MỤc lục mở ĐẦU 1 Sự cần thiết lập quy hoạch 1 Các căn cứ lập quy hoạch 2


Bảng 1.3. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hà Nam theo giá so sánh giai đoạn 2009 – 2014



tải về 0.99 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.99 Mb.
#23164
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Bảng 1.3. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hà Nam theo giá so sánh giai đoạn 2009 – 2014

Đơn vị: Tỷ đồng




2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tăng bq 2009-2914 (%/năm)

Cả tỉnh

11.177,6

13.934,0

17.229,0

20.411,7

24.458,1

28.682,1

33.460,2

20,05

Công nghiệp khai thác

528,9

740,7

936,9

919,7

1.230,8

1.408,9

1.512,3

19,14

Công nghiệp chế biến, chế tạo

10.495,6

13.014,9

16.096,1

19.314,2

22.853,6

26.837,8

31.496,3

20,10

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt

119,8

136,6

156,5

113,3

263,4

305,4

304,6

16,83

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải

33,3

41,8

39,5

64,5

110,3

130,0

146,9

28,06

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2014

Có thể thấy rằng, năng lực ngành công nghiệp chế biến ngày càng được mở rộng, sản phẩm phong phú, góp phần quan trọng vào tăng trưởng ngành công nghiệp nói riêng và GDP của tỉnh nói chung. Một số sản phẩm chủ lực đã được hình thành và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường như: sản phẩm dệt may, hàng mây tre đan, hàng thêu ren,... Mặc dù, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong GTSX công nghiệp của tỉnh nhưng trong danh mục sản phẩm công nghiệp sản xuất ra trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng thông thường, thiếu vắng nhiều sản phẩm công nghiệp tiêu dùng (thuộc nhóm hàng điện tử gia dụng, đồ dùng gia đình) đang rất phát triển ở nước ta hiện nay và các sản phẩm cơ khí.

c) Giao thông vận tải:

Đường bộ

Hà Nam hiện có khoảng 5.050,8 km đường bộ gồm có:

- Quốc lộ 217,2 km gồm các đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A chạy dọc từ Bắc đến phía Nam tỉnh nối Hà Nam với Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định

- Đường tỉnh 281,1 km với 17 tuyến đã được đặt tên từ ĐT491 đến ĐT499B tạo thành hệ thống trải rộng trên toàn địa bàn và nối với các địa phương của tỉnh bạn: Hà Nội, Hoà Bình, Ninh Bình, Nam Định.

Mạng lưới đường giao thông nông thôn tiếp tục được củng cố, nâng cấp bằng nhiều nguồn vốn (vốn ngân sách, vốn ODA, vốn nhân dân đóng góp …) đã trải nhựa, bê tông hoá khoảng 2807 km. Số đường rải cấp phối, đường đất còn khoảng 1870 km đã và đang được tiếp tục triển khai nâng cấp.

Đường sắt

Hà Nam có đường sắt Bắc Nam dài 30 km và 10 km đường chuyên dùng: có 3 ga chính đặt ở trung tâm thành phố Phủ Lý ở các thị trấn Đồng Văn, Bình Mỹ rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá, hành khách đi, đến các tỉnh thành trong cả nước. Đường sắt chuyên dùng đi vào khu sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh phục vụ trực tiếp việc cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm đá, xi măng clanke, vôi, bột nhẹ.



Đường sông

Hà Nam có khoảng 300 km đường sông, có các sông lớn: sông Hồng 40 km, sông Đáy 51 km, còn lại là sông địa phương khoảng 210 km gồm (sông Châu 57 km, sông Nhuệ 14,8 km, sông Sắt 17 km. Trong đó: sông Đáy và sông Hồng do Trung ương quản lý, giữ vị trí quan trọng trong việc vận tải, cung ứng các loại vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất trong tỉnh và vận chuyển sản phẩm sản xuất trong tỉnh đi các tỉnh trong cả nước và xuất khẩu.



1.2.3. Thực trạng ngành thương mại - dịch vụ

a) Quy mô và tốc độ phát triển ngành thương mại:

Trong những năm qua, ngành thương mại tỉnh Hà Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Mặc dù hiệu quả của ngành thương mại còn thấp, đóng góp vào GDP của tỉnh còn hạn chế, nhưng với tốc độ tăng trưởng cao giai đoạn 2009 - 2014, ngành thương mại ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói chung và ngành dịch vụ nói riêng.

Năm 2014, giá trị tăng thêm ngành thương mại của tỉnh (theo giá thực tế) đạt 2.245,4 tỷ đồng, chiếm 25,51% GDP ngành dịch vụ trên địa bàn (năm 2013 đạt 1.888,6 tỷ đồng, chiến 25,50%), thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước (31,3%). Do đó, đóng góp của ngành thương mại trong GDP chung của tỉnh vẫn còn nhỏ, chiếm khoảng 7,86%.


Bảng 1.4. GDP thương mại tỉnh Hà Nam (2009 – 2014) theo giá thực tế

Đơn vị: Tỷ đồng,%

 

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

GDP cả tỉnh (giá thực tế - tỷ đồng)

8.698,9

10.857,7

12.911,0

16.903,7

20.651,9

24.017,4

28.532,4

GDP Dịch vụ

2.438,6

3.287,4

3.955,5

5.065,5

6.271,1

7.045,0

8.801,1

GDP thương mại

652,1

842,3

1.073,4

1.383,4

1.724,1

1.888,6

2.245,4

% GDP thương mại






















So với GDP chung

7,50

7,76

8,31

8,18

8,35

7,86

7,87

So với GDP dịch vụ

26,74

25,62

27,14

27,31

27,49

26,81

25,51

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2014

Về tốc độ tăng trưởng, trong giai đoạn 2009 - 2014, giá trị tăng thêm của ngành thương mại tỉnh Hà Nam (theo giá so sánh 2010) tăng trưởng khá nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,93%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ (9,08%/năm), tuy nhiên vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP chung của tỉnh (11,57%/năm).



Bảng 1.5. Tốc độ tăng trưởng GDP thương mại tỉnh Hà Nam (2009 – 2014)

Đơn vị: Tỷ đồng,%

 

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tăng bq 2009-2014 (%/năm)

GDP cả tỉnh (giá ss 2010 - tỷ đồng)

10.162,5

11.412,9

12.911,0

14.515,3

16.184,7

17.613,9

19.603,5

11,57

Dịch vụ

3.275,8

3.623,5

3.955,9

4.378,7

4.766,9

5.136,2

5.517,3

9,08

GDP thương mại

844,4

925,6

1073,4

1183,8

1307,3

1.438,9

1.573,7

10,93

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2014

Sự phát triển của ngành thương mại trên địa bàn tỉnh trong những năm qua cũng đã góp phần vào phát triển sản xuất, phân công lao động xã hội, thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho sản xuất từng bước gắn với nhu cầu thị trường và bước đầu cũng đã phát huy được lợi thế của các địa phương trong tỉnh, giữa thị trường của tỉnh với thị trường lân cận, thị trường cả nước và thị trường ngoài nước, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế và góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh. Đặc biệt, ngành thương mại đã đảm bảo cung cấp tốt các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào nông thôn, vùng khó khăn của tỉnh.

b) Tình hình phát triển các doanh nghiệp thương mại và các cơ sở kinh doanh thương mại:

Theo số liệu thống kê, năm 2014, tỉnh Hà Nam có 2.146 doanh nghiệp, trong đó có 675 doanh nghiệp thương mại, chiếm 31,4% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh, tăng gấp 1,13 lần so với năm 2010 và gấp 1,8 lần năm 2008. Tăng bình quân 13,07%/năm trong giai đoạn 2009 - 2014, cao hơn so với tốc độ tăng của tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (tăng 8,84%/năm trong cùng giai đoạn).



Bảng 1.6. Một số chỉ tiêu về doanh nghiệp thương mại tỉnh Hà Nam

giai đoạn 2009 – 2014

 

Đơn vị

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tăng bq 2009-2014

1.Tổng số DN của tỉnh

DN

1.102

1.391

1.633

1.734

1.791

1.836

2.146

10,14

- DN thương mại

DN

323

396

517

567

560

582

675

13,07

- Tỷ trọng DNTM

%

26,87

28,47

31,66

32,70

31,27

31,70

31,45

 

2.Tổng số LĐ trong DN

Người

42.437

52.101

57.394

65.192

70.696

73.743

90.772

13,51

- Riêng thương mại

Người

4.347

5.236

5.671

6.114

5.951

6.993

7.487

9,48

- Tỷ trọng thương mại

%

10,24

10,05

9,88

9,38

8,42

9,48

8,25

 

3.Tổng vốn SXKD của các DN

Tỷ đồng

15.420,7

19.403,5

27.719,8

36.730,2

46.267,9

53.549,8

65.013,2

27,1

- Riêng thương mại

Tỷ đồng

1.259,6

1.641,9

3.044,4

4.709,5

6.775,9

8.035,1

12.207,0

46,01

- Tỷ trọng thương mại

%

8,17

8,45

10,98

12,82

14,64

15,00

18,78

 

4. D.thu thuần của DN

Tỷ đồng

13.052,6

17.180,9

25.705,2

35.957,4

42.777,1

53.290,1

65.690,2

30,91

- Riêng thương mại

Tỷ đồng

4.289,8

5.916,6

8.446,1

12.908,9

10.171,0

11.640,8

12.692,0

19,82

- Tỷ trọng thương mại

%

32,87

34,43

32,86

35,90

23,78

21,84

19,32

 

Một số chỉ tiêu bình quân của DN

Lao đông/DN toàn tỉnh

Người/ DN

35,31

37,46

35,15

37,60

39,47

40,17

42,30

 

Lao đông TM/DN thương mại

Người/ DN

13,46

13,22

10,97

10,78

10,63

12,02

11,09

 

Vốn SXKD/DN toàn tỉnh

Tỷ đồng/ DN

12,83

13,95

16,97

21,18

25,83

29,17

30,30

 

Vốn SXKD/DN thương mại

Tỷ đồng/ DN

3,90

4,15

5,89

8,31

12,10

13,81

18,08

 

DThu thuần/DN tỉnh

Tỷ đồng/ DN

10,86

12,86

15,74

20,74

23,88

29,03

30,61

 

DThu thuần của DNTM/DNTM

Tỷ đồng/ DN

13,28

14,94

16,34

22,77

18,16

20,00

18,80

 

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2014

Phân theo loại hình doanh nghiệp, năm 2014, số lượng doanh nghiệp bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 422 doanh nghiệp, chiếm 62,5% (năm 2008 chiếm 64%); tiếp đến là doanh nghiệp bán buôn, có 210 doanh nghiệp, chiếm 31,1% (năm 2008 chiếm 28,8%); doanh nghiệp bán và sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy có 43 doanh nghiệp, chiếm 7,4% (năm 2008 chiếm 7,2%).

Tỷ trọng lao động trong các doanh nghiệp thương mại so với tổng số lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh có xu hướng giảm, tăng từ 10,24% năm 2008 xuống còn 8,25% năm 2014.

Vốn sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại năm 2014 là 65.013,2 tỷ đồng, tăng khá nhiều so với các năm trước đó (năm 2013 là 53.549,8 tỷ đồng, năm 2012 là 46.267,9 tỷ đồng, năm 2011 là 36.730,2 tỷ đồng). Tỷ trọng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong tổng số vốn của các doanh nghiệp toàn tỉnh cũng tăng đều, từ mức 8,17% năm 2008 lên 18,78% năm 2014.

Doanh thu thuần của các doanh nghiệp thương mại cũng tăng khá nhanh, bình quân 19,82%/năm giai đoạn 2009 - 2014, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu chung của các doanh nghiệp toàn tỉnh (đạt 30,91%/năm). Do đó, tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp thương mại trong tổng số doanh thu chung của các doanh nghiệp toàn tỉnh từ 32,87% (2008) còn 19,32% (2014).

Các chỉ tiêu bình quân 1 doanh nghiệp về sử dụng lao động, vốn, doanh thu của các doanh nghiệp thương mại so với mức bình quân chung của các doanh nghiệp toàn tỉnh cho thấy đều thấp hơn.

c) Tình hình lưu thông hàng hóa:

Trong giai đoạn 2009 - 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (BLHH&DTDVTD) tính theo giá hiện hành của tỉnh Hà Nam tăng bình quân 21,94%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng bình quân của vùng đồng bằng sông Hồng (19,31%/năm) và của cả nước (19,56%/năm).

Phân theo khu vực kinh tế: Trong giai đoạn 2009 - 2014, khu vực kinh tế ngoài nhà nước có mức tăng trưởng nhanh nhất về tổng mức BLHH&DTDVTD, với tốc độ bình quân 21,94%/năm và chiếm tới 99,96% về tỷ trọng năm 2014; khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

Tổng mức BLHH&DTDVTD bình quân đầu người của tỉnh năm 2014 đạt 13,1 triệu đồng/người, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2008 (4 triệu đồng/người), tuy nhiên còn thấp hơn khá nhiều so với vùng đồng bằng sông Hồng (28 triệu đồng/người) và của cả nước (29,7 triệu đồng/người). Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21,86%/năm giai đoạn 2009 - 2014.



Điều này cho thấy, mặc dù tổng mức BLHH&DTDVTD bình quân đầu người tỉnh Hà Nam còn thấp so với các trung tâm kinh tế lớn của vùng đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hải Phòng,... song nhìn chung, lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh đã có xu hướng ngày càng gia tăng, quy mô thị trường của tỉnh đã có sự phát triển khá nhanh, tương đương với mức chung của cả nước. Có thể thấy phát triển của các ngành kinh tế và khả năng nâng cao thu nhập của dân cư đã làm tăng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng toàn tỉnh, có tác động tích cực đến quy mô và tốc độ của các kênh luồng hàng hóa trên thị trường.


tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương