MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty


Hình 3.4.2. Hình dạng của dàn ngưng bay hơi



tải về 0.9 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.9 Mb.
#10876
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Hình 3.4.2. Hình dạng của dàn ngưng bay hơi

3.4.2. TÍNH CHỌN BCTA.

3.4.2.1. Vị trí lắp đặt bình chứa thấp áp

Hệ thống cấp đông liên hoàn có sử dụng bơm dịch để cấp dịch cưỡng bức cho dàn lạnh, nên tôi chọn bình chứa thấp áp kiểu thẳng đứng. Với thiết bị này có thể giảm được khoang không gian nhà xưởng. Hơi môi chất sau khi ra khỏi dàn lạnh được tuần hoàn trở lại BCTA nên BCTA cũng có vai trò như bình tách lỏng.



3.4.2.2. Tính chọn bình chứa thấp áp.

Do BCTA phải phân phối lỏng cho dàn lạnh nên thể tích tối thiểu của nó phải bằng tổng thể tích của dàn lạnh và phải đảm bảo cho dịch lỏng cung cấp cho dàn lạnh trong qua trình chạy thiết bị lạnh do lượng dịch lỏng qua van tiết lưu vào BCTA có lưu lượng nhỏ.



+ Chọn BCTA cho hệ thống lạnh cấp đông băng chuyền phẳng IQF.

Đối với hệ thống cấp đông băng chuyền phẳng IQF tôi thiết kế thì một BCTA cấp dịch tuần hoàn cho hai IQF và hai tái đông.

IQF có 4 dàn lạnh, tái đông có hai dàn lạnh. Vậy tổng số dàn lạnh mà một BCTA phải cung cấp dịch tuần hoàn là: 12 dàn.


  • Mỗi dàn lạnh gồm 64 ống, mỗi ống dài 2m, đường kính trong của ống 25mm.

  • Mỗi dàn lạnh có một ống góp lỏng có đường kính trong 50mm, dài 30cm và một ống góp hơi có đường kính trong 75mm, dài 30cm.

  • Đường ống nối sau bơm dịch đến dàn lạnh có đường kính trong 30mm, khoảng cách từ bơm dịch đến dàn lạnh là 30m.

Vậy tổng thể tích của dàn lạnh và đường ống dẫn môi chất là:

VIQF = 12 × (64 × 2 × 0,01252 × 3,14 + 0,0252 × 3,14 × 0,3 + 0,0152 × 3,14 × 30)

= 1,015 (m3)

Theo tiêu chuẩn an toàn thì BCTA thì mức dịch tối đa trong BCTA là 60% thể tích bình chứa. Vậy tôi chọn BCTA có thể tích V = 2,5m3.



+ Chọn BCTA cho hệ thống lạnh cấp đông tủ đông tiếp xúc.

Đối với hệ thống cấp đông tủ đông tiếp xúc tôi thiết kế thì một BCTA cấp dịch tuần hoàn cho 4 tủ đông.

Tủ đông có 11 tấm truyền nhiệt Plate. Vậy tổng số tấm truyền nhiệt mà một BCTA phải cung cấp dịch tuần hoàn là: 44 tấm.


  • Mỗi tấm truyền nhiệt có chiều dài 2,740m chiều rộng 1,220m.

  • Mỗi tấm truyền nhiệt được chia làm 5 ngăn.

  • Mỗi ngăn được chia làm 8 rãnh

  • Mỗi rãnh có kích thước bên trong là: 0,017 × 0,025 × 2,740

  • Mỗi tấm có hai ống góp lỏng hai bên, mỗi ống có kich thước bên trong là: 0,05 × 0,033 × 1,220

  • Đường ống nối sau bơm dịch đến dàn lạnh có đường kính trong 30mm, khoảng cách từ bơm dịch đến dàn lạnh là 30m.

Vậy tổng thể tích của dàn lạnh và đường ống dẫn môi chất là:

VTx = 44 ×(5 × 8 × 0,017 × 0,025 × 2,740 + 0,0152 × 3,14 × 30) = 3,25 m3

Theo tiêu chuẩn an toàn thì BCTA thì mức dịch tối đa trong BCTA là 60% thể tích bình chứa. Vậy tôi chọn BCTA có thể tích V = 4,6m3.

+ Chọn BCTA cho hệ thống lạnh kho bảo quản.

Đối với hệ thống kho bảo quản tôi thiết kế thì một BCTA cấp dịch tuần hoàn cho hai kho lạnh.



  • Mỗi kho lạnh có 3 dàn lạnh.

  • Mỗi dàn lạnh gồm 100 ống, mỗi ống dài 3,6m, đường kính trong của ống 25mm.

  • Mỗi dàn lạnh có một ống góp lỏng có đường kính trong 50mm, dài 30cm và một ống góp hơi có đường kính trong 75mm, dài 30cm.

  • Đường ống nối sau bơm dịch đến dàn lạnh có đường kính trong 30mm, khoảng cách từ bơm dịch đến dàn lạnh là 30m.

Vậy tổng thể tích của dàn lạnh và đường ống dẫn môi chất là:

Vkho = 6 × (100 × 3,6 × 0,01252 × 3,14 + 0,0252 × 3,14 × 0,3 + 0,0152 × 3,14 × 30)

= 1,19(m3)

Theo tiêu chuẩn an toàn thì BCTA thì mức dịch tối đa trong BCTA là 60% thể tích bình chứa. Vậy tôi chọn BCTA có thể tích V = 2,5m3.




Hình 3.4.3. Hình dạng BCTA


3.4.3. TÍNH CHỌN BÌNH CHỨA CAO ÁP.

3.4.3.1. Vị trí lắp đặt và nhiệm vụ của bình chứa cao áp.

Bình chứa cao áp được đặt ngay sau dàn ngưng tụ, ở vị trí thấp hơn dàn ngưng, dùng để chứa lỏng môi chất ở áp suất cao, giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ, duy trì sự cấp lỏng liên tục cho hệ thống, thường đặt dưới dàn ngưng và có đường cân bằng với dàn ngưng. BCCA còn có thể chứa toàn bộ lượng Gas trong hệ thống khi cần sủa chữa.



3.4.3.2. Tính chọn bình chứa cao áp.

Thể tích BCCA được xác định theo công thức thực nghiệm sau:

VCA = 1,2 × (75%VDL + 30%VBCTA)

Trong đó:

VCA: thể tích bình chứa cao áp.

VDL: thể tích hệ thống bay hơi, bao gồm dàn lạnh IQF, dàn lạnh tủ đông và dàn lạnh kho bảo quản.

VDL = 7 × VIQF + 4 × VTx + 4 × Vkho = 24,865m3.

VBCTA = 7 × 2,5 + 4 × 4,6 + 4 × 2,5 = 45,9m3

1,2: hệ số an toàn.

Vậy thể tích BCCA là:

VCA = 1,2 × (0,75 × 24,865 + 0,3 ×45,9) = 38,9m3.

Tôi chọn 2 BCCA có thể tích 20m3.

Các thông số chính của BCCA. (theo Catalogue thiết bị của công ty kỹ nghệ lạnh SEAREFICO)

Bảng 3.4.1. Các thông số kỹ thuật của BCCA


Loại bình

Kính thước (mm)

Dung tích

(m3)



Khôi lượng (kg)

20PB

D

L

H

1700

8500

2000

20

5625




Hình 3.4.4. Cấu tạo bình chứa cao áp.

Chú thích:



1:Vỏ bình chứa.

2: Đường lỏng ra.

3: ống lắp áp kế.

4: Đường hồi lỏng từ bộ xả khí.

5: Đường tách khí.

6: ống lắp van an toàn.

7: Đường cân bằng áp.

8: Đường lỏng vào.

9: Kính xtôi mức.

10: Đường xả dầu.

11: Đường xả cặn.

12: Chân đế.





Hình 3.4.5. Hình dạng của BCCA

3.4.4. BÌNH TẬP TRUNG DẦU.

Bình tập trung dầu được lắp đặt tại vị trí thấp nhất so với tất cả các thiết bị có dầu và áp suất trong nó cũng phải thấp hơn tất cả các thiết bị đó để dầu có thể hồi về dễ dàng. Từ bình tập trung dầu, dầu sẽ được xả định kỳ nên đảm bảo an toàn và tránh hao hụt môi chất. Đôi khi bình tập trung dầu còn là thiết bị để khắc phục sự cố ngập dịch.





Hình 3.4.6. Cấu tạo bình tập trung dầu.

Chú thích:



1: Thân bình.

2: Ống lấy dầu.

3: Bộ lọc dầu.

4: Đường nối về ống hút.

5: Đường nối về máy nén.

6: Đường nối dầu vào.

7: Áp kế.

8: Kính xtôi mức.

9: Van xả đáy.

10: Chân bình





Hình 3.4.7. Hình dạng của bình tập trung dầu

CHƯƠNG IV. TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH

4.1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA.

Trong quá trình vận hành hệ thống lạnh, có rất nhiều các thông số biến đổi do những dòng nhiệt khác nhau từ bên ngoài hoặc bên trong phòng lạnh và nhiệt độ của sản phẩm theo hàng loạt các thông số của chế độ làm việc thay đổi theo. Do đó để hệ thống lạnh làm việc một cách ổn định và an toàn với những biến cố diễn ra trong suốt quá trình làm đông. Nhằm đảm bảo sự an toàn và làm có hiệu quả của hệ thống. Công việc điều chỉnh các chế độ làm việc của hệ thống lạnh rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Do vậy cần phải trang bị các thiết bị điều chỉnh tự động để thực hiện công việc điều chỉnh hệ thống máy và thiết bị lạnh một cách an toàn, tiện lợi và hiệu quả. Ngoài ra hệ thống điều chỉnh tự động còn báo động kịp thời và chính xác các sự cố có thể sảy ra trong quá trình vận hành nhằm bảo vê cho hệ thống luôn làm việc ở chế độ cho phép.

Tự động hóa quá trình hoạt động của máy lạnh có nhiều ưu điểm hơn so với điều chỉnh bằng tay là luôn giữ ổn định, liên tục chế độ làm việc trong giới hạn cho phép, thích ứng với từng giai đoạn hoạt động của máy trong suốt quá trình hoạt động của máy. Điều này kéo theo hàng loạt các ưu điểm khac như: đảm bảo an toàn cho hệ thống, tăng độ tin cậy, tăng tuổi thọ máy, đảm bảo chất lượng của sản phẩm cần làm lạnh, giảm tiêu hao năng lượng không cần thiết và quan trọng hơn cả là nó đảm bảo an toàn cho con người trong quá trình vận hành.

Chính vì vậy việc trang bị hệ thống điện tự động hóa cho máy lạnh là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết, nó phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.



4.2. CÁC KÝ HIỆU DÙNG TRONG MẠCH ĐIỆN.

Tiếp điểm thường đóng: là tiếp điểm luôn luôn đóng khi cuộn dây điều khiển của tiếp điểm đó không có điện. Khi cuộn dây điều khiển tiếp điểm đó có điện tiếp điểm thường đóng sẽ mở ra.

Ký hiệu tiếp điểm thường đóng:
Tiếp điểm thường mở: là tiếp điểm luôn luôn mở khi cuộn dây điều khiển của tiếp điểm đó không có điện. Khi cuộn điều khiển tiếp điểm có điện tiếp điểm thường mở sẽ đóng lại.

Ký hiệu tiếp điểm thường mở:




Các tiếp điểm được điều khiển bằng cuộn dây tạo ra nam châm điện hút thanh thép có mang tiếp điểm hoặc điều khiển bằng bộ cảm biến như cảm biến nhiệt độ, áp suất...

Dựa theo nguyên tắc trên, người ta sản xuất nhiều mạch khác nhau. Ngoài những mạch điện đóng mở tức thời còn có những loại mạch trễ dùng rơle thời gian. Nghĩa là khi tính thời gian được cấp điện thì sau một thời gian mới đóng hoặc mở các tiếp điểm. Ký hiệu các tiếp điểm của rơle thời gian trên mạch điện như sau:

+ Tiếp điểm thường đóng mở trễ.

+ Tiếp điểm thường mở đóng trễ.



+ Ký hiệu trên mạch điện.

CB: Thiết bị đóng ngắt Áptomat

Cos: công tắc

th : Tiếp điểm của rơle nhiệt độ.

: Thanh lưỡng kim

: Dây điện trở.



4.3. CÁC MẠCH ĐIỆN CỦA HỆ THỐNG

4.3.1. MẠCH ĐIỆN ĐỘNG LỰC



4.3.2 MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN.


4.4. THUYẾT MINH MẠCH ĐIỆN.

Khi muốn cho hệ thống hoạt động ta phải khởi động bơm, quạt dàn ngưng trước, sau đó mới khởi động máy nén.



4.4.1. MẠCH KHỞI ĐỘNG BƠM NƯỚC VÀ QUẠT DÀN NGƯNG.

Trên bảng điện điều khiển chính CONTROL PANEL bật công tắc ON cấp nguồn cho bơm nước và quạt dàn ngưng làm việc. Động cơ bơm nước và quạt dàn ngưng chạy sẽ làm đóng tiếp điểm MC5 và MC6 thường mở trên mạch điện khởi động máy nén. Khi khởi động bơm nước và quạt dàn ngưng trước khi máy nén chạy ta nên khởi động theo chế độ MANUAL đến khi hệ thống chạy ổn định thì ta chuyển sang chế độ AUTO.



4.4.2. KHỞI ĐỘNG BƠM DẦU

Trên MINITOR nhấn ESC để vào MENU sau đó nhấn phím 2 vào bảng điều khiển chính sau đó chuyển chế độ làm việc của hệ thống sang chế độ MANUAL, chọn đến thiết bị bơm dầu sau đó nhấn START/STOP, bơm dầu làm việc ép cho thanh giảm tải đóng kín khoang hút của máy nén và bơm dầu vào bôi trơn cho máy nén.



4.4.3. KHỞI ĐỘNG MÁY NÉN

Trên MINITOR nhấn ESC để vào MENU sau đó nhấn phím 2 vào bảng điều khiển chính sau đó chuyển chế độ làm việc của hệ thống sang chế độ MANUAL, chọn đến thiết bị MÁY NÉN sau đó nhấn START/STOP cấp điện điều khiển cho cuộn dây hút làm đóng tiếp điểm thường mở AX7, khi quạt và bơm nước dàn ngưng làm việc thì các tiếp điểm MC5 và MC6 đã đóng lại nên máy nén được khởi động SAO/TAM GIÁC.

Ban đầu do tiếp điểm MS1 và TR thường đóng nên nguồn điều khiển được cấp cho cuộn dây MC1 và rơle thời gian TR thông qua tiếp điểm thường đóng MS1 làm tiếp điểm thường mở MC1 đóng lại, máy nén khởi động ở chế độ SAO. Sau khoảng thời gian cài đặt trên TR thì TR tác động mở tiếp điểm thường đóng và đóng tiếp điểm thường mở TR cấp nguồn điều khiển cho cuộn dây MD1 thông qua tiếp điểm thường đóng MS1, làm đóng tiếp điểm thường mở MD1, máy nén chuyển sang làm việc ở chế độ TAM GIÁC.

4.4.4. MẠCH GIẢM TẢI

Trong quá trình hoạt động của máy nén lạnh nhiệt tải của tủ đông luôn thay đổi do đó năng suất lạnh của máy nén cũng thay đổi theo. Nếu nhiệt tải giảm, quá trình sôi của môi chất trong dàn lạnh giảm đi, lượng hơi tạo ra ít. Do đó nếu không giảm năng suất lạnh của máy nén đi thì máy nén có nguy cơ hút phải lỏng dẫn đến ngập dịch. Vì vậy phải điều chỉnh năng suất lạnh của máy nén cho phù hợp với nhiệt tải của tủ đông trong quá trình hoạt động của máy nén.

Để điều chỉnh năng suất lạnh của máy nén người ta điều chỉnh năng suất lạnh của máy thông qua điều chỉnh áp suất hút tác động đến cơ cấu giảm tải cụ thể là dùng bơm dầu ép thanh trượt giảm tải đóng bớt độ mở của cửa khoang hút, dẫn đến giảm tải cho máy nén.

4.4.5. CẤP DỊCH VÀ BẢO VỆ MỨC DỊCH BÌNH TUẦN HOÀN.

Khi máy nén hoạt động, các cuộn dây AX chịu tác động của rơle phao trên BCTA.

Khi mức dịch trong bình tuần hoàn cao quá mức cho phép thì công tắc phao trên Van tiết lưu phao cấp dịch làm việc ngừng cấp dịch cho BCTA. Khi múc dịnh trong BCTA giảm xuống thì van phao tác động mở cấp dịch cho BCTA.

4.4.6. MẠCH ĐIỀU KHIỂN BƠM CẤP DỊCH.

Bình thường khi mức dịch trong bình tuần hoàn chưa xuống đến mức quá thấp thì công tắc phao FS2 chưa hoạt động và tiếp điểm FS2 vẫn mở. Cuộn dây AX/9 chưa có điện. Tiếp điểm thường đóng của mạch bơm dịch đóng. Công tắc Cos5 ở vị trí AUTO cấp điện cho cuộn dây điều khiển của bơm (52/P3) và bơm dịch vào tủ đông.

Khi mức dịch trong bình tuần hoàn xuống quá thấp thì công tắc phao FS2 đóng lại. Cấp điện cho cuộn dây (AX/9) làm tiếp điểm thường đóng Ax-9 mở ra. cuộn dây (52/P3) của bơm cấp dịch mất điện và ngừng bơm.

4.4.7. MẠCH CẤP DỊCH CHO TỦ ĐÔNG

+ Với mạch cấp dịch cho tủ đông tiếp xúc.

-Việc cấp dịch có thể bằng tay hoặc tự động:

Cấp dịch tự động: Bật công tắc Cos sang vị trí AUTO. Ở chế độ này việc cấp dịch chỉ dừng khi nhiệt độ tủ đạt yêu cầu. Khi máy nén dừng thì mạch cấp dịch cũng đóng.

Cấp dịch bằng tay: Bật công tắc Cos sang vị trí MAN. Ở chế độ này việc cấp dịch có thể thực hiện ngay cả khi máy nén dừng hoạt động, miễn là nhiệt độ tủ không quá thấp hơn nhiệt độ điều chỉnh trên rơle nhiệt độ.

+ Đối với mạch cấp dịch cho tủ đông băng chuyền cũng tương tự như vậy.



4.4.8. MẠCH BÁO ĐỘNG SỰ CỐ

+ Đối với mạch báo động sự cố máy

Trong quá trình hoạt động của hệ thống, nếu có những sự cố xẩy ra như: áp suất nước quá thấp, áp suất nén quá cao, áp suất dầu quá thấp, thì các cuộn dây (AX/1), (AX/2), (AX/3), (AX/4), (AX/5), (AX/6) sẽ có điện và điều khiển các tiếp điểm tương ứng đóng mạch báo động sự cố làm các đèn đỏ sáng và chuông reo.

Khi ta nhấn ALAM STOP thì chuông báo động sự cố ngừng reo và đèn báo động sự cố vẫn sáng.

Khi sử lý xong sự cố nhấn nút RESET để tắt đèn báo sự cố và đưa thiết bị bảo vệ vào hoạt động.

4.5. VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH.

Vận hành hệ thống máy nói chung và hệ thống lạnh nói riêng phải tuân thủ theo những thao tác đã được quy định để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, đồng thời phải đảm bảo cho hệ thống họat động máy làm việc ổn định, các thông số phải đạt yêu cầu công nghệ đề ra, năng suất lạnh đạt lớn nhất và hiệu quả cao nhất.



4.5.1. VẬN HÀNH MÁY NÉN

4.5.1.1. Công tác chuẩn bị.

- Đây là giai đoạn rất quan trọng vì nó quyết định nhiều công việc tiếp theo. Công tác chuẩn bị bao gồm:

- Xtôi nhật ký vận hành để biết được lý do của lần ngừng máy trước đó, nếu trước đó ngừng máy vì sự cố thì phải kiểm tra xem sự cố đã khắc phục chưa. Nếu chưa thì phải có biện pháp khắc phục ngay. Nếu được phép chạy máy thì chuẩn bị các bước tiếp theo.

- Kiểm tra bên ngoài máy nén và các thiết bị chuyển động xem có vật gì gây trở ngại sự làm việc bình thường của thiết bị hay không, nếu có thì phải loại bỏ ngay các chướng ngại vật để tránh gây va đập.

- Kiểm tra mức nước trong bể dàn ngưng đồng thời kiểm tra chất lượng của nước xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không. Nếu không đảm bảo yêu cầu thì phải bỏ để bổ sung nước mới, nước sạch

- Kiểm tra các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ hệ thống

- Kiểm tra hệ thống điện trong tủ, đảm bảo trong tình trạng hoạt động tốt.

- Kiểm tra tình trạng của các van.

+ Các van thường đóng: Van xả đáy các bình, van nạp môi chất, van by_pass, van xả khí không ngưng. Riêng van chặn trên đường hút khi dừng máy thường phải đóng và khi hoạt động mở từ từ.

+ Tất cả các van còn lại đều ở trạng thái mở. Đặc biệt lưu ý van đầu đẩy của máy nén, van chặn các thiết bị đo lường và bảo vệ luôn phải mở.

+ Các van điều chỉnh: Van tiết lưu tự động, rơle nhiệt, rơle áp suất…chỉ có người có trách nhiệm mới được mở và điều chỉnh.

4.5.1.2. Khởi động máy nén và giám sát

Phải tuân thủ các thao tác sau:

- Trước khi khởi động máy nén thì nhất thiết phải khởi động bơm nước và quạt dàn ngưng trước.

Nhấn nút ON để khởi động bơm nước dàn ngưng.

Nhấn nút ON để khởi động quạt giải nhiệt.

- Giảm tải cho máy nén.

- Nhấn nút START khởi động cho máy nén.

- Mở từ từ van chặn hút của máy nén. Nếu như mở nhanh có thể gây ra ngập dịch máy nén, mặt khác khi mở quá lớn dòng điện động cơ cao sẽ quá dòng không tốt. Trong quá trình mở từ từ van chặn hút thì phải quan sát đồng thời cả đồng hồ áp suất hút và am pe kế.

- Tiếp tục mở van chặn hút cho đến khi mở hoàn toàn nhưng dòng điện máy nén không được lớn quá quy định.

- Bật công tác cấp dịch cho dàn lạnh, bình trung gian và bình chứa tuần hoàn.

- Thông qua kính xem mức dầu ở cácte máy nén, nếu thấy dầu sủi bọt hay nghe tiếng gõ bất thường thì phải ngừng máy ngay.

- Ghi lại toàn bộ các thông số hoạt động của hệ thống. Các số liệu bao gồm: điện áp nguồn, dòng điện các thiết bị, nhiệt độ đầu đẩy, nhiệt độ đầu hút, nhiệt độ của tủ đông, áp suất đầu đẩy, áp suất đầu hút, áp suất trung gian, áp suất dầu và áp suất nước.



4.5.2. VẬN HÀNH THIẾT BỊ LẠNH

4.5.2.1. Vận hành tủ đông tiếp xúc

+ Trước khi đưa hàng vào cấp đông thì các tấm truyền nhiệt phải được xả tuyết sạch sẽ, khô ráo và phải chạy máy trước để hạ nhiệt độ của tủ đông xuống.

+ Xếp các khuôn sản phẩm lên các tấm truyền nhiệt một cách nhẹ nhàng. Các khuôn đựng sản phẩm được xếp từ dưới lên và phải có chiều cao bằng nhau, đáy bằng phẳng không được thủng.

+ Cho bơm dầu hoạt động để hạ các tấm truyền nhiệt xuống áp sát vào các khuôn đựng sản phẩm một cách nhẹ nhàng, từ từ. Khi các tấm truyền nhiệt vừa tiếp xúc với các khuôn thì nhấn OFF để ngừng không cho các tấm truyền nhiệt ép chặt quá gây hư hỏng các khuôn, hỏng các tấm truyền nhiệt và làm quá tải bơm dầu.

+ Khi lấy hàng ra không được dùng các vật sắc nhọn, búa để cậy các khuôn do tuyết bám.

+ Khi các tấm truyền nhiệt bám quá nhiều tuyết thì ta phải ngừng cấp dịch để chạy rút gas thật kỹ sau đó ngừng máy nén và sử dụng vòi phun nước phun vào các tấm truyền nhiệt để xả tuyết.

+ Nếu tủ ngừng hoạt động trong thời gian dài thì phải dùng các tấm gỗ để kê vào giữa các tấm truyền nhiệt tránh cho các tấm truyền nhiệt khỏi bị võng, nứt các mối hàn.

+ Người không có trách nhiệm không được tự ý mở cửa tủ đông hoặc điều khiển ben thủy lực, cấp dịch, tắt các công tác trong khi tủ đang hoạt động.



4.5.2.2. Vận hành tủ đông băng chuyền

Trước khi vận hành tủ đông băng chuyền thì dàn lạnh của tủ đông phải được xả tuyết sạch sẽ, bề mặt dàn khô ráo, không có nước xả tuyết bám lại. Băng tải đã được vệ sinh sạch và khô ráo, không có nước bám trên băng tải, các cửa tủ phải ở trạng thái đóng.

Sau khi máy nén đã hoạt động thì tiến hành vận hành tủ đông.

Nhấn nút ON để khởi động các quạt dàn lạnh của tủ đông.

Khi nhiệt độ tủ đạt khoảng –350C thì ta nhấn nút ON để khởi động môtơ băng chuyền.

Khi nhiệt độ trong tủ đạt < - 400C thì ta tiến hành rải cá Phile vào băng chuyền và đưa vào cấp đông.



4.5.2.3. Vận hành kho bảo quản.

+ Trước khi đưa kho bảo quản vào sử dụng thì phải dọn vệ sinh sạch sẽ và phải chạy máy trước khi nhập hành vào kho cho đên khi nhiệt độ trong kho đạt nhiệt dộ yêu càu của quá trình bảo quản thi mới nhập hành vào.

+ Xếp các kiện hàng trong kho lên giá bảo quản một cách nhẹ nhàng. Các kiện hàng phải được sắp xếp từ trên xuống dưới. Khi lấy hàng ra thực hiện lấy các kiện hàng phía dưới trước, các kiện hàng bên trên sau.

+ Dàn lạnh phải được xả tuyết định kì tránh hiện tượng bám quá nhiều tuyết làm giảm hệ số truyền nhiệt k, dẫn dến làm dao động nhiệt độ trong kho.



4.5.3. DỪNG MÁY

Việc dừng máy có thể diễn ra trong những tình huống khác nhau:

Dừng máy chủ động, tức là dừng máy có kế hoạch.

Dừng máy một cách bị động, tức là dừng máy ngoài ý muốn chủ quan của con người.



4.5.3.1. Dừng máy bị động.

Là việc dừng máy diễn ra một cách đột ngột, do các nguyên nhân như điện mất pha, môtơ rú, máy gặp sự cố…

+ Cách dừng:

Nhấn nút OFF để cúp điện cho máy nén.

Đóng van chặn hút.

Ngừng cấp dịch cho dàn lạnh.

Tắt tất cả các phần còn lại đã thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị và khởi động máy nén.

4.5.3.2. Dừng máy chủ động

Việc dừng máy theo kế hoạch cho trước

+ Cách dừng:

Ngừng cấp dịch, tắt tất cả các công tắc cấp dịch cho dàn lạnh, bình chứa tuần hoàn.

Chạy rút gas sơ bộ cho hệ thống do hệ thống có sử dung BCTA cấp dịch tuần hoàn cho dàn lạnh.

Tắt máy nén: trên MINITOR CPIII nhấn ESC để vào MENU, sau đó nhấn phím 2 vào CONTROL-PANEL chuyển từ chế độ AUTOMATIC sang chế độ MANU sau đó nhấn phím giảm tải cho đến khi độ mở của SV dưới 1,5% hoặc về 0% sau đó nhấn phím START/STOP để tắt máy nén.

Ngắt aptomat của các thiết bị.

Ghi nhật ký vận hành.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3
UploadDocument server07 id24231 50525 -> ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
UploadDocument server07 id24231 50525 -> THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Nghiên cứU ĐẶC ĐIỂm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh việN Đa khoa trung ƣƠng thái nguyêN

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương