MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6



tải về 2.97 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích2.97 Mb.
#36613
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

* Nhận xét: Số lượng cán bộ y tế trong biên chế của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn không có thay đổi trong 3 năm. Tổng số cán bộ còn thiếu so với chỉ tiêu giao là 15 người. Về cơ cấu: Số bác sỹ thiếu 10 cán bộ, Dược sỹ trung học thiếu 19 cán bộ, Kỹ thuật viên xét nghiệm thiếu 7 cán bộ, Điều dưỡng thiếu 4 cán bộ.

Bảng 2. Phân bố nhân lực Y tế theo giới năm 2015

TT

Đơn vị

Nam

Nữ

Tổng số

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Trung tâm Y tế huyện

28

27,5

74

72,5

102

2

Trạm Y tế xã

51

39,8

77

60,2

128

3

Nhân viên YTTB

98

45,8

116

54,2

214




Tổng số

177

39,9

267

60,1

444

Nhận xét: Tỉ lệ viên chức Y tế là nữ ở tuyến huyện và xã tương đương nhau và tỷ lệ viên chức là nữ cao hơn viên chức nam, nhân viên y tế thôn bản có tỷ lệ nam và nữ là tương đương nhau.

Bảng 3. Phân bố nhân lực theo tuổi

TT

Đơn vị

Nhóm tuổi

Tổng số

Dưới 30

30-39

40-49

50-60

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

TTYT huyện

36

35,3

28

27,5

20

19,6

18

17,6

102

2

TYT xã

35

27,3

33

25,8

40

31,2

20

15,6

128

3

YTTB

39

18,2

77

36,0

78

36,4

20

9,3

214




Tổng số

110

24,8

138

31,1

138

31,1

58

13,1

444

Nhận xét: Phân bố theo nhóm tuổi ở 3 tuyến tương đối giống nhau, cán bộ có độ tuổi 40-49 và nhóm 50-60 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều

Bảng 4. Phân bố nhân lực theo trình độ học vấn

TT

Đơn vị

Trình độ học vấn

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Tổng số

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

1

TTYT

huyện


0

0

1

1

101

99

102

2

TYT xã

0

0

5

3,9

123

96,1

128

3

YTTB

28

13

95

44,4

91

42,6

214




T.số

28

6,3

101

22,7

315

70,9

444

Nhận xét: Tại Trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã nhóm có trình độ học vấn THPT chiếm tỷ lệ cao nhất, Trung tâm Y tế huyện chiếm tỷ lệ 99%, trạm Y tế xã chiếm tỷ lệ 96,1% . Nhân viên y tế thôn bản, nhóm có trình độ trung học cơ sở và Trung học phổ thông tương đương nhau, nhóm có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ tương đối cao 13%.

Bảng 5 . Phân bố nhân lực theo tuyến

TT

Trình độ

Huyện

23 Xã

Bản

Tổng số

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

Bác sỹ

12

11,7

21

16,4

0

0

33

2

DS đại học

2

2,0

0

0,0

0

0

2

3

Y sĩ

13

12,7

50

39,0

0

0

63

4

Cử nhân NHS

2

2,0

1

0,7

0

0

3

5

NHS trung học

6

5,9

17

13,2

0

0

23

6

CĐ.Điều dưỡng

4

3,9

0

0,0

4

1,9

4

7

ĐD trung học

29

28,4

9

7,0

0

0

38

8

CN xét nghiệm

1

1,0

0

0,0

0

0

1

9

KTV trung học

6

5,9

0

0,0

0

0

6

10

ĐD sơ học

0

0,0

6

4,6

0

0

6

11

DS trung học

7

6,8

1

0,7

0

0

8

12

Khác

20

19,6

23

17,9

210

98,1

257




Tổng số

102

100

128

100

214

100

444

Nhận xét: Tỉ lệ Bác Sỹ tại tuyến huyện thấp 11,7%, tuyến xã tỷ lệ y sỹ chiếm nhiều nhất 39%, tỷ lệ bác sỹ là 16,4%, tuyến xã có 21/23 Bác sỹ, thiếu 02 bác sỹ.

Bảng 6. Nhân lực y tế tại các khoa, phòng của Trung tâm Y tế.


Khoa, phòng


Tổng số

BS

YS

ĐK

ĐD, NHS

KTV, DSĐ, DSTH

Khác

Tỷ lệ

Quy định

Ban giám đốc

2

2

0

0

0

0

18,6


18-20%


Phòng Tổ chức –HC

6

0

0

1

1

5

Phòng KK –TH

4

1




2

0

1

Phòng Tài vụ

6

0

0

0

0

6

Phòng điều dưỡng

1

0

0

1

0

0

Khoa Dược

7

0

0

0

7

0

12,7

22 -15%

Khoa xét nghiệm

6

0

0

1

4

1

Khoa khám bệnh

9

2

0

5

1

1

59,9


60- 65%



Khoa Ngoại –sản

11

2

0

7

1

1

Khoa Nội –nhi-lây

19

3

1

14

0

1

Khoa YHCT

6

0

4

2

0

0

Khoa KSNK

2

0

0

0

0

2

PKKV Đồng Đăng

11

1

0

6

1

2

PKKV Ba Sơn

3

0

1

1

1

0

Đội y tế dự phòng

6

1

5

0

0

0

8,8





Đội BMTE-HHGĐ

3

0

2

1

0

0

Tổng số

102

12

13

41

16

20







Nhận xét: - Tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý hành chính là 18,6% đạt so quy định từ 18-20%, Tỷ lệ cán bộ tại khoa Dược-Xét nghiệm 12,7% thiếu 10% so với quy định. Tỷ lệ cán bộ làm công tác lâm sàng 59,9%, phân bổ nhân lực cho khối dự phòng chiếm tỷ lệ 8,8% trên tổng số nhân lực chung.

4. BÀN LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu tại bảng 1 cho thấy: Tổng số cán bộ Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc chưa phù hợp, thiếu 15 cán bộ, còn có những bất cập về cơ cấu chuyên môn; cán bộ có trình độ sau đại học là rất ít chiếm tỷ lệ 3%, tỷ lệ bác sỹ có xu hướng giảm do chuyển lên tuyến trên công tác. Tỷ lệ cử nhân điều dưỡng 1,7%, cử nhân NHS 1,3%. Còn thiếu 8 bác sỹ tại tuyến huyện và 02 bác sỹ tại tuyến xã (do 1 xã có 02 bác sỹ), thiếu dược sỹ trung học tại tuyến xã. Kết quả của nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của Lò Văn Chính tại Thuận Châu, Sơn La [4] và nghiên cứu của Bùi Huy Tuân tại Sơn Động, Bắc Giang [ 6]

Trong thực tế, mô hình hoạt động của Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc hiện nay thực hiện hai chức năng phòng bệnh và khám chữa bệnh, đồng thời quản lý và chỉ đạo toàn diện y tế xã. Số lượng người làm việc tại Trung tâm Y tế theo quyết định giao chỉ tiêu của Sở nội vụ năm 2015 là 107 người/100 giường bệnh, không có biên chế riêng cho y tế dự phòng. Trung tâm Y tế đang thực hiện 102 đạt 95%. Theo chỉ đạo chung của Sở Y tế Ban giám đốc cắt 09 cán bộ chiếm tỷ lệ 8,8% thực hiện công tác phòng bệnh (bảng 5). Từ khi nhận bàn giao 23 trạm y tế xã với 128 cán bộ, Trung tâm y tế cũng đã được bổ sung biên chế nhưng chỉ là trình độ trung cấp, không có trình độ đại học. Tỷ lệ điều dưỡng trung học và dược sỹ trung học thấp hơn định mức. Trong năm 2014 có 3 bác sỹ tại tuyến huyện chuyển công tác lên tuyến trên, việc bố trí cán bộ làm trưởng phó các khoa phòng và trưởng trạm Y tế các xã còn có khó khăn. Chức năng nhiệm vụ về cơ cấu các khoa thuộc khối dự phòng của Trung tâm Y tế thực hiện hai chức năng chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể, vì thế khối dự phòng chỉ có hai đội với 9 cán bộ là đội y tế dự phòng và đội bảo vệ bà mẹ trẻ em-KHHGĐ đảm nhiệm việc quản lý chỉ đạo chuyên môn y tế xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia y tế, phòng chống dịch bệnh, truyền thông GDSK.....trung bình mỗi cán bộ phụ trách 2-3 chương trình y tế và chỉ đạo 3-4 trạm y tế xã cho nên chất lượng công việc không cao[5].

Về giới, kết quả bảng 2 cho thấy: Tỉ lệ viên chức Y tế là nữ ở tuyến huyện và xã tương đương nhau và nữ nhiều hơn nam điều này cũng có thuận lợi cho hoạt động chuyên môn vì công tác tuyên truyền, tư vấn về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em được nâng cao, nhân viên y tế thôn bản có tỷ lệ nam và nữ là tương đương nhau

Kết quả bảng 3 cho thấy, Phân bố theo nhóm tuổi ở 3 tuyến tương đối giống nhau, cán bộ có độ tuổi 40-49 và nhóm 50-60 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt do cán bộ tới tuổi nghỉ hưu. Vì vậy cần xây dựng kế hoạch đào tạo, tạo nguồn tuyển dụng cán bộ để đảm bảo tính kế thừa trong phát triển nguồn nhân lực.

Về trình độ chuyên môn: Kết quả bảng 1 lại lần nữa cho thấy đa số cán bộ có trình độ trung cấp gồm y sĩ đa khoa, trung học điều dưỡng, đây cũng là nguồn lực cơ bản để Trung tâm y tế chủ động trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, như tiếp tục đào tạo chuyên tu bác sỹ từng bước đáp ứng nhu cầu cán bộ cả về số lượng cũng như cơ cấu cán bộ từ TTYT đến TYT xã, thị trấn.

Kết quả bảng 6 cho thấy: Về cơ cấu bộ phận hành chính, khối lâm sàng tương đối phù hợp với nguồn nhân lực và cơ sở vật chất hiện tại, nhưng trong thực tế là chưa đáp ứng được yêu cầu. Như phân tích ở trên, số lượng và cơ cấu, bố trí các khoa phòng chức năng cho khối bệnh viện được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV, với khối dự phòng rất cần có sự bổ sung về biên chế và thành lập các khoa chuyên môn mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Nhu cầu nhân lực hiện tại của Trung tâm y tế huyện Cao Lộc cả tuyến huyện và xã, để đảm bảo về số lượng và cơ cấu nhân lực cho các khoa phòng của bệnh viện và các trạm y tế xã thì phải cần 10 bác sỹ, 19 dược sỹ trung học, 7 KTV. Vì vậy việc tạo nguồn cho đi đào tạo từ nay đến 2020 là điều hết sức cần thiết.



5. KẾT LUẬN

- Số lượng cán bộ y tế trong biên chế của Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc năm 2013 là 230 người, năm 2014 là 232, năm 2015 là 230 người, trong đó: tuyến huyện là 102 người, trạm Y tế xã là 128 người, nhân viên YTTB là 214 đang hoạt động tại các thôn bản.

- Tỷ lệ bác sỹ chiếm 11,3%, Dược sỹ đại học chiếm 0,9% , cử nhân điều dưỡng chiếm 0,9%, cử nhân nữ hộ sinh chiếm 1,3%, Dược sỹ trung cấp chiếm 3,5%. Nữ hộ sinh chiếm 10%, kỹ thuật viên chiếm 3%.

- Nhu cầu cần bổ sung: 10 bác sỹ, 19 dược sỹ trung học, 7 kỹ thuật viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2008), Thông tư số 05/2008/TT-BYT Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ ở địa phương

2. Chính phủ (1998), Thông tư liên tịch Bộ y tế - Ban Tổ chức cán bộ chính phủ số 02/1998/TTL-BYT-BTCCP ngày 27/06/1998 hướng dẫn thực hiện nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03/01/1998 của Chính phủ qui định về hệ thống tổ chức y tế địa phương.

3. Chính phủ (2006), Quyết định số 255 /QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

4. Lò Văn Chính ( 2014), Thực trạng tổ chức và hoạt động của Trung tâm Y tế huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La , Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa I, Thái Nguyên.

5. Trung tâm y tế huyện Cao Lộc, Lạng Sơn (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Cao Lộc.

6. Bùi Huy Tuân (2015), Thực trạng nguồn nhân lực của Trung tâm Y tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang năm 2013 - 2014, Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa II, Thái Nguyên.

7. Ủy ban nhân dân huyện Cao Lộc (2015), “Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội - y tế, Quốc phòng - An ninh năm 2015; Mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh huyện Cao Lộc năm 2016”, Cao Lộc.


THE STATUS OF HUMAN RESOURCE IN CAO LOC DISTRICT HEALTH CENTER, LANG SON PROVINCE

Dinh Hoàng Giang*, Dam Thi Tuyet**

*Cao Loc District Health Center, Lang Son Province

**Thai Nguyen University of Medicine & Pharmacy

SUMMARY

Background: Strengthening the network of grassroots health is a prerequisite for bettering people's health care, manpower, in which is the decisive factor for the Medical Center to help fulfill the requirements of assigned tasks. Assessing the status of human resources in the health center to find out solutions to problems is the necessary jobs for the operation of medical centers in the near future. Methods: a cross-sectional descriptive study. Objective: To assess the status of human resources in the district health centers of Lang Son province, during 2013-2015. Results: The study results showed that: the number of health workers on the payroll of the Cao Loc district Center of Health in 2013, 2014 and 2015 was 230 people, 232 people, and 230 people respectively The proportion of doctors accounted for 11.3%, while university Pharmacists took up 0.9%. Bachelor of nursing was 0.9%, bachelor of midwives was 1.3%, intermediate Pharmacists was 3.5% . Midwives and technicians was 10% and 3%. Against the needs, the district was in shortage of 10 doctors, 19 secondary pharmacists, and 7 technicians.

Keywords: Human resources, district health centers, district and commune health centers, health workers

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương