MỤc lục kết quả nghiên cứU 22


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT THOÁT VỊ BẸN NGƯỜI LỚN THEO PHƯƠNG PHÁP LICHTENSTEIN TẠI BẮC NINH



tải về 3.01 Mb.
trang4/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích3.01 Mb.
#36652
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT THOÁT VỊ BẸN NGƯỜI LỚN THEO PHƯƠNG PHÁP LICHTENSTEIN TẠI BẮC NINH

Nguyễn Thanh Tùng*, Vũ Thị Hồng Anh**, Nguyễn Văn Sửu**


*Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Võ-Bắc Ninh, **Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn người lớn theo phương pháp Lichtenstein tại Bắc Ninh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả, chọn mẫu thuận tiện, có 95 bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên được chẩn đoán xác định thoát vị bẹn và được phẫu thuật điều trị có kế hoạch theo kỹ thuật Lichtenstien tại Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2015. Kết quả: Thời gian nằm viện trung bình là 3,6±1,7 ngày, sớm nhất là 2 ngày, chậm nhất là 10 ngày. Mức độ đau giảm dần theo từng ngày, đến ngày thứ 2 sau mổ đa số bệnh nhân chỉ còn đau nhẹ 82,1%. Biến chứng sau mổ: có 6 bệnh nhân bị bí tiểu sau mổ chiếm 6,3%, có 3 trường hợp tụ máu vùng bẹn-bìu chiếm 3,2%, có 3 trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn số lượng ít chiếm 3,3%. Đánh giá kết quả sau thời gian theo dõi trung bình 15,3±6,5 tháng, xếp loại tốt 94,4%, khá 5,6%, không có trường hợp nào xếp loại trung bình và kém. Kết luận: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn người lớn theo phương pháp Lichtenstein cho kết quả tốt: bệnh nhân ít đau, thời gian hồi phục nhanh, ít biến chứng, tỷ lệ tái phát thấp



Từ khóa: thoát vị bẹn, mổ mở, Lichtenstein

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoát vị bẹn là bệnh lý ngoại khoa phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi và cả hai giới, tỉ lệ giữa Nam và Nữ là 12/1. Thoát vị bẹn ở người lớn chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật. Các kỹ thuật mổ dùng mô tự thân như Bassini, McVay, Shouldice, đều có nhược điểm chung là bệnh nhân đau nhiều, thời gian phục hồi sau phẫu thuật chậm, liền sẹo không tốt, có thể tái phát. Việc điều trị thoát vị bẹn bằng mổ mở đặt mảnh ghép theo Lichtenstein đã đựợc các tác giả nước ngoài đề cập và ứng dụng từ lâu. Ưu điểm của phương pháp Lichtenstein là: kỹ thuật đơn giản, ít đau, thời gian phẫu thuật và nằm viện ngắn, bệnh nhân sớm phục hồi sau phẫu thuật, tỉ lệ tái phát thấp [1] [2] [4] [7] [10].

Tại Bắc Ninh kỹ thuật này cũng đã được ứng dụng nhiều, nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn người lớn theo phương pháp Lichtenstein tại Bắc Ninh”, với 2 mục tiêu cụ thể sau:


  1. Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn người lớn theo phương pháp Lichtenstein tại Bắc Ninh.

  2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị thoát vị bẹn người lớn theo phương pháp Lichtenstein tại Bắc Ninh.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2015



Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân trên 40 tuổi được chẩn đoán xác định thoát vị bẹn và được phẫu thuật có kế hoạch theo phương pháp Lichtenstein từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2015
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả.

Mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu toàn bộ. Chọn mẫu thuận tiện.

Thu thập số liệu: Theo mẫu bệnh án nghiên cứu

Kỹ thuật phẫu thuật

Kỹ thuật phẫu thuật: Theo kỹ thuật của tác giả Lichtenstein



Đánh giá kết quả điều trị

Đánh giá kết quả sớm: đánh giá theo tiêu chuẩn của Nguyễn Văn Liễu [3]: Tốt, khá, trung bình, kém.

Đánh giá kết quả muộn: đánh giá theo tiêu chuẩn của Nguyễn Văn Liễu [3].

Đánh giá mức độ đau sau mổ

Chúng tôi dựa trên mô tả của người bệnh và nhu cầu dùng thuốc giảm đau để chia làm 5 mức độ (dựa theo tiêu chuẩn đánh giá của tác giả Vương Thừa Đức) [1] [2].



  • Không đau: Bệnh nhân không có cảm giác đau

  • Đau nhẹ: Chịu được, chỉ cần dùng thuốc giảm đau dạng uống

  • Đau vừa: Khó chịu, cần dùng thuốc giảm đau dạng tiêm loại không gây nghiện

  • Đau nhiều: Khó chịu, cần dùng thuốc giảm đau dạng tiêm loại gây nghiện

  • Đau rất nhiều: Không chịu nổi, dù đã dùng thuốc giảm đau dạng tiêm loại gây nghiện

Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0

3. KẾT QUẢ

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

  • Tuổi: Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 65,2±10,9 tuổi, ít nhất là 40 tuổi, nhiều nhất là 84 tuổi.

  • Giới tính: Cả 95 bệnh nhân trong nghiên cứu này đều là nam giới.

  • Nghề nghiệp:

Biểu đồ 1: Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân



Nhận xét:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số là đối tượng hết tuổi lao động gồm 45 bệnh nhân (47,4%), đối tượng làm ruộng gồm 25 bệnh nhân (26,3%), cán bộ công nhân viên chiếm 11,6%.



Kết quả sớm sau phẫu thuật

Thời gian mổ

Thời gian mổ trung bình là 50,9±12,8 phút. Trong đó thời gian mổ nhanh nhất là 40 phút, chậm nhất là 100 phút.



Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau mổ

Thời gian trung bình để phục hồi sinh hoạt cá nhân sau mổ là: 14,3 ± 6,5 giờ, sớm nhất là 10 giờ, chậm nhất là 48 giờ.



Bảng 1: Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau mổ

Thời gian

Tỷ lệ %

≤ 12 giờ

62,1

13-24 giờ

33,7

≥ 25 giờ

4,2

Nhận xét:

62,1% bệnh nhân có thời gian hồi phục ≤ 12 giờ, chỉ có 4,2% bệnh nhân thời gian hồi phục sinh hoạt cá nhân sau mổ ≥ 25 giờ.



Mức độ đau sau mổ:

Bảng 2: Mức độ đau sau mổ của bệnh nhân

Thời gian sau mổ

Mức độ đau sau mổ _ n (%)

Tổng

Đau nhẹ

Đau vừa

Ngày thứ nhất

58 (61,1)

37 (38,9)

95 (100)

Ngày thứ hai

78 (82,1)

17 (17,9)

95 (100)

Nhận xét:

Ngày thứ nhất sau mổ có 37 bệnh nhân đau vừa chiếm 38,9%, sang ngày thứ hai chỉ còn17 bệnh nhân đau ở mức độ vừa chiếm 17,9%.



Biến chứng sớm sau mổ

- Biến chứng bí tiểu do phương pháp vô cảm: Có 6 bệnh nhân bị bí tiểu sau mổ phải đặt sonde tiểu chiếm 6,3%. Trong đó có 4 bệnh nhân có thời gian đặt sonde <24 giờ và 2 bệnh nhân phải đặt sonde từ 24-48 giờ sau mổ.

- Biến chứng do phẫu thuật: Có 3 bệnh nhân bị tụ máu vùng bẹn-bìu chiếm 3,2%.

Thời gian nằm viện sau mổ

Trung bình thời gian nằm viện sau mổ là: 3,6 ± 1,7 ngày, trong đó sớm nhất là 2 ngày và lâu nhất là 14 ngày.



Đánh giá kết quả sớm sau mổ

Bảng 3: Đánh giá kết quả sớm sau mổ

Phân loại kết quả

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Tốt

78

82,1

Khá

15

15,8

Trung bình

2

2,1

Nhận xét:

Kết quả tốt chiếm đa số với 78 bệnh nhân (82,1%), không có kết quả kém.



Đánh giá kết quả lâu dài

Chúng tôi khám lại và đánh giá bệnh nhân tại thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng đối với những bệnh nhân trong lô tiến cứu và khám lại tại thời điểm kết thúc đối với tất cả các đối tượng nghiên cứu. Đối với những bệnh nhân không đến tái khám, chúng tôi liên lạc qua điện thoại. Có 5 trường hợp bệnh nhân không tái khám và cũng không liên lạc được.



Thời gian theo dõi

Thời gian theo dõi trung bình là 15,3±6,5 tháng, ngắn nhất là 3 tháng, dài nhất là 28 tháng.

Biến chứng muộn
Bảng 4: Biến chứng muộn

Biến chứng muộn

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Đau vết mổ

2

2,2

Rối loạn cảm giác vùng bẹn – bìu

1

1,1

Tràn dịch màng tinh hoàn

3

3,3

Tổng cộng

6

6,7

Nhận xét:

Tràn dịch màng tinh hoàn là biến chứng hay gặp nhất, chiếm 3,3%, đau vết mổ chiếm 2,2%, có 1 bệnh nhân rối loạn cảm giác vùng bẹn-bìu.



Tái phát

Trong 90 trường hợp được theo dõi không có trường hợp nào tái phát.



Đánh giá kết quả lâu dài

Kết quả theo dõi được 90 trên 95 trường hợp sau thời gian theo dõi trung bình 15,3±6,5 tháng, xếp loại tốt 94,4%, khá 5,6%, không có trường hợp nào xếp loại trung bình và kém.



Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị

  • Bệnh kèm theo: Kiểm định mối tương quan giữa bệnh kèm theo (tim mạch, hô hấp, phì đại tuyến tiền liệt) và kết quả điều trị chúng tôi nhận thấy có mối tương quan giữa bệnh kèm theo và két quả sớm (p<0,05). Cụ thể: bệnh nhân mắc bệnh kèm theo có kết quả sớm kém hơn bệnh nhân không mắc bệnh kèm theo.

Bảng 5: Mối liên quan giữa bệnh kèm theo và kết quả sớm




Có bệnh kèm theo

Không có bệnh kèm theo

Tổng

Tốt

24

54

78

Khá, Trung bình

10

7

17

Tổng

34

61

95

p=0,029

  • Thời gian mắc bệnh: Kiểm định cho thấy thời gian mắc bệnh không ảnh hưởng đến kết quả sớm sau phẫu thuật cũng như kết quả lâu dài (p>0,05).

  • Loại thoát vị: Kết quả cho thấy loại thoát vị (gián tiếp hay trực tiếp, hỗn hợp) không ảnh hưởng đến kết quả sớm sau phẫu thuật cũng như kết quả lâu dài (p>0,05).

4. BÀN LUẬN

Kết quả sớm sau phẫu thuật

  • Thời gian mổ là thời gian được tính từ lúc rạch da đến khi khâu da xong. 95 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian mổ trung bình là 50,9±12,8 phút. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự thời gian mổ của Lê Quốc Phong 56±18,5 phút nhưng ngắn hơn so với một số tác giả khác: Lê Phước Thành 67,72 phút, Bùi Trường Tèo 63,3 ± 17,7 phút. Sự khác biệt này là do đặc điểm thoát vị của bệnh nhân và quan trọng là kinh nghiệm của từng phẫu thuật viên [3] [4] [5] [10].

  • Thời gian hồi phục sinh hoạt cá nhân sau mổ trung bình là 14,3 ± 6,5 giờ. Kết quả của chúng tôi giống một số nghiên cứu khác. Vương Thừa Đức có thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sớm sau mổ trung bình là 14,7 giờ. Trịnh Văn Thảo có kết quả dài hơn một chút 17,23 ± 4,69 giờ [1] [6].

  • Mức độ đau sau mổ: Để đánh giá mức độ đau có 3 thang điểm: thang điểm số, thang điểm nhìn và thang điểm lời nói. Phần lớn các tác giả nước ngoài đều dùng thang điểm nhìn để đánh giá đau. Kết quả cho thấy mức độ đau giảm dần theo từng ngày và hầu hết bệnh nhân chỉ còn đau nhẹ sau ngày thứ 2. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp Lichtenstein [3] [7] [10].

  • Biến chứng sớm sau mổ: tỷ lệ bệnh nhân phải đặt sonde tiểu sau mổ và tụ máu bẹn bìu trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả của Bùi Trường Tèo, Lê Quốc Phong, Vương Thừa Đức và nhiều tác giả khác [3] [4] [8]. Tụ máu vùng bẹn bìu thường do cầm máu không tốt, tụ dịch thường gặp ở bệnh nhân có túi thoát vị to.

  • Thời gian nằm viện trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 3,6±1,7 ngày, đa số bệnh nhân có thời gian nằm viện ≤3 ngày. So với thời gian nằm viện trung bình trong nghiên cứu của Trịnh Văn Thảo là 3,8 ± 1,4 ngày thì thời gian nằm viện của chúng tôi ngắn hơn. Tuy nhiên kết quả này lại dài hơn một số nghiên cứu khác. Vương Thừa Đức có thời gian nằm viện trung bình là 2,6 ngày. Tác giả Prior có thời gian nằm viện rất ngắn là 1,6 ngày. Có sự khác biệt này có thể do chỉ định thời gian nằm viện ở nước ngoài rất chặt chẽ, bệnh nhân được cho xuất viện ngay khi tình trạng bệnh đã ổn định và an toàn. Hơn nữa giá thành một ngày nằm viện ở nước ngoài là rất cao, do đó khi bệnh nhân ổn định thì cho xuất viện sớm giúp giảm chi phí điều trị. Bên cạnh đó, nghiên cứu được tiến hành ở Bắc Ninh, không chịu nhiều áp lực về số lượng giường bệnh nên bệnh nhân có điều kiện ở lại viện lâu hơn [1] [6] [11].

  • Đánh giá kết quả sớm: Để đánh giá kết quả sớm sau mổ chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn đánh giá của tác giả Nguyễn Văn Liễu và có bổ sung. Kết quả của chúng tôi (Tốt 82,1%, khá 15,8%, trung bình 2,1%, không có kết quả kém) cũng tương tự tác giả Bùi Trường Tèo (kết quả tốt ở 78,79% bệnh nhân, khá 18,18%, trung bình 3,03%, không có trường hợp kém) và một số tác giả khác.

Đánh giá kết quả lâu dài

  • Biến chứng muộn: Chúng tôi đánh giá được 90 trên 95 trường hợp thoát vị bẹn đã mổ: Có 2 trường hợp (2,2%) bị đau vết mổ mức độ vừa kéo dài 3 tháng, 1 trường hợp (1,1%) bị rối loạn cảm giác vùng bẹn – bìu mức độ vừa kéo dài trên 6 tháng, 3 trường hợp (3,3%) tràn dịch màng tinh hoàn mức độ ít. Kết quả này cũng tương tự một số nghiên cứu khác. Đa số các tác giả đều ghi nhận tính an toàn của phương pháp Lichtenstein [1] [6] [7] [11].

  • Tái phát: không có bệnh nhân nào tái phát trong nghiên cứu này của chúng tôi. Theo Vương Thừa Đức nghiên cứu 202 trường hợp từ 12 – 24 tháng thì có 0,96% tái phát. Tỷ lệ tái phát trung bình của phương pháp Shuoldice là 6%, Bassini là 9%, McVay là 11% [3]. Kết quả cho thấy rằng mổ theo kỹ thuật Lichtenstein có tỉ lệ tái phát rất thấp [2] [8] [10].

  • Đánh giá kết quả lâu dài: chúng tôi sử dụng bảng đánh giá kết quả điều trị của Nguyễn Văn Liễu và có bổ sung cho phù hợp với thực tế. Sau thời gian theo dõi trung bình 15,3±6,5 tháng, xếp loại tốt 94,4%, khá 5,6%, không có trường hợp nào xếp loại trung bình và kém. Kết quả đánh giá sau thời gian theo dõi là khác nhau tùy vào nghiên cứu của các tác giả [3] [9].

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị

Nghiên cứu của chúng tôi chưa nhận thấy mối tương quan giữa kết quả điều trị và một số yếu tố như bệnh kèm theo, thời gian mắc bệnh, loại thoát vị.



KẾT LUẬN

Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn người lớn theo phương pháp Lichtenstein cho kết quả tốt: bệnh nhân ít đau, thời gian hồi phục nhanh, ít biến chứng, tỷ lệ tái phát thấp.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Vương Thừa Đức (2003), "Nhận xét về kỹ thuật Lichtenstein trong điều trị thoát vị bẹn", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 7(1), tr. 174-180.Danielsson P, Isacson S, Hansen M.V (1999), Randomised study of Lichtenstein compared with Shouldice inguinal hernia repair by surgeons in training, Euro Jounal of Surgery, Vol. 165, pp. 49-53.

  2. Vương Thừa Đức (2011), "Đánh giá kết quả lâu dài của kỹ thuật Lichtenstein trong điều trị thoát vị bẹn", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 15(1).

  3. Nguyễn Văn Liễu (2004), "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Shouldice trong điều trị thoát vị bẹn", Luận án Tiến sỹ Y học-Học viện Quân Y

  4. Lê Quốc Phong và các cộng sự. (2013), "Kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng kỹ thuật Lichtenstein và nội soi ngoài phúc mạc", Tạp chí Y học Thực hành. 878(8), tr. 56-59.

  5. Bùi Trường Tèo (2012), “Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng mổ mở đặt mảnh ghép theo Lichtenstein tại Cần Thơ”, Tạp chí Y học thực hành (834)-số 7/2012.

  6. Lê Phước Thành (2010), "Điều trị thoát vị bẹn bằng kỹ thuật Lichtenstein tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cù Lao Minh", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 14(2).

  7. Trịnh Văn Thảo (2010), "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép hoàn toàn ngoài phúc mạc trong điều trị thoát vị bẹn", Luận án Tiến sỹ Y học-Học viện Quân Y.

  8. Danielsson P, Isacson S và Hansen MV (1999), "Randomised Study of Lichtenstein Compared with Shouldice Inguinal Hernia Repair by Surgeons in Training", Eur J Surg. 165(1), tr. 49-53.

  9. Desarda M P (2003), "Surgical physiology of inguinal hernia repair - a study of 200 cases", BMC Surgery 3(2), tr. 1-7.

  10. Koning G G và các cộng sự. (2013), "The Totally Extraperitonea l Method versus Lichtenstein’s Tech nique for Inguinal Hernia Repa ir: A Systematic Review with Meta-Analyse s and Trial Sequenti al Analys es of Randomi zed Clinical Trials", PLoS One. 8(1), tr. 1-15.

  11. Prior M J và các cộng sự. (1998), "Prospective randomized controlled trial comparing Lichtenstein with modified Bassini repair of inguinal hernia", J R. Coll. Surg. Edinb. 1998(43), tr. 82-86.


EVALUATION OF SURGICAL TREATMENT OUTCOMES IN ADULT PATIENTS WITH INGUINAL HERNIA BY LICHTENSTEIN TECHNIQUE IN BAC NINH PROVINCE

Nguyen Thanh Tung*, Vu Thi Hong Anh**, Nguyen Van Suu**

* Que Vo General Hospital -Bac Ninh Province

**Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Objectives: To Evaluate the surgical treatment outcomes in adult patients with inguinal hernia by Lichtenstein technique in Bac Ninh province. Subjects and methods: A cross-sectional study was conducted, 95 patients from 40 years old underwent Lichtenstein technique in Bac Ninh General Hospital, from January 2013 to June 2015. Results: Length of postoperative hospital stay was 3.6 ± 1.7 days (2 ÷10 days). Postoperative pain level reduced day by day, 82.1%had mild pain at the second day. Complications after surgery: 6 patients suffered were postoperative urinary retention (6.3%), 3 patients suffer hematoma in the inguinal and scrotal area(3.2%)(, 3 patients suffered hydrocele testis with low number. After average follow-up time 15.3 ± 6 months), 94.4% were good, 5.6% were quite good, there were not average and poor results. Conclusions: Surgical treatment in adult patients with inguinal hernia by Lichtenstein technique got better results: less pain, faster recovery, less complications and low recurrence score.

Keywords: inguinal hernia, open surgery, Lichtenstein technique.

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương