MỤc lục chưƠng 1: MỞ ĐẦU 6



tải về 0.76 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.76 Mb.
#14573
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

5.2. Lập kế hoạch sử dụng đất


5.2.1. Diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng trong kì quy hoạch:

- Năm 2012: Thực hiện chuyển đổi 3,59ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (PNN) bao gồm 2,47ha đất trồng lúa nước (DLN) và 1,12ha đất nuôi trồng thủy sản (NTS) nhằm tạo quỹ đất xây dựng các công trình sau:

+ Chợ Kim Hồ (SKC) diện tích 1ha lấy từ đất nuôi trồng thủy sản (NTS)

+ Trạm công an khu vực (CAN) diện tích 0,12ha lấy từ đất nuôi trồng thủy sản (NTS) khu vực thôn Kim Hồ.

+ Xây dựng trường mầm non trung tâm xã (CTS) diện tích 1,46 ha lấy từ đất trồng lúa nước (DLN) khu vực trung tâm xã.

+ Quy hoạch mới nghĩa trang thôn Kim Hồ (NTD) diện tích 0,85ha lấy từ đất trồng lúa nước (DLN).

+ Ngoài ra chuyển đổi 0,96ha đất trồng lúa nước (DLN) sang đất dãn dân tại thôn Chi Đông (DNT).

- Năm 2013: Thực hiện chuyển đổi 8,53 ha đất nông nghiệp (NNP) bao gồm 4,68 ha đất trồng lúa nước và 3,85ha đất trồng cây hàng năm (HNK). Chuyển đổi nội bộ 5 ha đất trồng lúa nước sang đất nông nghiệp khác (NKH):

+ Xây dựng nhà văn hóa và sân bóng Chi Nam (CTS) diện tích 0,27ha

+ Xây dựng trung tâm sơ chế đóng gói và giới thiệu sản phẩm rau sạch 1,19ha (HNK)

+ Xây dựng sân bóng Kim Hồ 0,34ha (CTS) chuyển đổi từ đất trồng lúa nước (DLN).

+ Xây dựng trung tâm thể dục thể thao toàn xã rộng 1,84 ha (CTS) chuyển đổi từ đất trồng lúa nước (DLN).

+ Thực hiện chuyển đổi 3,5ha đất bao gôm 2,5 ha đất trồng lúa nước (DLN) và 1ha đất trồng cây hàng năm (HNK) tạo quỹ đất xây dựng các công trình hạ tầng giao thông theo Quy hoạch bao gồm đường dốc đê Chi Đông đi đường 181; đường 13,5m từ trung tâm xã đi kênh Bắc Hưng Hải và hệ thông kênh mương giao thông nội đồng.

Thực hiện chuyển đổi 5ha nội bộ đất nông nghiệp từ đất trồng lúa nước (DLN) sang đất nông nghiệp khác NKH, xây dựng khu chăn nuôi tập trung tại khu vực thôn Gia Lâm giáp xã Trí Quả.

- Năm 2014: Thực hiện chuyển đổi 11,32ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp bao gồm 5,00ha đất trồng lúa nước (DLN) và 6,32 ha đất trồng cây hàng năm (HNK).

+ Quy hoạch nghĩa trang của thành phố Hà Nội (DNT) 6,32ha tại khu vực chân đê sông Đuống thuộc thôn Sen Hồ chuyển từ đất trồng cây hàng năm (HNK).

+ Xây dựng khu đất dãn dân 0,36ha (DNT) tại thôn Sen Hồ chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm (HNK).

+ Chuyển đổi 4,5ha đất (DLN) tạo quỹ đất xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi…

+ Chuyển đổi 0,5ha đất trồng lúa nước (DLN) xây dựng trạm cấp nước Lệ Chi

- Năm 2015: Thực hiện chuyển đổi 8,17ha đất nông nghiệp bao gồm 2,5ha đất trồng lúa nước (DLN) và 5,67ha đất trồng cây hàng năm (HNK) sang đất phi nông nghiệp; 3,87 ha đất trồng lúa nước (DLN) sang đất ở mới (DNT); chuyển đổi nội bộ 4 ha đất trồng cây hàng năm (HNK) sang đất nông nghiệp khác (NKH):

+ Chuyển đổi 2 ha đất trồng lúa nước (DLN) sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông, thủy lợi…

+ Chuyển đổi 3,87ha đất trồng lúa nước (DLN) sang đất ở mới (DNT) khu vực trung tâm xã.

+ Chuyển đổi 0,2ha đất trồng cây hàng năm (HNK) sang đất tập kết rác thải rắn (DRA).

+ Chuyển đổi 0,79 ha đất trồng cây hàng năm (HNK) sang đất mở rộng trường tiểu học (CTS).

+ Chuyển đổi 1,5ha đất trồng cây hàng năm (HNK) đất xây dựng sân bong Cổ Giang và Sen Hồ (CTS)

Chi tiết xem phụ lục : SDĐ-03 và SDĐ-06

5.2.2 Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

Hiện trang theo số liệu sử dụng đất xã Lệ Chi còn 1,97ha đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất xen kẹt…trong kỳ quy hoạch sẽ đưa đất này vào sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Chi tiết xem phụ lục : SDĐ- 04 và SDĐ-07

5.2.3. Kế hoạch sử dụng đất theo từng năm


Sau lập kết hoạch chuyển đổi các loại đất; lên thứ tự ưu tiên các dự án, kế hoạch sử dụng đất theo từng năm được xác định cho giai đoạn 2012- 2015.

( Chi tiết xem Phụ lục: SDĐ-05)





CHƯƠNG 6: QUY HOẠCH SẢN XUẤT

6.1. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp

6.1.1 Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp

a. Quan điểm phát triển sản xuất nông nghiệp


Quan điểm phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới là theo hướng văn minh, hiện đại, hiệu quả, bền vững.

- Phát triển nông nghiệp hiện đại trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. phát triển nông nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.

- Phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, góp phần tạo cảnh quan môi trường, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, hài hòa và bền vững với môi trường, từng bước thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, các tuyến nông nghiệp sinh thái và các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Phát triển nông nghiệp lấy thị trường đô thị làm mục tiêu phát triển, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tiến tới an ninh dinh dưỡng; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

b. Mục tiêu phát triển nông nghiệp


    - Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu

    - Tập trung ưu tiên phát triển những cây, con có lợi thế; giảm dần diện tích sản xuất cây lương thực đi đôi với việc phát triển lúa chất lượng cao; tăng sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, tập trung ngoài khu dân cư. Phát triển thủy sản theo hướng tập trung thâm canh, tăng nhanh năng suất, phát triển bền vững…


6.1.2 Quy hoạch sản xuất trồng trọt


Trên cơ sở khai thác lợi thế về sự đa dạng của địa hình, đặc điểm thổ nhưỡng đất đai của từng tiểu vùng để tạo ra sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp và mang tính sản xuất chuyên canh hàng hoá tập trung.

Dựa vào lợi thế phát triển của xã hiện tại và nhu cầu thị trường nông sản phẩm hóa hóa, định hướng bô trí cơ cấu diện tích sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương đến năm 2020. cùng với việc đầu tư mạng lưới giao thông nội đồng, kênh mương được cứng hóa, hệ thống cầu cống, hệ thống thủy lợi được đầu tư quy hoạch mới hoặc cải tạo nâng cấp đồng bộ.


a. Quy hoạch vùng chuyên trồng lúa nước


Ngoài việc phân vùng trồng lúa tại các thôn thì trong giai đoạn tới cần tập trung trồng các giống lúa mang tính chất sản xuất hàng hóa cao góp phần nâng cao giá thành của sản phẩm.

Quy hoạch vùng trồng lúa cao sản với tổng diện tích là 38 ha và được bố trí tại xóm giữa Sen Hồ 10 ha, xóm tây Sen Hồ 15 ha và tại thôn Gia Lâm là 13 ha.


b. Quy hoạch vùng trồng rau an toàn


Quy hoạch tổng diện tích trồng rau lên tới 35,8 ha và được bố trí rải rác tại các thôn. trong đó, vùng sản xuất rau tập trung được đặt tại thôn Cổ Giang với diện tích 22,8 ha.

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thêm thu nhập cho người dân thì dự kiến bố trí quy hoạch vùng sản xuất rau sạch tại khu vực nhà nhỡ 2 ha; khu vực bờ trá 3,5 ha; thôn gia lâm 5 ha và cửa đình với diện tích 8 ha. Đây là những vị trí thuận tiện nhất cho việc trồng và phát triển rau sạch của xã. Ngoài ra rau sạch còn được trồng tại các hộ gia đình.


c. Quy hoạch vùng trồng dâu, nuôi tằm


Vùng trồng dâu nuôi tằm được đặt tại đồng bãi thôn Chi Đông và Chi Nam với tổng diện tích 45 ha. ngoài ra, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vùng trồng dâu cao sản đã được quy hoạch 10 ha tại thôn Chi Đông .

d. Quy hoạch vùng trồng hoa, cây cảnh


Dự kiến quy hoạch vùng trồng hoa cây cảnh tại thôn Sen Hồ với diện tích 10 ha.

e. Quy hoạch mô hình sinh thái nông nghiệp và mô hình nông nghiệp hữu cơ


Nhằm sử dụng đất đai một cách hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường, mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp và mô hình nông nghiệp hữu cơ dự kiến quy hoạch tại đầm tiếu thôn Sen Hồ với diện tích 10 ha và đầm nang thôn Sen Hồ 10 ha.

6.1.2 Quy hoạch chăn nuôi

a. Phương án chăn nuôi


* Quan điểm định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020

- Hình thành các khu chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, tập trung ngoài khu dân cư; phát triển chăn nuôi hình thức khép kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện kiểm soát, khống chế dịch bệnh, thực hiện sản xuất hàng hóa, phục vụ chế biến và xử lý môi trường; giảm dần và từng bước hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ và có kiểm soát; đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả.

- Áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm chăn nuôi; chú trọng công tác khuyến nông nâng cao trình độ cho người chăn nuôi.

- Bên cạnh việc phát triển các khu chăn nuôi tập trung, tiến hành xây dựng cơ sở chế biến, giết mổ gia súc và gia cầm tập trung ... khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển và kinh doanh gia súc, gia cầm.

- Từng bước tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kết và quản lý theo chuỗi sản phẩm khép kín từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ. khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi.

b. Phát triển chăn nuôi lợn


Tăng nhanh giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bằng việc áp dụng các biện pháp đầu tư, thâm canh, chăn nuôi công nghiệp tập trung; tăng tỷ lệ đàn lợn xuất chuồng. không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn (theo hướng nạc, tăng tỷ lệ sử dụng giống lợn ngoại hướng nạc trong cơ cấu đàn lợn từ khoảng 75% hiện tại lên 85% vào năm 2015), đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường khả năng kiểm soát dịch bệnh nhất là những bệnh nguy hiểm, khống chế được dịch bệnh ở đàn lợn... giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Duy trì và phát triển đàn lợn theo hướng nhân rộng mô hình trang trại chăn nuôi lợn tập trung theo phương thức bán công nghiệp, chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư. Từng bước giảm chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư hiện nay từ 70% xuống còn 40% năm 2015 và tiếp tục giảm vào năm 2020.

Dự kiến quy hoạch khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư có diện tích 5 ha tại khu vực cánh đồng trà sủi, thôn Cổ Giang và khu chăn nuôi công nghệ cao tại đầm tiếu với diện tích 4 ha.

Tổng đàn lợn năm 2010 hiện có 3.800 con, sản lượng thịt hơi là 211 tấn. Dự kiến quy hoạch đến năm 2015 tổng đàn lợn đạt khoảng 6.840 con và ổn định tổng đàn đến năm 2020 là 10.260 con. sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2015 dự kiến đạt 380 tấn. đến năm 2020 sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 570 tấn.

c. Phát triển chăn nuôi trâu bò


* Trâu bò cày kéo- sinh sản: Quy mô đàn bò cày kéo có xu hướng giảm, do nhu cầu sử dụng bò làm sức kéo giảm. tuy nhiên do nhu cần sản xuất hàng hóa tăng nên đàn bò sinh sản vẫn có xu hướng tăng. năm 2010, tồng đàn bò sinh sản là 410 con. Dự kiến đến năm 2015, quy mô đàn bò sinh sản tăng lên 738 con và ổn định đến năm 2020 là 1.107 con.

* Bò thịt: Trong năm 2010, sản lượng thịt bò hơi là 44 tấn. định hướng tới năm 2015, sản lượng thịt bò hơi đạt 79 tấn và đến năm 2020 đạt 119 tấn.

Để thuận tiện cho chăn thả, cần quy hoạch khu trồng cỏ dành cho chăn nuôi với tổng diện tích 10 ha và được bố trí tại thon sen hồ 3 ha và thôn Chi Đông 7 ha.

d. Phát triển chăn nuôi gia cầm


Quy mô phát triển: hà nội là một trong những thị trường hàng đầu về nhu cầu sản phẩm gia cầm. đồng thời hà nội có các điều kiện thuận lợi để tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong đầu tư phát triển chăn nuôi gia cầm. Phát triển chăn nuôi gia cầm chủ yếu tại các huyện khu vực ngoại thành.

Năm 2011 tổng đàn gia cầm của xã đạt 12 nghìn con. dự kiến quy hoạch đến năm 2015 tổng đàn gia cầm đạt 21,6 nghìn con và ổn định dần đến năm 2020 là 32,4 nghìn con. Áp dụng biện pháp nuôi thâm canh tập trung, tăng số lứa gia cầm xuất chuồng. Đưa sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng từ 24 tấn năm 2010 tăng lên khoảng 43 tấn năm 2015 và đạt trên 65 tấn vào năm 2020.

Trong cơ cấu phát triển gia cầm của xã đạt gia cầm, đàn gà chiếm tỷ trọng chủ lực (gần 70% tổng đàn gia cầm trong giai đoạn đến năm 2020) và duy trì sản phẩm theo cơ cấu thịt - trứng như hiện tại. Trong giai đoạn phát triển tới, phương thức chăn nuôi chú trọng vào nuôi vùng tập trung công nghiệp; phấn đấu tới năm 2015 có khoảng 30% số lượng gia cầm được chăn nuôi tập trung và năm 2020 có trên 70%.

Cơ cấu đàn nuôi bên cạnh việc sử dụng các giống mới (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp), duy trì và phát triển các giống địa phương truyền thống có phẩm chất tốt nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường thủ đô. các giống địa phương chủ yếu phát triển theo quy mô nuôi phân tán. Phát triển gia cầm trong các giai đoạn tới cần đặc biệt chú trọng các biện pháp quản lý phòng trừ dịch bệnh để đối phó hữu hiệu với dịch cúm gia cầm.


e. Phát triển nuôi trồng thủy sản


Phát triển thủy sản không chỉ có ý nghĩa kinh tế trong khai thác, phát huy tiềm năng quy mô mặt nước ao, hồ, đầm, diện tích ruộng trũng,… tự nhiên và nhân tạo khá lớn đáp ứng nhu cầu thực phẩm đa dạng của thị trường thủ đô mà còn góp phần gia tăng mặt nước đáp ứng yêu cầu điều hòa, cải thiện hệ môi trường - sinh thái. Phương hướng phát triển thủy sản trong giai đoạn 2011 - 2020 là:

- Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản vùng tập trung, đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trong nuôi trồng thủy sản trên diện tích có điều kiện để tăng nhanh năng suất.

- Nuôi trồng thủy sản là hướng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản tự nhiên, gắn kết với tôn tạo cảnh quan phục vụ các hoạt động dịch vụ (du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi - giải trí,…); đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

- Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp vùng thấp trũng sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư để đảm bảo vừa có hiệu quả kinh tế cao hơn trên diện tích đất chuyển đổi, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

Với những quan điểm phát triển trên, sản lượng thủy sản dự kiến tăng từ 150 tấn năm 2010 lên 270 tấn năm 2015 và 405 tấn năm 2020.

Bảng hiện trạng và dự báo phát triển chăn nuôi của xã Lệ Chi

(Xem phụ lục: NN-01)

e. Một số giải pháp chăn nuôi


* Giống vật nuôi:

- Giống lợn: đưa các giống lợn ngoại có năng suất chất lượng cao phục vụ cho lai tạo với đàn nái nền địa phương như yorshire, landrace, duroc, pietrane, ... cải tiến nhanh công tác giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo;

- Giống bò: trên cơ sở đàn bò lai zêbu trên địa bàn toàn thành phố, tổ chức phối giống miễn phí cho các hộ dân theo phương pháp thụ tinh nhân tạo nhằm cải tiến nhanh chất lượng giống. hỗ trợ sản xuất giống bò thịt, bò sữa trên cơ sở lai tạo trên đàn bò nền của thành phố.

- Giống gia cầm: bảo tồn giống gốc gà mía, đưa giống mới vào sản xuất. nâng cao năng lực quản lý về chăn nuôi, con giống, ấp nở.

* Đẩy mạnh công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật:

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế. Tăng cường công tác truyền thông về khoa học công nghệ trong chăn nuôi. Xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi, sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng vùng sinh thái. nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về chuồng trại, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh với các loại vật nuôi. Khai thác hợp lý các giống có năng suất, chất lượng trong nước, nhập mới các loại tinh, giống mới có năng suất, chất lượng cao đưa nhanh vào sản xuất. chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất vật nuôi.

* Thức ăn chăn nuôi

- Đối với bò sữa: khuyến cáo hộ nông dân sử dụng triệt để nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp. Sử dụng các loại thức ăn công nghiệp chất lượng cao trong chăn nuôi để giảm thời gian nuôi, tăng trọng nhanh, giảm giá thành, tăng hiệu quả kinh tế. Khuyến khích các địa phương dành đất cho trồng cỏ chăn nuôi bò đặc biệt là khu vực đất dốc không bằng phẳng tại các bãi ven sông. hỗ trợ 100% giống cỏ có năng suất, chất lượng cao như cỏ va- 06, cỏ dày, cỏ hỗn hợp úc, cỏ ghi lê, cỏ sweet jum bo, mulato.

- Đối với chăn nuôi lợn, gia cầm: sử dụng các loại thức ăn công nghiệp chất lượng cao trong chăn nuôi để giảm thời gian nuôi, tăng trọng nhanh. tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong hộ dân như ngô, cám gạo, bột sắn phối trộn làm thức ăn giảm giá thành, tăng hiệu quả kinh tế.

* Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh:

Thành phố hỗ trợ các loại vacxin tiêm phòng những bệnh truyền nhiễm. thực hiện tốt việc phòng dịch và đảm bảo vệ sinh môi trường; tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường, pháp lệnh thú y và pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm. xây dựng các trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn Viet Gap. Ứng dụng công nghệ xử lý môi trường trong phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình công nghiệp.

Chuồng trại, công nghệ chăn nuôi: khuyến khích chăn nuôi theo theo kiểu chuồng kín có hệ thống làm mát bằng nước, hệ thống quạt hút, có rơle điều tiết nhiệt, nước uống, thức ăn tự động. Công nghệ chăn nuôi tiên tiến, áp dụng công nghệ cao.

Đào tạo nghề cho hộ chăn nuôi: chọn hộ chăn nuôi chủ chốt tham gia đào tạo nghề chăn nuôi tại các mô hình tiêu biểu trong và ngoài thành phố. tập huấn kỹ thuật cho hộ chăn nuôi trong vùng trọng điểm. đào tạo và tập huấn kỹ thuật cho hộ chăn nuôi, chủ động trong công tác phòng trừ dịch bệnh. Chọn hộ chăn nuôi chủ chốt đưa đi đào tạo nâng cao và tham quan học tập trong nước và nước ngoài.

* Hỗ trợ phát triển chăn nuôi.

Hỗ trợ, khuyến khích tổ chức chăn nuôi theo hướng trang trại, giết mổ, chế biến công nghiệp, tạo chuỗi liên kết theo vùng, nhóm sản phẩm tạo mối liên kết dọc gắn kết các khâu từ sản xuất chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó các doanh nghiệp giữ vai trò chính trong việc hợp đồng, bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng các chi hội, hợp tác xã sản xuất theo quy trình kỹ thuật phù hợp đối với từng loại nguyên liệu, sản phẩm.

f. Định hướng đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi


Vấn đề đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi đang là vấn đề quan tâm, vì trong quá trình tiêu thụ sản phẩm thường bị các tư thương ép giá hoặc vào mùa thu hoạch khối lượng sản phẩm nhiều nhưng chưa có thị trường tiêu thụ với khối lượng lớn dẫn đến nhiều người e dè trong đầu tư cũng như mở rộng sản xuất.

Do vậy, nên để phát triển ngành chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn thì cần phải có đầu ra cho sản phẩm ổn định thì người đầu tư phải cùng với bên khuyến nông xã nghiên cứu thị trường và tìm các đơn vị, đối tác tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người đầu tư.



Каталог: UserFiles -> phihoanglong -> QHXDNONGTHONMOI -> 2014 -> HANOI -> HUYENGIALAM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
HUYENGIALAM -> Quy ho¹ch xy dùng n ng th n míi x· B¸t Trµng – HuyÖn Gia Lm – tp. Hµ Néi
HUYENGIALAM -> Ủy ban nhân dân xã DƯƠng quang thuyết minh tổng hợP

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương