MỤc lục kết quả nghiên cứU 22


KẾT QUẢ ĐIỂU TRỊ TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT ĐỐT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH



tải về 3.01 Mb.
trang3/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích3.01 Mb.
#36652
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

KẾT QUẢ ĐIỂU TRỊ TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT ĐỐT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH

Nguyễn Thanh Tùng*, Trần Đức Quý**


*Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, **Trường ĐHYD Thái Nguyên
TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điểu trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH) bằng phương pháp cắt đôt nội soi qua niệu đạo (TURP) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 120 bệnh nhân (BN) tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt điều trị bằng phương pháp cắt đốt nội soi qua niệu đạo, từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015 tại khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc ninh. Kết quả: Tuổi trung bình: 71,38±8,26 (53-91 tuổi); Điểm IPSS trung bình trước TURP: 27,03±5,65 (18-35tuổi); IPSS rối loạn mức độ nặng trước TURP 95,8%; Điểm QoL trung bình trước TURP 5. Kích thước TTL trung bình trên siêu âm: 63,9±24,58g (28-156g). Nghiên cứu có 42 BN trọng lượng TTL >70g và 16 BN có sỏi bàng quang được tán sỏi kết hợp với TURP; Thời gian mổ trung bình: 70,11±17,64p (40-120p); Biến chứng chảy máu sau TURP phải mổ lại: 4BN (3,3%); Đái không tự chủ tạm thời: 11BN (9,2%); Điểm IPSS nặng sau TURP 1 tháng và 3 tháng là 13,3% và 4,2%; Ngày điều trị trung bình: 7,5±1,9 (3-15ngày); Biến chứng bí đái sau TURP phải mổ lần 2: 3BN (2,5%); Biến chứng hẹp niệu đạo sau TURP: 4BN (3,3%); Biến chứng đái không tự chủ vĩnh viễn sau TURP: 2BN (1,7%); Kết quả chung sau TURP: Tốt: 84,2%, Trung bình: 8,3%, Kém: 7,5%. Kết luận: Phẫu thuật cắt đốt tuyến tiền liệt bằng nội soi qua niệu đạo hiệu quả và an toàn.

Từ khóa : Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, cắt đốt tuyến tiền liệt qua nội soi niệu đạo.
1. Đặt vấn đề

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH) là bệnh thường gặp ở nam giới cao tuổi. Theo Berry (1984) tần xuất BPH 50% ở tuổi 51-60; 90% ở tuổi trên 80, bệnh tiến triển từ mức độ từ nhẹ đến nặng, là nguyên nhân chính gây rối loạn tiểu tiện và bít tắc đường tiểu dưới. Điều trị ngoại khoa BPH có nhiều phương pháp, trong đó TURP là phương pháp phổ biến nhất, tỷ lệ TURP chiếm 70-90% số phẫu thuật điều trị BPH. Phẫu thuật TURP có ưu điểm: không có vết mổ ở thành bụng, đỡ đau, ít chảy máu, thời gian điều trị ngắn, bệnh nhân hồi phục nhanh và sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Vì vậy phẫu thuật TURP được coi là tiêu chuẩn vàng trong các phương pháp điểu trị các rối loạn tiểu tiện đường tiểu dưới do BPH. Bệnh viện Việt đức, hàng năm có trên 80% bệnh nhân BPH được phẫu thuật TURP. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh áp dụng kỹ thuật TURP năm 2004 tuy nhiên chưa có đánh giá kết quả phẫu thuật, đặc biệt những BN có khối lượng TTL lớn và có sỏi bàng quang phối hợp. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp cắt đốt nội soi qua niệu đạo tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc ninh.



2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 120BN được chẩn đoán BPH và điều trị bằng phương pháp TURP, tại Khoa ngoại tiết niệu bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, từ tháng 5/2014- 6/2015; Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chỉ tiêu nghiên cứu theo mục tiêu. Xử lý số liệu sử dụng phần mềm SPSS 16.0


3. Kết quả nghiên cứu

Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Tuổi

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

50 ÷ <60

12

10.0

60 ÷ <70

40

33.3

70 ÷ <80

52

43.3

≥ 80

16

13.3

Tổng số

120

100

Nhận xét: Tuổi trung bình cuả BN nghiên cứu 71,38±8,26 (thấp nhất 53 tuổi, cao nhất 91 tuổi);

Tuổi trên 70 gặp BPH 68BN chiếm 56,6%.



Bảng 2. Lý do vào viện và kích thước tuyến tiền liệt.

LDVV

KT


Rối loạn tiểu tiện

Rối loạn nước tiểu

Bí đái hoàn toàn

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

<30

0

0

0

0

01

0,8

01

0,8

30<40

02

1,6

05

4,2

04

3,3

11

9,2

40<50

12

10

02

1,6

16

13,3

30

25

50<60

06

5

01

0,8

11

9,2

18

15

60<70

13

10,8

03

2,5

02

1,7

18

15

70<80

09

7,5

01

0,8

06

5,0

16

13,3

80<90

01

0,8

01

0,8

08

6,7

10

8,3

90<100

02

1,6

0

0

02

1,7

04

3,3

≥ 100

03

2,5

01

0,8

08

6,7

12

10,0

Tổng

48

40,0

14

11,7

58

48,3

120

100,0

Nhận xét: Lý do vào viện do bí đái hoàn toàn gặp 58 bệnh nhân chiểm 48,3%.

Trọng lượng TTL trung bình 63,9 gam (28-156gam). Có 42 bệnh nhân trọng lượng tuyến > 70g chiếm 35%.



Bảng 3. Kích thước sỏi và thời gian mổ

TGM

KTS


30<60p

60<90p

90p

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Không sỏi

20

16,7

61

50,8

23

19,2

104

86,7

<10mm

01

0,8

0

0

0

0

01

0,8

10-20

01

0,8

06

5,0

03

2,5

10

8,3

>20

0

0

03

2,5

02

1,7

05

4,2

Tổng

22

18,3

70

58,3

28

23,4

120

100

Nhận xét:

- Kích thước sỏi trung bình: 17,8mm (9 - 24mm).

- 15 BN tán sỏi cơ học và TURP, 01 BN mổ mở lấy sỏi và TURP.

- Thời gian mổ trung bình 70 phút (40-120p)


Bảng 4. Tai biến và biến chứng sau phẫu thuật TURP.

TGBC

TB-BC


TB trong PT

BCSM 1 tháng

BCSM 3 tháng

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Chảy máu

09

7,5

14

11,7







23

19,2

CM SM mổ lại







04

3,3







04

3,3

Đái máu












06

5,0

06

5,0

HC nội soi

02

1,6













02

1,7

Thủng bao TTL

02

1,6













02

1,7

Tthương Ụ núi

03

2,5













03

2,5

Bí đái cấp







17

14,2







17

14,2

ĐKTC(tạm thời)







11

9,2

05

4,1

16

13,3

ĐKTC (Vviễn)













02

1,7

02

1,7

Hẹp niệu đạo













04

3,3

04

3,3

Viêm tinh hoàn













03

2,5

03

2,5

Mổ lại thì 2













03

2,5

03

2,5

NK tiết niệu







11

9,2







11

9,2

Nhận xét: - 09 BN chảy máu trong mổ do thủng vỏ bao TTL và viêm bàng quang.

- Thời kỳ hậu phẫu có 04 BN chảy máu sau mổ phải mổ lại để cầm máu

- Có 03 BN BPH kích thước lớn hơn 130g phải mổ thì 2

Bảng 5. Điểm IPSS trước, sau phẫu thuật và mức độ cải thiện IPSS (%)


Tgian

IPSS


Trước mổ

SM 1 tháng

SM 3 tháng

SL

%

SL

%

SL

%

0 – 7

0

0

01

0,8

96

80,0

8 – 19

5

4,2

103

85,9

19

15,8

20 – 35

115

95,8

16

13,3

05

4,2

IPSS tb

27,03

100

14,05

100

6,76

100

Mức cải thiệnIPSSS (%)



48,2%

74,1 %

Nhận xét: Mức độ cải thiện IPSS sau mổ 1 tháng và 3 tháng được cải thiện tăng từ 48,2% lên 74,1%

Bảng 6. Điểm chất lượng cuộc sống (QoL) trước và sau TURP.

TGian

QoL


Trước mổ

SM 1 tháng

SM 3 tháng

SL

%

SL

%

SL

%

<3 (Nhẹ)

0

0

05

4,2

98

81,7

3-4 (Trung bình)

19

15,8

113

94,2

20

16,7

>4-6 (Nặng)

101

84,2

02

1,7

02

1,7

QoL Trung bình

4,95 ±0,51

3,09 ±0,44

1,98 ± 0,28

Nhận xét: Điểm QoL sau mổ 3 tháng được cải thiện, ở mức độ năng 84,2% chỉ còn 1,7%. Mức độ nhẹ trước mổ là 0 tăng lên 81,7%.

Bảng 7. Kết quả chung sau mổ

Kết quả

Số bệnh nhân (n=120)

Tỷ lệ (%)

Tốt

101

84,2

Trung bình

10

8,3

Kém

09

7,5

Tổng

120

100

Nhận xét : Kết quả kiểm tra chung sau mổ 3 tháng: tốt 84,2%; TB 8,3%; kém 7,5%.

4. Bàn luận

Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi 60-80 bị BPH chiếm 76,6%, tuổi trung bình 71,38±8,26. Theo Nguyễn Huy Huyên lứa tuổi từ 60-80 chiếm 85%; tuổi trung bình là 69,62 [4]; Nguyễn Bửu Triều, tuổi 60-80 chiếm 76,36%, tuổi trung bình 69 [6].

Lý do vào viện thường gặp là bí đái, trong nghiên cứu có 58BN bị bí đái hoàn toàn phải đặt sonde chiếm tỷ lệ 48,3%; Nguyễn Bửu Triều gặp 157/339 BN bí đái chiếm tỷ lệ 46,3% [6].

Thời gian phẫu thuật trung bình 70 phút (40-120 phút).Thời gian phẫu thuật từ 30- 60 phút chiếm 47,5%. .Nguyễn Huy Huyên thời gian mổ trung bình 62,75 phút thời gian dài nhất 210 phút [4], Cao Xuân Thành thời gian mổ từ 30-60 phút chiếm 57,25% [5]. Chúng tôi thấy thời gian phẫu thuật phụ thuộc nhiều vào kích thước của TTL, tuy nhiên TTL có khối lượng lớn thì thời gian cắt khoảng 90-120 phút mới có hiệu quả. Có 03 BN do kích thước TTL lớn, chúng tôi phải mổ 2 thì.

Nghiên cứu gặp tai biến chảy máu trong mổ 09 BN (7,5%) chủ yếu là các trường hợp viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt do trước đó đặt sonde tiểu, chảy máu sau mổ có 14 BN (11,4%) trong đó có 4 BN phải nội soi cầm máu lại, 10 BN được bơm rửa bàng quang lấy máu cục cầm máu. Tỷ lệ chảy máu trong mổ và sau khi mổ của Nguyễn Bửu Triều [6] là 0,6% và 2,6%; của Nguyễn Công Bình [2] là 0,4% và 2,8% ; Nguyễn Phú Việt [7] là 2,7% chảy máu sau mổ; Đặng Ngọc Hanh [3] là 4,9%.

Hội chứng nội soi gặp 2 BN (1,7%) do cắt thủng vỏ TTL vào xoang tĩnh mạch BN có biểu hiện vật vã kích thích, da xanh, xét nghiệm Natri máu giảm, xử trí hồi sức, dừng cuộc mổ kéo nơ niệu đạo, bệnh nhân ổn định. Nguyễn Huy Huyên [4] tỷ lệ hội chứng nội soi 2,83%; Nguyễn Phú Việt [8] gặp trên 11 BN chiếm 1,67%.

Biến chứng đái không tự chủ sau mổ tạm thời 4,2 % và 2 BN đái không tự chủ vĩnh viễn ở Nguyễn Bửu Triều [6] tỷ lệ biến chứng đái không tự chủ 1,1%; Đặng Ngọc Hanh [3] 3,5%; Nguyễn Huy Huyên [4] là 2,83%. Có 4 BN hẹp niệu đạo dương vật sau mổ được nong niệu đạo định kỳ sau đó BN tiểu tiện tốt. Đái máu sau khi ra viện 6 BN và viêm tinh hoàn 4 BN những bệnh nhân này đều điều trị nội khoa ổn định.

Mức cải thiện IPSS(%) sau mổ 3 tháng là 74,07 %, điểm IPSS nặng giảm từ 95,8% trước mổ xuống 13,3% ở 1 tháng sau mổ và 4,2% ở 3 tháng sau mổ.

Điểm QoL sau mổ 3 tháng được cải thiện, ở múc độ năng 84,2% chỉ còn 1,7%. Mức độ nhẹ trước mổ là 0 tăng lên 81,7%.

Thời gian nằm viện trung bình: 7,5±1,9 ngày, nhanh nhất 3 ngày dài nhất 15 ngày.

Kết quả chung: Tốt 84,2%; Trung bình 8,3%; Kém: 7,5%. Kết quả của Nguyễn Bửu Triều [6], Tốt 77%, Trung bình 19%, Kém 4%; Nguyễn Công Bình [2], Tốt 83,33%. Trung bình 16,67%; Nguyễn Trường An [1] Tốt 94,1%. Trung bình 5,9%.

Trọng lượng tuyến tiền liệt trên siêu âm trung bình là 64gam, nhỏ nhất là 28 gam lớn nhất 156g, 42 bệnh nhân có trọng lượng tuyến tiền liệt > 70g chiếm tỷ lệ 35% .Theo John Blandy không có giới hạn cho khối lượng của tuyến tiền liệt, có thể cắt nội soi tùy thuộc vào khả năng của phẫu thuật viên. Chúng tôi đã mạnh dạn áp dụng TURP cho tất cả những bệnh nhân có trọng lượng TTL lớn (trong đó có 3 BN TTL >130gam, phải TURP 2 thì. Cũng theo một số tác giả trọng lượng tuyến tiền liệt > 80gam không phải là một chỉ định tuyệt đối của phẫu thuật mở bóc tuyến mà cò thể chỉ định TURP một thì hoặc 2 thì vẫn có thể mang lại hiệu quả tốt [5].



Trong nghiên cứu chúng tôi gặp 16/120 BN có sỏi bàng quang kết hợp với TTL kích thước sỏi trung bình là 17,8mm. Có 1 trường hợp sỏi lớn chúng tôi mổ mở lấy sỏi sau đó đặt máy số 24Fr TURP, các trường hợp còn lại sau tán sỏi cơ học tiến hành TURP, không có biến chứng nào của tán sỏi Theo một số tác giả và kinh nghiệm của chúng tôi kích thước sỏi >25mm nên mổ mở lấy sỏi trước sau đó TURP.

5. Kết luận:

Qua nghiên cứu trên 120 bệnh nhân BPH được áp dụng phương pháp TURP tại Khoa ngoại tiết niệu – BVĐK tỉnh Bắc Ninh thời gian từ 5/2014-5/2015. Chúng tôi có kết luận: - Phẫu thuật TURP hiệu quả và an toàn. Phẫu thuật TURP có thể chỉ định cho các bệnh nhân BPH không có giới hạn về khối lượng TTL. Kết hợp tán sỏi bàng quang nội soi với TURP khi kích thước của sỏi<25mm. Kết quả: Tốt 84,2%;Trung bình 8,3%; Kém: 7,5%.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trường An (2008), “ Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt u lành tính tuyến tiền liệt bằng nội soi qua niệu đạo”, Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 12, phụ bản của số 4 2008, tr.187-192

2. Nguyễn Công Bình (2010), “Kết quả điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật nội soi qua niệu đạo tại Bệnh viện Việt tiệp – Hải phòng”, Tạp chí Y học Việt Nam Tập 375 – Số 2/2010, tr.398-403.

3. Đặng Ngọc Hanh (2012), “Nghiên cứu biến chứng cắt đốt nội soi u phì đại tiền liệt tuyến qua 143 trường hợp’’Phẫu thuật nội soi và nội soi Việt nam Tập 2 số 2 năm 2012,tr 91-96



4. Phạm Huy Huyên (2001). Nghiên cứu các tai biến và biến chứng sớm trong mổ cắt nội soi u phì đại lành tính tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Việt Đức. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II.

5. Cao Xuân thành (2014), ‘Đánh giá kết quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật nội soi qua niệu đạo tại Bệnh viện Trung Ương Huế’’,Tạp chí Y dược học–Đặc san hội nghị khoa học thường niên lần thứ VIII Hội tiết niệu –Thận học Việt nam – 8/2014.



6. Nguyễn Bửu Triều, Nguyễn Kỳ, Nguyễn Phương Hồng, Vũ Nguyễn Khải Ca (2001), “Kết quả điều trị U phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng cắt nội soi trong 15 năm 6/1981-6/19960 tại Bệnh viện Việt Đức’’, Báo cáo khoa học tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, Hà Nội, Chuyên đề tiết niệu thận học, tr5-11.

7. Nguyễn Phú Việt (2006), Nghiên cứu kết quả điều trị U phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp cắt nội soi tại Bệnh viện 103. Luận án tiến sỹ Y học.

8. Blandy J.P, Notley R.G (1998), “ Transurethral resection’’, Fourth edition, ISIS medical media, Oxford, 10,pp 143-153.


THE RESULTS OF TREATMENT OF BENIGN PROSTATIC HYPERPLASIA BY USING TRANSURETHRAL RESECTION OF THE PROSTATE IN BAC NINH GENERAL HOSPITAL

Nguyen Thanh Tung* Tran Duc Quy**

*Bac Ninh General Hospital,**Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Objective: To evaluate the results of treatment of benign prostatic hyperplasia (BPH) by using transurethral resection of the prostate (TURP) in Bac Ninh General Hospital. Subjects and Methods: The study describes over 120 patients with benign prostatic hyperplasia treated with transurethral resection of the prostate , from May 2014 to May 2015 at the Department of Urology, Bac Ninh General Hospital. Results: The mean age: 71.38 ± 8.26 (53-91 years old); Average IPSS before TURP: 27.03 ± 5.65 (18-35 years old); severe disorder IPSS before TURP 95.8%; Average Qol before TURP 5. TTL average size by ultrasonography: 63.9 ± 24.58g (28-156g). The study had 42 patients TTL weight > 70 g and 16 patients with bladder stones got lithotripsy treatment combined with TURP; The average operative time: 70.11 ± 17.64m (40-120m); Bleeding complication after TURP need having surgery again: 4 patients (3.3%); Temporary urinary incontinence: 11 patients (9.2%); severe IPSS after TURP for 1 month and 3 months were 13.3% and 4.2%, respectively Average length of treatment: 7.5 ± 1.9 (3-15 days); Urinary retention complication after TURP need having the 2nd surgery 3 patients (2.5%); Urethral stenosis complication after TURP: 4 patients (3.3%); Permanently urinary incontinence complication after TURP: 2 patients (1.7%); The general result after TURP: Good: 84.2%, average: 8.3%, bad: 7.5%. Conclusion: Transurethral resection of the prostate is effective and safe.

Keywords: Benign prostatic hyperplasia, using transurethral resection of the prostate
Tác giả: Nguyễn Thanh Tùng

Lớp chuyên khoa II ngoại khóa 7

ĐC: Khoa Ngoại Tiết niệu

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

ĐT: 091.244.0856

Thày hướng dẫn: TS Trần Đức Quý

ĐC: Trường ĐHYD Thái nguyên


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương