Mục lục dạy học gắn liền thực tiễn nhằm nâng cao hứng thú


STT Tiết (theo PPCT)



tải về 0.97 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu22.06.2022
Kích0.97 Mb.
#52439
1   2   3   4   5
Bai du thi GVG - Nhon 03877a0d1f (1)

STT

Tiết (theo PPCT)

Tên bài

Câu hỏi

1

15

Nitơ

Câu 1: “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu trên được giải thích về mặt hóa học như thế nào?

2




Amoniac

Câu 2: Bằng kiến thức hóa học, giải thích hiện tượng: có khói nhưng không có lửa?

2



17



Muối amoni



Câu 3: Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối NH4HCO3 được dùng làm bột nở? Vì sao không dùng muối (NH4)2CO3 để làm bột nở trong khi muối này cũng có khả năng bị nhiệt phân cho ra sản phẩm khí?
Câu 4: Tại sao khi bón phân cho cây trồng, không nên bón đạm cùng với vôi?
Câu 5: Vì sao bón nhiều phân đạm amoni thì đất dễ bị chua?

3

19

Axit nitric

Câu 6: Tại sao có câu tục ngữ: "Nước mưa - cưa trời"
Câu 7: Vì sao axit nitric HNO3 đặc lại phá thủng quần áo?
Câu 8: Tại sao không nên dùng muối diêm (có chứa hỗn hợp muối nitrat, nitrit của kali hoặc natri) để bảo quản thịt, xúc xích, lạp xưởng, jambon…?

4

21



Photpho



Câu 9: “Thuốc chuột” là chất gì mà có thể làm chuột chết? Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống.
Câu 10: “Lập lòe ngọn lửa ma trời
Tiếng oan văng vẳng tối trời còn thương” (Văn chiêu hồn-Nguyễn Du)
Về mặt hóa học, hiện tượng “ma trơi” được giải thích như thế nào?
Câu 11: Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng?

5




Phân bón hóa học

Câu 12: Tại sao khi tưới nước giải cho cây thì cây xanh tốt



2.2. Áp dụng giảng dạy trên lớp.
Sử dụng biện pháp mới: Thường xuyên vận dụng linh hoạt kiến thức thực tiễn vào bài học với nhiều hình thức: Tạo tình huống để khởi động, giải thích vấn đề, vận dụng - mở rộng kiến thức vào thực tiễn, thực hành thí nghiệm chứng minh.
Ví dụ 1: Khi dạy về bài PHOTPHO (ở lớp 11), ở phần khởi động, GV sử dụng câu thơ:
“Lập lòe ngọn lửa ma trời
Tiếng oan văng vẵng tối trời còn thương”
(Văn chiêu hồn-Nguyễn Du)
Sau đó đặt câu hỏi: Về mặt hóa học, hiện tượng “ma trơi” được giải thích như thế nào?
* Sau khi học xong bài Photpho giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu được hiện tượng trên là do:
Trong cơ thể (xương động vật) có chứa một hàm lượng photpho, sau khi chết phân hủy tạo một phần thành khí PH3 (photphin), khi có lẫn khí P2H4 (điphotphin), khí PH3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí (lửa “ma trơi”) bay trong không khí.
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Ý nghĩa: Giúp học sinh biết được đây là một hiện tượng tự nhiên chứ không phải là một hiện tượng “thần bí ” nào đó, tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống thêm lành mạnh, đồng thời làm cho các em hứng thú, yêu thích môn Hóa học.
Ví dụ 2: Trong bài amoniac, khi dạy về tính chất vật lý, GV cho học sinh làm thí nghiệm: Trứng chui vào lọ.
+ Chuẩn bị: 1 lọ thí nghiệm loại có miệng nhỏ, 1 quả trứng to hơn miệng chai 1 chút (đã luộc sẵn), 1 bật lửa và 1 tờ giấy.
+ Cách tiến hành:
- Bóc vỏ quả trứng rồi đặt lên miệng lọ thí nghiệm, quả trứng không lọt vào lọ.
- Đốt tờ giấy rồi thả nhanh vào lọ, sau 1 lúc thì quả trứng chui tọt vào lọ.
+ Ý nghĩa: Tạo hứng thú học tập môn Hóa cho học sinh, qua các thí nghiệm thực tế sẽ làm cho các em thấy không có gì là môn Hóa học không thể làm được, từ đó làm các em yêu thích môn học này.
Ví dụ 3: Trong bài Amoniac, khi dạy phần tính chất hóa học, GV cho học sinh làm thí nghiệm: Có lửa mà không có khói.
+ Chuẩn bị: 1 lọ thí nghiệm đựng dung dịch NH3 đặc
1 lọ thí nghiệm đựng dung dịch NH3 đặc
2 đũa thủy tinh.
+ Cách tiến hành: Nhúng 2 đũa thủy tinh vào 2 lọ đựng 2 dung dịch, sau đó đưa lại gần nhau, sẽ thấy khói trằng xuất hiện.
+ Ý nghĩa: Giúp học sinh nắm được kiến thức về tính chất hóa học của amoniac, đồng thời kích thích hứng thú học tập của học sinh.

tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương