MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5


CHƯƠNG V. HIỆN TRẠNG THỦY LỢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI



tải về 3.53 Mb.
trang14/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.53 Mb.
#2044
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   33

5CHƯƠNG V. HIỆN TRẠNG THỦY LỢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

5.1. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI


Các nghiên cứu về quy hoạch thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn quy hoạch lại có những biến động của các ngành kinh tế xã hội làm cho công tác quy hoạch qua quá trình thực hiện lại cần được tiếp tục rà soát, bổ sung, cập nhật và nâng cao hơn nữa để đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Kể từ năm 1990 trở về trước các dự án quy hoạch được xây dựng tập trung vào ba nhiệm vụ chủ yếu đó là cấp nước, tiêu thoát nước và phòng chống lũ. Những năm gần đây các dự án quy hoạch thuỷ lợi đã được xây dựng trên cơ sở bốn nhiệm vụ là: Phòng chống lũ, tiêu thoát nước, cấp nước và môi trường chất lượng nước.

Việc quy hoạch, xây dựng và khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố gắn liền với quá trình xây dựng hệ thống thuỷ lợi đồng bằng sông Hồng. Các nghiên cứu và xây dựng công trình thuỷ lợi trên đồng bằng sông Hồng đã được thực hiện qua nhiều thế kỷ, năm 1248 gần như đã hình thành tuyến đê sông Hồng từ trung du tới biển. Năm 1932 hệ thống sông Nhuệ được hình thành, năm 1932 đã xác định trạm bơm tưới Phù Sa, năm 1934 đập Đáy được xây dựng và hoàn thành vào năm 1937. Từ sau năm 1954 đến nay công tác quy hoạch được tập trung nghiên cứu một số lần cả toàn lưu vực cũng như từng khu thuỷ lợi. Hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải được xây dựng đầu những năm 50 của thế kỷ trước và hệ thống Bắc Đuống hình thành năm 1962. Trên cơ sở các quy hoạch đề ra nhà nước và nhân dân đã xây dựng được một hạ tầng cơ sở thuỷ lợi to lớn, hiện nay vẫn đang được tiếp tục tu bổ nâng cấp và phát triển.

Những năm 1960  1965 văn phòng ủy ban trị thủy và khai thác sông Hồng đã nghiên cứu quy hoạch chống lũ và cấp nước cho hệ thống sông Hồng, từ đó nhiều hệ thống đê, công trình phân chậm lũ, công trình cách ly lũ núi, hồ chứa nước nhỏ, công trình lấy nước như cống, trạm bơm được xây dựng.

Từ năm 1970 đến năm 1980 hàng loạt quy hoạch hoàn chỉnh thủy nông cho các hệ thống thuỷ lợi được lập với 2 nhiệm vụ tiêu úng và cấp nước. Hàng loạt các công trình tưới, tiêu được đầu tư ở hầu hết các khu vực đồng bằng của lưu vực tuy nhiên ở mức bảo đảm còn thấp, diện tích một vụ còn lớn. Đây là thời kỳ hàng loạt các trạm bơm tiêu ở các khu thuỷ lợi sông Tích, sông Nhuệ, Bắc Đuống được đầu tư xây dựng.

Những năm 1990 trở lại đây nhiều dự án rà soát bổ sung quy hoạch được thực hiện đó là:

Dự án quy hoạch tiêu và chống lũ sông Nhuệ được xây dựng năm 1996 và kết thúc năm 1997, Bộ NN & PTNT đã nghe và có thông báo tại văn bản số 875 NN –QLN-TB ngày 5/12/1997. Quy hoạch này đã đề cập đến các nhiệm vụ: tưới, tiêu, chống lũ trong đó tiêu được tập trung nghiên cứu khẳng định trạm bơm tiêu Nam Hà Nội (Yên Sở); bổ sung các trạm bơm Ngoại Độ II, Lạc Tràng II, Quế II và nâng cấp tu bổ nhiều trạm bơm dọc trục sông Nhuệ. Xác định mực nước cho các đoạn đê dọc sông Nhuệ. Khẩn cấp nâng cấp đê sông Nhuệ, đề xuất bổ sung một số trạm bơm nhỏ và lớn như: Ngọ Xá, Ngoại Độ 2, Quế 2, Lạc Tràng 2 cũng như việc thúc đẩy tiến độ xây dựng các trạm bơm tiêu Khai Thái, Yên Lệnh. Đến nay nhiều hạng mục công trình đề ra trong quy hoạch đã được thực hiện như trạm bơm Yên Sở, Khai Thái, Yên Lệnh, Quế 2, Lạc Tràng 2, trạm bơm Ngoại Độ 2 ở giai đoạn chuẩn bị thi công, riêng hệ thống đê sông Nhuệ chưa được nâng cấp theo đề xuất.

Quy hoạch thoát nước lưu vực sông Tô Lịch và phần thuộc Hà Nội (cũ) của sông Nhuệ với tổng diện tích vùng nghiên cứu là 135,4km2, bao gồm lưu vực sông Tô Lịch 77,5km2, vùng tả sông Nhuệ của huyện Từ Liêm, thị xã Hà Đông 57,9km2, do JICA thực hiện năm 1994, đã xác định giải pháp tiêu nước cho lưu vực sông Tô Lịch, các khu vực Cổ Nhuế, Mỹ Đình, Mễ Trì và Ba Xã. Quy hoạch đã đề xuất việc xây dựng các trạm bơm Yên Sở, Cổ Nhuế, Mỹ Đình, Mễ Trì và Ba Xã, hồ điều hòa Yên Sở, Linh Đàm, cải tạo các sông và mương thoát nước.

Dự án quy hoạch thuỷ lợi sông Tích - sông Thanh Hà được lập từ năm 1998 và kết thúc năm 2000, với kết quả:

+ Về cấp nước khẳng định việc chuyển đổi nhiệm vụ của hồ Đồng Mô - Ngải Sơn và dự kiến phương án hồ Suối Hai đảm nhiệm thêm nhiệm vụ du lịch. Đề xuất phương án làm cống Bến Mắm tiếp nguồn nước sông Hồng vào sông Tích. Nạo vét, cải tạo sông Tích. Xây dựng trạm bơm Cẩm Yên, Ngọc Bài để thay thế một phần nguồn cho hồ Đồng Mô - Ngải Sơn, bổ sung nguồn nước thiếu của sông Tích kể cả nước cho môi trường sinh thái và cũng đề xuất mở rộng trạm bơm Trung Hà nhằm thay thế một phần nhiệm vụ của hồ Suối Hai. Ngoài ra các khu bán sơn địa còn bổ sung, tu bổ, nâng cấp nhiều công trình hồ đập nhỏ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng cao khan hiếm nước.

+ Về tiêu đề nghị việc tu bổ, nâng cấp các trạm bơm tiêu nhỏ trên hệ thống sông Tích – Thanh Hà.

+ Vấn đề phòng chống lũ cũng đã được đề xuất là: Củng cố đê tả Tích để chống được lũ nội tại, riêng đoạn từ Sơn Tây đến Tân Trượng tu bổ để đảm bảo chống được lũ khi có phân lũ sông Hồng vào sông Đáy.

Dự án quy hoạch thuỷ lợi sông Châu thực hiện năm 1999 và kết thúc vào năm 2001. Kết luận chủ yếu là xác định được hệ thống Tắc Giang (cống, âu Tắc Giang, Điệp Sơn, Phủ Lý, Chợ Lương) là hệ thống công trình tiếp nguồn vào sông Châu, cải tạo môi trường chất lượng nước, kết hợp với việc mở tuyến giao thông thủy trên sông Châu cùng với phòng chống lũ, tiêu úng và cấp nước. Cần tiếp tục hoàn thiện các hạng mục công trình theo đề xuất (đập Chợ Lương, Điệp Sơn) và xây dựng quy trình vận hành hệ thống Tắc Giang đảm bảo hiệu quả trong cấp và thoát nước.

Dự án Quy hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Đáy (2002), đã nghiên cứu tổng hợp nhu cầu cấp, thoát nước, phòng chống lũ và bảo vệ tài nguyên, môi trường nước. Kết quả chủ yếu của phương án quy hoạch bao gồm các nội dung sau:

+ Đối với cấp nước :

Trên khung trục xây dựng các công trình tiếp nguồn với quy mô, nhiệm vụ, đoạn tuyến đã được xác định đó là các cống lấy nước Vân Cốc (nay gọi là Cẩm Đình – Hiệp Thuận) với mục tiêu duy trì dòng chảy cơ bản của sông Đáy, tạo nguồn cấp nước cho dân sinh và nước tưới chủ động cho khoảng 17.800 ha đất canh tác nằm hai bên bờ sông Đáy. Các hạng mục công trình chính gồm cống Hát Môn để lấy nước sông Hồng tại vị trí Vân Cốc, cải tạo và mở rộng kênh dẫn Vân Cốc - Đập Đáy và làm cống lấy nước trên đê Ngọc Tảo để tiếp nguồn cho sông Đáy về mùa kiệt. Hiện tại cụm công trình này đã hoàn thành. Cống Cẩm Đình thuộc loại cống hở hai tầng, có 2 cửa mỗi cửa rộng 6 m và 1 cửa thông thuyền rộng 8 m. Kênh dẫn Vân Cốc - Đập Đáy dài 13,7 km có bề rộng đáy b = 20,0 m, độ dốc mái m = 3,0. Cống lấy nước đặt tại K12+300 trên đê Ngọc Tảo, cách Đập Đáy khoảng 500m có 3 cửa 6x5m và 1 cửa thông thuyền rộng 8m.



+ Đối với tiêu úng.

Các khu thủy lợi đều đã được rà soát lại quy hoạch tiêu úng, hệ số tiêu (tiêu chủ yếu cho khu vực nông nghiệp thì hệ số tiêu từ 4,5  5,5 l/s/ha; khu vực có thị trấn, thị xã, nhiều khu dân cư; hệ số tiêu đã lên tới 6  7 l/s/ha; tiêu cho đô thị, công nghiệp đã là 12  15 l/s/ha các công trình đề ra đều là các trạm bơm mới hoặc bổ sung cũng được xác định cụ thể theo từng khu thủy lợi.



+ Đối với phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai.

Với lũ bản thân sông Đáy: Tu bổ và nâng cấp các hệ thống đê tả, hữu Tích, hữu Đáy, hữu Hoàng Long; đê và bờ bao bờ vùng; các công trình dưới đê, bảo vệ bờ … trong các khu thủy lợi.

Hệ thống các công trình phục vụ phân chậm lũ vẫn được xác định là cần thiết và cấp bách bao gồm: Tu bổ nâng cấp đê tả Đáy, một số đoạn hữu Đáy, cống Vân Cốc, đập Đáy, đê tràn Vân Cốc, vùng chậm lũ, giải phóng lòng bãi sông. Mặt khác để phù hợp với khả năng nâng cao tần suất chống lũ của sông Hồng khi các hồ chứa thượng du hoàn thành nhằm loại bỏ dần khu chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức, chủ động đưa nước sông Hồng vào sông Đáy trong mùa lũ những năm sau 2010 mà vẫn chủ động phân lũ khi điều kiện bất khả kháng xảy ra trên sông Hồng.

+ Đối với môi trường và chất lượng nước :

Đề nghị xây dựng các hệ thống công trình tiếp nguồn Bến Mắm, Đập Đáy và Tắc Giang nhằm duy trì dòng chảy sinh thái cho các sông về mùa kiệt.

Báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tiêu nước hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ do Đại Học Thủy lợi lập năm 2006. Kết quả của quy hoạch này đề xuất việc nạo vét các kênh trục tưới tiêu kết hợp; củng cố các tuyến đê, công trình điều tiết; xây dựng trạm bơm tiêu Yên Nghĩa kết hợp tưới thay cho trạm bơm La Khê; khôi phục nâng cấp các trạm bơm tiêu vào sông Nhuệ, sông Châu; tiếp tục làm các trạm bơm bổ sung năng lực tiêu Ngoại Độ II, Lạc Tràng II và Yên Sở II.

Dự án QHTL tỉnh Hà Tây (2007) được lập trong điều kiện chưa có sự hợp nhất của thành phố Hà Nội.

- Về cấp nước đã xác định lại hệ số tưới cho các khu vực vào khoảng 1-1,2 l/s/ha. Quy hoạch này đã đề xuất việc xây dựng cống tiếp nguồn cho sông Tích tại Lương Phú lấy nước sông Đà thay thế cho phương án xây dựng cống Bến Mắm của Quy hoạch sông Tích – Thanh Hà năm 2000. Việc thay thế nhiệm vụ của hồ Suối Hai bằng việc nâng cấp trạm bơm Trung Hà tiếp tục được khẳng định. Quy hoạch cũng đã đề xuất việc nâng cấp các trạm bơm đảm bảo yêu cầu cấp nước như Đan Hoài, Hồng Vân, La Khê.

- Vê tiêu nước xác định lại hệ số tiêu 6,2-7,2 l/s/ha, tiêu đô thị 11,6 l/s/ha. Nâng cấp, làm mới các trạm bơm đảm bảo theo hệ số tiêu thiết kế. Chuyển các khu vực tiêu tự chảy phía tả sông Tích thành biện pháp tiêu động lực bằng việc xây dựng các trạm bơm Thụy Đức và Phú Thu. Khu vực hữu sông Bùi của huyện Chương Mỹ được xác định là chỉ bảo vệ cục bộ bằng các trạm bơm nhỏ ra sông Bùi. Phía Tả Bùi của Chương Mỹ đề xuất thay thế trạm bơm Hạ Dục, làm mới trạm bơm Yên Duyệt.

Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ do Viện Quy hoạch Thủy lợi lập, được Chính phủ thông qua bằng quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 1/7/2009 đã xác định lại hệ số tiêu cho đô thị từ 17,9-19,7l/s.ha và các khu vực khác từ 6-8l/s.ha. Quy hoạch cũng đề xuất xây dựng trạm bơm Liên Mạc tiêu ra sông Hồng với diện tích 9.200ha, trạm bơm Yên Thái với diện tích tiêu 3.500ha, quy hoạch cũng tiếp tục đề xuất xây dựng trạm bơm Yên Nghĩa tiêu cho 6.300ha ra sông Đáy. Đồng thời với việc xây dựng các trạm bơm là nạo vét, cải tạo sông Nhuệ từ Liên Mạc đến Hà Đông và từ Hà Đông đến Lương Cổ.

Dự án QHTL Bắc Hưng Hải vừa được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt năm 2009, khu vực liên quan đến Hà Nội đề xuất xây dựng mới trạm bơm Long Biên tiêu nước cho khu vực đô thị của huyện Gia Lâm và Quận Long Biên.

Dự án QHTL sông Nhuệ - Đáy do Viện Quy hoạch Thủy lợi lập năm 2009, đã thống nhất xây mới hệ thống tiếp nguồn Lương Phú thay thế cống Bến Mắm được đề xuất trong các quy hoạch trước đây, mở rộng và làm mới cống Liên Mạc để có thể lấy được lưu lượng thiết kế 70m3/s. Về tiêu tiếp tục đề xuất bổ sung một số các trạm bơm lớn như Yên Nghĩa, Liên Mạc, Yên Thái.

Dự án QHTL Bắc Đuống được Viện Quy hoạch Thủy lợi lập năm 2009 đang trong quá trình thẩm định trình Bộ NN và PTNT phê duyệt, đã tính toán đề xuất xây mới các công trình tiêu cho khu vực đô thị bằng các trạm bơm tiêu Vĩnh Thanh, Long Tửu để tiêu nước cho diện tích đất đai trong hệ thống thuộc địa bàn thành phố Hà Nội ra sông Hồng để giảm tải cho sông Ngũ Huyện Khê.

Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy được Viện Quy hoạch Thủy lợi lập và đã được Chính phủ thông qua với những đề xuất như sau:

- Xóa bỏ các khu chậm lũ Chương Mỹ, Mỹ Đức, lòng hồ Vân Cốc, vùng bãi sông Đáy từ Đập Đáy đến Ba Thá.

- Cải tạo lòng dẫn sông Đáy với mục tiêu đưa nước tạo dòng chảy thường xuyên cho sông Đáy, đồng thời nắn chỉnh một số đoạn cong. Lòng chính sông Đáy chỉ tải lưu lượng thường xuyên trong thời kỳ mùa lũ, có quy mô đủ lớn sao cho lưu lượng lớn nhất là 500-800m3/s thì mực nước tại Ba Thá không gây ngập bãi sông nằm giữa 2 tuyến đê.

- Duy trì sông Đáy như là một cầu chì để chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy khi lũ vượt mức lũ thiết kế 500 năm. Xây dựng cống đầu mối phân lũ mới để thay thế Đập Đáy sẽ tại Cẩm Đình. Lưu lượng phân lũ tối đa là 2.500m3/s. Với lũ 500 năm có hồ chứa cắt lũ kết hợp phân lũ vào sông Đáy sẽ giữ mực nước tại Hà Nội dưới 13,1m; với lũ 700 năm có hồ chứa cắt lũ kết hợp phân lũ vào sông Đáy sẽ giữ mực nước tại Hà Nội dưới 13,4m.

Quy hoạch phòng chống chi tiết cho từng tuyên sông có đê trên địa bàn Thành phố Hà Nội Viện Quy hoạch Thủy lợi lập và đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua tháng 12/2009. Quy hoạch đã đề xuất những nội dung chủ yếu như sau:

- Xác định được mức đảm bảo phòng chống lũ cho các tuyến sông Hồng, Đuống, Đà, Cầu, Cà Lồ, Tích, Bùi, Đáy và sông Mỹ Hà.

- Xác định được lũ thiết kế cho các sông nêu trên tại các vị trí then chốt.

- Xác định được chỉ giới thoát lũ cho từng tuyến sông trên địa bàn Thành phố.

- Xác định được các giải pháp phòng chống lũ bao gồm: xây dựng chỉ giới thoát lũ, nạo vét, hạ thấp các bãi trên sông Hồng nhằm tăng khả năng thoát lũ, cải tạo lòng dẫn sông Đáy, sông Tích, sông Bùi, nâng cấp các tuyến đê, xây dựng công trình phân lũ mới thay thế công trình Đập Đáy, xây dựng các hạng mục công trình chống lũ rừng ngang, xây mới và nâng cấp các công trình chỉnh trị sông và đền bù và di dân vùng bãi sông.

Từ các đề xuất của các quy hoạch nêu trên, đến nay nhiều hạng mục công trình đề ra trong quy hoạch đã được thực hiện như trạm bơm Yên Sở, Khai Thái, Yên Lệnh, Quế 2, Lạc Tràng 2, trạm bơm Ngoại Độ 2 (chuẩn bị thi công) (Quy hoạch sông Nhuệ năm 97), hệ thống tiếp nguồn Tắc Giang (QH sông Châu 1999), hệ thống tiếp nguồn sông Đáy (QH sông Đáy 2002) và rất nhiều trạm bơm lớn nhỏ dọc các sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ cũng đã được đầu tư. Nhiều hạng mục công trình đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng như hệ thống tiếp nguồn sông Tích, các trạm bơm lớn Yên Nghĩa, Liên Mạc, xóa bỏ các khu chậm lũ sông Đáy và nâng cấp các tuyến đê sông Tích, sông Bùi, sông Đáy.

Các quy hoạch ở trên đã phần nào góp phần định hướng trong quá trình phát triển thuỷ lợi và kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng đang có nhiều thay đổi sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội. Đồng thời, những thay đổi về điều kiện khí tượng thủy văn trong giai đoạn hiên nay đòi hỏi cần phải có lập quy hoạch thủy lợi để đề ra những giải pháp phù hợp với tình hình mới.


Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương