. Độ tương phản càng cao và quy mô dân số càng nhỏ so với lục địa, thì rủi ro Hồng Kông bị “thôn tính” và trở thành xã hội truyền thống, như Trung Quốc bấy giờ, càng cao; khiến một số đông tinh hoa và can đảm nhất đã rời Hồng Kông sang Canada, California, và nhiều nơi khác thuộc thế giới phương Tây. Nhưng Đặng Tiểu Bình đã nhìn thấy đó là một xã hội văn minh, ưu việt hơn hẳn xã hội truyền thống ở đại lục và ông muốn biến chuyển xã hội truyền thống đại lục thành xã hội văn minh như Hồng Kông.

Như đã nêu, đó là một cam kết cải cách thể chế quá lớn, nếu xét tới cấu trúc chính trị - kinh tế và văn hóa của Trung Hoa thời bấy giờ. Và vì vậy, cản trở về chính trị - kinh tế và văn hóa với ý định cải cách của Đặng cũng lớn một cách tương xứng, khiến xã hội có thể bị tồi đi, hơn là tốt lên. Cái tài năng của Đặng thể hiện ở việc ông ta nhận thấy 3 vấn đề lớn: Thứ nhất, nếu người dân Hồng Kông, cũng như Anh, Mỹ, nhận thức thấy rủi ro Hồng Kông bị “thôn tính” càng cao, thì họ càng sẵn lòng xây dựng một Hồng Kông thứ 2, thứ 3. Điều này trùng với ý muốn của Đặng. Tức là có sự trùng hợp về lợi ích giữa lãnh đạo các nước lớn và Hồng Kông với bản thân Đặng về cải cách và hiện đại hóa Trung Quốc. Khi mẫu hình xã hội văn minh được nhân rộng dần và lan tỏa vào xã hội truyền thống ở Đại lục, thì càng có nhiều người dân ở Đại lục muốn có được cuộc sống như người Hồng Kông; tức là rủi ro Hồng Kông bị thôn tính giảm đi. Và xã hội truyền thống của Trung Hoa bắt đầu chuyển mình, từng bước một. Nhưng như vậy, thì triết lý cải cách của Trung Quốc sẽ là tuần tự, chứ không phải đồng thời (big bang therapy) như ở khối Soviet.

Thứ hai, khi một cuộc cải cách cả xã hội rộng lớn và nặng nề, như Trung Hoa, được chia nhỏ thành từng bước tiệm tiến, thì những trở ngại ngăn cản cải cách sẽ giảm xuống tương ứng; hay cam kết làm cải cách tự nhiên tăng lên. Việc tạo ra 4 đặc khu liền kề với Hồng Kông mở ra cơ hội cho tư bản Hồng Kông, Anh và Mỹ chứng minh sự ưu việt của xã hội văn minh; mà nếu thành công, thì tiếp tục nhân rộng ra nhiều Hồng Kông hơn nữa. Điều đó tạo một kích thích lớn việc du nhập thận trọng các thể chế tiến bộ, cùng vốn và công nghệ vào các đặc khu đầu tiên. Thành công ở các đặc khu này sẽ làm tăng cam kết tiếp tục lặp lại các thành công ở các đặc khu tiếp theo. Đặng đã tạo ra sự kích thích mạnh nhất cho các nước Tư bản hàng đầu, tham gia vào quá trình nhân rộng Hồng Kông ở đại lục. Và dần làm chuyển biến xã hội truyền thống thành cường quốc kinh tế văn minh như Trung Quốc hiện nay, chỉ trong vòng có 30 năm.

Thứ ba, nhìn sâu hơn nữa vào tiến trình cải cách tiệm tiến ở Trung Quốc cho thấy sự sâu sắc của Đặng và giới lãnh đạo Trung Quốc trong cuộc chơi với các nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Tương tự như đã phân tích cho Việt Nam; Trung Quốc sau tự do hóa, tăng quyền tự chủ cho cơ sở, nhưng không kịp xây dựng thể chế giám sát và cơ chế tự chịu trách nhiệm, đã làm xuất hiện hai vấn đề nghiêm trọng: Thứ nhất, các Bộ mất khả năng giám sát các DNNN và ở vào thế bất lợi về thông tin. Thứ 2, do vậy, DNNN có thể thổi phồng các cơ hội về thị trường, công nghệ, đi kèm với lobby để chiếm dụng vốn của nhà nước. Và lái dòng vốn đó vào lợi ích tư, gây nên hậu quả nghiêm trọng, mà không sợ bị trừng phạt (nhóm lợi ích). DNNN hay tổ chức, cá nhân nào, càng bỏ nỗ lực đổi mới tổ chức, công nghệ, và nắm bắt cơ hội thị trường, thì càng ít nguồn lực cho lobby. Và càng dễ bị loại khỏi cuộc chơi lợi ích nhóm. Việc mở ra các đặc khu cho phép những cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp này đến nơi mà lobby không đem lại gì, ngoài sự trừng trị của Luật pháp. Và nỗ lực đổi mới dễ đem lại thành quả hơn. Lý do là các thể chế tổ chức tiến bộ đang được du nhập vào đặc khu. Nếu sáng tạo của họ có triển vọng đem lại suất sinh lợi cao trên một thị trường cạnh tranh quốc tế, thì vốn từ HK, London, và New York sẽ tự tìm đến họ. Vì vậy, những người có khả năng sáng tạo, có ý chí lập nghiệp (entreprenership), sẽ tìm đến đặc khu để thử tài vận. Những người hay tổ chức quen dựa vào lobby sẽ chọn ở lại mainland . Tức là chúng ta chứng kiến sự phân tách (separating equilibrium) hai thiết chế cùng tồn tại song song: Cải cách đưa đến một menu về cơ hội thị trường và tổ chức, mà từng người hay công ty tự chọn cho mình cái phù hợp nhất.

Nói như vậy, tức là lợi ích của từng nhóm người trong xã hội vẫn được bảo toàn, như trong xã hội truyền thống. Nhưng nay họ có nhiều lựa chọn hơn để làm tăng mức sống của bản thân, phù hợp với khả năng riêng của mình. Và vì vậy, lực cản xã hội đối với cải cách giảm đi rất nhiều. Hay cũng vậy, khả năng cam kết làm cải cách của Đặng (và những người ủng hộ ông ta) dĩ nhiên tăng lên.

Khi hàng triệu người sẵn sàng chấp nhận rủi ro, đổ đến đặc khu để tìm cơ hội cho cuộc sống mới, thì công nghiệp gia công lắp ráp, sản xuất quy mô lớn, bắt đầu phát triển lên. Khi đó, một thị trường lớn các nhu cầu về vật tư–thiết bị cho lắp ráp hàng tiêu dùng và các dịch vụ trung gian, như tài chính, kế toán, bảo hiểm, vân vân, được mở ra. Vì vậy, các đặc khu kinh tế cũng trở thành một nơi hết sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài đặt cơ sở cung ứng các sản phẩm trung gian đó. [Quá trình như vậy được gọi là liên kết về phía các đầu vào (backward linkages)].

Nhưng khi càng xuất hiện nhiều những trung tâm tài chính, bảo hiểm, các cơ sở cung ứng thiết bị, thì chi phí trung bình cho việc sản xuất, lắp ráp càng giảm đi. Hay có sự tăng hiệu quả theo quy mô (IRTS). Chính vì lẽ đó, những đặc khu này thu hút nhiều hơn các công ty đa quốc gia đến thiết lập các nhà máy lắp ráp mới tại đó. [Điều này được gọi là liên kết về phía các đầu ra (forward linkages)]67.

Vốn bị hút mạnh vào đặc khu do sự tăng suất sinh lợi theo tăng quy mô sản xuất, kéo theo năng suất lao động tăng nhanh hơn nhiều so với nhịp tăng tiền lương; mà nó bị nén lại, bởi có quá nhiều người có kỹ năng, đi săn việc làm ở một thị trường lao động rất cạnh tranh theo chuẩn quốc tế. Điều đó tạo ra lợi thế so sánh động (dynamic comaparative advantage) ở các đặc khu. Nó hút vốn, công nghệ mới và “lấy mất” việc làm ở Mỹ, Tây Âu. Đặc khu xuất khẩu ngược trở lại hàng hóa rẻ hơn, nhưng chất lượng đạt chuẩn nghiêm ngặt nhất ở thị trường tiêu thụ hàng hóa ở các nước văn minh này. Điều đó tạo nên một quá trình tăng công ăn việc làm, thu nhập cá nhân; tích tụ nguồn thu về cho ngân sách; và làm tăng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc. Cho phép Chính phủ Trung Quốc dẹp bỏ dần các doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh và thua lỗ triền miên, mà không sợ làm đảo lộn xã hội. Cam kết tái cấu trúc trở nên rất đáng tin cậy. DNNN nào sống sót được qua quá trình đào thải này, thì đơn giản là vì nó có lợi thế về quy mô (IRTS) và có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Ngược lại, chuẩn quốc tế cho phép đánh giá tính hiệu quả của chúng. Nhóm lợi ích vì vậy trở nên tinh vi hơn, đẳng cấp hơn về chính trị. Tỷ lệ tham nhũng so với quy mô kinh tế (đã vượt cả Nhật Bản) đang dần nhỏ đi. Nhưng mức độ tham nhũng cũng lớn hơn cho từng cá nhân ở chóp bu của từng cấp quản lý trong xã hội. Chiến dịch “đả hổ lẫn ruồi” của Tập Cận Bình đang làm là có lý. Nó có thể lật thêm một trang mới trong cải cách thể chế ở Trung Quốc.


  1. Каталог: Uploads -> Articles04
    Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
    Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
    Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
    Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
    Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
    Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
    Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
    Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
    Articles04 -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
    Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

    tải về 2.4 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương