MỤc lục mở ĐẦU 1 Sự cần thiết lập quy hoạch 1 Các căn cứ lập quy hoạch 2



tải về 0.99 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.99 Mb.
#23164
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

- Lập quy hoạch mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lòng trên địa bàn tỉnh Hà Nam phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với nhu cầu sử dụng các sản phẩm khí dầu mỏ hoá lỏng, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong thời kỳ quy hoạch.


- Làm cơ sở để quản lý và lập kế hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

4. Các nhiệm vụ chủ yếu

- Thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Điều tra, khảo sát bổ sung tư liệu cho nghiên cứu hiện trạng và xây dựng quy hoạch mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng tỉnh Hà Nam.

- Phân tích tài liệu, tổng hợp các ý kiến chuyên gia, tính toán để xây dựng phương án quy hoạch mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Xây dựng các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch

- Lập Bản đồ thực trạng và Bản đồ quy hoạch mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

5. Đối tượng, phạm vi

- Đối tượng: mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (cửa hàng chuyên doanh LPG, trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm nạp LPG vào chai, kho LPG với tổng dung tích các bồn chứa dưới 5.000 m3) và các yếu tố cấu thành.

- Phạm vi:

+ Về không gian: Xây dựng quy hoạch trên toàn địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng hơn đến các địa bàn trọng điểm như thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ…

+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013, thời gian quy hoạch đến năm 2020, các định hướng chủ yếu đến năm 2025, có phân kỳ theo từng giai đoạn 5 năm.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp chuyên gia

7. Nội dung của Quy hoạch

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các Phụ lục đính kèm. Quy hoạch gồm 4 phần chính, cụ thể như sau:

- Phần I: Thực trạng mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Hà Nam

- Phần II: Dự báo triển vọng phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Hà Nam

- Phần III: Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Hà Nam

- Phần IV: Giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.

PHẦN I

THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH LPG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý:

Hà Nam là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có toạ độ địa lý 20o21’ - 21o 45’ vĩ độ Bắc, 105o45’ - 106o10’ kinh độ Đông, tiếp giáp trực tiếp với thủ đô Hà Nội ở phía Bắc; phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên, Thái Bình; phía Nam giáp tỉnh Nam Định; phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Tây giám tỉnh Hoà Bình. Tỉnh Hà Nam có diện tích tự nhiên 862 km2, gồm thành phố Phủ Lý và 5 huyện: Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm và Bình Lục; với 98 xã, 11 phường và 7 thị trấn.

Với vị trí địa kinh tế là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, Hà Nam có vai trò quan trọng và là cầu nối trong hoạt động giao lưu kinh tế giữa Hà Nội với các tỉnh phía Nam vùng Đồng bằng sông Hồng và với cả nước. Ngoài ra, trên tuyến hành lang Xuyên Á (Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài), Hà Nam là một vị trí trên tuyến, tuyến này nằm trong khuôn khổ hợp tác 1 trục 2 cánh với Trung Quốc và giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2030 và năm 2045. Do có vị trí thuận lợi như vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh, buôn bán cả về nguồn hàng, thị trường tiêu thụ cũng như hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đòi hỏi phải vận chuyển giữa các địa phương khác nhau như xăng dầu hay LPG,...

1.1.2. Địa hình, khí hậu, tài nguyên

a) Địa hình: Hà Nam là tỉnh đồng bằng, có vùng chuyển tiếp giữa Đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía Tây. Cấu trúc địa hình tương đối đa dạng, vừa có vùng đồng bằng lại vừa có vùng đồi núi bán sơn địa, địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

- Vùng đồng bằng: Vùng đồng bằng của tỉnh Hà Nam chiếm khoảng 85 - 90% diện tích tự nhiên, thuộc khu vực phía đông của tỉnh, sự chênh lệch về độ cao phân chia vùng đồng bằng thành hai tiểu vùng nhỏ:

Vùng đồng bằng cao: Gồm huyện Duy Tiên và một phần huyện Kim Bảng, có độ cao trung bình 2,5 - 3,5 m, tổng diện tích khoảng 22.000 ha.

Vùng đồng bằng thấp: Gồm các huyện Bình Lục, Lý Nhân và một phần huyện Thanh Liêm. Đây là vùng đồng bằng thấp, trũng điển hình của vùng Đồng bằng sông Hồng, có độ cao trung bình từ 0,4 - 2,5 m, tổng diện tích khoảng 43.000 ha.

- Vùng đồi núi bán sơn địa: Chiếm khoảng 10 - 15% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Tây và Tây Nam. Gồm một phần huyện Thanh Liêm và Kim Bảng, địa hình chủ yếu là các dãy núi đá vôi cao khoảng 200 - 300 m chạy dọc theo ranh giới với tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình. Ngoài đồi núi, trong vùng còn có các khu vực sản xuất nông nghiệp với cao độ trung bình khoảng 1,3 - 1,8 m (ở những nơi thấp) và 5,3 - 5,8 m (ở những nơi cao). Do địa hình dốc, nên khu vực này thường chịu ảnh hưởng của lũ núi.

Như vậy, địa hình của tỉnh Hà Nam không đồng đều, được phân định thành hai khu vực rõ rệt, thưa thớt ở vùng đồi núi bán sơn địa, đông đúc ở khu vực đô thị và vùng đồng bằng. Điều này tác động trực tiếp đến sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng trên địa bàn tỉnh, đồng thời, từ đó cũng làm ảnh hưởng đến sự phân bố nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu, trong đó có LPG.

b) Khí hậu:

Hà Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của Đồng bằng Bắc Bộ, có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ rệt. Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 70% lượng mưa cả năm; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô hanh và rét.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ngày càng tăng. Số giờ nắng có năm đạt khoảng 1.146 - 1.454 giờ.

c) Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên đất: Phân theo tính chất, thổ nhưỡng, tài nguyên đất tỉnh Hà Nam gồm 3 loại: Đất phù sa không được bồi đắp, thuộc loại chua, phèn, phân bố ở khu vực đồng bằng úng trũng. Nếu giải quyết tốt các biện pháp cải tạo đất sẽ thích ứng được với nhiều loại cây lương thực, rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả; Đất phù sa được bồi đắp, phân bố rải rác khu vực ngoài đê sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu, tuy thường xuyên bị ngập nước nhưng rất màu mỡ, thích ứng với các loại rau màu, trồng dâu,…; Đất vùng đồi núi bán sơn địa thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp: chè, lạc, mía,… và cây lâm nghiệp như: thông, mỡ, bạch đàn, phi lao,…

Phân theo mục đích sử dụng, tài nguyên đất tỉnh Hà Nam gồm có đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, cụ thể như sau:

+ Đất nông nghiệp: 54.409,1 ha, chiếm 63,1% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: 1) Đất sản xuất nông nghiệp: 42.790,64 ha chiếm 49,6% (gồm đất ruộng lúa 34.684,72 ha; đất trồng cây hàng năm khác 3.951,56 ha; đất trồng cây lâu năm 4.154,36 ha). 2) Đất lâm nghiệp có rừng: 6.252,09 ha chiếm 7,3% (rừng phòng hộ: 5.046,43 ha, rừng sản xuất 1.205,66 ha). 3) Đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác 5.366,37 ha chiếm 6,3% (đất nuôi trồng thuỷ sản 4.873,59 ha, đất nông nghiệp khác 492,78 ha).

+ Đất phi nông nghiệp: 28.040,21 ha, chiếm 32,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất ở 5.777,64 ha (gồm đất ở đô thị: 797,97 ha và đất ở nông thôn 4.979,67 ha); đất chuyên dùng 16.564,2 ha chiếm 19,2% (gồm đất trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp: 125,95 ha; đất quốc phòng an ninh 478,77 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 2.835,7 ha; đất có mục đích công cộng 13.123,78 ha; Đất phi nông nghiệp khác 5.698,37 ha: gồm đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, đất sông suối, mặt nước chuyên dùng và đất phi nông nghiệp khác.

+ Đất chưa sửa dụng khoảng 3.746,32 ha, chiếm 4,3%. Gồm đất đồng bằng chưa sử dụng: 426,35ha; núi đá không có rừng cây: 2.443,43 ha; đất đồi núi chưa sử dụng 476,54 ha. Qua thống kê trên cho thấy đất sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn có thể đáp ứng yêu cầu của đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn và có thể chuyển đổi mục đích sử dụng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Đây là một lợi thế của tỉnh trong kêu gọi thu hút đầu tư.

- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước tỉnh Hà Nam gồm có nguồn nước mặt và nước ngầm:

+ Nguồn nước mặt: Nằm trong vùng mưa lớn trung bình hàng năm trên 1.839 mm (nguồn niên giám thống kê Hà Nam năm 2013) Hà Nam có nguồn nước mặt dồi dào từ các dòng sông và một số hồ ao có thể thoả mãn về nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Song hiện nay do nguồn nước bị ô nhiễm nên đã ảnh hưởng đến việc cung cấp nguồn nước cho các nhà máy sản xuất nước sạch và tưới tiêu cho đồng ruộng.

+ Nguồn nước ngầm của Hà Nam không phong phú, chất lượng nước ngần không tốt. Hàm lượng sắt và asen trong nước ngầm lớn, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Theo đánh giá, hiện nay tình trạng nguồn nước ngầm bị nhiễm asen ở mức rất cao, nhiều nơi cao gấp hàng trăm lần cho phép, như tại Bình Lục, Lý Nhân, Thanh Liêm,… điều này khiến cho việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này rất hạn chế.

- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản ở Hà Nam chủ yếu là đá vôi để sản xuất xi măng, phục vụ xây dựng, giao thông và thủy lợi. Tổng trữ lượng đá vôi được đánh giá vào khoảng 7,4 tỷ tấn, trong đó nguồn đá vôi có chất lượng cho sản xuất xi măng khoảng gần 1 tỷ tấn tập trung ở Kim Bảng và Thanh Liêm, cho phép đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng công suất lớn, một số nguồn đất sét cho xi măng và sản xuất gạch nung cũng tập trung ở hai huyện này tuy nhiên có diện tích phân bố hẹp hơn. Ở các huyện Duy Tiên, Lý Nhân có diện tích bãi bồi ven sông Hồng lớn, nên có nhiều điều kiện để sản xuất gạch nung.

Nhìn chung, chất lượng nguồn khoáng sản của tỉnh tốt, dễ khai thác, giao thông vận tải thuận tiện và chi phí khai thác thấp, nên tạo ra lợi thế so sánh tuyệt đối trong sản xuất vật liệu xây dựng so với các địa phương trong vùng.



- Tài nguyên du lịch: Hà Nam có một số danh lam thắng cảnh như: Núi Cấm, Ngũ Động Sơn, hồ Tam Chúc ở huyện Kim Bảng, Kẽm Trống ở huyện Thanh Liêm, núi Đọi ở huyện Duy Tiên,…

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có một số khu di tích lịch sử văn hoá: Có nhiều tên đất, tên làng và danh nhân nổi tiếng như nơi thờ Lý Thường Kiệt – vị anh hùng dân tộc thời Lý; Đền Trần Thương ở huyện Lý Nhân thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; Từ đường Nguyễn Khuyến ở xã Trung Lương, huyện Bình Lục; Lễ hội Long Đọi Sơn ở huyện Duy Tiên; tượng đài 10 cô gái dân quân Lam Hạ thành phố Phủ Lý; tượng đài các anh hùng liệt sỹ Chanh Chè ở xã Thanh Tâm huyện Thanh Liêm, …

Hiện nay Hà Nam đang tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Tam Chúc – Ba Sao rộng 2.042 ha với hồ Tam Chúc rộng 750 ha thành khu du lịch cấp vùng có thể liên kết tạo thành tour du lịch Tam Chúc – Hương Sơn – Bái Đính để đáp ứng nhu cầu du lịch trong và ngoài tỉnh, tạo sự đột phát trong lĩnh vực dịch vụ – du lịch.

1.2. Điều kiện kinh tế



1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Về tăng trưởng kinh tế:



Năm 2014, GDP tỉnh Hà Nam (theo giá so sánh 2010) đạt 19.603,5 tỷ đồng, tăng bình quân 11,57 %/năm giai đoạn 2009 - 2014. Đây là mức tăng trưởng rất ấn tượng, cao hơn rất nhiều khi so sánh với tốc độ tăng của cả nước (5,75%/năm).

Bảng 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Hà Nam giai đoạn 2009 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng, %

GDP

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tăng bq 2009-2014 (%/năm)

GDP cả tỉnh (giá so sánh 2010)

10.162,5

11.412,9

12.911,0

14.515,3

16.184,7

17.662,0

19.603,5

11,57

1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản

2.704,7

2.673,8

2.848,7

2.972,3

2.938,6

2.859,3

3.989,6

6,69

2. Công nghiệp-xây dựng

4.182,0

5.115,6

6.106,4

7.164,3

8.479,2

9.694,1

11.096,6

17,66

3. Dịch vụ

3.275,8

3.623,5

3.955,9

4.378,7

4.766,9

5.108,6

5.517,3

9,08

Cơ cấu GDP (theo giá thực tế)

GDP cả tỉnh

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

 

1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản

28,3

22,7

22,1

20,7

18,1

15,6

14,5

 

2. Công nghiệp-xây dựng

43,7

47,0

47,3

49,3

51,5

53,4

54,7

 

3. Dịch vụ

28,0

30,3

30,6

30,0

30,4

31,0

30,8

 

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2014

Tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành kinh tế cho thấy, trong giai đoạn 2009 – 2014, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 17,66%/năm, tiếp đến là khu vực dịch vụ tăng 9,08%/năm và cuối cùng là khu vực nông nghiệp chỉ tăng 6,69%/năm.

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế tỉnh trong giai đoạn 2009 - 2014 đã có bước chuyển biến tích cực, theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cụ thể, tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm dần đều qua các năm, từ 28,3% năm 2008 xuống còn 14,5% năm 2014; khu vực dịch vụ tăng từ 28% lên 30,8% và đặc biệt là khu vực công nghiệp - xây dựng tăng mạnh từ 43,7% lên 54,7%.



Hình 1.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Nam giai đoạn 2009 – 2014



Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2014

GDP bình quân đầu người của tỉnh giai đoạn 2009 – 2014 đã có bước tăng tăng trưởng nhanh, bình quân 21,57%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng của cả nước (14,77%/năm). Tuy nhiên xét về giá trị, thì năm 2014, mới đạt 35,7 triệu đồng/người, trong khi mức bình quân cả nước là 43,4 triệu đồng/người.



Hình 1.2. GDP bình quân đầu người tỉnh Hà Nam giai đoạn 2009 - 2014




Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2014

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2009 - 2014 có chuyển biến theo hướng tích cực, song còn diễn ra khá chậm. Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay cũng đã phản ánh khá rõ nét những lợi thế và hạn chế trong phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.



1.2.2. Thực trạng các ngành sản xuất

a) Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Giá trị sản xuất (GTSX) ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Hà Nam (theo giá so sánh 2010) tăng bình quân 2,5%/năm giai đoạn 2009 – 2014. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của tỉnh đã tập trung sản xuất theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ cao nên giá trị sản phẩm/ha đất nông nghiệp năm 2013 là 84 triệu đồng/ha, tăng 1,37 lần so với năm 2008 (61,2 triệu đồng/ha).

- Nông nghiệp: Giai đoạn 2009 – 2014, GTSX ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân 2,27%/năm. Trong đó, phân ngành trồng trọt giảm 0,92%/năm, ngành chăn nuôi tăng 6,99%/năm và ngành dịch vụ khác tăng 4,09%/năm.

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp: Mặc dù GTSX ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn (48,4% năm 2014), nhưng cũng đã giảm đáng kể so với năm 2008 (62,8%), đây cũng là phân ngành duy nhất trong cơ cấu nông nghiệp có GTSX giảm; phân ngành chăn nuôi chiếm 34,5% trong cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2008 đã tăng lên 43,1% năm 2014; phân ngành dịch vụ khác tăng từ 2,7% năm 2008 lên 8,5% năm 2014.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã hình thành một số vùng trồng cây lương thực tập trung, cây công nghiệp ngắn ngày gắn với công nghiệp chế biến, tạo nên một khối lượng nông sản hàng hoá tương đối dồi dào, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và góp phần phục vụ xuất khẩu. Trong ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh hơn chăn nuôi gia súc.



Bảng 1.2. GTSX ngành nông, lâm, thủy sản tỉnh Hà Nam giai đoạn 2009 – 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Tỷ trọng trong tổng GTSX ngành nông, lâm, thủy sản

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tăng bq 2009-2014 (%/năm)

GTSX nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 2010)

6.031,0

6.170,0

6.539,3

6.816,2

6.766,8

6.714,6

9.995,9

2,50

Nông nghiệp

5.566,3

5.587,1

5.951,5

6.211,7

6.161,3

6.097,0

6.368,7

2,27

Trồng trọt

3.457,2

3.031,1

3.314,7

3.407,5

3.330,1

3.160,3

3.269,9

-0,92

Chăn nuôi

1.826,9

2.253,7

2.334,4

2.463,9

2.439,4

2.578,9

2.739,9

6,99

Dịch vụ khác

282,2

302,3

302,4

340,3

391,8

357,8

358,9

4,09

Lâm nghiệp

42,2

28,2

21

15,7

14

13,9

13,4

-17,4

Thủy sản

422,5

554,7

566,8

588,8

591,5

603,7

613,8

6,42

GTSX nông, lâm, thủy sản (giá hiện hành)

 100,00

100,00

 100,00

100,00

 100,00

100,00

100,0

 

Nông nghiệp

93,39

92,08

91,01

93,32

90,16

90,20

90,84




Lâm nghiệp

1,01

0,68

0,32

0,28

0,21

0,22

0,20

 

Thủy sản

5,60

7,24

8,67

6,40

9,63

9,58

8,96

 

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2014

- Lâm nghiệp: GTSX ngành lâm nghiệp lại có xu hướng giảm mạnh (17,4%/năm); tỷ trọng trong cơ cấu ngành cũng giảm từ 1,01% năm 2008 xuống còn 0,2% năm 2014. Nguyên nhân chính khiến GTSX ngành lâm nghiệp suy giảm có thể kể đến là do diện tích trồng rừng bị thu hẹp và chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế rừng.

- Thủy sản: GTSX ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu ngành, bình quân 6,42%/năm. Về tỷ trọng, GTSX ngành thủy sản cũng luôn duy trì được tỷ trọng ổn định và có xu hướng tăng dần, theo đó, năm 2008 chiếm 5,6% trong cơ cấu ngành, đến năm 2014 là 8,96%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong những năm qua, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy hải sản không ngừng được mở rộng, từ 5.908,5 ha năm 2008 lên 6.168,5 ha năm 2014; khu vực nuôi trồng nhiều ở các huyện Duy Tiên, Lý Nhân và Kim Bảng, mặt hàng thủy sản chủ yếu là cá nước ngọt các loại, từ hoạt động nuôi trồng.

b) Ngành công nghiệp:

GTSX ngành công nghiệp tỉnh Hà Nam (theo giá so sánh 2010) tăng 20,05 %/năm giai đoạn 2009 – 2014, cao hơn so với tốc độ tăng bình quân của cả nước (9,39%/năm). Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước chỉ tăng 10,02 %/năm, khu vực ngoài Nhà nước tăng 18,2%/năm và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 34,2%/năm. Do đó, trong giai đoạn này, tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước trong tổng GTSX ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh giảm từ 16,5% năm 2008 xuống còn 10,9% năm 2014, khu vực ngoài Nhà nước giảm từ 66,6% năm 2008 còn 59% năm 2014 và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 16,9% năm 2008 lên 30,1% năm 2014. Nhìn chung, trong giai đoạn 2009 - 2014, với sự huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển, công nghiệp Hà Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, cao hơn so với tăng trưởng công nghiệp bình quân của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp Hà Nam.

Xét theo phân ngành công nghiệp: Giai đoạn 2009 – 2014, GTSX ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng bình quân 20,1%/năm, thấp hơn mức bình quân của ngành công nghiệp cả tỉnh, nhưng xét về giá trị, phân ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể: năm 2014, GTSX ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (theo giá hiện hành) đạt 44.261,1 tỷ đồng, chiếm tới 94,3% GTSX ngành công nghiệp toàn tỉnh.



Các phân ngành công nghiệp khác có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong toàn ngành. Ngành công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải đã được chú trọng và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 28,06%/năm (2009 – 2014) nhưng về giá trị vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ, năm 2014 chiếm 0,36% so với 0,3% năm 2008. Ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt cũng có tốc độ tăng trưởng khá, song vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu toàn ngành.


tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương