MỤc lục danh mục các bảNG



tải về 0.6 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.6 Mb.
#13364
1   2   3   4   5

Mô tả cây:


Dây leo thân nhỏ nhẵn, quấn, có thể dài 10cm, lá mọc đối, phiến lá hình tím, cuống lá dài. Trên mặt lá ngoài gân chính còn nhiều gân phụ chạy dọc từ cuống đến đầu lá. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi cụm gồm 1- 2 hoa màu vàng đỏ, quả nang có 4 hạt.

Thành phần hoá học:

Theo Bùi Thị Tho và cộng sự (2008) thì trong củ Bách bộ có: gluxit 2,3%, lipit 0,83%, proterin 9%. Trong rễ còn có nhiều ancanoid: Stemonin C­22H33O4N2, Tuberostemonin C­19H29O4N2, Stemonidin C­17H27O5N2, Paipunin, Sinostemonin.



Tác dụng dược lý:

Nước sắc Bách bộ có tác dụng chữa ho, trị giun và tiêu diệt sâu bọ. Ngoài ra nước sắc diệt vi khuẩn gây bệnh lỵ, phó thương hàn ở gà.



16. Cây Bồ bồ

Tên khoa học: Adenosma Indianum



Mô tả: Cây cỏ, sống một năm, cao 20 - 60 cm; cành non có lông sau nhẵn. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình mác, mép khía răng, có lông. Hoa nhỏ, màu tím mọc tụ tập thành hình đầu ở ngọn. Quả nang, nhiều hạt nhỏ. Toàn cây có tinh dầu thơm.

Bộ phận dùng: Toàn cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa hạ, khi cây đang có hoa, rửa sạch, phơi trong râm đến khô.

Thành phần hóa học: Saponin triterpen, acid nhân thơm, coumarin, flavonoid, tinh dầu 0,7 - 1%, màu vàng nhạt gồm L-fenchon 33,5%, L-limonen 22,6%, cineol 5,9%, fenchol, piperitenon oxyd và sesquierpen oxyd.

Công dụng: Tác dụng kháng khuẩn, lợi mật, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa. Dùng chữa viêm gan do virut, các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi đẻ.

17. Cây Bồ kết

Tên khoa học: Gleditsia fera (Lour) Merr.

Họ: Vang (Caesal piniaceae)

Mô tả cây: Cây thân gỗ cao 5 - 10m, có nhiều gai to dài 10 - 15cm ở thân và cành, gai mọc thành cụm. Lá mọc cách, thường 2 lần kép lông chim, mang 3 - 4 cặp lá chét bậc 1, mỗi lá chét này lại gồm 6 - 8 cặp lá chét bậc 2, phiến lá chét có lông ở mặt trên. Hoa họp thành chùm ở kẽ lá hay đầu ngọn. Quả cứng dẹp, dài 7 - 10cm, rộng 1-2cm, khi chín màu nâu đen, trong có 8 - 12 hạt mầu xám nâu, nhẵn.

Thành phần hóa học:

- Gai: Có saponin

- Quả: có các chất saponin, flavonoid, một số hợp chất triterpen.

Công dụng:

- Gai bồ kết: Có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, trừ đờm, thông sữa, giải độc, tan ung nhọt, chữa các chứng ung nhọt độc,.tràng nhạc, sưng vú, tắc sữa.

- Quả: vị cay mặn, tính ấm, có độc một ít. Có tác dụng trừ đờm, khai khiếu, nhuận tràng, thông sữa.

Chữa các chứng bệnh: tắc đờm, hen xuyễn, ho, tức ngực, trúng phong, ngất xỉu, cấm khẩu, động kinh kéo đờm tắc, tắc sữa, phụ nữ đẻ nhau thai không ra, chết đuối hấp hối ngạt thở.



18. Cây Sả

Tên khoa học: Cymbopogon Citratus (L.) Pers.

Thuộc họ lúa (Poaceae)

Mô tả: Sả là một loại cây thảo sống dai, mọc thành bụi.

Thành phần hoá học:

Trong lá sả có tinh dầu, thành phần chủ yếu là geraniola và citronelola



Công dụng: Sả thường được dùng để chữa các chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, trẻ con kinh phong, ngộ độc rượu.

19. Cây Rau má

Tên khoa học: Centella asiatica L.

Thuộc họ: Hoa tán Apiaceae

Mô tả cây:

Cây rau má có thân nhẵn , mọc lan trên mặt đất, có rễ ở các mấu. Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẽ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.



Thành phần hoá học:

Cả cây chứa tinh dầu, dầu béo gồm glycerid của các acid : oleic, linolic, linolenic, lignoceric, palmitic và stearic; alcaloid hydrocotylin; chất đắng vellarin; glucosid asiaticosid thủy phân cho acid asiatic và glucosa, rhamnosa; vitamin C.



Công dụng: Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ, ỉa chảy, táo bón, vàng da, đái dắt buốt, thống kinh, bạch đới, giãn tĩnh mạch, mụn nhọt.

20. Cây Riềng nếp

Tên khoa học: Alpinia galanga (L) Willd



Mô tả: Cây cỏ, sống lâu năm. Thân rễ mập, mọc bò ngang, hình trụ, có phủ nhiều vảy. Lá mọc so le, hình ngọn dáo, phiến cứng và bóng, có bẹ. Cụm hoa mọc thành chùm dài 20 - 30cm ở ngọn thân gồm nhiều hoa màu trắng, cánh môi hẹp có vân hồng. Quả hình cầu hay hình trứng.

Bộ phận dùng: Thân rễ. Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học: Thân rễ chứa tinh dầu gồm cineol, methyl cinnamat; các flavon; galangin; alpinin; kaempferid 3-dioxy-4-methoxy flavon.

Công dụng: Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa.

Phần III

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành trên 20 cây thuốc thường có trong các bài thuốc dùng chữa trị bệnh cho gia súc, gia cầm



3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu, sàng lọc và tìm kiếm loài thảo dược có hoạt tính kháng sinh tốt từ một số loài thảo dược Việt Nam.

- Xác định khả năng ức chế một số loại vi khuẩn kiểm định của các chất chiết từ cây thuốc ở mức in vitro.

- Xác định độ độc của dược liệu đối với cơ thể động vật



3.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Thời gian nghiên cứu: từ 02/2010 đến 06/2010

- Địa điểm nghiên cứu:


  • Nghiên cứu Sinh học được tiến hành tại Tổ thử nghiệm sinh học – Viện Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội.

  • Nghiên cứu Hóa học được tiến hành tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội

3.4. NGUYÊN LIỆU

3.4.1. Các chủng vi sinh vật

Các chủng vi sinh vật kiểm định mua tại Ngân hàng ATCC (American Type Cell Collection) gồm:

- Vi khuẩn Gram (+): (Bacillus subtilis (ATCC 6633), Staphylococus arueus (ATCC 13709), Lactobacillus fermentu)

- Vi khuẩn Gram (-): (Escherichia coli (ATCC 25922), Pseudomonas aeruginosa (ATCC 15442), Salmonella enterica)

- Nấm men (Candida albicans (ATCC 10231))

Chất so sánh là Ampicilin, Streptomicin, Amphotericin B



3.4.2. Môi trường và trang thiết bị

- Dụng cụ:

+ Máy quang phổ TECAN + Cân điện tử SARTORIUS

+ Phiến vi lượng 96 giếng + Micropipet

+ Tủ ấm 370C + Tủ nuôi cấy vi khuẩn

- Hoá chất

+ Môi trường nuôi cấy:

- MHB (Mueller - Hinton Broth)

- TSB (Tryptic Soy Broth)

- SDB (Saboraud dextrose broth)

+ DMSO ( Dimethylsulfoxid) của MERCK

Và một số dụng cụ cần thiết phục vụ trong phòng thí nghiệm



3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp xử lý và chiết mẫu

Mẫu thực vật sau khi thu hái được thái nhỏ, phơi trong bóng râm và sấy khô ở nhiệt độ 45 – 500C, sau đó được nghiền nhỏ. Bột mẫu khô được ngâm chiết bằng metanol 3 lần (2 ngày/lần) ở nhiệt độ phòng. Dịch chiết metanol được cất loại dung môi dưới áp suất giảm, sau đó được pha loãng bằng nước cất rồi chiết phân bố lại lần lượt trong các dung môi n- hexan, clorofom, etyl axetat và butanol. Các dịch chiết được làm khô và cất loại dung môi dưới áp xuất giảm để thu được cặn chiết tương ứng là cặn chiết n- hexan, cặn chiết clorofom, cặn chiết etyl axetat và cặn chiết butanol.

* Nguyên tắc chọn dược liệu và lấy mẫu thí nghiệm.

Các dược liệu được chọn làm thí nghiệm dựa trên 2 nguyên tắc:

- Xuất hiện phổ biến trong những công trình đã được công bố trước đấy của bộ y tế trong việc khảo sát, điều tra nguồn dược liệu của phytoncid của Việt Nam đối với vi khuẩn gây bệnh cho người { Nguyễn Đức Minh (1972)}.

- Xuất hiện phổ biến trong những bài thuốc nam dùng chữa bệnh nhiễm trùng cho gia súc theo kinh nghiệm truyền thống trong nhân dân,.

Căn cứ vào 2 nguyên tắc trên, chúng tôi lựa chọn và lập ra một danh mục các dược liệu cần kiểm tra. Trong mỗi dược liệu chúng tôi chỉ sử dụng những bộ phận chiếm nhiều hoạt chất (thí dụ: Tỏi, Hẹ, Nghệ lấy phần thân củ, Hoàng đằng lấy dây leo, Kim ngân lấy hoa…). Mỗi bộ phận được tách chiết thô bằng phương pháp đơn giản nhất để làm nguyên liệu sàng lọc ban đầu khi kiểm tra hoạt tính với vi khuẩn và nấm.

Có hai cách xử lý mẫu thực vật thô là: Xử lý bằng nước và xử lý bằng methanol



  • Xử lý bằng nước:

Cân chính xác khoảng 400g bột dược liệu cho vào bình định mức 250-300ml. Thêm chính xác 100 ml nước, đậy kín để yên trong 1h, sau đó đem đun hồi lưu trong vòng 3h, để nguội lấy bình nón ra, đậy kín, cân để xác định lại khối lượng, dùng nước để bổ sung phần khối lượng bị giảm, lọc qua phễu lọc khô vào một bình hứng khô thích hợp. Lấy chính xác 25 ml dịch lọc vào cốc thủy tinh đã cân bì trước rồi đem cô cách thuỷ tiếp cho đến khi thu được dịch cô, cân nhanh để xác định khối lượng dịch cô.

  • Xử lý bằng methanol:

Cân chính xác khoảng 400g bột dược liệu, ngâm chiết trong methanol (5 lit x 3lần, 2 ngày/ lần). Dịch chiết methanol được cất loại dung môi dưới áp xuất giảm, sau đó được pha loãng bằng nước cất rồi chiết phân bố lại lần lượt trong các dung môi n-hexan, clorofom, etyl axetat và butanol. Các dịch chiết được làm khô và cất loại dung môi dưới áp xuất giảm để thu được các cặn chiết tương ứng là cặn chiết n-hexan, cặn chiết clorofom, cặn chiết etylaxetat và cặn chiết butanol.

3.5.2. Phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp chất

Để phân tích và phân tách các phần chiết của cây cũng như phân lập các hợp chất cần sử dụng phối hợp các phương pháp sắc ký như:

- Sắc ký lớp mỏng

- Sắc ký cột thường

- Sắc ký cột pha đảo

3.5.3. Phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định

Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được thực hiện dựa trên phương pháp pha loãng đa nồng độ. Đây là phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và nấm nhằm đánh giá mức độ kháng khuẩn mạnh yếu của các mẫu thử thông qua các giá trị thể hiện hoạt tính là:

+ MIC (Minimum inhibition concentration): Nồng độ ức chế tối thiểu

+ IC50 (Inhibitor concentration 50 percent): Nồng độ chất thử ức chế 50% sự phát triển vi sinh vật.

+ MBC (Minimum bactericidal concentration): nồng độ diệt khuẩn tối thiểu.

* Pha loãng mẫu thử:

Mẫu ban đầu được pha loãng trong DMSO và nước cất vô trùng thành một dãy có 5 nồng độ từ 128 µg/ml, 32 µg/ml, 8 µg/ml, 2 µg/ml, 0,5 µg/ml.



* Thử hoạt tính bằng phương pháp pha loãng hệ nồng độ

Nấm men được duy trì và bảo tồn giống trong môi trường Saboraud dextrose broth (SDB). Vi khuẩn Gram (-) được duy trì và bảo tồn giống trong môi trường Mueller- Hinton Broth (MHB) còn vi khuẩn Gram (+) được duy trì và bảo tồn trong môi trường Tryptic Soy Broth (TSB). Môi trường thí nghiệm cho vi khuẩn là Eugon broth, môi trường thí nghiệm cho nấm là Mycophil.

Các chủng vi sinh vật kiểm định được tiến hành hoạt hoá trước khi tiến hành thử nghiệm trong môi trường dịch thể đặc biệt (24h đối với vi khuẩn, 48h đối với nấm). Sau đó được pha loãng tới nồng độ 5x105CFU/ ml khi tiến hành thử nghiệm. Mẫu thử được pha loãng trong DMSO và nước cất vô trùng rồi chuyển vào mỗi giếng của phiến vi lượng 96 giếng 10 µl. Bổ sung thêm vào mỗi giếng 190 µl vi khuẩn và nấm tương ứng đã hoạt hoá. Giếng đối chứng không có vi sinh vật, để trong tủ ấm 370C trong 24h đối với vi khuẩn và 300C trong 48h đối với nấm. Hoạt tính kháng vi sinh vật được đánh giá bằng phương pháp đo độ đục tế bào trên máy quang phổ TECAN ở bước sóng 405 nm. Các giá trị thể hiện hoạt tính là MIC, MBC, IC50. Chất so sánh là Ampicilin, Streptomicin, Amphotericin B cũng pha loãng theo dãy nồng độ từ 128 µg/ml, 32 µg/ml, 8 µg/ml, 2 µg/ml, 0,5 µg/ml. Giá trị IC (nồng độ ức chế vi sinh vật) có thể được tính bằng công thức sau:

IC= (mẫu - trắng)/ (điều khiển - trắng) x 100.

Giá trị MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) được xác định tại giếng có nồng độ chất thử thấp nhất gây ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi sinh vật. Giá trị IC50 được tính toán dựa trên số liệu đo độ đục tế bào bằng máy quang phổ TECAN và phần mềm rawdata trên máy tính. Giá trị MBC được xác định tại đĩa petri có số khuẩn lạc tương đương với điều khiển âm.

3.5.4. Phương pháp nghiên cứu tính an toàn của hoạt chất trên động vật

Sử dụng phương pháp của Samuel, turner A. R., OECD.WHO và của Bộ y tế Việt Nam .

Thí nghiệm được tiến hành với các nhóm chuột nhắt trắng BALB/c trọng lượng trung bình 20 ± 2,0 g được nuôi tại khu nuôi động vật thí nghiệm của Viện Công nghệ sinh học. Trước khi cho chuột uống hoạt chất nghiên cứu, chuột bị bỏ đói trong vòng 16h. Hoạt chất được cho uống với các mức liều tăng dần. Trong số các mức liều đem thử, khoảng cách giữa mức liều cao nhất chưa gây chết chuột và mức liều thấp nhất gây chết 100% số chuột trong nhóm được sử dụng để tính toán. Sau khi cho uống chất nghiên cứu từ 1-2h, chuột được nuôi dưỡng trở lại và theo dõi chu đáo, ăn thức ăn tổng hợp do xưởng sản xuất thức ăn động vật thí nghiệm cung cấp, nước uống không hạn chế. Thời gian theo dõi liên tục trong 72h. Số chuột chết được đếm theo nhóm.

Tính toán: theo phương pháp cải tiến của Livschitz P.Z (1986) theo công thức sau:

LD = x- - ×

SE =

Trong đó n: số động vật thí nghiệm trong từng nhóm thí nghiệm

k: số nhóm động vật ( cũng là mức liều thuốc)

m: số động vật chết đêm theo từng nhóm trong 72h

d: khoảng cách giữa các mức liều

x: liều độ chế phẩm tiêm ở mức liều cao nhất

z: hệ số phụ tính từ công thức z= 2k-1-2i (i= 1,2,3…,k-1)3.5.4.2.




Phần IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trong quá trình thực tập nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ Tổ thử nghiệm sinh học, Viện Công nghệ sinh học cũng như sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, TS. Nguyễn Tiến Hiệp, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:

4.1. KẾT QUẢ THU MẪU

Mẫu cây được thu hái và mua tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Mẫu đem về được TS. Nguyễn Tiến Hiệp, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa Học và Công nghệ Việt Nam giám định. Các tiêu bản và mẫu vật được lưu giữ tại Tổ Thử nghiệm Sinh Học, Viện Công nghệ Sinh Học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Kết quả thu mẫu được trình bày trong bảng 4.1

Bảng 4.1. Danh sách và số lượng các mẫu cây thu thập cho thí nghiệm


STT

Tên

Việt Nam


Tên La Tinh

Phần

thu nhận


Số Lượng

(kg)


1

Astiso

Cynara Scolymus L.

Cả cây

1

2

Bạc hà

Mentha avensis L.

Cả cây

0,5

3

Cây chè

Thea chinensis seem

Búp non

0,5

4

Hoàng bá

Phellodendron chinensis Schneid.

Vỏ cây

0,75

5

Hành ta

Allium fistulosum L.

Củ

0,75

6

Gừng

Zingiber officinale Rose

Củ

1

7

Hẹ

Allium odorum L.

Củ

1

8

Kim ngân

Lonicera Japonica Thumb

Hoa

0,75

9

Bồ công Anh

Taraxacum offcinal Wig

Rễ

0,75

10

Vàng đắng

Coscinicum usitatum Pierre

Thân dây

1

11

Ổi ta

Psidium guyjava L.

Búp ổi

1

12

Quế

Cinmomum louveii Nees

Tinh dầu

1

13

Tía tô

Perilla ocymoides L

Toàn cây

1

14

Tỏi ta

Allium Sativum L

Củ

1

15

Bách bộ

Stemona tuberosa Lour

Củ

0,75

16

Bồ bồ

Adenosma Indianum

Toàn cây

0,75

17

Bồ kết

Gleditsia fera (Lour) Merr

Quả

2



2

18

Sả

Cymbopogon Citratus (L.) Pers.



0,75

19

Rau má

Centella asiatica L

Cả cây

1

20

Riềng nếp

Alpinia galanga (L) Willd

Thân rễ

0,75


4.2. KẾT QUẢ XỬ LÝ MẪU

Mẫu thực vật sau khi thu về được thái nhỏ, phơi trong bóng râm và sấy ở nhiệt độ 45 – 500C, sau đó được nghiền thành bột. Chúng tôi đã xử lý mẫu thực vật thô bằng 2 biện pháp là xử lý bằng nước và xử lý bằng methanol như đã trình bày cụ thể ở phần phương pháp. Sau đây là kết quả tách chiết mẫu của chúng tôi:



Bảng 4.2. Kết quả xử lý mẫu thực vật

STT

Tên mẫu


Khối lượng mẫu thu được (gram)

Nước


Methanol

N-hexan

Clorofrom

Etylaetat

butanol

1

Astiso

30

15

25

12

8

2

Bạc hà

25

8

12

25

25

3

Cây chè

25

15

25

8

12

4

Hoàng bá

30

12

8

15

25

5

Hành ta

15

15

20

65

5

6

Gừng

25

10

50

75

75

7

Hẹ

20

50

75

65

30

8

Kim ngân

25

45

75

65

65

9

Bồ công Anh

25

30

35

35

65

10

Vàng đắng

25

65

35

35

45

11

Ổi ta

25

65

60

45

45

12

Quế

32

25

24

40

20

13

Tía tô

15

30

15

55

25

14

Tỏi ta

17

45

8

35

30

15

Bách bộ

25

15

8

8

30

16

Bồ bồ

26

8

35

16

25

17

Bồ kết

30

35

35

20

5

18

Sả

26

65

60

35

5

19

Rau má

25

65

45

16

35

20

Riềng nếp

25

40

60

75

50

Với khối lượng mẫu chiết thu được như trên, chúng tôi đã có đủ lượng mẫu cần thiết để sử dụng cho việc nghiên cứu trong các phép thử sinh học sau này.

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương