MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII


Lợi thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển NTTS trong vùng quy hoạch



tải về 3.31 Mb.
trang20/40
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích3.31 Mb.
#21988
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   40

Lợi thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển NTTS trong vùng quy hoạch


(1) Những lợi thế về điều kiện tự nhiên

Bến Tre là tỉnh ven biển phía Đông ĐBSCL với trên 65 km bờ biển, xen giữa 4 sông lớn của hệ thống sông Cửu Long. Có diện tích tự nhiên vùng lợ mặn lớn (81.756 ha), chiếm 36% diện tích toàn tỉnh, diện tích mặt nước NTTS mặn lợ năm 2008 là 35.127 ha. Có các điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, đất đai…) rất phù hợp cho NTS mặn, lợ đặc biệt vùng bãi triều nuôi nghêu.

Tuy vào cuối mùa mưa (tháng 9 đến tháng 11) ít nhiều cũng bị ảnh hưởng của bão, nhưng phần lớn các trận bão không gây ra thiệt hại đáng kể bởi Bến Tre là tỉnh nằm ngoài vùng chịu ảnh hưởng chính của bão.

(2) Lợi thế về nguồn nhân lực

Tốc độ gia tăng dân số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2000-2009 BQ giảm 0,37%/năm, đạt 1,26 triệu người vào năm 2009 (Theo số điều chỉnh của tổng điều tra dân số nhà ở năm 2009). Về thành phần dân tộc thì người Kinh chiếm đa số với tỷ trọng 99,88%. Độ tuổi lao động tương đối trẻ với cơ cấu độ tuổi: từ 15-20; từ 21-30 và từ 31-40 tương ứng chiếm 9,20 - 25,54 - 28,60%. Đây là một lợi thế cơ bản của Bến Tre so với nhiều tỉnh/thành khác trong vùng.

Xét về mặt trình độ lao động, tuy còn ở mức thấp (tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm tới 97,7%) nhưng với lực lượng đông đảo và giá rẻ thì đó lại là một lợi thế trong thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Người dân đã có rất nhiều kinh nghiệm về nuôi các đối tượng mặn lợ như nghêu, sò huyết, tôm sú, TCT,…



(3) Lợi thế về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần

Giai đoạn 2006 đến nay các vùng NTS ở 3 huyện đã và đang được đầu tư về cơ sở hạ tầng như hệ thống thủy lợi cho các vùng NTS tập trung, nạo vét kênh mương, các vùng nuôi tôm sú, TCT được quan tâm chủ yếu. Đối với các khu vực nuôi TCT được thừa hưởng một nền tảng cơ sở hạ tầng sẵn có từ những vùng nuôi tôm sú TC, BTC khá hoàn thiện.

Các dịch vụ hậu cần khác (con giống, thức ăn,…) cho nuôi tôm sú, TCT cũng đã được nghiên cứu ứng dụng thành công, có khả năng đáp ứng nhu cầu mở rộng diện tích nuôi trong thời gian tới với chất lượng và giá cả hợp lý.

(4) Lợi thế về công nghiệp chế biến

Tính đến năm 2010, toàn tỉnh Bến Tre có 10 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh với tổng công suất thiết kế khoảng 60.000 tấn thành phẩm/năm, đặc biệt từ khi cầu Rạch Miễu thông xe, rút ngắn quãng đường Bến Tre – Tp.HCM và các tỉnh nên có thêm nhiều nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước đến đăng ký xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, mở ra cơ hội lớn đẩy mạnh xuất khẩu thu ngoại tệ cho tỉnh.



Bảng 5.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản tỉnh Bến Tre

Nội dung

Đơn vị tính

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

TTBQ %/năm

Sản phẩm TS XK

Tấn

9.278

15.281

17.280

28.874

28.485

24.262

21,2

- Cá tra

Tấn

3.758

9.614

11.953

22.442

20.417

15.386

32,6

- Nghêu

Tấn

2.799

4.112

4.353

4.662

6.944

7.584

22,1

- Tôm sú

Tấn

2.218

1.284

680

203

85

2

-75,4

- Thủy sản khác

Tấn

503

271

294

1.770

1.039

1.290

20,7

Giá trị xuất khẩu




46,694

55,208

61,963

70,098

65,818

56,320

3,8

- Cá tra

Tr.USD

-

-

-

-

47,295

34,359

 

- Nghêu

Tr.USD

-

-

-

-

14,106

17,916

 

- Tôm sú

Tr.USD

-

-

-

-

514

28

 

- Thủy sản Khác

Tr.USD

-

-

-

-

3,903

4,017

 

(Nguồn: Chi cục NTTS tỉnh Bến Tre năm 2010)

Sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu của tỉnh tăng trưởng bình quân 21,1%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010, từ 9.278 tấn năm 2005 tăng lên 24.262 tấn năm 2010. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: cá đông lạnh chiếm trung bình hơn 64%, nghêu đông lạnh 26%, thủy sản khác 4%, còn lại tôm đông lạnh chỉ chiếm 6% (từ năm 2008 – 2010, tỷ trọng tôm đông lạnh giảm dần từ 0,7% trở xuống 0,01%). Kim ngạch xuất khẩu đạt 56,32 triệu USD năm 2010, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 3,8%/năm. Kim ngạch thủy sản của tỉnh chủ yếu từ các mặt hàng cá tra đông lạnh và nghêu đông lạnh.

Bến Tre có lợi thế rất lớn về nguồn nguyên liệu thủy sản sạch, dồi dào sản xuất tại chỗ phục vụ chế biến xuất khẩu, nhiều loại sản phẩm đã được chứng nhận chất lượng như Global GAP cá tra, nghêu MSC; nằm gần vùng sản xuất nguyên liệu ĐBSCL, đặc biệt là khi cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông hoàn thành đưa vào sử dụng, giúp các nhà máy rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm bớt chi phí, đảm bảo chất lượng nguyên liệu; tất cả các nhà máy đều có đầu tư xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu cho riêng mình, cung cấp từ 40-70% nhu cầu sản xuất của nhà máy; đa số các nhà máy đã đầu tư công nghệ tương đối hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng nhu cầu của các nhà nhập khẩu; thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản ngày càng được mở rộng.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, lĩnh vực chế biến thủy sản của tỉnh Bến Tre cũng gặp không ít khó khăn:



  • Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu dùng và giá cả đầu ra sản phẩm thủy sản không tăng, trong khi đó các rào cản thương mại của nước nhập khẩu ngày càng gia tăng.

  • Do sự sắp xếp lại của Công ty cổ phần XNK Lâm Thủy sản Bến Tre.

  • Bến Tre chưa có cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, nhất là chế biến tôm, do đó trong thời gian qua việc thu hút đầu tư chế biến thủy sản xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

  • Các nhà máy hiện có chỉ tập trung vào sản xuất 02 đối tượng chính là nghêu và cá tra nên kim ngạch xuất khẩu không cao.

  • Năng lực quản lý của các nhà điều hành doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn hạn chế, không tích cực mở đường đổi mới công nghệ, sản xuất mặt hàng mới, mặt hàng có giá trị gia tăng.

  • Hoạt động xúc tiến thương mại chưa đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ hội nhập do thiếu kinh phí và cán bộ có trình độ chuyên sâu.

Về định hướng: Theo quy hoạch ngành công nghiệp, giai đoạn 2011 - 2015 xây dựng 2 - 3 nhà máy công suất 5.000 - 10.000 tấn/năm và giai đoạn 2016 - 2020 xây dựng 1 nhà máy công suất 5.000 tấn/năm. Như vậy, đến năm 2020 số nhà máy chế biến sẽ có trên địa bàn tỉnh là 13 nhà máy với tổng công suất 73.000 tấn/năm. Đây là một lợi thể để đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng kích thích ngành nuôi trên địa bàn 3 huyện phát triển.


    1. tải về 3.31 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương