MỤc lục chương một: CÁc khái niệm chung về sinh thái họC



tải về 3.98 Mb.
trang18/24
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích3.98 Mb.
#39208
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   24
Bọ ba khoang bắt sâu cuốn lá

Vật ký sinh và vật ăn mồi có nhiều dạng:

- Dạng ăn nhiều loài (Poliphaga hay Omnivor): Có thể ăn nhiều loài khác nhau như động vật hay côn trùng phá hoại nhiều loại cây trồng;

- Dạng ăn ít loài (Oligophaga): Chỉ ăn hay phá hoại một vài loài bà con gần nhau, như các loài côn trùng chỉ phá một họ cây cỏ;

- Dạng ăn một loài (monophaga): Chỉ ăn hay phá một loài như sâu đục thân lúa 2 chấm, con tằm...

Lúc sinh vật sống ở điều kiện tốt nhất thì ký sinh có thể có, nhưng ít gây hại. Khi gặp điều kiện thuận lợi, ký sinh có thể phát triển rất mạnh gây thành dịch và tiêu diệt thực vật.

Mỗi vật chủ có cách sống riêng để chống lại vật ăn hay vật ký sinh trên nó, đó là tính chống chịu sâu bệnh của các sinh vật. Tính chống chịu này được hình thành trong quá trình chọn lọc tự nhiên lâu đời. Đối với các hệ sinh thái bền vững, bởi sự tiến hóa của các quần thể vật sống, mối quan hệ tiêu cực giữa các thành phần sống trong hệ sinh thái sẽ được giảm bớt. Ngay trong các vật ăn nhau và vật ký sinh cũng có những mối quan hệ rất phức tạp. Có những loài lại ăn nhau hoặc ký sinh trên ký sinh. Nhìn chung các mối quan hệ này góp phần vào việc tạo nên sự bền vững của các hệ sinh thái. Trong hệ sinh thái nông nghiệp, mối quan hệ ký sinh và ăn nhau rất quan trọng. Các loài sâu và vi sinh vật gây bệnh phá hại phần lớn năng suất sơ cấp và thứ cấp của các hệ sinh thái nông nghiệp.

4.5.3.4. Sự cộng sinh


Sự cộng sinh là mối quan hệ tích cực của các quần thể vật sống, chúng sống hợp tác và giúp ích lẫn nhau. Trong trường hợp này hai loài thường có nhu cầu khác nhau. Phổ biến nhất là sự cộng sinh giữa vật sống tự dưỡng và dị dưỡng như cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần và cây bộ đậu. Nói chung trong các hệ sinh thái thành thục, quan hệ ký sinh được thay thế bằng quan hệ cộng sinh. Đặc biệt trong trường hợp một nguồn dự trữ nào đấy của môi trường bị giới hạn thì vật sống phải tương trợ nhau để cùng tồn tại.

Vi khuẩn nốt sần sống trên rễ cây bộ đậu góp phần quan trọng vào việc bổ sung đạm cho cây bộ đậu, ngược lại cây bộ đậu quang hợp tổng hợp các chất hữu cơ nuôi sống vi khuẩn nốt sần. Tương tự như vậy tảo sống cộng sinh trên cánh bèo hoa dâu cung cấp đạm cho bèo sinh trưởng phát triển và bèo lại nuôi tảo.

Ngày nay người ta thấy mối quan hệ cộng sinh không chỉ có ở hai sinh vật cùng sống trên một cơ thể. Mối quan hệ giữa vi sinh vật sống ở vùng rễ với cây trồng cũng có thể coi là quan hệ cộng sinh. Rễ cây tiết ra các chất cần thiết cho sự sống của các vi sinh vật đất hay lông rễ chết đi làm thức ăn cho chúng. Các vi sinh vật ở vùng rễ đó tổng hợp nên các axit amin, vitamin và các chất kích thích sinh trưởng cho cây trồng. Người ta còn thấy các vi sinh vật vùng rễ cũng có khả năng tổng hợp một lượng đạm đáng kể để cung cấp cho cây trồng.


4.6. SINH THÁI HỌC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

4.6.1. Tầm quan trọng của sinh thái học với sự phát triển NN (tự học)


Việc phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải xét đến toàn bộ ngành nông nghiệp trên quan điểm hệ thống. Nghiên cứu các yếu tố, thành phần, sự hoạt động và điều khiển hệ thống này như thế nào để đạt được một năng suất sơ cấp và thứ cấp cao trong trạng thái ổn định nhất là việc làm cần thiết. Vấn đề mâu thuẫn chủ yếu hiện nay là muốn hệ sinh thái nông nghiệp có năng suất cao và ổn định thì phải có sự đầu tư hợp lý về năng lượng, vật chất. Đối với các nước đang phát triển, đây là vấn đề rất khó thực hiện, ít nhất cũng là trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, đối với các nước phát triển thì hiện tượng lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, các loại máy móc, nên dẫn đến chi phí đầu tư cao, đồng thời làm nảy sinh ô nhiễm nông sản, môi trường và đe dọa đến đời sống của mọi sinh vật, trong đó có con người. Để giải quyết vấn đề này, cần phải nghiên cứu các hệ sinh thái tự nhiên có năng suất cao như hệ sinh thái rừng nhiệt đới, nhằm áp dụng một phần sự hoạt động của các hệ sinh thái đó, đặc biệt có tác dụng lớn với các vùng trung du, miền núi.

Đặc điểm cơ bản của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới là:

- Sử dụng có hiệt suất cao các nguồn năng lượng, vật chất tự nhiên.

- Quay vòng năng lượng và vật chất với hiệu suất cao.

- Tạo các mối quan hệ nội bộ trong hệ sinh thái phức tạp để nâng cao tính ổn định của nó.

Điều khác nhau giữa hệ sinh thái nông nghiệp với hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái nông nghiệp phải cung cấp cho hệ sinh thái đô thị một số năng lượng ngày càng cao. Như vậy, để đảm bảo cho hệ sinh thái nông nghiệp được ổn định và để bù vào số năng lượng bị lấy đi hàng năm thì phải đầu tư vào hệ sinh thái này một số năng lượng hóa thạch ngày càng lớn. Ở những nước có nền nông nghiệp tiên tiến, năng lượng đầu tư vào đã vượt quá năng lượng lấy đi nhiều lần. Điều này đã đóng góp tích cực vào nạn gây ô nhiễm môi trường ngày càng thêm trầm trọng.

Việc đầu tư năng lượng hóa thạch vào các hệ sinh thái nông nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là làm thế nào để có một sự đầu tư hợp lý mà thu được năng suất cao nhất, bảo vệ và tăng cường được các nguồn lợi tự nhiên mà không làm ô nhiễm môi trường.

Việc sử dụng tốt nhất các nguồn lợi và các mối quan hệ của hệ sinh thái với hiệu quả đầu tư năng lượng hóa thạch cao nhất là mục tiêu của nền nông nghiệp sinh thái. Mục tiêu này nhằm đẩy mạnh sự phát triển một nền nông nghiệp tiên tiến và bền vững.

Muốn xây dựng nền nông nghiệp sinh thái cần phải phát triển khoa học sinh thái nông nghiệp. Nông nghiệp sinh thái không đồng nghĩa với nông nghiệp sinh học hay nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp sinh học là phương hướng của nền nông nghiệp đang phát triển ở các nước Tây Âu trong thời gian gần đây. Theo khuynh hướng này, nền nông nghiệp phải trở lại với các biện pháp cổ truyền như dùng phân hữu cơ, luân canh, không dùng phân hóa học, thuốc phòng chống sâu bệnh và cỏ dại (Aubert,1970). Nền nông nghiệp sinh thái không loại trừ phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… mà sử dụng chúng một cách hợp lý và có hiệu quả tránh gây ô nhiễm môi trường.

Nền nông nghiệp sinh thái cần phải đảm bảo theo những nguyên tắc sau:

- Không phá hoại môi trường, vấn đề chủ yếu ở đây là môi trường đất. Phải coi đất là vật thể sống, đất sống là đất có nhiều cơ thể sinh vật. Hoạt động của các động vật và vi sinh vật đất là yếu tố quyết định cho sức khỏe và độ phì nhiêu mầu mỡ của đất. Muốn thế đất phải được nuôi dưỡng và chăm sóc để nó sống mãi. Tức là phải thường xuyên bón phân hữu cơ, che phủ mặt đất, chống xói mòn và khử các yếu tố gây độc hại cho đất như các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp.

- Đảm bảo cho năng suất, sản lượng ổn định. Muốn vậy phải tăng tính đa dạng sinh học để đảm bảo được cân bằng sinh thái. Sản xuất độc canh là một hệ sinh thái bất ổn định, rất mẫn cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường. Đồng thời tính đa dạng sinh học cũng là đa dạng hóa các nguồn thu nhập, giảm nguy cơ thất bát toàn bộ mùa màng. Như vậy, chúng ta cần trồng nhiều loại cây khác nhau với các hình thức luân canh, xen canh, gối vụ. Tích cực lai tạo, chọn lọc để tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao. Canh tác theo các mô hình nông lâm kết hợp đồng thời phải bảo tồn các giống loài khác (ong, các gia súc,…).

- Đảm bảo khả năng thị thực, không phụ thuộc. Đặc biệt đối với hàng nước ngoài phải hết sức hạn chế hoặc không lệ thuộc vào chúng. Tuy nhiên, nếu điều kiện cho phép vẫn có thể sự dụng các công nghệ nước ngoài, song phải thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và điều kiện sinh thái của địa phương mình, góp phần làm phong phú thêm nền nông nghiệp bản xứ của địa phương mình. Canh tác bản xứ biết kết hợp hài hòa với việc sử dụng đất hữu hiện và lâu bền hơn được người ta gọi là sự tổng hợp của canh tác sinh thái.

Mong muốn của các nhà sinh thái là làm thế nào đạt được năng suất cao đối với các hệ sinh thái nông nghiệp song với một lượng đầu tư ít nhất. Điều đó không phải chỉ do yêu cầu của việc bảo vệ môi trường sống, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng một sinh quyển với sự thông minh của con người mà còn là do sự phát triển của các nước đang phát triển.


4.6.2. Sơ lược lịch sử của sản xuất nông nghiệp


Sản xuất nông nghiệp chính là tác động của con người (bằng trí tuệ, vật tư, công cụ và bằng sức lao động của con người) vào thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp được tóm tắt qua công thức sau:

Người ta chia lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp làm ba giai đoạn:


- Giai đoạn nông nghiệp thủ công


Bắt đầu từ khi con người biết làm ruộng, chăn nuôi (cách đây khoảng 14 -15 ngàn năm, vào thời đồ đá giữa) cho tới khi phát minh ra máy hơi nước ở thế kỷ thứ 18. Thời kỳ này, con người đã tác động vào thiên nhiên chủ yếu và phổ biến là lao động sống, lao động cơ bắp đơn giản của con người; vật tư, kỹ thuật và công cụ lao động cũng rất đơn giản; trí tuệ lúc này chủ yếu là kinh nghiệm truyền miệng. Vì thế, sản phẩm nông nghiệp làm ra chưa được nhiều, con người tác động vào thiên nhiên mới chỉ có hạn. Hệ sinh thái nông nghiệp đầu tiên mà con người tạo nên là hệ sinh thái đồng cỏ, sau đó các hệ sinh thái nông nghiệp khác lần lượt được ra đời.

Sau cách mạng máy hơi nước, sức người dồn vào cải tiến công cụ lao động. Vật tư, kỹ thuật nhờ vào công nghiệp cơ khí phát triển. Khai thác hóa chất và đầu tư năng lượng ngày càng cao. Việc đổi mới công cụ lao động và tăng cường đầu tư vào nông nghiệp đã ảnh hưởng rất mạnh đến nền sản xuất của con người và nền nông nghiệp lúc này chuyển sang giai đoạn hai, đánh dấu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bắt đầu trong nông nghiệp, lúc này trong nông nghiệp có những bước nhảy vọt.


- Giai đoạn nông nghiệp cơ giới hóa


Bắt đầu từ thế kỷ thứ XVIII, đến những năm 1970 của thế kỷ XX, vật tư, kỹ thuật, công cụ cho sản xuất nông nghiệp có những bước tiến nhảy vọt. Với trình độ dân trí cao hơn giai đoạn trước, con người đã biết vận dụng các công cụ vật tư được ra đời và cải tiến thường xuyên vào sản xuất nông nghiệp. Lao động sống được hòa nhập vào vật tư và công cụ lao động không ngừng được cải tiến.

Con người ngày càng tăng cường việc đầu tư về kỹ thuật và đổi mới công cụ, sản phẩm làm ra ngày một nhiều. Con người đã tiến hành “5 hóa” trong nông nghiệp như: cơ khí hóa, điện hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa và sinh học hóa. “5 hóa” này mang tính chất bộ phận, giải quyết từng khâu về công cụ và vật tư lao động. Nhờ có sự kết hợp hài hòa của “5 hóa” mà sức mạnh của con người được nâng lên nhiều lần. Song, do con người sử dụng quá nhiều năng lượng đầu tư mà chủ yếu là năng lượng hóa thạch (phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,…) tác động vào tự nhiên một cách thô bạo và dữ dội, làm cho thiên nhiên chịu nhiều tổn thất dẫn đến tự nhiên có nhiều phản ứng trở lại làm vô hiệu hóa tác động của con người và nhiều khi đã gây nên những hậu quả tai hại buộc con người phải gánh chịu.

Mặt khác, do con người làm ô nhiễm môi trường sinh sống và sản xuất (môi trường đất, nước, không khí …) nên ngoài thiếu ăn, thiếu mặc, con người còn thiếu cả môi trường trong lành để sinh sống. Trước những phản ứng của tự nhiên, bắt buộc con người phải xem xét, cân nhắc trong mọi hành động hàng ngày của họ mỗi khi tác động vào thiên nhiên. Vì vậy, nền nông nghiệp trên thế giới lại tiếp tục được chuyển lên giai đoạn thứ ba.

- Giai đoạn làm nông nghiệp trên cơ sở khoa học (làm nông nghiệp trên cơ sở sinh thái học - tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp)


Trong giai đoạn này, con người làm nông nghiệp phải phù hợp với các quy luật khách quan của tự nhiên, của các hệ sinh thái nông nghiệp. Làm nông nghiệp chủ yếu và phổ biến là dựa vào trí tuệ để điều khiển sự hoạt động hài hòa của các hệ thống sản xuất nông nghiệp, nhằm xây dựng một nền nông nghiệp phát triển và bền vững. Khoa học kỹ thuật thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Như vậy con người mới thoát được những bế tắc trong sản xuất do các giai đoạn trước gây nên, mới thắng được lực cản của tự nhiên.

Ở giai đoạn này, con người vẫn tiến hành cơ khí hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa, và sinh học hóa nhưng trên cơ sở trí tuệ để sử dụng công cụ hợp lý chứ không để cho công cụ, vật tư chi phối, trói buộc như ở giai đoạn hai (giai đoạn nông nghiệp cơ giới hóa) ở các nước tư bản.

Một vài nước đã thực hiện nền nông nghiệp ở giai đoạn ba đối với một số cây trồng (trong đó có cả Việt Nam) song nhìn chung còn chưa rõ nét, thực tiễn còn chưa phổ biến, mới biểu hiện ở lý thuyết hệ thống cấu trúc. Con người đang và sẽ phải xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái hoàn thiện.

Một số nhà khoa học cho rằng, công nghiệp muốn phát triển thì phải sinh học hóa, còn nông nghiệp muốn phát triển thì phải hiểu thiên nhiên hơn. Thiên nhiên vừa là đối tượng lao động vừa là vật tư, là nguồn tài nguyên môi trường. Các tác giả này cho rằng con người không ngừng đầu tư về tài năng, trí tuệ để cải tiến và nâng cao hiệu quả của vật tư và lao động, phải có trí tuệ để hiểu quy luật thép của tự nhiên, từ đó sử dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên, sử dụng và chế ngự thiên nhiên phục vụ cho lợi ích của con người. Quy trình công nghệ trong nông nghiệp thực thất là những nguyên tắc xuất phát từ bản chất sinh vật đó. Trí tuệ con người đã chắt lọc ra từ những nguyên tắc này, đồng thời áp dụng chúng một cách sáng tạo trong thực tiễn sản xuất, từ đó mà điều khiển sự hoạt động của các hệ sinh thái nhằm thu được năng suất cao, phẩm chất tốt, đồng thời giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường.

* Tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp


Chúng ta đều biết, sản xuất nông nghiệp chính là con người đã tác động vào tự nhiên bằng cả trí tuệ và sức lao động của mình để tạo ra các nông sản, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong các hệ sinh thái nông nghiệp con người là thành viên quan trọng nhất. Trong sự phát triển của các hệ sinh thái con người luôn giữ vai trò chủ động, họ có thể lựa chọn con đường đúng duy nhất, phù hợp với lợi ích và trí tuệ của mình. Con người có thể điều khiển các hệ sinh thái theo hướng có lợi nhất cho mình. Mặt khác con người không chỉ giới hạn mục tiêu của mình trong việc tạo ra những sản phẩm có ích cho con người ở giai đoạn trước mắt mà họ còn nghĩ đến lợi ích của nhiều thế hệ tiếp theo, đó chính là tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp. Vậy, “Tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp” chính là yêu cầu cơ bản của một nền nông nghiệp tiên tiến.

Khái niệm: Tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp là chọn một phương thức sản xuất hợp lý nhất, tốt nhất trong từng điều kiện cụ thể.

Trong sản xuất nông nghiệp, tối ưu hóa phải đảm bảo bốn nội dung sau:

- Thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp, có nghĩa là phải đạt được năng suất cây trồng và vật nuôi ngày càng cao, sản lượng nông nghiệp lớn, phẩm chất nông sản tốt, với mức đầu tư chi phí thấp, đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Thỏa mãn nhu cầu này nhưng không làm ảnh hưởng đến các nhu cầu khác của con người.

- Thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không làm hại đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai.

- Con người vẫn sống hài hòa với thiên nhiên, con người phải là một bộ phận tích cực của thiên nhiên.




tải về 3.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương