MỤc lục mở ĐẦU 1 Sự cần thiết lập quy hoạch 1 Các căn cứ lập quy hoạch 2


Với loại hình cơ sở kinh doanh LPG khác



tải về 0.99 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.99 Mb.
#23164
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Với loại hình cơ sở kinh doanh LPG khác:

  • Việc xác định số lượng và mật độ kho chứa LPG, trạm cấp, trạm nạp LPG vào chai phải phù hợp với xu hướng tăng nhu cầu, thuận tiện cho khâu cung ứng và giảm chi phí vận chuyển.

  • Vị trí xây dựng kho, trạm chiết nạp phải đặt ở ngoài khu dân cư nhưng thuận tiện đường giao thông; quy mô kho phụ thuộc khả năng của chủ đầu tư và tuân thủ theo quy định tiêu chuẩn của nhà nước. Địa điểm kho chứa LPG, trạm cấp, trạm nạp LPG vào chai phải phù hợp với quy hoạch và dự án.

  • Thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng. Việc xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan về xây dựng công trình LPG.

  • Trạm cấp, trạm nạp, thiết bị cấp, nạp, hệ thống ống dẫn, bồn chứa và thiết bị phụ trợ phải tuân thủ các quy định về an toàn tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.

1.4. Nhu cầu sử dụng đất và vốn đầu tư

+ Diện tích đất: Đối với các CH LPG xây mới thì nhu cầu sử dụng đất tối thiểu là khoảng 12 m2/CH; đối với các CH LPG cần phải mở rộng, thì tùy trường hợp cụ thể mà bố trí diện tích đất phù hợp.

+ Vốn đầu tư: Trên thực tế, việc đầu tư phát triển mạng lưới kho chứa, trạm chiết nạp và cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh trong kỳ quy hoạch đến năm 2020 thuộc phạm vi của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng và phụ thuộc vào sự phát triển về số lượng, quy mô, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tại quy hoạch này, xác định mức vốn bình quân đối với các CH phát triển mới khoảng 100 triệu đồng/CH ở giai đoạn từ nay đến 2020, và khoảng 150 triệu đồng/CH giai đoạn 2021-2025; đối với các CH nâng cấp cải tạo xác định mức vốn khoảng 50 triệu đồng/CH.

2. Quy hoạch hệ thống cơ sở kinh doanh LPG theo địa bàn hành chính đến năm 2020

2.1. Quy hoạch mạng lưới CH kinh doanh LPG

* Những yêu cầu cơ bản về quy hoạch không gian kiến trúc, kết cấu, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường đối với kho và cửa hàng LPG

Diện tích đất tối thiểu và vị trí xây dựng của một cửa hàng LPG

a. Diện tích đất xây dựng

Theo TCVN 6223:2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng: Yêu cầu chung về an toàn thì diện tích mặt bằng tối thiểu của 1 cửa hàng LPG được quy định như sau: Tổng diện tích cửa hàng: tối thiểu 12 m2; Diện tích kho chứa hàng (nếu có): tối thiểu 10 m2; Diện tích khu bán hàng (nếu có): tối thiểu 2 m2.



b. Vị trí xây dựng

Cửa hàng phải cách nguồn gây cháy ít nhất: 3m về phía không có tường chịu lửa; 0m về phía có tường chịu lửa.

Cửa hàng không được nằm trong phạm vi chợ (là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như : bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ) theo quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP.

Mặt bằng của cơ sở kinh doanh LPG phải đảm bảo: (1) Cho các phương tiện chữa cháy dễ dàng tiếp cận; (2) Thông thoáng và thuận tiện cho việc phát tán LPG khi bị rò rỉ, không để LPG ứ đọng và tích tụ; (3) Ngăn ngừa việc tiếp cận của người không có thẩm quyền.

Mọi hầm hố phải nằm cách khu vực cửa hàng ít nhất 2m. Nếu có rãnh nước hoặc mương máng không thể tránh khỏi nằm trong khoảng cách 2m theo quy định trên thì phải có tấm che, chụp kín để hơi khí dầu mỏ hóa lỏng không thể tích tụ hoặc không thể đi vào hệ thống cống được.

Yêu cầu an toàn đối với thiết kế và xây dựng:

Kết cấu xây dựng, bậc chịu lửa cửa hàng tối thiểu bậc II và phải phù hợp với quy định.

Nền khu bán hàng và kho chứa: (1) Làm bằng gạch hoặc bê tông, bằng phẳng, không gồ ghề, lồi lõm … đảm bảo an toàn khi mua bán và di chuyển hàng hóa; (2) Cao hơn mặt bằng xung quanh, không được bố trí đường ống, cống thoát nước tại nền khu bán hàng và kho chứa, nếu có thì phải được trát kín mạch.

Tường nhà bán hàng và nhà kho: (1) Mặt tường bằng phẳng, nhẵn, không có vết nứt. Sơn hoặc quét vôi màu sáng; (2) Tạo các khe hở và lỗ thông hơi trên tường đảm bảo thông thoáng. Vị trí đáy các khe hở và lỗ thông hơi không được cao hơn sàn nhà 150 mm; (3) Tường hoặc mái phải có lỗ thông hơi, diện tích lỗ không ít hơn 2,5 % tổng diện tích tường và mái nhưng không ít hơn 12,5 % tổng diện tích tường. Trường hợp kho không đảm bảo thông gió tự nhiên thì phải thiết kết thông gió cưỡng bức (nhân tạo). Hệ thống thông gió phải đảm bảo khí thải ra môi trường thấp hơn nồng độ an toàn cho phép. Hệ thống thông gió phải làm bằng vật liệu không cháy, các thiết bị phải phù hợp với mức độ an toàn cháy nổ.

Mái và trần nhà bán hàng và nhà kho: (1) Chống được mưa bão, có kết cấu mái chống nóng; (2) Trần nhà phải nhẵn, phẳng và làm bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa ít nhất 30 phút.

Cửa nhà và cửa thông gió phải đảm bảo các yêu cầu sau: (1) Bố trí cửa chính ra vào tại bức tường ngoài, cửa có chiều cao ít nhất 2,2 m và chiều rộng cửa ít nhất 1,2 m. Cửa chính phải được làm bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa ít nhất 30 phút; (2) Ngoài cửa chính phải có ít nhất 01 lối thoát dự phòng, có cửa mở ra phía ngoài hoặc là cửa đẩy sang bên để người ở trong dễ thoát ra ngoài khi có sự cố; (3) Bố trí các cửa thông gió trên tường, mái hoặc tại vị trí thấp ngang sàn nhà và các cửa này phải được làm bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa ít nhất 30 phút.

Đường bãi, luồng xe ra vào phải được lót bê tông với độ dày và khả năng chịu tải phù hợp với các phương tiện chuyên chở hàng hóa.

Khu bán hàng phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: (1) Thuận tiện cho việc mua bán, giao nhận và di chuyển hàng hóa; (2) Bố trí cân đối, hợp lý, mỹ quan, vệ sinh và an toàn lao động; (3) Bố trí cửa ra vào và thoát nạn theo quy định; (4) Phải sử dụng thiết bị chiếu sáng đảm bảo an toàn cháy, nổ;

Kho chứa hàng phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: (1) Không được bố trí kho trong phòng kín, hầm kín; (2) Được phép bố trí kho gần phòng bán hàng, hoặc cạnh phòng bán hàng (tùy theo diện tích và quy mô toàn bộ cửa hàng); (3) Kho chứa hàng phải có ít nhất 01 cửa chính và 01 cửa phụ các cánh cửa phải làm bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa ít nhất 30 min; (4) Diện tích xếp đặt, tồn chứa chai LPG phải thông thoáng, đảm bảo bất kỳ rò rỉ khí dầu mỏ hóa lỏng nào cũng không có khả năng gây cháy.



*Quy hoạch mạng lưới cửa hàng kinh doanh LPG theo địa bàn huyện, thành phố

Căn cứ vào các tiêu chí, nguyên tắc phân bố cửa hàng LPG đã nêu trên đây, căn cứ vào dự báo nhu cầu LPG trên địa bàn tỉnh thời kỳ đến năm 2020, căn cứ vào hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam và của từng huyện thị và thông qua trao đổi trực tiếp với phòng công thương của các huyện thị, dự kiến qui hoạch đến năm 2025 trên địa bàn Hà Nam sẽ có 568 CH LPG, trong đó, giữ nguyên 317 CH, nâng cấp cải tạo 121CH, di dời 11 CH, xóa bỏ 39 CH, xây mới 119 CH (giai đoạn đến 2020 xây mới 65 CH, giai đoạn 2021-2025 xây mới 54 CH).

Đề nghị đóng cửa 39 CH , lý do chính là một số CH hiện nay đã nghỉ KD hoặc không có khu vực bán hàng riêng mà bán chung với các cửa hàng kinh doanh, gò hàn nhôm kính; kinh doanh quần áo;.... gây nguy cơ cháy nổ cao. Các cửa hàng cần nâng cấp cải tạo trên địa bàn tỉnh chủ yếu do diện tích cửa hàng hiện nay quá nhỏ so với yêu cầu, cần mở rộng diện tích, hoàn thiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh tại Sở Công Thương. Đối với các cửa hàng phải di dời nguyên nhân chủ yếu là do kinh doanh không hiệu quả và do Nhà nước thu hồi đất cho mục đích sử dụng khác.

Ngoài ra, đối với 37 cửa hàng tạm nghỉ kinh doanh tại thời điểm điều tra (tại Phụ lục 07), trong kỳ quy hoạch sẽ kiểm tra và hướng dẫn những cửa hàng chưa đủ điều kiện kinh doanh thực hiện bổ sung để đạt yêu cầu về điều kiện kinh doanh LPG . Kiên quyết xoá bỏ các điểm kinh doanh LPG không đảm bảo các quy định của nhà nước về điều kiện kinh doanh LPG.

Dự kiến phân bố cụ thể theo địa bàn hành chính như sau:

2.1.1. Thành phố Phủ Lý

Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam. Đây là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế và là đô thị loại 3 duy nhất của tỉnh Hà Nam. Là đầu mối giao thông cấp quốc gia và vùng, đô thị cửa ngõ phía Nam của Hà Nội.

Thành phố Phủ Lý có 21 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 10 xã với diện tích tự nhiên 87,9 km2; Dân số trung bình là 137.449 người. Mật độ dân số 1.563,7 người/km2.

Hiện nay, thành phố có 88 cửa hàng kinh doanh LPG, trong đó có 83 CH chuyên doanh, và 05 CH nằm trong CH xăng dầu

Dự kiến quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn thành phố có 94 cửa hàng kinh doanh LPG, cụ thể:

Giữ nguyên: 71 CH



Giai đoạn đến 2020:

  • NCCT: 10 CH

  • Di dời: 01 CH

  • Xóa bỏ: 06 CH

  • Xây mới: 12 CH

Trong đó:

+ Phát triển thêm mỗi xã 01 CH tại các xã: Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải, Trịnh Xá, Liêm Tiết,.

+ Phát triển thêm 02 CH tại xã: Đinh Xá

+ Phát triển thêm mỗi phường 01CH tại: Lương Khánh Thiện, Thanh Châu, Châu Sơn, Lam Hạ, Lê Hồng Phong.



Giai đoạn 2021 - 2025: Xây mới: 11 CH

Trong đó:

Phát triển thêm 01 CH tại 5 phường: Lương Khánh Thiện, Thanh Châu, Châu Sơn, Lam Hạ, Lê Hồng Phong và 6 xã: Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải, Đinh Xá, Trịnh Xá, Liêm Tiết.



2.1.2.Huyện Duy Tiên

Duy Tiên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Nam, gồm 02 thị trấn và 16 xã với diện tích 121 km2, dân số 116.088 người, mật độ dân số 959,4 người/km2.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 81 cửa hàng kinh doanh LPG, trong đó có 76 CH chuyên doanh LPG và 05 CH nằm trong cửa hàng xăng dầu. (05 CH trong CHXD trong đó có 01 CH Thiều Hoa và 04 CH thuộc CNXD Hà Nam)

Quy hoạch đến năm 2020, huyện sẽ có 88 cửa hàng chuyên doanh LPG, cụ thể như sau:


  • Giữ nguyên: 53 CH

  • NCCT: 24 CH

  • Di dời: 03 CH

  • Xóa bỏ: 01 CH

  • Xây mới: 08 CH

Trong đó:

+ Phát triển mỗi xã 01 CH tại: Bạch Thượng, Đọi Sơn, Duy Hải, Mộc Bắc.

+ Phát triển mỗi xã 02 CH tại: Châu Sơn, Tiên Phong

Giai đoạn 2021-2025: Xây mới: 08 CH

Trong đó:

- Phát triển mỗi xã 01 CH tại các xã: Bạch Thượng, Đọi Sơn, Duy Hải, Mộc Bắc.

- Phát triển mỗi xã 02 CH tại các xã: Châu Sơn, Tiên Phong

2.1.3. Huyện Kim Bảng

Huyện Kim Bảng nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam, gồm 2 thị trấn và 16 xã, với diện tích 175,7 km2, dân số 118,252 người, mật độ dân số 673 người/km2.

Hiện tại, trên địa bàn có 82 CH kinh doanh LPG, trong đó có 06 CH nằm trong CH xăng dầu trong đó có CH Minh Thắng thuộc DNTN Minh Thắng và 05 CH thuộc CNXD Hà Nam.

Quy hoạch đến năm 2020, huyện Kim Bảng có 85 cửa hàng LPG, cụ thể như sau:


  • Giữ nguyên: 54 CH

  • NCCT: 24 CH

  • Di dời: 01 CH

  • Xóa bỏ: 03 CH

  • Xây mới: 06 CH

Trong đó:

Phát triển tại mỗi xã 02 CH gồm các xã: Hoàng Tây, Liên Sơn, Thụy Lôi



Giai đoạn 2021-2025: mới 06 CH (mỗi xã 02 CH tại Hoàng Tây, Liên Sơn, Thụy Lôi)

2.1.4. Huyện Lý Nhân

Lý Nhân nằm phía đông tỉnh Hà Nam, gồm 01 thị trấn và 22 xã với diện tích 168,6 km2, dân số 177,238 người, mật độ dân số 1.051,2 người /km2.

Hiện tại trên địa bàn có 88 CH kinh doanh LPG, trong đó có 04 CH nằm trong CH xăng dầu: CH Cao Phong, Petrolimex Nhân Khang, CH Thành An, CH Mạnh Toản.

Dự kiến quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn có 89 CH kinh doanh LPG, cụ thể như sau:

Giữ nguyên: 43 CH

Giai đoạn đến 2020:

NCCT: 28 CH

Xóa bỏ: 17 CH

Xây mới: 18 CH



Trong đó:

+ Phát triển thêm mỗi xã 01 CH tại 10 xã: Xuân Khê, Hợp Lý, Nguyên Lý, Đạo Lý, Bắc Lý, Đồng Lý, Nhân Chính, Nhân Thịnh, Nhân Bình, Tiến Thắng.

+ Phát triển thêm mỗi xã 02 CH tại 04 xã: Đức Lý, Nhân Đạo, Nhân Hưng và Phú Phúc

Giai đoạn 2021-2025: Xây mới 14 CH

Trong đó

+ Phát triển thêm mỗi xã 01 CH tại 12 xã: Xuân Khê, Hợp Lý, Nguyên Lý, Đức Lý, Đồng Lý, Nhân Chính, Nhân Đạo, Nhân Thịnh, Nhân Hưng, Nhân Bình, Tiến Thắng, Phú Phúc.

+ Phát triển thêm 02 CH tại xã Bắc Lý.

2.1.5 Huyện Thanh Liêm

Thanh Liêm là huyện cực Nam của tỉnh Hà Nam, là huyện đồng bằng thấp trong lưu vực sông Đáy, thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Huyện gồm 01 thị trấn và 16 xã, với diện tích 164,7 km2, dân số là 113.485 người, mật độ dân số 689 người/km2.

Hiện tại, trên địa bàn có 89 CH kinh doanh LPG, trong đó 07 CH nằm trong cửa hàng xăng dầu.

Dự kiến quy hoạch đến năm 2020, Thanh Liêm có 92 CH kinh doanh LPG, cụ thể như sau:

Giữ nguyên: 60 CH

Giai đoạn đến 2020:


  • NCCT: 21 CH

  • Di dời: 05 CH

  • Xóa bỏ: 03

  • Xây mới: 06 CH

Trong đó:

+ Tại các xã sau mỗi xã phát triển thêm 01 CH: Thanh Tâm, Liêm Sơn

+ Tại các xã sau mỗi xã phát triển thêm 02 CH: Liêm Túc, Liêm Phong

Giai đoạn 2021-2025: Xây mới 05 CH

Trong đó:

+ Tại các xã sau mỗi xã phát triển thêm 01 CH: Thanh Tâm, Liêm Sơn, Liêm Phong

+ Phát triển thêm 2 CH tại xã Liêm Túc

2.1.6 Huyện Bình Lục

Huyện Bình Lục là một huyện nằm phía Đông Nam tỉnh Hà Nam, gồm 1 thị trấn và 18 xã, với diện tích 144 km2, dân số 133.180 người, mật độ dân số 924,86 người/km2.

Hiện tại trên địa bàn có 60 cửa hàng kinh doanh LPG, trong đó 07 CH nằm trong cửa hàng xăng dầu trong đó: CH Kiên Cường, 03 CH thuộc DNTN Mạnh Tiến, 03 CH thuộc CNXD.

Quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn có 66 cửa hàng kinh doanh LPG, cụ thể như sau:

Giữ nguyên: 36 CH

Giai đoạn đến 2020:

- NCCT: 14 CH

- Di dời: 01CH

- Xóa bỏ: 09 CH

- Xây mới: 15 CH

Trong đó:

+ Phát triển thêm 1 CH tại mỗi xã sau: Tràng An, Đồng Du, Hưng Công, An Mỹ, Mỹ Thọ, An Đổ, An Lão.

+ Phát triển thêm 02 CH tại mỗi xã sau: Đồn Xá, Bồ Đề, Bối Cầu, Vũ Bản.

Giai đoạn 2021 – 2025: Xây mới 10 CH

Trong đó:

Phát triển 01 CH tại mỗi xã sau: Tràng An, Đồng Du, Hưng Công, Đồn Xá, Bồ Đề, Bối Cầu, An Mỹ, Vũ Bản, Mỹ Thọ, An Đổ.

2.2. Quy hoạch kho và trạm nạp LPG vào chai, trạm cấp LPG

* Một số yêu cầu với kho, trạm chiết nạp, trạm cấp LPG

Bên cạnh các yêu cầu chung như TCVN 5684: 2003 An toàn cháy các công trình dầu mỏ-yêu cầu chung; Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009, Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương quy định về quản l‎ý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng … Để bảo đảm an toàn, từng loại công trình LPG cần tuân thủ các yêu cầu riêng có theo các quy định như:

Với trạm cấp LPG, cần tuân thủ TCVN 6486:1999 Khí đốt hóa lỏng - Tồn chứa dưới áp suất - Vị trí, thiết kế, dung lượng và lắp đặt; TCVN 7441: 2004 Hệ thống cung cấp LPG tại nơi tiêu thụ - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành; TCXDVN 377: 2006 Hệ thống cấp khí đốt, khí hoá lỏng trong nhà. Tiêu chuẩn thiết kế, …;

Với trạm chiết nạp, cần tuân thủ: QĐ36/2006/QĐ-BCN. Qui chế kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai; với trạm nạp LPG cho ô tô, cần tuân thủ TCVN 88:2005 Trạm nạp nhiên liệu LPG cho các phương tiện giao thông đường bộ - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành, TCVN 7762:2007 – Chai chứa khí, TCVN 6485:1999 – Khí đốt hóa lỏng (LPG). Nạp khí vào chai có dung tích đến 150 lít. Yêu cầu an toàn, TCVN 6304: 1997 – Chai chứa khí đốt hóa lỏng. Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển.



* Những tiêu chuẩn chủ yếu đối với hệ thống kho, trạm nạp, trạm cấp:

Theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT, ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thì yêu cầu cơ bản về kỹ thuật an toàn đối với trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng, cơ sở tồn chứa, trạm cấp LPG như sau:



Trạm nạp LPG vào chai phải thực hiện các quy định từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư 41/2011/TT-BCT và các yêu cầu sau đây:

- Trạm nạp LPG vào chai phải tuân thủ các quy định từ Điều 16 đến Điều 19 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (sau đây được gọi là Nghị định số 107/2009/NĐ-CP), được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai.

- Cấm bố trí trạm nạp LPG vào chai ở tầng hầm hoặc trong các tầng nhà của nhà cao tầng.

- Sàn trạm nạp phải bằng phẳng, bằng hoặc cao hơn mặt bằng xung quanh. Trường hợp sàn được nâng cao thì khoảng trống bên dưới được lấp kín hoặc nếu để trống phải có biện pháp thông thoáng. Không được cất giữ, bảo quản các đồ vật cũng như các chất dễ cháy ở trong khoảng trống này.

- Khoảng cách an toàn từ bồn chứa đến các đối tượng xung quanh, từ nhà nạp chai chứa LPG đến công trình lân cận và đến bồn chứa: Khu vực ngoài tầm kiểm soát, nguồn phát tia lửa cố định, điểm xuất nhập LPG bằng đường bộ, đường sắt (khoảng cách an toàn 15m), Bồn nổi dung tích dưới 9 m3 (7,5m), Bồn nổi dung tích từ 9 m3 đến dưới 140 m3 (10m), Bồn nổi dung tích từ 140 m3 trở lên (15m). Hệ thống van, phụ kiện nổi bên ngoài của bồn đặt chìm hoặc đắp đất có sức chứa: + Dưới 2,5m3 (khoảng cách an toàn 5m); + Từ 2,5 m3 đến dưới 140 m3 (7,5m); + Từ 140 m3 đến dưới 350 m3 (11m); + Từ 350 m3 trở lên (15m).

- Các kho bảo quản của trạm nạp LPG vào chai phải có thiết bị kiểm tra, cảnh báo rò rỉ LPG.

- Nơi bảo quản chai chứa LPG phải đảm bảo thông thoáng, không được bảo quản ở những nơi thấp hơn mặt bằng xung quanh, trong hầm chứa, trong tầng ngầm.

- Kho chứa chai LPG ngoài trời từ 1000 kg trở lên phải chia thành từng lô nhỏ. Kho chứa chai chưa nạp LPG phải cách kho chứa chai đã nạp LPG ít nhất 03(ba)m.

- Kho chứa chai LPG trong nhà phải đáp ứng yêu cầu về khối lượng tồn chứa, nơi tồn chứa theo quy định tại mục 5.3 TCVN 6304:1997 - Chai chứa khí đốt hoá lỏng. Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển.

Quy định đối với cơ sở tồn chứa:

Cơ sở tồn chứa LPG phải thực hiện các quy định từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư này và các biện pháp bổ sung khác để ngăn ngừa nguy cơ cháy, nổ và giảm thiểu rủi ro khi bị rò rỉ LPG.

- Các bồn chứa LPG phải được đặt ở ngoài trời, bên ngoài nhà, bên ngoài các công trình xây dựng kín. Không đặt bồn chứa trên nóc nhà, ban công, trong tầng hầm và dưới các công trình.

- Bồn chứa LPG phải được lắp đặt đầy đủ các thiết bị an toàn và đo kiểm theo quy định. Bồn chứa phải được lắp đặt van đóng ngắt khẩn cấp.

- Các bồn chứa không được đặt chồng lên nhau. Các bồn chứa hình trụ nằm ngang không được đặt thẳng hàng theo trục dọc, hướng về phía nhà ở hoặc các công trình dịch vụ.

- Phải đảm bảo khoảng cách an toàn từ bồn chứa LPG đến các đối tượng xung quanh theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

- LPG nạp vào bồn chứa không được vượt quá mức quy định.

- Tất cả các bồn chứa LPG phải được bảo vệ chống ăn mòn.

- Đường ống đi nổi của cơ sở tồn chứa LPG phải có giá đỡ chắc chắn, được sơn theo màu quy định.

- Đường ống đi ngầm phải được bảo vệ để tránh ăn mòn bằng biện pháp phù hợp. Định kỳ phải kiểm tra đường ống, độ dày đường ống theo quy định.



Quy định đối với trạm cấp LPG:

Trạm cấp LPG phải thực hiện các quy định từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư 41/2011/TT-BCT và các yêu cầu sau:

- Phải tuân thủ các quy định từ Điều 37 đến Điều 40 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm cấp LPG.

- Các hạng mục chính như bồn chứa, đường ống, máy hoá hơi phải được bao quanh bằng hàng rào, nơi không bố trí được hàng rào, các hạng mục chính phải nằm trong hàng rào ranh giới của cơ sở.

- Phải đảm bảo thuận tiện cho xe chữa cháy ra, vào trạm khi cần.

- Các thiết bị đặt trong khu vực có nguy cơ bị hư hại phải được bảo vệ bằng các biện pháp an toàn như rào chắn, cột sắt, cột bê tông và có biển cảnh báo. Các thiết bị an toàn này phải không làm ảnh hưởng tới độ thông thoáng của khu vực tồn chứa LPG.

- Không được đặt bồn chứa trong các tầng hầm.

- Khoảng cách từ bồn chứa LPG tới bồn chứa chất lỏng dễ cháy khác có điểm bắt cháy dưới 65oC không được nhỏ hơn 7 m.

- Sức chứa tối đa của kho chai cho phép là 1000 kg.

- Chỉ được đặt kho chứa chai trong nhà dân dụng công nghiệp khi sức chứa dưới 700 kg và phải đảm bảo thông gió, an toàn phòng chống cháy nổ. Kho chứa chai phải ngăn cách với các phần khác của toà nhà bằng tường chắn, trần, nền kín, có giới hạn chịu lửa ít nhất là 150 phút.

- Kho chứa các chai có hệ thống ống góp phải được đặt trong nhà có mái che làm bằng vật liệu không cháy.

- Kho chứa chai ngoài nhà dân dụng, công nghiệp phải cách biệt với các toà nhà khác hoặc hàng rào ranh giới của công trình bên cạnh có khoảng cách tối thiểu 1 m với kho có sức chứa dưới 400 kg; 3 m với kho có sức chứa từ 400 kg đến 1000 kg.

- Tường ngăn cháy phải không có lỗ hổng, được xây vững chắc bằng gạch, bê tông hoặc các vật liệu khác, phải đảm bảo giới hạn chịu lửa ít nhất 150 phút.

- Chiều cao tường ngăn cháy của kho chứa phải cao hơn bồn chứa tối thiểu 0,5 m.



2.2.1. Quy hoạch kho chứa chai LPG

Việc xác định số lượng và mật độ kho chứa chai LPG phải phù hợp với xu hướng tăng nhu cầu, thuận tiện cho khâu cung ứng và giảm chi phí vận chuyển. Địa điểm quy hoạch kho LPG phải đặt gần vùng tiêu thụ, thuận tiện cho việc cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Dự kiến quy hoạch đến năm 2025, toàn tỉnh Hà Nam sẽ phát triển 03 kho chứa chai LPG: 01 kho xây dựng trong giai đoạn 2016- 2020, nhu cầu diện tích đất khoảng 500m2, vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng; 02 kho xây dựng giai đoạn 2021-2025, nhu cầu diện tích đất khoảng 1000 m2, vốn đầu tư dự kiến khoảng 3 tỷ đồng. Dự kiến địa điểm kho chứa chai LPG được đặt tại KCN Đồng Văn 3 – Huyện Duy Tiên, KCN huyện Thanh Liêm và KCN huyện Kim Bảng với sức chứa tối thiểu 2.000 chai LPG mỗi kho.

2.2.2. Quy hoạch trạm nạp LPG vào chai

Trạm nạp LPG vào chai phải thuận tiện cho việc vận chuyển và tránh xa các khu dân cư tập trung. Số lượng trạm chiết nạp phụ thuộc vào khối lượng LPG tiêu thụ.

Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay đã có 01 trạm nạp LPG vào chai tại KCN Đồng Văn I mở rộng, huyện Duy Tiên. Do đó để đáp ứng nhu cầu LPG và khả năng đầu tư, dự kiến chỉ phát triển 01 trạm nạp LPG vào chai trên địa bàn tỉnh. Trạm nạp LPG vào chai cần được đặt ở vị trí thuận lợi cho tiếp nhận và vận chuyển LPG khối lượng lớn, gần các đầu mối giao thông, bên ngoài khu đô thị hoặc khu dân cư tập trung. Dự kiến giai đoạn đến năm 2020, đặt 01 trạm nạp LPG vào chai tại cụm công nghiệp Tây Nam - TP. Phủ Lý, diện tích khoảng 6.000 m2, vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng.

2.2.3.Quy hoạch trạm cấp LPG

Trạm cấp LPG chỉ bán hàng cho các phương tiện vận tải chuyên dụng và bán hàng bằng đường ống cho các đối tượng tiêu dùng theo hợp đồng. Các trạm cấp LPG sẽ được xây dựng trong các khu, cụm công nghiệp nơi doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu.

Tại các khu, cụm công nghiệp; khi doanh nghiệp có nhu cầu đặt trạm cấp LPG để phục vụ sản xuất sẽ làm đơn xin lập trạm cấp LPG. Thẩm quyền cho lập trạm cấp LPG thuộc Ban quản lý khu, cụm công nghiệp.

Tại các khu dân cư chỉ lập trạm cấp LPG phục vụ cho các chung cư cao tầng, chuỗi đô thị...là những khu vực có nguồn tiêu thụ lớn và ổn định. Khi thiết kế chung cư cao tầng chủ đầu tư phải thiết kế trạm cấp LPG và hệ thống đường ống, thiết bị đo đếm cung cấp LPG cho các căn hộ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định; trạm cấp LPG là bộ phận trong hạ tầng kỹ thuật gắn liền với công trình xây dựng. Khi dự án xây dựng công trình có thiết kế trạm cấp LPG được cấp có thẩm quyền phê duyệt đương nhiên trạm cấp LPG được chấp thuận.

Quy hoạch giai đoạn 2021-2025, xây dựng 04 trạm cấp LPG tại: khu đô thị mới Châu Giang – Lam Hạ – Phủ Lý, khu đô thị mới Châu Sơn – Phủ Lý, Chuỗi đô thị Đồng Văn - Yên Lệnh, Duy Tiên và KCN- đô thị - dịch vụ Thanh Liêm.

2.2.4. Quy hoạch trạm nạp LPG vào ô tô

Hiện nay, ô tô sử dụng LPG chủ yếu là xe taxi tập trung tại các thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian tới, Hà Nam nên cân nhắc sử dụng LPG để làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải chạy trong thành phố. Cần quan tâm đến việc phát triển các trạm nạp LPG cho phương tiện vận tải trên các tuyến giao thông chính của tỉnh. Cần có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp thí điểm mở trạm nạp LPG cho phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) nhằm khuyến khích sử dụng LPG là loại nhiên liệu sạch góp phần bảo vệ môi trường.

Tại giai đoạn từ nay đến 2025 không quy hoạch trạm nạp LPG vào ô tô trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Định hướng sau năm 2025, khi xuất hiện nhu cầu sẽ khuyến khích xây dựng thí điểm trạm nạp LPG cho ô tô, phương tiện giao thông công cộng... tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên các tuyến đường quốc lộ.

2.3. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư, nhu cầu diện tích đất



2.3.1 Những nội dung chủ yếu về vốn đầu tư

Trước hết, cần xác định rõ, vốn đầu tư phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh là từ các doanh nghiệp/ hộ kinh doanh và phụ thuộc vào tiềm lực của các doanh nghiệp/hộ kinh doanh. Giá trị đầu tư các doanh nghiệp/hộ kinh doanh sẽ trở thành tài sản của chính đơn vị đó. Trên góc độ quản lý đầu tư chung của tỉnh, việc tính toán nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống kinh doanh LPG chỉ có ý nghĩa trong việc xem xét phân bổ nguồn vốn đầu tư trong xã hội, để từ đó, cơ quan quản lý đưa ra chính sách hợp lý thu hút vốn đầu tư phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, các hạng mục đầu tư phát triển hệ thống kinh doanh LPG trên địa bàn Hà Nam bao gồm: Đầu tư trang thiết bị phục vụ kinh doanh LPG; đầu tư vào hệ thống cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường; đầu tư các thiết bị phòng cháy, chữa cháy tại các kho, cửa hàng kinh doanh LPG.

Thứ ba, các nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kinh doanh LPG trên địa bàn Hà Nam trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, bao gồm: nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp/ hộ kinh doanh trong và ngoài tỉnh; nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong nước, các nguồn vay hỗ trợ phát triển ODA và các nguồn vốn huy động hợp tác của Việt Nam; nguồn vốn liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh LPG và các đơn vị kinh doanh khác; các nguồn vốn xã hội khác tham gia dưới hình thức góp vốn cổ phần, tín dụng không chính thức,…



2.3.2. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất và vốn đầu tư theo giai đoạn 5 năm

- Nhu cầu sử dụng đất

Quy mô diện tích kinh doanh tối thiểu của các cửa hàng chuyên doanh LPG được xác định theo TCVN 6223:2011 là 12 m2.

Nhu cầu tối thiểu về quỹ đất để xây dựng hệ thống cửa hàng chuyên doanh LPG và kho LPG trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020 như sau: Diện tích các cửa hàng có đến hết năm 2014 là 20.405 m2, diện tích tối thiểu các cửa hàng, kho, trạm chiết nạp xây mới giai đoạn đến năm 2020 khoảng 7.280 m2, giai đoạn 2021-2025 khoảng 1.636 m2. Tổng cả hai giai đoạn khoảng 8.916 m2.

Trạm cấp LPG bằng đường ống: diện tích phát sinh không đáng kể trong kỳ quy hoạch, diện tích này tính chung trong công trình nhà cao tầng hoặc trong khu, cụm công nghiệp;



- Nhu cầu về vốn đầu tư

Khái toán vốn đầu tư cho xây dựng mới và nâng cấp cải tạo các cửa hàng kinh doanh khí hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Hà Nam như sau:




tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương