MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty


MỘT SỐ THAO TÁC TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH



tải về 0.9 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.9 Mb.
#10876
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

4.5.4. MỘT SỐ THAO TÁC TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH

4.5.4.1. Xả băng dàn lạnh

Khi tuyết bám ở dàn lạnh quá nhiều thì hiệu quả làm việc kém do băng tạo ra lớp cách nhiệt, đường gió đi bị tắc, làm cháy quạt gió, làm ngập lỏng máy nén. Vì vậy phải thường xuyên xả băng cho dàn lạnh.

Để xả băng có hai phương pháp: Quan sát trực tiếp trên dàn lạnh nếu thấy tuyết bám quá nhiều thì tiến hành công việc xả băng, quan sát dòng điện quạt lạnh, nếu lớn hơn trị số quy đinh thì thực hiện xả băng.

Có ba phương thức xả băng: Dùng điện trở, môi chất nóng và dùng nước

Ở đây em thực hiện phương thức xả băng bằng nước.

Phương pháp xả kiểu này gồm các giai đoạn sau:



Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị gồm các công việc sau:

+ Rút môi chất dàn lạnh: Rút kiệt môi chất trong dàn lạnh. Điều này rất quan trọng, vì nếu môi chất còn tồn đọng lại trong dàn lạnh, khi xả băng sẽ bốc hơi về đầu hút máy nén và ngưng tụ lại ở đó thành lỏng, khi khởi động máy lại sẽ gây ra hiện tượng ngập lỏng, rất nguy hiểm.

+ Rút môi chất cho tới khi áp suất trong dàn lạnh đạt độ chân không pck= 600mmHg thì có thể coi đạt yêu cầu.

+ Tắt các quạt dàn lạnh.



Giai đoạn 2: giai đoạn xả băng.

Sử dụng vòi phun nước để phun nước lên bề mặt của dàn lạnh. Với phương thức xả băng bằng nước thì thời gian xả băng khoảng 30 phút



Giai đoạn 3: làm khô dàn lạnh.

Sau khi xả băng xong, dàn lạnh vẫn còn bị ướt . Nếu cho hệ thống hoạt động ngay thì nước bám trên dàn lạnh sẽ lập tức đóng lại tạo thành một lớp băng mới. Vì vậy cần tiến hành làm khô dàn lạnh trước khi khởi động lại. Giai đoạn này thì các quạt làm việc, dừng việc xả băng dàn lạnh . Đối với dàn lạnh của tủ đông tiếp xúc không có quạt thì trước khi cho tủ hoạt động trở lại ta phải vuốt hết nước trên bề mặt các tấm truyền nhiệt.



  1. Xả băng dàn lạnh tủ đông tiếp xúc

Khi phát hiện thấy tuyết bám nhiều ở dàn lạnh thì phải tiến hành xả băng. Đối với tủ đông tiếp xúc thì sau mẻ cấp đông thì ta phải tiến hành xả băng. Chu kỳ xả băng tùy thuộc vào loại sản phẩm đưa vào cấp đông. Với sản phẩm cấp đông là cá Tra, Basa có châm thêm nước thì sau 3 mẻ cấp đông ta tiến hành xả băng một lần.

Trước khi xả băng ta cần phải rút hết môi chất ở dàn lạnh. Sau đố sử dụng ống nước mềm phun nước lên bề mặt các tấm truyền nhiệt. Lưu ý khi phun nước lên bề mặt của các tấm truyền nhiệt thì ta phải phun lên bề mặt của các tấm truyền nhiệt ở phía trên trước rồi mới đến các tấm truyền nhiệt ở phía dưới.

Sau khi xả băng xong thì ta phải vuốt hết nước trên bề mặt của các tấm truyền nhiệt rồi mới đưa tủ vào hoạt động trở lại.


  1. Xả băng dàn lạnh tủ đông băng chuyền

Với tủ đông băng chuyền thì sau một ca(12 giờ) tiến hành xả băng một lần thông qua cài đặt xả tuyết trên DIXELL.

Khi xả băng thì DIXELL tác động lên cuộn dây AX làm ngắt bơm dịch, máy nén chạy rút gas sơ bộ ở dàn lạnh thông qua BCTA, tác động mở công tắc U, K tắt quạt dàn lạnh và mở van điện từ cấp nước xả tuyết dàn lạnh. Thời gian xả tuyết dàn lạnh của tủ đông băng chuyền là phút.

Sau khi xả tuyết xong DIXELL tác động đóng tiếp điểm U, K (tiếp điểm U đựoc cài đặt mở sớm hơn tiếp điểm K để có khoảng thời gian quạt gió làm khô dàn lạnh sau khi xả tuyết) cuộn dây AX tác động khởi động bơm dịch cấp dịch cho dàn lạnh.

c. Xả băng cho dàn lạnh kho bảo quản

Với dàn lạnh kho bảo quản thì cứ 6h xả tuyết một lần. Mỗi kho bảo quản có 3 dàn lạnh, tuyệt đối không xả băng cho cả 3 dàn lạnh cùng một lúc vì sẽ làm nhiệt độ trong kho dao động lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bảo quản ma phải xả băng cho tùng dàn lạnh một, như vậy cứ sau 2h thì có một dàn lạnh trong kho được xả băng.

Mạch điện xả băng cho dàn lạnh kho bảo quản làm việc tương tự như mạch điện xả băng cho dàn lạnh IQF nhưng với thông số cài dặt thời gian xả băng là 6h một lần. Trong quá trình xả tuyết thì các quạt dàn lạnh phải tắt để tránh nước xả tuyết bị bắn lên sản phẩm bảo quản. Thời gian xả tuyết cho dàn lạnh kho bao quản là 30 phút.

Sau khi xả tuyết xong thì ta cho các quạt dàn lạnh chạy lại để làm khô bề mặt của các dàn lạnh rồi sau đó mới cho dàn lạnh hoạt động trở lại.



4.5.4.2. Xả khí không ngưng

Khí không ngưng lọt vào trong hệ thống làm cho áp suất ngưng tụ cao ảnh hưởng độ bền và hiệu quả làm việc của hệ thống.

Khi quan sát thấy áp suất ngưng tụ cao hơn bình thường, kim đồng hồ áp suất rung mạnh thì trong hệ thống đã lọt khí không ngưng.

Khí không ngưng có thể lọt vào trong hệ thông do rò rỉ phía hạ áp hoặc lọt vào các thiết bị trong quá trính sửa chữa bảo dưỡng.

Cấp dịch làm lạnh bình xả khí không ngưng.

Mở thông đường lấy khí không ngưng từ thiết bị ngưng tụ đến bình xả khí không ngưng để khí không ngưng đi vào thiết bị xả khí .

Sau một thời gian làm lạnh ở thiết bị xả khí để ngưng tụ hết môi chất còn lẫn, tiến hành xả khí ra ngoài.

Việc xả khí không ngưng ra khỏi hệ thông được tiến hành tự động thông qua thiết bị tách khi không ngưng. Trên thiết bị tách khí không ngưng có găn một rơle áp lực khi áp lực trên dàn ngưng và BCCA lên cao trong một khoảng thời gian cài đặt trên rơle áp lực thì rơle tác động mở SV xả khí qua bình nước và được đưa ra ngoài môi trường.



4.5.5. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH

4.5.5.1. Nạp ga cho hệ thống lạnh

Có hai phương pháp nạp gas cho hệ thống lạnh:

+ Nạp bổ sung: được áp dụng với những hệ thống lạnh đang làm việc bình thường nhưng vì lý do nào đó mà thiếu ga.

+ Nạp mơi: là nạp cho hệ thống lạnh mới lắp ráp xong.

Ở đây ta chỉ quan tâm đến cách nạp bổ sung.

a. Nguyên nhân thiếu ga

Môi chất bị rò rỉ ra ngoài và chủ yếu bên phía cao áp. Hoặc mất mát trong quá trình xả dầu, xả khí không ngưng, bị phân hủy ở nhiệt độ cao thành khí không ngưng trong quá trình nén, khi thiếu môi chất làm cho năng suất lạnh của hệ thống giảm, thời gian làm đông bị kéo dài, không đảm bảo được các yêu cầu công nghệ đặt ra làm giảm chất lượng của sản phẩm. Do đó cần thiết phải nạp gas bổ sung cho hệ thống.



b.Dấu hiệu thiếu gas

- Khi thiếu gas thì năng suất của hệ thống lạnh giảm. Nó thể hiện là nhiệt độ tủ không đạt và kéo dài thời gian làm đông.

- Ap suất hút, áp suất nén đều giảm hơn mức bình thường, đồng thời ampe kế cũng giảm.

- Mức gas trong bình chứa cao áp thấp.

- Lắng nghe qua van tiết lưu, nếu thiếu gas thì nghe có tiếng gió qua van tiết lưu.

c. Nguyên tắc nạp gas

- Ap suất nơi nạp phải thấp hơn áp suất chai gas.

- Môi chất nạp phải đúng loại với môi chất đang dùng trong hệ thống lạnh.

- Khi nạp máy nén phải chạy.



d. Quy trình nạp gas

+ Công tác chuẩn bị.

- Chuẩn bị đúng loại gas.

- Chuẩn bị đồ nghề dụng cụ, dây nạp, giá đỡ

- Chuẩn bị bảo hộ lao động: găng tay, mặt lạ phòng độc.

+ Tiến hành nạp gas

Thông thường ta thường nạp gas vào đường cấp dịch vào dàn lạnh ở vị trí trước van tiết lưu. Nạp gas trong trường hợp này thì thời gian nạp tương đối nhanh.



Hình 4.5.1. Quy trình nạp gas

1,2 : van chặn; 3,4: đầu nối dây; 5: van chai ga

Khi chưa nạp thì van 1 mở van 2 đóng

Khi nạp ga thì van1 đóng còn van 2 mở.

Nối chặt dây nạp gas vào vị trí 3 và 4. Để đuổi hết khí trong ống nạp gas thì ta cố định đầu 4, nới lỏng đầu 3. Sau đó mở van chai số 5 ra cho gas đuổi hết không khí trong và ống nạp ra ngoài, khi nghe thấy tiếng gas xì ra ngoài thì ta vặn chặt zắc co số 3 lại. Để cho gas đi vào hệ thống thì ta mở van số 2 ra. Lúc này chai ga đóng vai trò như bình chứa cao áp cấp dịch cho dàn lạnh.

Nếu quan sát mức dịch trong bình chứa cao áp đã đủ thì ta đóng van số 2 và van số 5 lại, mở van số 1 để hệ thống làm việc bình thường.

Trong quá trình nạp ga mà thấy chai g đọng sương và có thể có tuyết bám là chai ga đã hết. Ngoài ra còn có thể kết hợp với việc lắc chai gas và nghe qua ống dây nạp thấy có tiếng gió nhẹ để nhận biết chai gas đã hết.

Thông thường ta không thể nạp hết lượng gas trong chai. Muốn tần dụng hết thì ta phải làm tăng áp suất trong chai gas bằng cách dùng nước ấm để ngâm chai gas, tuyệt đối không được dùng ngọn lửa trần hay khí nóng để hơ chai gas, vì nếu làm như vậy sẽ làm nâng nhiệt cục bộ và dễ làm tăng nhanh áp suất chai gas quá lớn gây nên hiện tượng nổ vỡ chai gas rất nguy hiểm.

Nếu chai gas đã hết môi chất mà lượng gas vẫn chưa đủ thì ta tiến hành nạp chai tiếp theo và quy trình nạp cũng tương tự như cũ.

Sau khi nạp gas xong thì phải ghi nhật ký vận hành.



4.5.5.2. Rút gas khỏi hệ thống lạnh

a. Mục đích.

- Rút để sửa chữa: có thể là rút từng bộ phận hay rút toàn bộ hệ thống.

- Rút gas để di dời hệ thống lanh: trường hợp này phải rút toàn bộ gas.

b. Nguyên tắc rút gas.

- Ap suất chai gas phải nhở hơn áp suất nơi rút gas.

- Máy nén phải dừng khi rút gas.

- Được phê chuẩn của cấp trên có thẩm quyền.



c. Công tác chuẩn bị.

- Chuẩn bị vỏ chai gas đúng loại và đủ số lượng.

- Chuẩn bị cân.

- Dụng cụ đồ nghề.

- Nước đá, dụng cụ ướp đá.

d. tiến hành rút gas.



Hình 4.5.2. Tiến hành rút gas

Trước hết ta phải đuổi hết không khí trong ống nạp ra ngoài bằng cách sau:

Nối dây nạp vào vị trí 3 và 4

Đóng van tiết lưu ngừng cấp dịch cho dàn lạnh

Mở van số 1 ra

Ta nới lỏng zắc co ở đầu số 4. Sau đó mở van 2 ra để gas trong bình chứa đuổi hết không khí trong ống nạp ra ngoài, khi nghe thấy tiếng xì thì vặn chặt zắc co số 4 lại và mở van chai số 5 ra để môi chất đi vào chai gas.

Ta có thể kiểm soát lượng gas trong chai bằng cách cân chai gas.

4.5.5.3 Nạp đầu bổ sung

a. Nhận biết thiếu dầu

- Thông qua kính xem mức thấy lượng dầu trong các te giảm.

- Áp suất dầu giảm

b. Nguyên tắc nạp dầu

- Nạp đúng loại dầu

- Dầu chỉ được nạp vào các te: Do vậy áp suất các te phải nhỏ hơn áp suất thùng chứa dầu (áp suất khí quyển). Để thỏa mãn điều kiện này thì khi nạp dầu thì máy nén phải chạy.

c. Tiến hành nạp dầu.

+ Công tác chuẩn bị

- Chuẩn bị số lượng dầu

- Chuẩn bị các khóa mở van.

- Chuẩn bị ống dây nạp: thường là ống nhựa trong.

+ Tiến hành nạp

-Gắn ống dây nạp vào van nạp dầu của máy nén.

-Đổ dầu đầy ống để đuổi hết khí ra ngoài.

-Đóng bớt van chặn hút để đưa áp suất hút về nhỏ hơn áp suất khí quyển. Còn bình thường mà áp suất hút nhỏ hơn áp suất khí quyển thì không cần phải đóng bớt van chặn hút lại. Thao tác tiếp theo là mở từ từ van nạp dầu của máy nén. Trong quá trình nạp ta quan sát kết hợp cả dầu qua ống dây nạp và kính xem mức dầu. Khi dầu khoảng 2/3 kính xem mức thì dừng lại.

-Trong qua trình nạp dầu chú ý: nghiêm cấm nạp quá mức giới hạn trên. Vì tay biên và trục khuỷu đánh vào dầu sẽ gây nặng tải.

-Khi nạp đủ dầu thì ngừng nạp bằng cách thao tác ngược lại. Đóng nhanh và chặt van nạp dầu của máy nén lại. Nếu như lúc trước có đóng bớt van chặn hút thì bây giờ mở từ từ van chặn hút ra, khi mở quan sat đồng hồ áp suất hút nếu mở hết van chặn hút mà áp suất không tăng thì đạt yêu cầu.

4.5.5.4 Xả dầu

a. Lý do phải xả dầu

Sau một thời gian sử dụng dầu bị cháy, bẩn làm giảm khả năng bôi trơn, làm mát, làm kín. Vì vậy cần phải xả dầu.

Trong quá trình làm việc của hệ thống một phần dầu sẽ theo môi chất đi vào các thiết bị trao đổi nhiệt làm giảm khả năng trao đổi nhiệt của các thiết bị nên cũng cần thiết phải xả dầu.

b. Các phương pháp xả dầu

+ Phương pháp xả trực tiếp: Là xả từ các thiết bị có dầu như máy nén, dàn ngưng, dàn lạnh, bình tách dầu, bình trung gian… ra bên ngoài.

+ Phương pháp xả dầu gián tiếp: Là phương pháp xả dầu từ các thiết bị có dầu về bình tập trung dầu. Khi xả ta cũng phải tạo được áp suất của bình tập trung dầu nhở hơn áp suất của các thiết bị có dầu. Khi xả ta xả từng thiết bị một.

Thực tế hiện nay ở các xí nghiệp đông lạnh sử dụng phương pháp xả dầu gián tiếp. Vì xả bằng phương pháp này không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn khi xả dầu, tổn thất về môi chất ít.




Hình 4.5.3. Xả dầu từ BTTD

c. Quy trình xả dầu.

+ Đường số 1 nối với ống hút của máy nén để tạo áp suất trong bình tập trung dầu thấp hơn áp suất của các thiết bị.

+ Đường số 4 nối với đầu nén của máy nén để tạo áp suất cao trong bình tập trung dầu khi xả ra ngoài.

+Xả dầu rừ bình chứa cao áp.

-Mở van số1 để tạo áp suất thấp trong bình tập trung dầu, khi đạt được thì đóng lại.

-Mở van số 7, van số 6 và mở nhỏ van số 5 để tiết lưu lượng dịch lỏng có lẫn trong dầu thành dạng hơi để máy nén hút về.

+ Xả dầu từ bình tách dầu.

Do áp suất trong bình tách dầu là tương đối cao. Vì vậy khi xả dầu về bình tập trung dầu ta không cần giảm áp suất trong bình tập trung dầu.

-Mở van số 8, van số 6 và cũng mở nhỏ van số 5 để dầu và hơi môi chất về bình tập trung dầu. Trường hợp này nhiệt độ và áp suất trong bình tập trung dầu là khá lớn. Vì vậy khi xả dầu từ bình tập trung dầu ra ngoài ta cần có biện pháp giảm áp ở bình tập trung dầu.

+ Xả dầu từ thiết bị ngưng tụ

Khi dầu bám trong thiết bị ngưng tụ sẽ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ. Ảnh hưởng đến quá trình làm việc của máy.

Cũng tương tự như trường hợp xả dầu từ bình tách dầu. Ta không cần phải giảm áp suất trong bình tập trung dầu.

Mở van số 9, van số 6 và cũng mở nhỏ van số 5 để dầu và hơi môi chất về bình tập trung dầu.

Sau khi xả hết dầu từ các thiết bị về bình tập trung dầu thì ta quan sát mức dầu qua kính xem mức. Nếu thấy nhiều dầu thì ta cần xả bớt ra ngoài. Khi xả cần kiểm tra chất lượng của dầu xem còn tốt hay không.



4.6 MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.

4.6.1 SỰ CỐ ÁP SUẤT NÉN.

Đối với máy lạnh mỗi loại môi chất có một khoảng áp suất nén tương ứng, khoảng đó gọi là khoảng áp suất nén. Khi áp suất nén nằm trong khoảng đúng thì hệ thống hoạt động bình thường. Khi nằm ngoài khoảng đúng thì áp suất nén không bình thường và đó là sự cố.



4.6.1.1 Sự cố áp suất nén cao bất thường.

+Hậu quả:

- Áp suất là một thông số thể hiện tình trạng làm việc của hệ thống lạnh. Ở áp suất quá cao, năng suất lạnh của hệ thống giảm, tiêu tốn nhiều năng lượng, làm giảm tuổi thọ của máy nén, hệ thống lạnh ở trạng thái nguy hiểm, gây rò rỉ môi chất trong hệ thống ra ngoài và có thể máy nén bị ngừng bởi áp suất cao sẽ ngắt mạch điện mô tơ máy nén.

+ Biểu hiện:

- Đồng hồ áp suất nén tăng quá mức bình thường.

- Cường độ dòng điện tăng lên.

- Nước dàn ngưng nóng hơn.

- Thời gian làm đông kéo dài.



Bảng 4.6.1. Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố áp suât nén cao bất thường

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Thiếu nước dàn ngưng hoặc lưu lượng gió không đủ

Cung cấp thêm nước làm mát, sử dụng thêm quạt gió

Dàn ngưng quá bẩn

Vệ sinh dàn ngưng sạch sẽ

Dầu đọng nhiều ở dàn ngưng

Xả dầu ở dàn ngưng

Diện tích dàn không đủ

Tăng thêm diện tích dàn ngưng

Khí không ngưng có nhiều trong hệ thống

Xả khí không ngưng trong hệ thống



4.6.1.2 Áp suất nén thấp bất thường.

+ Biểu hiện

- Quan sát thấy đồng hồ áp suất nén thấy thấp hơn bình thường.

- Tải máy nén giảm: chỉ số ampe giảm.

- Năng suất lạnh giảm.

Bảng 4.6.2. Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố áp suất nén thấp bất thường

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Thiếu môi chất

Nạp thêm môi chất lạnh

Van tiết lưu mở quá nhỏ

Mở lớn van tiết lưu

Tắc nghẽn van, phin lọc

Kiểm tra lại van, phin lọc

Dầu tồn tại nhiều trong dàn lạnh

Xả dầu về bình tập trung dầu


4.6.2. SỰ CỐ ÁP SUẤT HÚT

4.6.2.1. Sự cố áp suất hút thấp

+ Biểu hiện:

- Quan sát đồng hồ áp suất hút thấy thấp bất thường.

- Tải máy nén giảm.

- Thời gian làm đông kéo dài.

- Tuyết bám nhiều ở cổ hút.

+Hậu quả:

- Năng suất lạnh giảm làm cho thời gian làm đông kéo dài tăng chi phí vận hành, chất lượng của sản phẩm giảm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.



Bảng 4.6.3. Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố áp suất hút thấp

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Van tiết lưu mở nhỏ

Mở lớn van tiết lưu

Thiếu môi chất lạnh

Nạp thêm môi chất

Nghẹt phin lọc

Vệ sinh hoặc thay phin mới

Dầu tồn tại trong dàn lạnh

Xả dầu trong dàn lạnh

Tuyết bám nhiều ở dàn lạnh

Xả tuyết ở dàn lạnh

Van chặn hút, van cấp dịch mở nhỏ

Mở lớn van hơn

4.6.2.2. Sự cố áp suất hút cao

+ Biểu hiện:

- Chỉ số đồng hồ áp suất hút cao bất thường.

- Tăng tải máy nén: chỉ số am pe tăng.

- Tuyết bám nhiều ở cổ hút của máy nén.

+ Hậu quả:

- Có thể sẩy ra ngập dịch.

- Do áp suất hút tăng làm cho áp suất nén tăng, ảnh hưởng đến năng suất lạnh của máy.



Bảng 4.6.4. Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố áp suất hút cao

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Do van tiết lưu mở quá lớn

Đóng bớt van tiết lưu

Hở cao áp và thấp áp

Kiểm tra lại van by_pass

Bầu cảm biến điều chỉnh không chính xác

Xem lại vị trí đặt bầu cảm biến


4.6.2.3 Sự cố áp suất dầu thấp

+Biểu hiện:

- Đồng hồ áp lực dầu dung và giảm dần.

- Dầu có hiện tượng sủi bọt.

+ Hậu quả:

- Hao mòn máy trở lên khốc liệt.

- Phá hủy máy nén.

Bảng 4.6.5. Nguyên nhân cà cách khắc phục sự cố áp suất dầu thấp

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Nghẹt phin lọc

Kiểm tra lại phin lọc

Dầu làm mát không tốt

Tăng cường làm mát cho dầu

Bơm dầu hỏng hoặc quá cũ

Thay bơm dầu mới

Bơm dầu lắp ngược

Lắp lại bơm dầu

Thiếu dầu bôi

Bổ sung thêm dầu


4.6.3 SỰ CỐ NGẬP DỊCH

4.6.3.1. Định nghĩa, nhận biết, nguyên nhânvà hậu quả của sự cố ngập dịch

a. Định nghĩa.

Ngập dịch là hiện tượng máy nén hút phải lỏng do lỏng ở dàn lạnh bay hơi không hết.



b. Nhận biết

- Tuyết bám nhiều ở cổ hút và một phần trên thân máy nén.

- Động cơ của máy làm việc quá tải nên có tiếng kêu bất thường.

- Dầu của máy nén có hiện tượng sủi bọt.



c. Nguyên nhân

- Do dàn lạnh có nhiều dầu làm cho môi chất bay hơi giảm.

- Do dừng máy quá đột ngột.
d. Hậu quả

- Ngập dịch có thể dẫn tới phá hủy máy nén nếu như không ngừng kịp thời.

- Mất áp lực dầu.

4.6.3.2. Xử lý ngập dịch

a. Xử lý ngập dịch nhẹ

- Giảm tiết lưu hoặc có thể ngừng cấp dịch trong khoảng thời gian cho đến khi hết dấu hiệu ngập dịch.

- Đóng bớt van chặn hút. Nếu dấu hiệu ngập dịch còn thì ta mở van tuần hoàn để đưa một phần ga nóng vào các te máy nén để làm hóa hơi hết lỏng trước của hút về máy nén. Khi sự cố ngập dịch hết thì ta đóng dần van tuần hoàn và mở dần van chặn hút.

b. Xử lý ngập dịch nặng

Khi sảy ra sự cố ngập dịch nặng thì máy nén dừng do mất áp lực dầu.

Xử lý ngập dịch với máy nén liên hoàn. Ngừng cấp dịch cho máy nén ngập dịch và dùng máy liên hoàn chạy để rút hết gas ra khỏi máy nén ngập dịch, cho đến khi áp suất hút giảm xuống áp suất chân không khoảng -0,5kG thì dừng lại và cho máy nén bị ngập dịch chạy lại. Trước tiên là kiểm tra độ nhớt của dầu, nếu độ nhớt quá lớn thì bật điện trở sưởi dầu, sau đó khởi động bơm dầu ép cho thanh giảm tải đóng hết khoang hút, tiếp theo là khởi đông lại máy nén và giám sát cho đến khi máy làm việc bình thường.


CHƯƠNG V

TỔ CHỨC PHƯƠNG ÁN LẮP ĐẶT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG, KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

5.1. LẮP ĐẶT HỆ THÔNG LẠNH

5.1.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

Sau khi đã nghiệm thu nhà xưởng, xem xét toàn bộ khối lượng công việc lắp ráp và thời gian hoàn thành thì các công tác chuẩn bị bao gồm:

+ Kiểm tra các bệ lắp đặt máy, tổ hợp máy thiết bị các kênh đặt ống, dụng cụ kẹp ống và giá đỡ.

+ Kiểm tra điện nước, kho bãi, khí nén, ga và các vật tư cần thiết khác.

+ Tổng hợp nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật khác như: lý lịch máy, thuyết minh kỹ thuật, hướng dẫn lắp đặt vận hành máy nén, bơm các thiết bị và các bản vẽ thi công, lắp đặt thiết bị.

+ Kiểm tra chất lượng và sự đồng bộ của máy và thiết bị.

+ Lập kế hoạch thi công gồm:

Biểu đồ kế hoạch lắp ráp, trong đó nêu rõ trình tự, khối lượng, thời hạn, chất lượng và phương pháp thi công lắp đặt.

Những chỉ dẫn cần thiết về điểm mặt bằng, phòng máy, sơ đồ đường ống, bản vẽ thi công, diện tích lắp đặt, tình trạng vật tư thiết bị…

Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động, các tài liệu hướng dẫn an toàn, phòng độc hại và cháy nổ.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3
UploadDocument server07 id24231 50525 -> ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
UploadDocument server07 id24231 50525 -> THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Nghiên cứU ĐẶC ĐIỂm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh việN Đa khoa trung ƣƠng thái nguyêN

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương