MỤc lục mở ĐẦU 1 Sự cần thiết lập quy hoạch 1 Các căn cứ lập quy hoạch 2


Bảng 1.7. Tổng mức BLHH&DTDVTD tỉnh Hà Nam (2009 – 2014)



tải về 0.99 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.99 Mb.
#23164
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Bảng 1.7. Tổng mức BLHH&DTDVTD tỉnh Hà Nam (2009 – 2014)

Đơn vị: Tỷ đồng,%




2008

2009

2010

2012

2013

2014

Tăng bq 2009-2914 (%)

Cả nước

1.007.213,5

1.238.145,0

1.677.344,7

2.369.130,6

2.668.752,8

2.942.500

19,56

Vùng ĐBSH

237.424,5

282.715,7

363.695,4

513.143,1

573.922,1

-

19,31

Tỉnh Hà Nam

3.190,9

3.991,4

4.874,8

7.869,7

9.073,2

10.492,0

21,94

Nhà nước

-




-

-

-




-

Ngoài nhà nước

3.190,9

3.991,1

4.874,8

7.867,7

9.071,0

10.488,2

21,94

Tập thể

2,2

1,7

8,8

1,1

1,8

0,6

-19,47

Tư nhân

1.076,4

1.450,1

1.876,8

2.838,8

3.202,4

3.797,1

23,38

Cá thể

2.112,3

2.539,3

2.989,2

5.027,8

5.866,8

6.690,5

21,19

Khu vực có vốn ĐT nước ngoài

-

-

-

2,0

2,2

3,8

 

Tỷ trọng (%)

Tỉnh Hà Nam

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

 

Nhà nước

0,00

0,04

0,00

0,00

0,00

0,00

 

Ngoài nhà nước

100,00

36,33

100,00

99,97

99,97

99,96

 

Khu vực có vốn ĐT nước ngoài

0,00

63,63

0,00

0,03

0,03

0,04

 

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2014

d) Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại



- Mạng lưới chợ: Theo số liệu thống kê, năm 2014 trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 110 chợ, gồm 01 chợ hạng I, 02 chợ đầu mối, 03 chợ hạng 2, 104 chợ hạng 3. Mật độ bình quân theo xã, phường đạt 0,95 chợ/xã, phường, cao hơn so với mật độ vùng đồng bằng sông Hồng (0,74 chợ/xã, phường) và của cả nước (0,77 chợ/xã, phường).

Tuy nhiên, xét về bán kính phục vụ và số dân phục vụ bình quân một chợ, thì các tiêu chí này của Hà Nam lại ở mức thấp so với vùng đồng bằng sông Hồng với cả nước, cụ thể như sau: Bán kính phục vụ bình quân một chợ của Hà Nam và số dân phục vụ bình quân một chợ lần lượt đạt 1,58 km/chợ và 7.221 người/chợ, trong khi vùng đồng bằng sông Hồng, các chỉ tiêu nêu trên lần lượt đạt 1,92 km và 11.261 người/chợ; của cả nước đạt 3,51 km và 10.497 người/chợ.

Lực lượng tham gia kinh doanh chủ yếu trên chợ đều thuộc thành phần kinh tế tư nhân kinh doanh bán buôn, bán lẻ và người sản xuất nhỏ trực tiếp bán sản phẩm. Quy mô của phần lớn các chợ trên địa bàn tỉnh Hà Nam ở mức trung bình.

Nhìn chung, hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu mua bán và trao đổi hàng hóa của các đối tượng tham gia. Tuy nhiên, do những hạn chế về quỹ mua và đời sống của nhân dân cũng như các điều kiện và đặc điểm của nền kinh tế của tỉnh vẫn chủ yếu là nông nghiệp nên hệ thống chợ của Hà Nam vẫn chưa có chuyển biến lớn. Với tình hình đó, chợ là nơi kinh doanh và là đầu tầu cung cấp hàng hoá cho toàn bộ dân cư trên địa bàn, do đó trong giai đoạn tới tỉnh ta cần phải đầu tư nhiều hơn nữa và đầu tư có chiều sâu để phát triển hệ thống chợ tốt hơn góp phần tạo cho cơ sở vật chất của chợ đồng thời tạo các yếu tố kinh tế-xã hội để phát triển chợ góp phần tăng ngân sách cho địa phương.



- Siêu thị và trung tâm thương mại: Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 05 siêu thị tập trung chủ yếu ở thành phố Phủ Lý và 02 TTTM. Các siêu thị đã từng bước phục vụ nhu cầu của nhân dân với nhiều loại hàng hóa đa dạng và phong phú, đảm bảo chất lượng và phương thức phục vụ hiện đại, văn minh.

So với thực tế yêu cầu phát triển, hệ thống siêu thị, TTTM của tỉnh hiện nay chưa đáp ứng được cả về chất lượng và số lượng.



- Các cửa hàng và đường phố thương mại:

Các cửa hàng thương mại của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh được hình thành và chủ yếu tập trung ở dọc các đường quốc lộ, tỉnh lộ và đặc biệt ở các đường phố trung tâm trên địa bàn Thành phố Phủ Lý và ở các thị trấn, trung tâm các huyện. Mạng lưới này đã góp phần làm phong phú, sống động thị trường, nâng cao văn minh thương nghiệp, là “điểm nhấn” quan trọng cần phát huy trong thời gian tới.

Ngoài những hệ thống thương mại chủ yếu trên đây, các hệ thống khác như thương mại điện tử, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất - nhập khẩu, hệ thống thông tin thị trường,… trên địa bàn tỉnh Hà Nam vẫn chưa phát triển.

Nhìn chung, mạng lưới hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh vẫn phổ biến là các loại hình bán lẻ truyền thống. Các loại hình bán lẻ hiện đại tuy đã xuất hiện, nhưng quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh chưa cao.

1.3. Điều kiện xã hội

1.3.1. Dân số và lao động

- Dân số và mật độ dân số: Năm 2014, toàn tỉnh có 793,38 nghìn người, chiếm 3,9% so với vùng đồng bằng sông Hồng, và khoảng 0,89% so với dân số của cả nước.

+ Mật độ dân số trung bình là 927 người/km2, xấp xỉ với mật độ của vùng đồng bằng sông Hồng (921 người/km2) và gấp 3,4 lần so với cả nước (271 người/km2). Mật độ dân số không đều giữa các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, thành phố Phủ Lý và huyện Lý Nhân có mật độ cao (1.576 người/km2 và 1.054 người/km2), trong khi huyện Kim Bảng có mật độ 675 người/km2.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 10,3% năm 2005 xuống còn 8,5% năm 2008 và 5,8% năm 2014. Các hoạt động chăm sóc bà mẹ và trẻ em đ­ược tăng c­ường. Tuổi thọ trung bình (2014) đạt 74,3 tuổi. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt hơn trong việc nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo đời sống nhân dân.

+ Dân số đô thị: tốc độ tăng dân số đô thị tương đối nhanh, bình quân của tỉnh giai đoạn 2009 - 2014 đạt 10,57%/năm theo hướng năm sau cao hơn năm trước và cao hơn so với tốc độ tăng dân số đô thị của cả nước (3,2%/năm), tuy nhiên vẫn còn thấp so với tỷ lệ chung của vùng đồng bằng sông Hồng. Tỷ lệ dân số đô thị chiếm 15,4%, thấp hơn rất nhiều so với vùng ĐBSH (32%) và cả nước (32,2%), còn lại phần lớn (84,6%) là tập trung tại các vùng nông thôn; tỷ lệ dân số đô thị của các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình lần lượt là 13,3%, 10%, 18,1% và 19,1%.

- Lao động và việc làm: mặc dù, dân số trung bình hàng năm của tỉnh vẫn đang tăng lên, nhưng tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh lại tăng chậm, bình quân 0,48%/năm do xu hướng dịch chuyển lao động ra khỏi địa bàn đến các địa phương khác, nhất là Hà Nội. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh so với tổng dân số cũng có xu hướng tăng lên nhưng còn chậm, từ 57,5% năm 2008 lên 58,2% năm 2014.

Về phân bố lao động, lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng giảm nhưng vẫn thu hút nhiều lao động nhất, chiếm 88,86% tổng số lao động đang làm việc năm 2014, tỷ lệ này của cả nước là 86,4%. Tuy nhiên trong giai đoạn 2009 – 2014, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã gia tăng mạnh, từ 0,9% năm 2008 lên 5,9% năm 2014, lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước không có nhiều biến động (5,3% năm 2008 xuống còn 5,22% năm 2014).

Hiện nay, tỷ lệ lao động chưa có việc làm trên địa bàn tỉnh Hà Nam còn nhiều, chất lượng lao động còn thấp và đây là vấn đề bức xúc cần phải quan tâm giải quyết trong những năm tới.

1.3.2. Mức sống dân cư

a) Thu nhập:

Thu nhập của dân cư trong tỉnh những năm qua đã từng bước được cải thiện. Năm 2014, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng (theo giá thực tế) có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt xấp xỉ 2,3 triệu đồng/người/tháng, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2008 (0,74 triệu đồng/người/tháng).

Mức độ chênh lệch về thu nhập giữa những người có thu nhập cao nhất với những người có thu nhập thấp nhất có xu hướng tăng từ mức 5,8 lần năm 2008 lên 6,49 lần năm 2013 và 6,2 lần năm 2014, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với vùng ĐBSH (7,2 lần, số liệu 2010) và của cả nước (9,2 lần, số liệu 2010).

Cơ cấu thu nhập đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm qua theo hướng tăng mạnh tỷ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ hoạt động phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Năm 2014, thu nhập từ tiền lương, tiền công chiếm 40,6% tổng thu nhập, tăng mạnh từ mức 27,3% năm 2008.

Thu nhập gia tăng, cùng với các chính sách an sinh xã hội, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn, đặc biệt là khu vực nông thôn, đã góp phần làm cho đời sống dân cư đã được cải thiện, số lượng và tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm mạnh từ 12,81 % năm 2010 xuống còn 6,28% năm 2013 và 3,92% năm 2014, thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước (9,8%) nhưng vẫn cao hơn so với vùng ĐBSH (4,9%).

b) Chi tiêu:

Hà Nam nằm trong vùng ĐBSH, nơi có mức chi tiêu bình quân đầu người cao thứ hai trong cả nước (chỉ sau vùng Đông Nam Bộ) chi tiêu bình quân đầu người chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập (81% năm 2012). Trong đó, chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu của đời sống (ăn, uống, hút) là chủ yếu, chiếm tới 51,7% tổng chi tiêu, chi cho các nhu cầu đời sống (không phải ăn uống hút) chiếm khoảng 42,7%, phần chi khác chỉ chiếm 5,6%.

1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển mạng lưới kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Hà Nam

1.4.1. Những thuận lợi

- Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian vừa qua có tác động tích cực đến sự phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh LPG. Nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, đời sống dân cư được cải thiện, ý thức tiêu dùng của người dân thay đổi tích cực sẽ là tiền đề để hình thành nhu cầu LPG cho sản xuất và tiêu dùng.

- Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh là điều kiện thuận lợi gia tăng nhu cầu sử dụng LPG trên địa bàn, cả trong các hộ gia đình cho nhu cầu sinh hoạt và cũng như trong các hộ, doanh nghiệp kinh doanh (nhà hàng, quán ăn,…).

- Sản xuất công nghiệp của tỉnh đang trên đà phát triển, đặc biệt là các ngành sử dụng LPG, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh LPG trên địa bàn; Những dự án trọng điểm về công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh như KCN Thanh Nguyên (240 ha), KCN Châu Giang (150 ha), KCN Đồng Văn III (800 ha), KCN Thanh Liêm (650 ha),… khi đi vào hoạt động sẽ thu hút được nhiều lao động ở các địa phương khác, từ đó tạo ra nhu cầu lớn về LPG.

- Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển ổn định, tăng cường khả năng giao thương giữa các địa bàn trong tỉnh và với các địa phương khác, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm nhẹ chi phí, rút ngắn thời gian và đảm bảo an toàn trong vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là với mặt hàng LPG.

1.4.2. Những khó khăn

- Kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển mạnh nhưng chưa thật sự vững chắc, chuyển dịch cơ cấu còn chậm, công tác dự báo thị trường chưa kịp thời và chính xác nên một số ngành sản xuất, kinh doanh trong đó có LPG còn bị động.

- Tuy có một số tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, song tỉnh còn hạn chế về các nguồn lực: Lao động có trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp còn thiếu; tiềm lực khoa học - công nghệ cho phát triển công nghiệp hạn chế, khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ còn chưa tốt; vốn đầu tư phát triển nội tại của địa phương hạn hẹp; hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin,... tuy đã cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

- Mặc dù đời sống dân cư những năm qua đã được cải thiện nhưng Hà Nam vẫn là tỉnh thuần nông, thu nhập của người dân còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Nhu cầu của phần lớn dân cư tập trung vào các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, phẩm cấp trung bình trong khi sử dụng LPG thường là ở đối tượng có trình độ tiêu dùng khá cao vì các hộ gia đình cần đầu tư những chi phí nhất định liên quan tới thiết bị (bếp, bình ga) và mua LPG hàng tháng.

- Mật độ dân cư phân tán theo địa hình, nên nhu cầu LPG tại các địa bàn không tập trung làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hệ thống kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh.

- Sự chênh lệch đáng kể về thu nhập, mức sống giữa khu vực thành thị và nông thôn cũng là một yếu tố làm ảnh hưởng đến mật độ hệ thống cửa hàng và kho LPG trên địa bàn tỉnh.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

2.1. Thực trạng hệ thống cửa hàng LPG

Thông qua tổ chức điều tra (bằng phiếu điều tra) tất cả các cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Hà Nam để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hệ thống cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng theo các chỉ tiêu sau:

2.1.1. Thực trạng mạng lưới

a) Số lượng, phân bố:

- Theo kết quả điều tra do Sở Công Thương tiến hành tháng 9/2014 và số liệu do cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) cung cấp, trên địa bàn toàn tỉnh có hiện có 488 cửa hàng kinh doanh LPG, trong đó có 348 cửa hàng do Sở Công Thương quản lý và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (có trả lời phiếu điều tra), 140 cửa hàng chưa được Sở Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Trong tổng số 488 cửa hàng LPG, có 439 cửa hàng thuộc các hộ kinh doanh, 15 doanh nghiệp kinh doanh (9 DNTN, 6 công ty TNHH) và 34 cửa hàng nằm trong cửa hàng xăng dầu (trong đó: 23 cửa hàng thuộc Chi nhánh xăng dầu Hà Nam và 11 cửa hàng thuộc cửa hàng xăng dầu khác)

Với 488 cửa hàng (CH) LPG trên địa bàn tỉnh, số lượng CH bình quân theo từng huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn tương ứng là 81 CH/1 huyện, thành phố và khoảng 4,1 CH/1 xã, phường, thị trấn.

- Mạng lưới các CH LPG tỉnh Hà Nam phân bố khắp các địa phương trong tỉnh, tuy nhiên không đồng đều giữa các huyện, thành phố, tập trung nhiều nhất ở huyện Thanh Liêm với 89 CH, chiếm 18,24% toàn tỉnh; tiếp theo là huyện Lý Nhân và thành phố Phủ Lý có 88 CH, chiếm 18%; huyện Kim Bảng có 82 CH chiếm 16,8%,... Bình Lục là địa phương có số lượng CH LPG ít nhất với 60 CH, chiếm 12,3% toàn tỉnh.

Bán kính phục vụ bình quân một CH LPG của tỉnh là 0,75 km, trong đó, hầu hết các huyện có bán kính phục vụ cao hơn mức bình quân của tỉnh, chỉ có huyện Duy Tiên và đặc biệt là thành phố Phủ Lý có bán kính phục vụ của một CH tương đối thấp (Duy Tiên là 0,69 km và Phủ Lý là 0,56 km), nguyên nhân chủ yếu là do TP. Phủ Lý có diện tích nhỏ, lại có số lượng CH kinh doanh LPG nhiều.



Bảng 1.8. Một số chỉ tiêu về mạng lưới CH LPG tỉnh Hà Nam năm 2014

Huyện/TP

Diện tích
(km2)

Tổng số CH LPG

Trong đó

Bán kính
phục vụ
(km/CH)

Dân số phục vụ bình quân
(người/CH)

CH
chuyên doanh

CH trong CHXD

TP. Phủ Lý

87,9

88

83

5

0,56

1.562

H. Lý Nhân

168,6

88

84

4

0,78

2.014

H.Kim Bảng

175,7

82

76

6

0,83

1.442

H.Bình Lục

144,0

60

53

7

0,87

2.220

H.Duy Tiên

121,0

81

77

5

0,69

1.433

H. Thanh Liêm

164,7

89

82

7

0,77

1.275

Tổng cộng

861,9

488

454

34

0,75

1.631


tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương