MỤc lục danh mục các bảNG


Phần V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ



tải về 0.6 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.6 Mb.
#13364
1   2   3   4   5

Phần V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Tất cả 20 mẫu cây nghiên cứu được chiết bằng methanol đều thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định với từng chủng nhất định.

2. Tỷ lệ 90% số cây nghiên cứu thể hiện hoạt tính trên vi khuẩn E.Coli đã cho thấy danh sách thực vật được lựa chọn là phù hợp.

3. Trong số 20 cây dược liệu nghiên cứu thì cây Bồ kết có hoạt tính kháng sinh đồng đều và tốt nhất.

4. Trong số 16 hợp chất thu được từ cây Bồ kết, có 9 hợp chất thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật và nấm kiểm định trong đó BK01 thể hiện hoạt tính tốt nhất.

5. Hoạt chất BK01 có thể hiện độc tính cấp với chỉ số LD50= 65,00 ± 7,49 mg/kg trọng lượng cơ thể ở chuột nhắt trắng. Giá trị này khá cao cho thấy chế phẩm tương đối an toàn trong thử nghiệm trên động vật.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Những kết quả thu được ở trên mới chỉ là những kết quả ban đầu. Để có thể phát triển hoạt chất BK01 thành chế phẩm có thể sử dụng trong việc chữa trị bệnh cho gia súc cần kiểm tra thêm nhiều chỉ tiêu hóa sinh khác mà trong điều kiện của khóa luận tốt nghiệp chúng tôi không thể thực hiện được.

Đồng thời trong quá trình sàng lọc chúng tôi cũng nhận thấy một số cây dược liệu có hoạt tính kháng đặc hiệu với từng chủng vi khuẩn hoặc nấm nhất định. Vì vậy, chúng tôi mong muốn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về mặt hóa học để phân lập được những hợp chất có hoạt tính mạnh có thể sử dụng làm kháng sinh chữa trị bệnh cho gia súc sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

1. Lê Thị Ngọc Diệp (1999), Tác dụng dược lý và khả năng ứng dụng cây Astiso trong chăn nuôi, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

2. Phạm Khắc Hiếu (1976), Giáo trình đông dược thú y, Trường ĐHNNI.

3. Trần Minh Hùng. Tác dụng của kháng sinh thực vật đối với bệnh lợn con ỉa phân trắng. Thông tin thú Y tháng 2- 1978.

4. Trần Quang Hùng (1995), Thuốc bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1995), Đông dược Thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tr 3-9.

6. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1995), “Kết quả kiểm tra tình hình kháng thuốc của E.Coli trong 20 năm qua (1975- 1995)”, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi- thú y, tr 25- 30, 195- 196.

7. Đặng Hạnh Khôi. Tình hình và khả năng phát triển hóa học kháng sinh đi từ cây cỏ ở nước ta, kỷ yếu công trình dược. NXB Y học 1978. tr: 23- 36.

8. Đỗ Tất Lợi, Ngô Xuân Thu (1970), Dược liệu và vị thuốc Việt Nam, tập 2. NXB Y học.

9. Đỗ Tất Lợi (1991), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

10. Nguyễn Hữu Nhạ và Hoàng Quang Nghị. Thuốc nam chữa bệnh gia súc, gia cầm. NXB NN.1978.Tr3.

11. Nguyễn Đức Minh. Tính kháng khuẩn của cây thuốc Việt Nam. NXB Y học 1972.

12. Vũ Xuân Quảng (1993), Những cây thuốc Việt Nam chữa bệnh viêm nhiễm, NXB Y học Hà Nội.

13. Phạm Ngọc Viễn. Bước đầu tìm hiểu về bệnh thối ấu trùng ong (Apiscerana Fabk) ở Việt Nam và một số biện pháp phòng trị. Mục điều tra những dược liệu có phytoncid tác dụng với vi trùng gây bệnh thối ấu trùng ong mật. Luận án PTS. NN. 1984.

14. Đỗ Văn Thạch. Tác dụng của tỏi. Tạp chí Đông Y. 145/1977.

15. Bùi Thị Tho (1996), Nghiên cứu tác dụng của một số thuốc hoá học trị liệu và Phytoncid đối với E.Coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

16. Nguyễn Tập. Viện Dược liệu trung ương. Các thuốc an thần đã được nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam. Mục tertrahydro berberin < Trích ra từ một số chuyên đề dược lý học lâm sàng>. NXB Y học 1987. tr:255.

17. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương, giáo trình Vi sinh vật Thú Y, NXB Nông Nghiệp Hà Nội- 1997

18. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001)- Vi sinh vật Thú y.

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hình ảnh một số cây dược liệu sử dụng trong nghiên cứu



HOA KIM NGÂN CỦ GỪNG



LÁ VÀ QUẢ BỒ KẾT



QUẢ BỒ KÉT LÁ BỒ KẾT



BÚP ỔI CỦ TỎI



BÚP CHÈ CÂY TÍA TÔ



CÂY RAU MÁ CỦ HÀNH TA

CÂY RIỀNG NẾP CÂY SẢ
Phụ lục 2. Chi tiết về cách thức thu nhận các hợp chất của cây Bồ kết

* Lá cây bồ kết sau khi thu hái được thái nhỏ phơi khô và nghiền thành bột (2kg), ngâm chiết trong methanol (6lít x 3 lần, 2 ngày/ lần). Dịch chiết methanol được cất loại dung môi dưới áp xuất giảm thu được 70 g dịch cô. Dịch cô này được hoà vào 2 lít nước cất rồi chiết phân bố lần lựơt với các dung môi n- hexan, cloroform, etyl axetat và n-butanol. Sau khi cất loại dung môi dưới áp xuất giảm thu được cặn chiết n- hexan (15 g), cloroform (25 g), etyl axetat (12 g) và n- butanol (8 g).

Từ 12 g cặn chiết ety axetat, sau khi tiến hành với sắc ký cột lặp lại với chất hấp phụ là silica gel pha thường hoặc pha đảo thu được 17 mg hợp chất 1a (GF5.3), 38 mg hợp chất 2a (GF5.5) và 45 mg hợp chất 3a (GF7.8) dưới dạng chất rắn màu vàng.

Cặn chiết clorofrom (25 g) được tiến hành dưới sắc ký cột với chất hấp phu là silica gel pha thường và hệ dung môi rửa giải là clorofom: methanol tăng dần độ phân cực theo tỷ lệ clorofom: methanol từ 100: 1 đến 100:100 (theo thể tích), thu được 4 phân đoạn ký hiệu là F1- F4. Phân đoạn F4 sau đó được tiến hành sắc ký cột trên silica gel pha đảo với hệ dung môi rửa giải là MeOH: H2O( 1,2:1) thu được 3,2 g hợp chất 4a (BK01) dưới dạng chất bột màu trắng.

Cặn chiết n- butanol (8 g) được tiến hành sắc ký cột trên silica gel pha thường, rửa giải bằng hệ dung môi CHCl3: MeOH: H2O (30:10:1) và sau đó trên silica gel pha đảo, rửa giải bằng hệ dung môi MeOH: H2O (1:2, 1:3, 1:6 hoặc 1:8), thu được 35 mg hợp chất 5a (GF4A4B), 13 mg hợp chất 6a (GF9.6), 18 mg hợp chất 7a (GF9.2), 15 mg hợp chất 8a (GF11.9), 20 mg hợp chất 9a ( GF10.6) và 65 mg hợp chất 10a (GF6.6). Các chất này đều có dạng chất bột màu trắng.

* Quả cây bồ kết sau khi thu hái được thái nhỏ, phơi khô và nghiền thành bột (2 kg), ngâm chiết trong methanol (5lít x 3lần, 2 ngày/ lần). Dịch chiết methanol được cất loại dung môi dưới áp xuất giảm thu được 120 g dịch cô. Dịch cô này được hoà vào 3 lít nước cất rồi chiết phân bố lần lượt với các dung môi n- hexanm cloroform, etyl axetat và n-butanol. Sau khi cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cặn chiết n- hexan (5g), cloroform (10 g), etyl axetat (20 g) và butanol (65g).

Từ 20 g cặn chiết etyl axetat, tiến hành phân lập bằng sắc ký cột với chất hấp phu là silica gel pha thường và hệ dung môi rửa giải là cloroform: metanol tăng dần độ phân cực theo tỷ lệ cloroform: metanol từ 100:1 đến 100:100( theo thể tích), thu được 5 phân đoạn ký hiệu từ BKE1- BKE5.

Phân đoạn BKE2 (5 g) được tiến hành sắc ký cột với chất hấp phụ là silica gel pha đảo và hệ dung môi rửa giải là metanol: nước ( 5:1), thu được chất rắn không màu (0,8 g). Tiến hành kết tinh lại nhiều lần chất rắn này bằng dung môi etanol thu được 500g hợp chất 15a (BK6)

Phân đoạn BKE3( 4,5g) được tiến hành sắc ký cột trên chất hấp phụ là silica gel pha đảo, hệ dung môi rửa giải là metanol: nước (4:1) và sau đó trên

silica gel pha thường, hệ dung môi rửa giải là cloroform: axeton (5:1), thu được 30 mg hợp chất 14a (BK2A).

Hợp chất 11a (BK3B, 23mg) thu được từ phân đoạn BKE4 (5,5g), sau khi tiến hành phân lập trên sắc ký cột với chất hấp phụ là silica gel pha thường và hệ dung môi rửa giải là cloroform: axeton (3:1)

Hợp chất 13a (BK3C, 30 mg) thu được từ phân đoạn BKE5 (3,5 mg) sau khi tiến hành phân lập trên sắc ký cột với chất hấp phụ là silica gel pha đảo và hệ dung môi rửa giải là metanol: nước (4:1).

Từ cặn chiết n- butanol(20 g), tiến hành phân lập sắc ký cột với chất hấp phu là silica gel pha thường và građien dung môi (cloroform: metanol) tăng dần độ phân cực từ 20:1 đến metanol 100%, thu được 5 phân đoạn nhỏ hơn ký hiệu là MKN1- BKN5. Phân đoạn BKN3 (10 g) được tiếp tục phân lập trên sắc ký cột với chất hấp phụ là silica gel pha đảo và hệ dung môi rửa giải là metanol: nước (3:1), thu được hai hợp chất dưới dạng chất bột không màu là 16a (BK2B, 1,2 g) và 12a (BK3A, 0,11g).

Cấu trúc hoá học của cây bồ kết được thể hiện trong bảng dưới đây:










Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương