MỤc lục hình 3 MỤc lục bảng 3


Bảng 2.1 Một số dữ liệu về kinh tế Việt Nam trong 10 năm gần đây (TCTK)



tải về 0.53 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.53 Mb.
#29191
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Bảng 2.1 Một số dữ liệu về kinh tế Việt Nam trong 10 năm gần đây (TCTK)


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng sản phẩm quốc nội GDP danh nghĩa (tỷ USD)

31

32

35

39

45

52

60

70

89

91

101

GDP-PPP/đầu người (USD)

402

416

441

492

561

642

730

843

1052

1064

1168

Tỉ lệ tăng trưởng GDP thực (thay đổi % so với năm trước)

6,8

6,9

7,1

7,3

7,8

8,4

8,2

8,5

6,2

5,3

6,7

Xuất khẩu (tỷ USD)

14

15

16

20

26

32

39

48

62

57

71

Nhập khẩu (tỷ USD)

15

16

19

25

31

36

44

62

80

69

84

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI-đăng ký (tỷ USD)

2.8

3.1

2.9

3.1

4.5

6.8

12.0

21.3

71.7

23.1

18.6

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI-thực hiện (tỷ USD)

2.4

2.4

2.5

2.6

2.8

3.3

4.1

8.0

11.5

10

11

Kiều hối (tỷ USD)

1.7

1.8

2.1

2.7

3.2

3.8

4.7

5.5

7.2

6.2

8.1

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (1000 tỷ VNĐ)

220

245

280

333

398

480

596

746

1009

1197

1561

Chỉ số giá tiêu dùng CPI (tăng giảm % so với năm trước)

-0.6

0.8

4.0

3.0

9.5

8.4

6.6

12.6

19.9

6.5

11.7

 Chính trị - Pháp luật (P): Nền chính trị nước ta do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo hiện nay được đánh giá rất cao về sự ổn định, đảm bảo cho sự hoạt động phát triển của các doanh nghiệp, tạo ra tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường Việt Nam.

Việc Việt Nam gia nhập WTO, là thành viên của Hội đồng bảo an liên hợp quốc, vấn đề toàn cầu hóa, xu hướng đối ngoại ngày càng mở rộng, hội nhập vào kinh tế thế giới là cơ hội của Viettel tham gia vào thị truờng toàn cầu. Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng hoàn hiện, giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng được rút ngắn. Chính phủ rất quan tâm về hiệu năng hành chính công, tháo gỡ các rào cản trong hoạt động kinh doanh. Đây là một thuận lợi cho Viettel giảm bớt rào cản ra nhập ngành.

Hơn thế nữa, luật pháp Việt nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện, luật kinh doanh ngày càng được hoàn thiện. Luật doanh nghiệp sau nhiều lần sửa đổi đã có những tiến bộ rõ rệt tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Luật thương mại, chống bán phá giá, chống độc quyền, bảo hộ sở hữu trí tuệ… đã bước đầu phát huy hiệu quả trên thị trường.

 Khoa học công nghệ (T): Nhân tố công nghệ có ảnh hưởng lớn đối với chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các ngành công nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường.

Viettel cũng như những hãng khác tại Việt Nam đều đi sau và mua lại các công nghệ đã có trên thế giới. Do đó có điều kiện lựa chọn được công nghệ mới mà không mất thời gian, chi phí nghiên cứu phát triển. Đây là thế mạnh của các nước đi sau. Tuy nhiên lại bị phụ thuộc vào nhà cung cấp công nghệ, khả năng mở rộng phát triển bị hạn chế. Công nghệ di động hiện tại có hai chuẩn chính là CDMA và GSM thực tế tại Việt Nam công nghệ CDMA không phát triển được. Cả 3 hãng lớn tại VN đều dùng công nghệ GSM và đã ứng dụng thành công thế hệ 3G đang từng bước thử nghiệm 4G là thế hệ mới nhất.

Công nghệ sản xuất thiết bị đầu cuối của Việt Nam cũng gần như không có, hầu hết thiết bị nhập khẩu hoặc có sản xuất thì cũng mua công nghệ và linh kiện của nước ngoài.

 Văn hóa - Xã hội (S): Trong công tác quản trị chiến lược kinh doanh thì các yếu tố văn hóa - xã hội là nhạy cảm, hay thay đổi nhất. Lối sống của dân cư tự thay đổi nhanh chóng theo xu hướng du nhập những lối sống mới dẫn đến thái độ tiêu dùng thay đổi. Khi trình độ dân trí cao hơn thì nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng, phong phú về chủng loại sản phẩm sẽ cao hơn.

Ngày nay, hầu hết mỗi người từ các nhà doanh nghiệp, công nhân, nông dân, sinh viên, công chức cho đến học sinh đều có nhu cầu về thông tin liên lạc và có những nhu cầu dịch vụ giải trí khác… Như vậy, việc này sẽ kích cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của Viettel. Cùng với sự phát triển của xã hội trong những năm gần đây, trình độ dân trí của người Việt Nam ngày một được nâng cao, điều này sẽ góp phần tạo điều kiện cho công ty có nguồn lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình độ cao...

Nhân khẩu học: Với thị trường hơn 87 triệu dân, tỷ lệ dân số trẻ dưới 27 tuổi chiếm trên 50% đang có nhu cầu dịch vụ liên lạc, đã và đang tạo ra một thị trường rộng lớn, là cơ hội cho Viettel mở rộng hoạt động và tiếp tục chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng này.

2.3.1.2. Môi trường ngành (Sectorial/Industrial environment)


Vấn đề ở đây là phải phân tích, phán đoán các thế lực cạnh tranh trong ngành viễn thông di dộng để xác định cơ hội và đe dọa đối với Viettel, do vậy nhóm chúng tôi tiến hành áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter, bao gồm:

 Đối thủ cạnh tranh hiện tại (Intensity of Rivalry): Thị trường viễn thông đang có sự cạnh tranh gay gắt của các công ty dịch vụ viễn thông khác như Mobifone, Vinaphone, EVN Telecom, Sfone, Beeline, Gtel… Dù tham gia thị trường viễn thông sau các mạng Vinaphone, Mobifone nhưng hiện tại Viettel đang chiếm lĩnh thị phần nhiều nhất với 36.4%. Tuy nhiên các mạng điện thoại khác đang dần tiến tới mức cân bằng như Mobifone đã chiếm 28.8%, Vinaphone đạt trên 28%. Nếu Viettel không có những chính sách, chiến lược thích hợp để giữ và phát triển thị phần của mình cũng như chiếm lĩnh thị phần của các đối thủ cạnh tranh thì không lâu sau Viettel sẽ phải nhường chỗ cho Mobifone, Vinaphone hay một công ty khác.



Theo báo cáo từ Bộ Thông tin Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã chính thức vượt qua đích doanh thu 100,000 tỷ đồng năm 2010, tăng 22% so với năm 2009 và nộp ngân sách 7,855 tỷ đồng. Viettel đạt 91,134 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với năm 2009. Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn đạt doanh thu 1,165 tỷ đồng. Thống kê hiện cả nước hiện có khoảng 120 triệu thuê bao điện thoại, trong đó di động chiếm trên 90%...Báo cáo chung cho thấy, các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin đã đạt mức tăng trưởng ngoạn mục, gần gấp 3 lần chỉ số GDP của Việt Nam năm 2010, đạt khoảng hơn 6.5%.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong phát triển thuê bao mới, các nhà mạng buộc phải thực hiện nhiều chương trình ưu đãi và dịch vụ giá trị gia tăng mới, thậm chí nhiều đơn vị vi phạm luật bán phá giá. Vinaphone mới đây nhắn tin trực tiếp đến các thuê bao về chương trình khuyến mãi tặng 2 lần dung lượng miễn phí của gói cước Mobile Internet và giảm 50% cước vượt gói. Bên cạnh đó, để níu chân thuê bao là học sinh, sinh viên, Vinaphone tung ra chương trình tặng thẻ học tiếng Anh trực tuyến BEA Card; miễn phí 1 tháng cước thuê bao dịch vụ Ringtunes và 1 tháng cước thuê bao dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ khi kích hoạt gói cước học sinh, sinh viên.

Không chịu kém cạnh, Mobifone cũng vừa ký kết hợp tác chiến lược với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để hợp tác tổ chức các chương trình đồng hành cùng thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2014. Nhân dịp này, Mobifone đưa ra gói cước Q263 dành cho cán bộ đoàn các cấp với chính sách ưu đãi miễn phí hòa mạng và cước thuê bao hàng tháng cùng nhiều ưu đãi khác…

Ngoài các chương trình ưu đãi để hút và giữ chân thuê bao các nhà mạng cũng đang tích cực phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng để cứu vãn doanh thu bình quân trên một thuê bao (ARPU) khỏi chạm vạch báo động. Điển hình là việc các nhà mạng lớn đều đẩy mạnh hình thức thanh toán qua thẻ cào trả trước và “bắt tay” với các cổng thanh toán trực tuyến để thúc đẩy hình thức thanh toán qua điện thoại di động. Hiện ARPU của các nhà mạng chỉ khoảng 3-4USD/thuê bao/tháng, con số này được cho là chạm ngưỡng báo động về doanh thu và lợi nhuận.

Các nhà mạng nhỏ điển hình như Vietnamobile và Beeline cũng công bố những gói cước siêu khủng. Vietnammobile tuyên bố triển khai gói cước “SIM Miền Bắc” dành cho khách hàng 26 tỉnh phía Bắc, với mức cước 680đồng/phút cho bất kỳ cuộc gọi ngoại mạng hay nội mạng nào. Với Beeline, để có thể giành được ngôi vị thứ tư trên thị trường di động Việt Nam từ tay Vietnamobile mới đây, đơn vị này đã tung ra gói cước tỷ phú. Sử dụng gói cước tỷ phú của Beeline, các thuê bao nạp thẻ tối thiểu 20.000 đồng, để nhận 1 tỷ đồng và gọi nội mạng miễn phí trong 30 ngày đầu tiên.

 Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn (Threat of new entrants): Theo Bộ Thông tin & Truyền thông, Công ty CP Viễn thông Đông Dương Telecom và Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC đã được cấp phép và đang tiến hành hoàn thiện mạng thông tin di động trên cơ sở dùng nhờ mạng lưới các trạm BTS và tần số viễn thông của nhà mạng khác. Mô hình mạng di động MVNO đang dần trở nên phổ biến với hơn 400 nhà cung cấp đang hoạt động trên toàn thế giới. Những quốc gia có nhiều mạng MVNO nhất là Mỹ (60 MVNO/ 13 MNO), Hà Lan (39 MVNO/ 7 MNO), Đức (29 MVNO/ 4 MNO). Ưu điểm lớn nhất của di động MVNO là khai thác tối đa cơ sở hạ tầng mạng. Những nhà cung cấp MVNO sẽ không phải đầu tư quá nhiều vốn để xây dựng hệ thống mạng. Bên cạnh đó, nhờ các đối tác MVNO, các nhà khai thác di động MNO sẽ tận thu được số vốn đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng bằng việc khai thác triệt để những phân khúc thị trường còn bỏ ngỏ.



Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN Hanoi) và Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom (Indochina Telecom) đã ký kết Hợp đồng hợp tác phát triển và sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn Hà Nội. Sự kiện này đánh dấu sự hợp tác chiến lược và toàn diện giữa một doanh nghiệp viễn thông (Indochina Telecom) đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến thế giới 4G và Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, là đơn vị sở hữu hạ tầng truyền dẫn cáp quang và hệ thống nhà trạm phát sóng mạnh trên 29 quận huyện của Thành phố Hà Nội; Khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, đa dạng phong phú các dịch vụ. Như vậy, Indochina Telecom sẽ cùng EVN Hanoi phát triển và sử dụng chung hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông bao gồm: nhà trạm BTS, các cột phát sóng và toàn bộ các tuyến truyền dẫn cáp quang hiện có phục vụ việc triển khai dịch vụ Wimax 4G và các dịch vụ viễn thông khác tại Hà Nội. Trước mắt, Indochina Telecom sẽ triển khai hơn 100 trạm thu phát sóng dịch vụ Wimax 4G và tiếp tục mở rộng lên đến trên 500 trạm trong tương lai.

Tuy nhiên, đầu tư cho viễn thông với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc như Viettel thuộc diện có quy mô rất lớn đó chính là rào cản ra nhập cho các đối thủ khác. Thực tế rất nhiều đơn vị cũng có tiềm lực và lợi thế như EVN gia nhập cũng không phát triển được và đang phải bán lại doanh nghiệp, hoặc nhiều đơn vị được cấp phép hoạt động nhưng chưa thể triển khai được do nếu đầu từ ít thì không thể thành công nếu đầu tư lớn thì quy mô quá sức không đủ nguồn lực và thời gian thực hiện.

Mặt khác chính sách của Chính phủ cũng giới hạn không cho mở thêm các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để đảm bảo sự quản lý nhà nước và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

 Áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng (Power of buyers): Thị trường thông tin di dộng trong nước hiện nay hội tụ nhiều nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, HT Mobile, EVN Telecom, S-fone, Vietnam mobile và Gtel. Tuy nhiên, xem xét trên mức độ tổng thể thì Viettel hiện là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất, có số lượng thuê bao di động lớn nhất chiếm 36.4% (mạng Vinaphone và Mobifone đạt trên 28%), có vùng phủ sóng rộng nhất, có giá cước cạnh tranh nhất và có những chính sách về sản phẩm và khách hàng hấp dẫn nhất.



Khách hàng của Viettel là khách hàng mới vì Viettel ra đời sau do đó khách hàng có sự lựa chọn nhiều hơn và đa số thuộc độ tuổi lao động và học sinh sinh viên, được chia làm 3 đối tượng khách hàng chính:

- Loại thuê bao trả sau, khách hàng trung thành từ 12 tháng trở lên ít áp lực về giá vì không muốn thay đổi số điện thoại trong giao dịch; Đối tượng này cần duy trì chăm sóc khách hàng bằng các dịch vụ giá trị gia tăng khác như sinh nhật, thành lập công ty, tặng quà, tặng cước 3G…

- Loại thuê bao ở vùng sâu, vùng xa, hay khách hàng phải thường xuyên đi đến vùng sâu, vùng xa buộc phải dùng Viettel vì vùng phủ sóng rộng khắp. Đối tượng khách hàng này cũng ít có áp lực với Viettel. Viettel cần tiếp tục duy trì mở rộng và nâng cao chất lượng phủ sóng trên toàn quốc để giữ lợi thế này.

- Loại trả trước (chủ yếu là học sinh, sinh viên và thu nhập thấp) thay đổi dễ dàng, các hãng khác liên tục cạnh tranh nên sẵn sàng từ bỏ dùng số khác để hưởng lợi. Đối tượng này có áp lực mạnh đối với Viettel. Cần nhanh nhậy phản ứng với đối thu khi họ có các chương trình khuyến mại, giảm giá…

 Nhà cung cấp (Power of suppliers): Các nhà cung cấp tài chính lớn nhất cho Tập đoàn Viettel bao gồm: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam - BIDV, Ngân Hàng Quân đội - MHB, Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Xây dựng Việt Nam- Vinaconex, Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN. Ít áp lực với Viettel vì Viettel có tiềm lực tài chính mạnh, thị trường tài chính cũng có sự cạch tranh mạnh nên Viettel có quyền lựa chọn.

Bên cạnh các nhà cung ứng tài chính trên, Viettel còn hợp tác với các nhà cung ứng thiết bị đầu cuối nổi tiếng trên thế giới như: BlackBerry, Nokia, đặc biệt là 1 trong 2 hãng được phân phối chính thức sản phẩm điện thoại iPhone của Apple, hãng duy nhất cung phân phối và cung cấp giải pháp tổng thể cho điện thoại BlacBerry. Viettel cũng như những hãng viễn thông khác chịu áp lực của nhà cung cấp vì họ là những hãng lớn thương hiệu quốc tế có công nghệ cao, tiềm lực lớn kể cả độc quyền. Tuy nhiên do Viettel đang cũng một lúc phân phối cho nhiều hãng nên cũng không bị chịu nhiều áp lực từ một nhà cung cấp nào cả.

Nhà cung cấp hệ thống truyền dẫn, công nghệ như: Tổng đài, cáp quang, trạm BTS, phần mềm Huewei, ZTE, Acatel, Nokia, Siemens Networks, AT&T (Hoa Kỳ) … cũng không áp lực nhiều vì có nhiều nhà cung cấp, trong khi tài chính của Viettel tốt. Đặc biệt cung cấp trạm BTS thì Viettel có áp lực ảnh hưởng đến nhà cung cấp rất lớn (Viettel yêu cầu nhà cung cấp đầu tư còn mình thuê lại);

 Các sản phẩm thay thế (Product of substitutes): Sản phẩm thay thế không cạnh tranh gay gắt nhưng nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của thị trường là mối đe dọa cho doanh nghiệp. Đối với thị trường viễn thông, cần đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm thay thế có khả năng dễ cải tiến, chuyển đổi do những tiến bộ về công nghệ mang lại.

Dịch vụ viễn thông hiện nay đang phát triển và rộng mở rất nhanh, vì vậy trong tương lai gần sẽ có những sản phẩm thay thế sẽ giúp khách hàng ngày càng thỏa mãn nhu cầu của mình như: Các loại hình dịch vụ thông tin qua mạng Internet, qua vệ tinh và sóng radio... Đánh giá chung trong giai đoạn hiện tại đến 2015 sản phẩm thay thế chưa ảnh hưởng nhiều đến dịch vụ viễn thông di động, tuy nhiên đã có những sản phẩm bắt đầu ảnh hưởng đến doanh thu như chat, voice chat, skype...


2.3.1.3. Đánh giá môi trường bên ngoài


Thông qua phân tích những yếu tố từ môi trường bên ngoài đề cập trên, nhóm chúng tôi sử dụng ma trận EFE để tổng hợp và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên.

Каталог: books -> kinh-doanh-tiep-thi -> ke-hoach-kinh-doanh
kinh-doanh-tiep-thi -> BÀi giảng quản trị chiến lưỢC Đối tượng: hssv trình độ Đại học, Cao đẳng, tccn ngành đào tạo: Quản trị Kinh doanh
ke-hoach-kinh-doanh -> Ứng dụng mô HÌnh 5 Áp lực cạnh tranh của michael porter trong kinh doanh siêu thị trêN ĐỊa bàn thành phố ĐÀ NẴNG
kinh-doanh-tiep-thi -> Có đáp án Trong quá trình sản xuất dịch vụ các yếu tố nào là đầu vào ngoại trừ
kinh-doanh-tiep-thi -> Giới thiệu công ty: Lịch sử hình thành và phát triển
kinh-doanh-tiep-thi -> ĐẠi học duy tân khoa Ngoại ngữ Bài giảng ĐẠO ĐỨc nghề nghiệP
kinh-doanh-tiep-thi -> Khoa kinh tế du lịch giáo trình quản trị HỌC
kinh-doanh-tiep-thi -> TRƯỜng đẠi học kinh tế VÀ quản trị kinh doanh
kinh-doanh-tiep-thi -> Hà nội, 2009 Mục lục Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 7
kinh-doanh-tiep-thi -> Tài liệu – Nghệ thuật lãnh đạo Th. S vương Vĩnh Hiệp nghệ thuật lãnh đẠO

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương