MỤc lục kết quả nghiên cứU 22


MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ, TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH



tải về 3.01 Mb.
trang7/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích3.01 Mb.
#36652
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19

MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ, TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH

VÀ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH

Nguyễn Tiến Dũng*, Nguyễn Tiến Dũng**


*Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Ninh, **Đại học Y dược Thái Nguyên.
TÓM TẮT

Mục tiêu : Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích, và điều trị tăng huyết áp kháng trị (THAKT) tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.Đối tượng: 243 BN được chia thành 2 nhóm: nhóm THAKT 80 BN được THAKT (THAKT) và 163 BN (nhóm chứng) THA không kháng trị (THAKKT). Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2014 đến 8/2015. Địa điểm: Bệnh viện tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp: Mô tả cắt ngang có theo dõi dọc. Xử lý số liệu: SPSS 16.0, p < 0,05 thì có ý nghĩa thống kê. Kết quả: nhóm THAKT tuổi TB 68,35 ± 11,34, tuổi ≥ 60 chiếm 77,6%, nam giới chiếm 63,8%, thời gian mắc bệnh TB 9,12 ± 5,31 năm. Triệu chứng hay gặp đau đầu (71,2%), chóng mặt (22,5%), đau ngực (20%.) HATB của nhóm THAKT: HATT 175,15 ±20,49mmHg, HATTr 91,12 ±9,27mmHg. Các YTNC hay gặp ở nhóm THAKT cao hơn nhóm THAKKT là: ăn mặn, RLLP máu, tăng acid uric. 57% BN THAKT có ≥ 4YTNC là so với nhóm THAKKT là 36,2% (p <0,01). Tổn thương cơ quan đích gặp cao hơn nhóm THAKKT là dầy thất trái trên siêu tim, protenin niệu. Có 83,8% BN THAKT cần dùng ≥ 4 thuốc. Kết luận: THAKT có nhiều YTNC kết hợp, làm gia tăng tổn thương cơ quan đích như tim, thận và cần nhiều nhóm thuốc kết hợp để kiểm soát được HA

Từ khóa: Tăng huyết áp, tăng huyết áp kháng trị.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp (THA) hiện là vấn đề thời sự y học của các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ THA là 25% ở người trưởng thành và THA được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia. THA nếu không kiểm soát tốt sẽ có nhiều biến chứng trên tim, não, thận, mắt, mạch máu lớn. Tỷ lệ bệnh nhân đạt được HA mục tiêu thấp, THAKT còn cao chiếm 20-30%. Nhóm THAKT là nhóm có tỷ lệ xảy ra biến chứng cao nhất trong các BN THA. Tuy nhiên, THAKT ngoài những YTNC không điều chỉnh được thì có một số YTNC có thể điều chỉnh được như béo phì, thừa cân, hội chứng chuyển hóa, bệnh thận mạn, đái tháo đường….. vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích, và điều trị tăng huyết áp kháng trị (THAKT) tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.



2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu.

Tiêu chuẩn chọn bệnh: Đối tượng nghiên cứu gồm những BN trưởng thành (≥ 30 tuổi ) được chẩn đoán THA và theo dõi điều trị ít nhất 07 ngày tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Bắc Ninh, không phân biệt giới,. Các BN được chia thành 2 nhóm

  • Nhóm nghiên cứu: gồm 80 BN THAKT

  • Nhóm chứng: gồm 163 BN THAKKT

Tiêu chuẩn loại trừ: gồm các BN không hợp tác, mắc bệnh tâm thần, cần cấp cứu do biến chứng nặng, mới phát hiện THA và chưa đủ thời gian theo dõi để phân nhóm điều trị

2.2. Địa điểm nghiên cứu: tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

2.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 8 năm 2015

2.4. Phương pháp nghiên cứu: bệnh chứng.



2.5. Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu thuận tiện

2.6. Các tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu.

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân độ THA: Khuyến cáo hội tim mạch Việt Nam 2008 về chẩn đoán và điều trị THA

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán THA kháng trị: THA được điều trị ít nhất 3 loại thuốc (có cơ chế khác nhau) trong đó có thuốc lợi tiểu hoặc được dùng ít nhất 4 loại thuốc (có cơ chế khác nhau) sau 1 tuần mà HA vẫn trên 140/90mmHg.

2.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu.

  • Giới: nam và nữ

  • Tuổi: chia thành các nhóm < 50, 50-59, 60 – 69, 70-79, ≥80 tuổi

  • Thời gian phát hiện THA: chia thành < 2 năm, 2-10 năm, > 10 năm

  • Chiều cao: tính theo cm

  • Cân nặng: tính theo kilogram

  • Các triệu chứng cơ năng: Đau đầu, Chóng mặt, Đau ngực, Nhìn mờ, Hoa mắt, Buồn nôn, Xuất huyết mũi, Khó thở

  • Huyết áp tại thời điểm nghiên cứu: mmHg

  • Một số YTNC : Gia đình (có người mắc THA, ĐMV, TBMMN) bản thân BN (Ăn mặn, Hút thuốc, Rối loạn lipid, Béo phì (BMI≥23: dành cho người Châu Á), Tăng uric máu hoặc gout)

  • Dầy thất trái trên siêu âm tim

  • Nước tiểu: hồng cầu, bạch cầu, protein

  • Tổn thương đáy mắt: chia 4 độ.

  • Thuốc HA: loại thuốc, liều dùng, số lượng nhóm thuốc

2.8. Xử lý số liệu: phần mềm thống kê y học, với p < 0,05 thì có ý nghĩa thống kê.

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Nhóm nghiên cứu 243 BN chia thành 2 nhóm: nhóm THAKT gồm 80 BN và nhóm 2 là THAKKT: 163 BN (nhóm chứng).



Bảng 1: Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu


Đặc điểm

Nhóm




THAKT (n = 80)

THAKKT (n=163)

Nam

51

63,8%

85

52,1%

p> 0,05

Nữ

29

36,2%

78

47,9%

Tuổi TB

68,4 ±11,3(năm)

69 ±9,6(năm)

P >0,05

Thời gian phát hiện THA TB

9,51 ± 5,31 (năm)

8,1 ± 4,19 (năm)

P<0,05

Nhận xét:

Tỷ lệ bệnh nhân THAKT/ THAKKT là 0,5. Thời gian phát hiện THA TB của nhóm THAKT cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm THAKKT.Không có sự khác biệt về phân bố giới ở 2 nhóm, tỷ lệ nam/nữ ở nhóm THAKT là 1,76/1. Tỷ lệ này cũng như các tác giả khác cho thấy tỷ lệ nam có xu hướng cao hơn như: Đặng Duy Qúy (tỷ lệ nam/nữ là 2,9/1) Phùng Phước Nguyễn ( tỷ lệ nam/nữ là 2,7/1)…

Không có sự khác biệt về độ tuổi trung bình của 2 nhóm. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu khác về THA. Tỷ lệ BN THA gặp nhiều ở nhóm tuổi 50- 70. Nghiên cứu của Phùng Phước Nguyễn: tuổi TB của nhóm THAKT là 62,2 ±15 tuổi, nhóm THAKKT là 61,7 ± 14…

Bảng 2. Đặc điểm phân bố nhóm tuổi của nhóm nghiên cứu



Nhóm tuổi

Nhóm

p

THAKT (n = 80)

THAKKT (n=163)

< 50 tuổi

5

6,2%

5

3,1%

50 – 59 tuổi

13

16,2%

22

13,5%

P>0,05


60 – 69 tuổi

30

37,5%

63

38,7%

70 – 79 tuổi

21

26,2%

60

36,8%

≥ 80 tuổi

11

13,8%

13

8,0%

Nhận xét:

  • Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố các nhóm tuổi giữa 2 nhóm nghiên cứu.

Tỷ lệ THA của chúng tôi có độ tuổi ≥ 60 là 77,6% ở nhóm THAKT, 83,4% ở nhóm THAKKT. Các nghiên cứu dịch tễ THA cho thấy đây là nhóm tuổi mắc THA cao nhất. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu trong nước như Phùng Phước Nguyễn (56% ở nhóm THAKT và 51% ở nhóm THAKKT)…

Bảng 3. Thời gian phát hiện bệnh đến khi nghiên cứu

Nhóm

Thời gian

THAKT (n = 80)

THAKKT (n=163)

p

< 2 năm

7

8,8%

19

11,7%

P<0,05


2 – 10 năm

41

51,2%

106

65%

> 10 năm

32

40%

38

23,3%

Nhận xét:

- Tỷ lệ nhóm THAKT có thời gian > 10 năm là 40%, cao hơn so với nhóm THAKKT là 23%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các nghiên cứu về THA cho thấy thời gian THA càng tăng thì tỷ lệ THAKT càng cao và gia tăng nguy cơ các biến chứng như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu của chúng tôi cũng như các tác giả khác.



Bảng 4: Đặc điểm một số triệu chứng cơ năng của nhóm nghiên cứu

Nhóm

Triệu chứng

THAKT

(n = 80) tỷ lệ %

THAKKT

(n=163) tỷ lệ %




Đau đầu

57

71,2

113

69,3

P> 0,05


Chóng mặt

18

22,5

43

26,4

Đau ngực

16

20

27

16,6

Nhìn mờ

1

1,2

4

2,5

Hoa mắt

13

16,2

20

12,3

Buồn nôn

2

2,5

0

0,0

Xuất huyết mũi

2

2,5

0

0,0

Khó thở

1

1,2

3

1,8

Nhận xét :

  • Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố các triệu chứng cơ năng giữa 2 nhóm. Tỷ lệ triệu chứng hay gặp nhất của cả 2 nhóm là đau đầu chiếm tỷ lệ > 69%. So với các tác giả khác cho thấy đau đầu vẫn là triệu chứng gặp nhiều nhất như Đặng Duy Qúy (81%), Đỗ Quốc Hùng (49%).

Bảng 5: Đặc điểm HATB tại thời điểm nghiên cứu.

Nhóm

HATB










THAKT (n = 80)

THAKKT (n=163)

HATT (mmHg)

175,15 ± 20,49

159,68 ± 18,63

P < 0,001

HATTr (mmHg)

91,12 ± 9,27

88,34 ± 8,9

P < 0,05

Nhận xét:

  • HATT ở THAKT là 175,15 ± 20,49 cao hơn nhóm THAKKT là 159,68 ± 18,63 khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,001.

  • HATTr của nhóm THAKT 91,12 ± 9,27 cao hơn nhóm THAKKT là 88,34 ± 8,9 khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Bảng 6. Một số yếu tố nguy cơ THA của nhóm nghiên cứu

Nhóm
Yếu tố nguy cơ








P

OR (95% CI)

THAKT

(n= 80)

THAKKT (n=163)




BN

%

BN

%

Giới nam

51

63,8

85

52,1

p>0,05

1,61(0,93-2,79)

TS Gia đình có THA

62

77,5

131

80,4

p>0,05

1,18(0,62-2,18)

TS Gia đình có ĐMV

8

10

14

8,6

p>0,05

0,84(0,34-2,1)

TS Gia đình có TBMMN

12

15

17

10,4

p>0,05

0,66(0,29-1,4)

Ăn mặn

50

62,5

78

47,9

P<0,05

0,55(0,32-0,95)

Hút thuốc

16

20

51

31,3

p>0,05

1,8(0,96-3,4)

Rối loạn lipid

53

66,2

74

45,4

P<0,05

0,42(0,24-0,74)

Béo phì (BMI≥23)

42

52,5

82

50,3

p>0,05

0.92(0,54-1,56)

Tăng uric máu

41

51,2

49

30,1

P< 0,05

0,41(0,24-0,71)

Nhận xét:

  • Giữa THAKT và nhóm THAKKT sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố ăn mặn , rối loạn lipid máu và tăng uric máu với p < 0,05. Các YTNC khác không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm.

Bảng 7. Đặc điểm kết hợp một số yếu tố nguy cơ trên cùng bệnh nhân

Nhóm
Số lượng YTNC










THAKT (n= 80)

THAKKT (n=163)


P

BN

%

BN

%

1 yếu tố

6

7,5

26

16

P < 0,01


2 yếu tố

11

13,8

50

30,7

3 yếu tố

17

21,2

28

17,2

≥ 4 yếu tố

46

57,5

59

36,2

Nhận xét: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng các YTNC kết hợp trên mỗi BN. Nhóm BN có ≥ 4 YTNC của nhóm THAKT là 57,5% và nhóm THAKKT là 36%. Xu hướng tỷ lệ BN tăng khi có nhiều YTNC kết hợp ở nhóm THAKT, trong khi phân bố nhóm THAKKT lại phân bố đều ở nhóm có > 1 YTNC, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01

Có nhiều YTNC khác nhau nhưng các YTNC không thể thay đổi được gồm tuổi, giới, chủng tộc, tiền sử gia đình. Các nghiên cứu cho thấy HA tăng theo tuổi, nam giới có xu hướng cao hơn nữ giới, những BN có tiền sử gia đình mắc bệnh ĐMV hoặc TBMN có tăng nguy cơ mắc THA. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các YTNC không thể thay đổi được này phân bố giữa 2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Ăn mặn, RLLP máu, tăng acid uric máu, hút thuốc lá, béo phì….là các YTNC có thể thay đổi được. BN mà THA có các YTNC này không những tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ, NMCT mà còn tăng nguy cơ THAKT, tăng số lượng thuốc cần để kiểm soát HA. Sự kết hợp các YTNC trên mỗi BN thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch và THA kháng trị cao hơn tổng số nguy cơ các YTNC đó. Nếu không ngăn ngừa các YTNC này có thể dẫn tới vòng xoắn bệnh lý. Các khuyến cáo đều thống nhất cần điều chỉnh các YTNC có thể thay đổi được là nền tảng xuyên suốt quá trình điều trị, giúp hạ được HA, giảm biến cố tim mạch.Các YTNC có thể thay đổi được trong nhóm THAKT của chúng tôi ăn mặn, RLLP máu, tăng aicd uric máu cao hơn nhóm có THAKKT và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghiên cứu của chúng tôi cũng như các tác giả khác cho thấy các YTNC gặp nhiều hơn ở nhóm THAKT như: Phùng Phước Nguyễn, Đặng Duy Qúy, Nguyễn Văn Duy….

Bảng 8. Kết quả siêu âm tim đối tượng nghiên cứu


Nhóm
Chỉ số

THAKT

(n=80)

THAKKT

(n=163)

P

LVDd ( mm)

44,6 ± 5,27

44,05 ± 5,05

p>0,05

LVDs (mm)

29,06 ± 5,4

28,52 ± 4,99

p>0,05

IVSd (mm)

10,1 ± 1,64

9,43 ± 1,82

P<0,05

LVPWd (mm)

10,22 ± 1,4

9,63 ± 1,73

P<0,05

Nhận xét:

BN có THAKT có dầy thất trái ( dầy vách liên thất hoặc thành sau thất trái) cao hơn tỷ lệ cao hơn nhóm THAKKT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

THA nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các tổn thương ban đầu trên tim, khởi đầu là dầy thất trái, sau đó giãn rồi cuối cùng là suy tim do THA. Các nghiên cứu và khuyến cáo cho thấy dầy và giãn thất trái chính là khởi đầu của quá tình tái cấu trúc thất trái và là một yếu tố tiên lượng các biến cố tim mạch như tử vong, NMCT, đột quỵ, …Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt ở đường kính thất trái nhưng độ dầy vách liên thất và thành sau thất trái cao hơn so với nhóm THAKKT, có thể liên quan đến thời gian phát hiện, THA kiểm soát kém ở nhóm THAKT. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các tác giả khác đều thấy có dầy và giãn thất trái.

Bảng 9. Đặc điểm tổn thương đáy mắt theo phân loại Keith, Wegener, Barker của nhóm nghiên cứu


Nhóm

Tổn thương

THAKT (n=80)

THAKKT (n=163)

p

n

%

n

%

Bình thường

11

22,9

24

29,6

p>0,05


Tổn thương đáy mắt độ I

18

37,5

36

44,4

Tổn thương đáy mắt độ II

15

31,2

20

24,7

Tổn thương đáy mắt độ III

3

6,2

1

1,2

Tổn thương đáy mắt độ IV

1

2,1

0

0

Nhận xét :

Trong 243 BN có 101 BN đục thủy tinh thể không soi đươc và 14 BN không soi. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổn thương đáy mắt ở cả 2 nhóm.



Bảng 9: Đặc điểm kết quả xét nghiệm nước tiểu của nhóm nghiên cứu

Nhóm

Kết quả

THAKT (n=80)

THAKKT (n=163)

p

n

%

n

%

Protein niệu

48

60

42

25

P<0,001

Hồng cầu niệu

20

25

32

19,6

p>0,05

Bạch cầu niêu

1

1,2

3

1,8

p>0,05

Nhận xét:

- Tổn thương cầu thận ở THAKT có protein niệu (+) chiếm 60% cao hơn nhóm THAKKT là 25%, với sự khác biệt p< 0,001.

Một trong những tổn thương thận ở mức tiền lâm sàng là protein niệu, nó phản ánh giai đoạn sớm của cầu thận, khởi đầu cho tiến trình suy thận mạn. Các khuyến cáo đều nhấn mạnh cần kiểm soát chặt chẽ HA hơn ở các BN đã có tổn thương thận, đặc biệt nếu có ĐTĐ kèm theo. Kết quả của chúng tôi cũng như các nghiên cứu khác như Phùng Phước Nguyễn (nhóm BN THAKT có protein niệu là 30%, THAKKT là 38,3%)…

Bảng 10: Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp của nhóm nghiên cứu


Nhóm

Nhóm thuốc

THAKT

THAKKT

p

n

%

n

%

Lợi tiểu

80

100

34

20,9

P< 0,001

UC canxi

55

68,8

124

76,1

p>0,05

UC beta

66

82,5

116

71,2

p>0,05

Chẹn TKTW

31

38,8

15

9,2

P<0,05

UCMC

52

65

121

74,2

p>0,05

UCTT

24

30

23

14,1

P< 0,05

Nhận xét:

- Nhóm thuốc lợi tiểu, chẹn thần kinh trung ương , ức chế thụ thể (UCTT) được sử dụng nhiều ở nhóm THAKT sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

- Các thuốc chẹn kênh canxi, chẹn beta, ức chế men chuyển (UCMC) không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.

Bảng 11. Số nhóm thuốc được sử dụng trên các BN của nhóm nghiên cứu


Nhóm

Cách sử dụng

THAKT(n=80)

THAKKT (n=163)

p


n

%

n

%

1 thuốc

0

0

3

1,8

p<0.001


2 thuốc

0

0

62

38

3 thuốc

13

16,2

87

53,4

≥ 4 thuốc

67

83,8

11

6,7

Nhận xét:

  • Nhóm THAKT sử dụng 3 loại và trên 4 loại thuốc với tỷ lệ 100%, nhóm THAKKT sử dụng 3 loại thuốc 53,4 và 4 loại thuốc 6,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,001.

Các khuyến cáo về điều trị THA đều chọn 1 trong 5 nhóm thuốc gồm lợi tiểu, UCMC, UCTT, chẹn kênh Canci, chẹn beta giao cảm là những thuốc được lựa chọn đầu tiên trong khởi đầu điều trị THA. Một số khuyến cáo vẫn chưa thống nhất chọn chẹn beta giao cảm trong lựa chọn ban đầu do thiếu các bằng chứng thuyết phục về lợi ích cải thiện tử vong, ngoại trừ có bệnh lý ĐMV, suy tim…

Kết hợp thuốc nhằm làm giảm tác dụng phụ và tăng lợi ích kiểm soát được HA do THA là bệnh đa cơ chế. Các khuyến cáo cho thấy với mức THA độ 2 trở lên đã khuyến khích lựa chọn 2 nhóm thuốc trở lên để đạt được HA mục tiêu.

Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ BN cần dùng đến ≥ 4 loại thuốc ở nhóm THAKT, cao hơn có ý nghĩa ở nhóm THAKKT chỉ là 6,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,01. Kết quả của chúng tôi cũng như các tác giả khác


  • Phùng Phước Nguyễn: 51% BN THAKT dùng ≥ 4 nhóm thuốc, ở nhóm THAKKT không có BN nào.

  • Đặng Duy Qúy: 54% BN THAKT dùng ≥ 4 nhóm thuốc,

KẾT LUẬN:

Qua nghiên cứu 80 BN THAKT và 163 BN THAKKT cho thấy:



  • Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi, nhóm tuổi, giới tính giữa 2 nhóm.

  • Nhóm tuổi hay gặp nhất là > 60 tuổi.

  • Đau đầu là triệu chứng hay gặp nhất.

  • Các YTNC có thể thay đổi được của nhóm THAT hay gặp nhất cao hơn nhóm THAKKT là ăn mặn, RLPP máu, tăng acid uric máu. Sự có mặt ≥ 4 YTNC cao hơn ở nhóm THAKT.Các YTNC khác không thấy có sự khác biệt

  • Nhóm THAKT có dầy thất trái, protenin niệu là những tổn thương gặp cao hơn so với nhóm THAKKT

  • Điều trị kết hợp 4 nhóm thuốc trở lên ở nhóm THAKT cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm THAKKT. Nhóm thuốc hay được sử dụng nhất gồm lợi tiểu, chẹn kênh canci, chẹn beta, ức chế mẹn chuyển

Tài liệu tham khảo

  1. Phùng Phước Nguyễn (2014). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị tại bệnh viện 175. Luận văn bác sỹ chuyên khoa 2, Học viện quân Y.

  2. Đặng Duy Qúy, Hoàng Anh Tuấn (2013). Nghiên cứu mối liên quan giữa các giá trị huyết áp 24 giờ với chỉ số khối lượng cơ thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị. Tạp chí y học thực hành, số 4, trang 9-11.

  3. Nguyễn Văn Du (2007). Tình hình tăng huyết áp kháng trị ở bệnh nhân tại Khoa Nội Tim mạch. Bệnh viện TW Huế. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. số 47, tr.485-493.

  4. Huỳnh Văn Minh. THAKT một vấn đề cũ cho một giải pháp mới. Hội nghị Khoa học chuyên ngành Tim mạch toàn quân. 2005, tr.84-93.

  5. Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam: Chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở người lớn . NXB Y học.

  6. Serato.JF: Resistent hypertension. IN Black. HR & Elliott.WJ: Hypertension: A companion to Braunwald's heart disease. 2007; p: 498-512.

  7. JNC VII. 2003

  8. ESC -ESH practice  guideline for the  management  of arterial hypertension 2007.

  9. Calhoun.DA et a (2008): Resistant Hypertension: Diagnosis, Evaluation, and Treatment. A Scientific Statement From the American Heart Associational Education Commitee of the Council for High Blood Pressure Research. Hypertension  June.

  10. Kaplan.N (2008). Systemic hypertension: therapy. Braunwald's Heart Disease. 8th ; p: 1049-1070.


RISK FACTORS, TARGET ORGAN DAMAGE AND TREATMENT OF RESISTANT HYPERTENSION IN BACNINH HOSPITAL

Nguyen Tien Dung*, Nguyen Tien Dung**

*Bac Ninh General Hospital, **Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Objectives: To describe someclinical and subclinical characteristics, risk factors, target organ damange, and treatment of resistant hypertension in Bac Ninh General Hospital.

Subjects: 243 patients were divided into 2 groups: 80 patients diagnosed with resistant hypertension and 163 patients (control group) without resistance hypertension from November 2014 to August 2015. Results: In resistant hypertension group, average age is 68.35 ± 11.34, 77.6% are people aged above 60, 63.8% are male and36.2% are female, average disease duration is 9.12 ± 5.31 years; Common symtomsare headache (71.2%), dizziness (22.5%), chest pain (20%); Average blood pressure is 175.15 ±20.49/91.12 ±9.27 mmHg. Some risk factors in resistant hypertension are more common than in nonresistant hypertension: eating salty foods, blood lipid disorders, uric acid increase. There are more than 4 risk factors in 57% of resistant hypertension group which is higher than nonresistant hypertension groupwith 36.2% (p <0,01). Ventricular hypertrophy and proteinuria are target organ damage which are more common in resistant hypertension resistance group than nonresistant hypertension group. 83.8% patients uses more than 4 drugs in resistant hypertension group. Conclusion: Resistant hypertension has many combined risk factors, increases target organ damage and needs some drugs for control hypertension.

Key word: Hypertension, resistant hypertension

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT RUỘT THỪA VIÊM Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH



Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương