MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII


Dự báo về nguồn lực lao động



tải về 3.31 Mb.
trang23/40
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích3.31 Mb.
#21988
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   40

Dự báo về nguồn lực lao động


(1) Về dân số

Dân số tỉnh Bến Tre dự kiến sẽ tăng từ 1.351.472 người năm 2005 lên 1.389.080 người năm 2010, 1.431.967 người năm 2015 và 1.479.850 người năm 2020. Bình quân tăng 0,55%/năm ở giai đoạn 2006-2010 ; 0,61%/năm giai đoạn 2011-2015 và 0,66%/năm ở giai đoạn 2016-2020.

Bảng 5.4. Dự kiến dân số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2020 (Đvt: người)


Danh mục

2005

2010

2015

2020

Tăng BQ GĐ (%/năm)

06-10’

11-15’

16-20’

Dân số trung bình

1.351.472

1.389.080

1.431.967

1.479.850

0,55%

0,61%

0,66%

Dân số nông nghiệp

975.855

933.264

895.596

879.744

-0,89%

-0,82%

-0,36%

Dân số phi nông nghiệp

375.617

455.816

536.371

600.106

3,95%

3,31%

2,27%

Dân số đô thị

131.653

222.500

312.472

380.170

11,07%

7,03%

4,00%

Dân số nông thôn

1.219.819

1.166.580

1.119.495

1.099.679

-0,89%

-0,82%

-0,36%

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể KT-XH tỉnh Bến Tre đến năm 2020)

(2) Về lao động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi sẽ tăng từ 64% năm 2005 lên 66,66% năm 2010 và sau đó giảm còn 66,65% năm 2020. Hàng năm có khoảng 5.774 thanh niên bước vào tuổi lao động.

Số lao động được đào tạo so với lao động trong độ tuổi tăng từ 26,88% năm 2005 lên 34,53% năm 2010 ; 40,52% năm 2015 và 45,63% năm 2020, trong đó công nhân có bằng cấp chứng chỉ 43,9%, trung học chuyên nghiệp 12,1%, cao đẳng, đại học 9,1%. Số lao động không có việc làm sẽ giảm từ khoảng 6,9% hiện nay còn 5,4% năm 2010 ; 4,4% năm 2015 và 0,5% năm 2020 do nền kinh tế hấp thụ hầu hết số lao động gia tăng. Mặc dù lực lượng lao động được bổ sung hàng năm khá đông để phục vụ cho nhu cầu lao động trong tỉnh, tuy nhiên đây cũng là một áp lực về giải quyết việc làm khi điều kiện kinh tế của vùng chưa được hòan chỉnh.

    1. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế


(1) Những thời cơ

Gia nhập WTO, thủy sản Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng sẽ có thị trường thế giới khổng lồ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường; có điều kiện thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài; tranh thủ công nghệ sản xuất tiên tiến đẩy mạnh công nghiệp hóa và tăng cường năng lực ngành kinh tế thủy sản vốn còn non yếu.

Với công nghệ nuôi trồng và khai thác thủy sản mới và tiên tiến của các nước du nhập vào nước ta sẽ giảm thiểu được các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và suy thoái nguồn lợi, tạo ra điểm mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội mở mang ngành nghề ở các vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh. Khi thủy sản bước vào sân chơi mới này thì “thị trường và môi trường” luôn trở thành những vấn đề quan trọng và nổi lên như một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, điều mà ngành thủy sản nước ta phải đối mặt thực tế trong thời gian qua và sắp tới.

(2) Những thách thức

Nhiều dự báo cho rằng, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sắp tới có thể sẽ “thụt lùi”, vì chúng ta đã đẩy mạnh xuất khẩu theo chiều rộng và trong thời gian tới cần đẩy mạnh theo chiều sâu gắn chặt với nguồn cung nguyên liệu ổn định. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản không những phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu mà còn cạnh tranh với cả những sản phẩm thủy sản nhập khẩu có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng.

Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu (đánh bắt, nuôi trồng…) và khu vực chế biến xuất khẩu thủy sản bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như trình độ sản xuất và tổ chức sản xuất chưa cao, sản lượng và chất lượng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch còn rất yếu; cơ chế phối hợp giữa hai lĩnh vực trên chậm hình thành, trình độ quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam còn rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh.

Hàng thủy sản nước ta đang xuất sang các thị trường có điều kiện hơn về công nghệ, trong khi các nhà máy chế biến thủy sản của ta còn nhỏ bé, manh mún, yếu kém về năng lực sản xuất. Vì thế, chúng ta sẽ rơi vào “thế yếu” khi phải sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn và đòi hỏi chất lượng cao. Trong một sân chơi bình đẳng, thủy sản nước ngoài cũng sẽ “ồ ạt” đầu tư vào Việt Nam, do đó chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh để không chỉ vào được thị trường các nước nhập khẩu, mà còn phải cạnh tranh với họ ngay tại thị trường Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường thủy sản cao cấp. Ngoài ra, vấn đề an ninh thực phẩm của nước ta vẫn còn khó khăn, thực phẩm cho toàn xã hội chưa dồi dào, thậm chí có gia đình ngư dân ven biển không đủ cá ăn hàng ngày và đương nhiên khả năng cạnh tranh tại “sân nhà” cũng sẽ gặp khó khăn.

Ngày nay, mức sống của nhân dân trong nước ngày càng cao, đặc biệt ở các khu đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm, cộng với một bộ phận người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam làm cho cơ cấu người tiêu dùng hàng hóa thủy sản cũng thay đổi. Vì lẽ này, nhu cầu và thị hiếu hàng thủy sản của thị trường nội địa cũng sẽ thay đổi về cơ bản, sẽ chấm dứt tình trạng “hàng ngon” thì bán ra nước ngoài, còn “hàng xấu” thì người trong nước sử dụng. Mặt khác, những tác động về xã hội nảy sinh như khoảng cách giàu nghèo trong ngư dân/lao động nghề cá tăng, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng do yêu cầu lao động kỹ thuật cao... và chính người dân sẽ bị thua thiệt.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh có xu hướng tăng dần và ổn định trong giai đoạn từ 2003 – 2009, tuy nhiên năm 2009 có sự giảm đột biến do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua ảnh hưởng tác động đến đối tượng cá tra và tôm sú, TCT.



Riêng đối tượng nhuyễn thể chủ yếu là Nghêu của tỉnh do đã được chứng nhận thương hiệu MSC do đó có tạo được sức hút xuất khẩu lớn cả về sản lượng và giá trị.

Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua cũng có những ảnh hửơng nhất định đối với kinh tế thủy sản cả nước nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng. Khủng hoảng tài chính khiến thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bến Tre bị thu hẹp mạnh, qua số liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh giai đoạn từ 2003 – 2008 tăng dần và ổn định, tuy nhiên từ năm 2009 đến nay kim ngạch có dấu hiệu giảm từ 70.098 triệu USD cuống còn 65.818 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu giảm chủ yếu ở nhóm mặt hàng tôm giảm hơn 70% và cá Tra. Mặt khác, khi nhu cầu nhập khẩu trên thị trường thế giới càng giảm thì sức ép cạnh tranh từ các nước châu Á khác càng gia tăng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, hợp đồng.


    1. tải về 3.31 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương