MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII


Nhóm các giải pháp về dịch vụ phục vụ sản xuất



tải về 3.31 Mb.
trang39/40
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích3.31 Mb.
#21988
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40

Nhóm các giải pháp về dịch vụ phục vụ sản xuất

      1. Hệ thống khuyến ngư


(1) Đào tạo nguồn nhân lực

  • Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật, kỹ năng, kỷ luật cao cho mọi lĩnh vực của ngành.

  • Tập trung đào tạo cán bộ quản lý ngành thủy sản giỏi kiến thức chuyên môn, xã hội để có thể quản lý ngành phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập.

  • Mở rộng phạm vi đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nuôi: Ngư y, khuyến ngư và phát triển nông thôn.

(2) Tổ chức hoạt động

  • Khuyến ngư phải gắn liền với cơ sở sản xuất, thực nghiệm thể hiện được vai trò truyền đạt, huấn luyện kỹ thuật, hướng dẫn và đề xuất các biện pháp thực hiện và xử lý trong quá trình sản xuất. Triển khai nghiên cứu, ứng dụng thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm của những hộ sản xuất điển hình.

  • Thường xuyên tổ chức những cuộc trao đổi, hội thảo chuyên đề, phổ biến thông tin, tham quan các mô hình sản xuất có hiệu quả, xây dựng các mô hình trình diễn để nhân rộng. Công tác khuyến ngư luôn luôn là cầu nối giữa thành tựu khoa học kỹ thuật và người sản xuất.

  • Thông qua các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tác động trực tiếp đến sản xuất và bằng kết quả sản xuất để kiểm chứng và khẳng định lại thành quả nghiên cứu khoa học; bổ sung, hoàn thiện các công trình nghiên cứu khoa học và từ đó phổ biến và triển khai ở phạm vi rộng hơn.
      1. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nghề cá


  • Thông qua nguồn vốn sự nghiệp và vốn hỗ trợ từ Chương trình FSPS II, các tổ chức tài trợ khác tổ chức hội thảo, tập huấn kỹ thuật nuôi, đặc biệt chú trọng xây dựng các mô hình nhằm đúc kết quy trình nuôi phù hợp cho từng đối tượng, hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi các đối tượng nuôi mới.

  • Tổ chức đi tham quan những mô hình sản xuất tiên tiến, có hiệu quả. Giúp người dân học hỏi và bổ sung kinh nghiệm trong thực tế. Các chuyến tham quan có trọng điểm, có nội dung, chú ý đi sâu vào các lĩnh vực, các chuyên đề thiết thực để người tham dự dễ dàng tiếp thu và ứng dụng.

  • Tổ chức các lớp học, hội thảo chuyên đề về tác động của môi trường và dịch bệnh đến sản xuất, để người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cần có các hoạt động tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về phân biệt các loại con giống tốt xấu, các thông tin về thị trường, giá cả của các mặt hàng thủy sản cho người sản xuất.

  • Chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động như nghiên cứu và cải tiến điều kiện làm việc, ăn, ở và sinh hoạt cho lao động, tổ chức các hoạt động giao lưu, giải trí, du lịch,… tạo sự thoải mái để tăng năng suất lao động.
      1. Giải pháp giống


(1) Giống phục vụ nuôi thương phẩm

  • Chất lượng: Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh và nguồn giống nhập vào tỉnh. Nâng cao nhận thức và cách phân biệt chất lượng giống nuôi của người sản xuất thông qua các hoạt động khuyến ngư.

  • Lựa chọn các đối tượng có giá và công nghệ sản xuất đã được các cơ quan nghiên cứu thử nghiệm thành công và có nhu cầu cao trên thị trường để có thể tiêu thụ dễ dàng.

  • Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống tại tỉnh với qui trình sản xuất giống đạt tiêu chuẩn chất lượng nhằm cung cấp con giống có chất lượng cao cho nghề nuôi của tỉnh.

(2) Hệ thống trại giống

  • Địa điểm xây dựng: Quy hoạch đã khoanh các vùng sản xuất giống tập trung tại xã Thới Thuận, Thừa Đức (huyện Bình Đại) và Cồn Bửng (huyện Thạnh Phú); Tuy nhiên địa điểm cụ thể phải được lựa chọn của các cán bộ hoặc cơ quan chuyên môn, dựa trên các yêu cầu về kỹ thuật của đối tượng dự kiến sản xuất.

  • Các cơ sở sản xuất giống phải đăng ký hoạt động sản xuất với các cơ quan chức năng của tỉnh để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát.

  • Vốn đầu tư: Vận dụng Chương trình giống của Bộ NN&PTNT, các chủ trương phát triển của tỉnh để có nguồn vốn hỗ trợ cho người dân đầu tư sản xuất.

  • Đối tượng và công nghệ sản xuất phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu thị trường, kết quả nghiên cứu của các cơ quan khoa học và thực tiễn sản xuất. Lựa chọn các đối tượng và công nghệ sản xuất đã được các cơ quan nghiên cứu thử nghiệm thành công và có nhu cầu cao trên thị trường để tiêu thụ dễ dàng.

  • Hệ thống xử lý nước thải: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các cơ sở sản xuất giống theo qui định của Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh và các tiêu chuẩn ngành của Bộ NN&PTNT.

  • Lao động: Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn của các cơ quan chức năng để nắm bắt được kỹ thuật sản xuất, thông tin về thị trường, môi trường,...
      1. Giải pháp về thức ăn, hóa chất


(1) Khối lượng thức ăn

  • Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều loại thức ăn phục vụ NTTS được sản xuất trong nước và nhập khẩu từ các nước khác trong khu vực. Sản lượng nhập tỉnh hàng năm tương đối lớn để đáp ứng cho nhu cầu nuôi thủy sản. Trong tương lai, nghề NTTS sẽ phát triển mạnh hơn, mức độ thâm canh tăng dần thì nhu cầu thức ăn phục vụ sản xuất cũng tăng theo. Khối lượng thức ăn nhập khẩu, địa bàn nhập khẩu và giá cả,… sẽ bị chi phối bởi cơ chế thị trường theo quy luật cung cầu; tuy nhiên các ban ngành chức năng của tỉnh có vai trò rất quan trọng trong việc giám sát chất lượng thức ăn khi nhập vào tỉnh.

  • Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản có chất lượng tốt trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt chú trong những hãng sản xuất lớn có thương hiệu uy tín trên thị trường đầu tư (Các hãng CP, UP,...) hoặc mở các đại lý trên địa bàn tỉnh. Số lượng và chủng loại càng nhiều sẽ càng có nhiều sự lựa chọn cho người sản xuất.

(2) Chất lượng thức ăn và hóa chất

  • Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất và các nguồn nhập vào tỉnh để thức ăn đưa vào sản xuất đảm bảo chất lượng ghi trên nhãn mác và không quá hạn sử dụng.

  • Hướng dẫn người dân phân biệt các chủng loại, thành phần để có thể lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng thông qua các lớp huấn, hội thảo.

  • Có các hình thức xử phạt thỏa đáng đối với các cơ sở cung cấp các loại thức ăn không đảm bảo chất lượng, giả mạo cho người sản xuất.

  • Thực hiện tốt các văn bản quy định của Bộ NN&PTNT về sử dụng hoá chất, thuốc thú y dùng trong thủy sản.

  • Chỉ đạo Thanh tra Sở, các đơn vị chuyên môn theo dõi chặt chẽ chất lượng thuốc, hóa chất, tổ chức lấy mẫu thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y thủy sản để kiểm tra chất lượng theo kế hoạch định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu.


    1. tải về 3.31 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương