MỤc lụC 1 Triệu chứng bệnh 4


b. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển bệnh



tải về 0.49 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.49 Mb.
#27255
1   2   3   4
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển bệnh

Có nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của bệnh. Ẩm độ và lượng mưa là hai yếu tố quyết định cho sự phát sinh phát triển của bệnh bạc lá, lượng mưa lớn và nhiều kèm theo gió bão không những làm tổn thương đến lá khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản nhanh, tạo nhiều giọt dịch vi khuẩn và lây lan nhanh chóng.

Phân bón và thời kỳ bón cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát sinh phát triển của bệnh. Lượng đạm bón lớn làm thân lá phát triển mạnh, cây mềm yếu và dễ bị tổn thương nên dễ bị nhiễm bệnh. Bón sớm, tập trung sẽ giảm khả năng bị bệnh hơn so với bón muộn, rải rác. Bón đạm cân đối với lân và kali cũng làm giảm khả năng nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều đạm (>120 kg N/ ha) thì bón thêm lân và kali cũng không còn tác dụng.

Đất màu mỡ nhiều chất hữu cơ thì bệnh phát triển hơn ở chân đất cằn cỗi. Những nơi đất chua, ngập úng, nhiều mùn, lúa bị che bóng bệnh cũng phát triển mạnh hơn.

Giống cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của bệnh bạc lá. Các giống lúa cũ, lúa địa phương nhiễm bệnh nhẹ hơn so với các giống lúa nhập nội có thời gian sinh trưởng ngắn, phàm ăn. Theo điều tra của Viện bảo vệ thực vật thì các giống lúa lai Trung Quốc nhập nội từ năm 1993 – 1997 hầu hết đều bị nhiễm bệnh bạc lá với mức tỷ lệ bệnh 50-80%, cấp phổ biến là 5-7, nếu bệnh nặng năng suất giảm 20-50%.



2.1.6. Cơ sở khoa học của chọn giống kháng bệnh bạc lá lúa

Theo Viện bảo vệ thực vật thì cải tiến chế độ canh tác như: sử dụng phân bón hợp lý, đảm bảo thời vụ gieo cấy, chế độ nước tưới hợp lý và sử dụng giống chống chịu được coi là những biện pháp có hiệu lực phòng chống bệnh này. Trong đó việc sử dụng giống chống chịu được coi là biện pháp hàng đầu và có hiệu quả nhất để phòng trừ bệnh bạc lá lúa.

Bạc lá lúa xuất hiện ở tất cả các vùng trồng lúa trên thế giới. Tuy nhiên hình thức sinh sản đơn giản nhưng vi khuẩn bạc lá vẫn luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh dẫn đến cấu trúc di truyền thay đổi, từ đó tạo ra rất nhiều bệnh cùng tồn tại trên đồng ruộng (Noda và cs., 1999). Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cấu trúc di truyền của vi khuẩn là:

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý, người nông dân vì thiếu hiểu biết đã sử dụng một loại thuốc với liều lượng lớn và liên tục trên một ruộng sản xuất, làm cho vi khuẩn lúc đầu có thể bị tiêu diệt nhưng sau đó chúng trở nên nhờn thuốc và hình thành nòi mới kháng lại loại thuốc trên.

- Công tác nhập nội giống cây trồng thực hiện hậu kiểm dịch không chặt chẽ làm cho vi khuẩn tồn tại trên hạt giống di chuyển từ vùng này sang vùng khác, tạo ra sự đa dạng nòi và gây ra những khó khăn khôn lường.

- Hình thức canh tác đa dạng trồng nhiều giống lúa khác nhau (bao gồm cả lúa thường và lúa lai) trên một vùng rộng lớn trồng lúa đã tạo ra môi trường ký chủ phong phú, là điều kiện hình thành nên nhiều nòi vi khuẩn.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết thay đổi với những diễn biến phức tạp cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Do vậy, việc chọn giống chống bệnh bạc lá là rất khó. Những năm 80 của thế kỷ XX, Viện nghiên cứu lúa Quốc tế đã xác định bản chất di truyền tính chống bệnh là do gen quy định. Điều này được khẳng định chắc chắn nhờ vào những nghiên cứu của các nhà khoa học cùng những kỹ thuật hiện đại (Adhikari và Basnya, 1999; Sanchez và cs., 2000; Suparyono và Suprihanto, 2004).

Tính kháng của cây trồng là khả năng của cây làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của ký sinh sau khi có sự tiếp xúc của ký sinh với ký chủ được khởi phát. Trong tính kháng của cây trồng có tính kháng dọc (kháng chuyên nòi) do đơn gen kiểm soát và tính kháng ngang (kháng nhiều nòi) do một hoặc đa gen quyết định. Giải thích cơ chế kháng, Flor (1956) đã đưa ra thuyết “gen đối gen”: mỗi một gen quy định tính kháng của ký chủ thì có một gen đặc thù quy định tính gây bệnh của ký sinh, trước hay sau thì nó cũng thắng gen của ký chủ và cây trồng tiếp tục tiến hoá. Khi nghiên cứu bệnh bạc lá người ta nhận thấy hiện tượng ban đầu giống biểu hiện tính kháng rất tốt ở một vùng trồng nhưng sau đó một vài năm thì giống này lại trở nên nhiễm bệnh - người ta gọi đây là sự phá vỡ tính kháng (breakdown of resistance) của một giống mà nguyên nhân là sự xuất hiện của chủng vi khuẩn mới có độc tính cao hơn. Để kiểm soát sự phá vỡ tính kháng, một vài chiến lược chọn tạo giống đã được đề xuất ví dụ sự đề xuất của Ezuka và Sakaguchi (1978) như sau:

Sử dụng giống chứa gen có tính kháng ngang.

- Tổ hợp tính kháng ngang từ tính kháng dọc bằng cách: Sử dụng giống nhiều dòng (multiline) bao gồm một hỗn hợp các dòng đẳng gen, mỗi dòng có một gen kháng dọc khác nhau nhưng đồng nhất về thời gian sinh trưởng, hình thái và các thuộc tính khác; sử dụng luân chuyển các giống có các gen kháng dọc khác nhau. Sự luân chuyển có thể diễn ra theo không gian hay theo thời gian; tập hợp một lượng đủ lớn các gen kháng dọc trong một giống đơn . Thực hiện chiến lược này, nhà chọn giống cần có thông tin chính xác về nguồn bệnh cũng như thông tin về sự di truyền tính kháng của vật liệu tạo giống.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp điều tra thu thập mẫu

- Thu thập tài liệu, tìm hiểu về sự phân bố của các giống địa phương của Việt Nam qua các tài liệu khoa học liên quan;

- Điều tra thực tế như phỏng vấn, lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi lấy mẫu. Nhận dạng, mô tả tại chỗ những đặc điểm nổi bật và kế thừa các nghiên cứu có trước;

- Thu thập các mẫu hạt, bảo quản ở điều kiện phòng thí nghiệm để phục vụ các thí nghiệm ở mức phân tử.



3.2. Phương pháp đánh giá tính chống chịu bạc lá

Đánh giá tính chồng chịu bạc lá theo hướng dẫn của của Furuya và cs., 2003) như sau:

Mạ được 6-7 lá thật bắt đầu lây nhiễm. Tạo dung dịch vi khuẩn lấy nhiễm với mật độ 108 CPU/ml mà tiến hành lây nhiễm nhân tạo. Dùng kéo đã khử trùng nhúng vào dung dịch chứa vi khuẩn gây bạc lá, rồi cắt lên đầu lá khoảng 2-3 cm, cứ 3-5 lá lại nhúng lại kéo vào dung dịch khuẩn 1 lần. Lây nhiễm mỗi khóm 3 chủng vi khuẩn có độc tố đại diện trên tất cả các cá thể của các dòng. Sau 18 ngày lây nhiễm tiến hành đo chiều dài vết bệnh và phân cấp mức độ nhiễm (Furuya và cs., 2003).

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả điều tra thu thập các giống lúa nương, lúa nếp và các giống lúa địa phương của miền Bắc Việt Nam

Trong tổng số 101 các giống lúa nương, nếp và các giống địa phương thu thập và điều ở các tỉnh phía Bắc thì có tới 40 giống lúa nếp, nương và địa phương (39,6 %) kháng bệnh bạc lá tốt và 5 giống kháng ở mức trung bính (4,95%) còn lai đa phần là các giống lúa nhiễm với bệnh bạc lá. (Bảng 1).




Bảng 1: Danh sách các giống lúa nương, nếp và giống địa phương ở

phía Bắc nước ta


TT

MS giống

Tên giống

Nguồn gốc

TG

ST

Năng suất (tạ/ha)

Phẩm chất

Kháng bạc lá

Một số đặc điểm chính

1




Khẩu Mèo

-

135

78,94

Không thơm



KTB

Cứng cây yếu, đẻ nhánh mạnh

2

2505

Khẩu tan hang

-

154

45,70

Không thơm

K

Cây trung bình, đẻ nhánh cụm

3




Khẩu Dọn

-

152

65,70

Không thơm

N

Cây trung bình, đẻ nhánh yếu

4




Khẩu Lặc




133

62,51

Thơm ít

N

Hạt dài, cây trung bình, đẻ nhánh tốt

5




Khẩu Pe Lón

-

137

57,24

Thơm ít

N

Cây cứng, đẻ nhánh yếu

6




Khẩu Lệp Trọng

-

136

45,08

Thơm

N




7




Khẩu Tế lâu




144

41,05

Ít thơm

N

Hạt thóc to. Cây trung bình, đẻ nhánh cụm

8




Khẩu Tà Bổng

-

139

61,54

Thơm ít

N

Cây cứng, đẻ nhánh mạnh

9




Khẩu Lon

-

126

42,35

Thơm

K

Cây cứng, đẻ nhánh mạnh

10




Khẩu Pê

-

139

32,67

Không thơm

N

Cây thấp, cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

11




Khẩu Lương

-

126

40,35

Thơm ít

N

Cây cứng, đẻ nhánh cụm

12




Khẩu Lanh

-

143

71,97

Thơm

N

Cây trung bình, đẻ nhánh yếu

13




Khẩu Tan nương




128

371,15

Không thơm

K

Cây trung bình, đẻ nhánh cụm

14




Kháu căm pị

Hoà Bình

135

38,86

Không thơm

N

Cây cứng, đẻ nhánh yếu

15




Khẩu ba tràng




132

40,11

Thơm

N

Cây khỏe, hạt dài, đẻ nhánh tốt

16




Khẩu Tàn Bổng

-

142

34,22

Ít thơm

N

Cây cứng, đẻ nhánh yếu

17




Khẩu nua cái

-

138

36,65

Thơm ít

K

Cây cứng, đẻ nhánh mạn

18




Khẩu Ta Ức




128

45,23

Thơm

N

Hạt thóc to. Cây trung bình, đẻ nhánh cụm

19




Khẩu Hin

-

134

32,15

Không thơm

N

Cây cứng, đẻ nhánh mạnh

20




Khẩu Lanh Cốt

-

153

34,18

Không thơm

N

Cây cứng, đẻ nhánh mạnh

21




Kháu điển lư

-

139

54,76

Thơm ít

N

Cây thấp, cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

22

1902

Khẩu nu khao

-

136

45,17

Thơm

K

Hạt dài, cây trung bình, đẻ nhánh tố

23




Khẩu Lón Lùng

-

144

41,15

Ít thơm

N

Cây trung bình, đẻ nhánh cụm

24




Khẩu Hay Lét




139

51,54

Thơm ít

N

Cây trung bình, đẻ nhánh yếu

25




Khẩu Chằm Tấm

-

128

32,35

Thơm

N

Cây cứng, đẻ nhánh mạnh

26




Khẩu Sang

-

134

34,11

Không thơm

N

Cây cứng, đẻ nhánh khỏe

27




Khẩu Mà Cón




124

41,23

Thơm ít

K

Cây trung bình, đẻ nhánh cụm

28




Khẩu Pỏm Lón

-

139

40,12

Thơm

N

Cây trung bình, đẻ nhánh yếu

29

1900

Khẩu nua mành thương

-

142

34,87

Ít thơm

K

Hạt dài, cây trung bình, đẻ nhánh tốt

30




Khẩu Tàng Săn

-

132

51,12

Thơm ít

N

Cây cứng, đẻ nhánh yếu

31

9963

Kháu điển lư

-

135

40,35

Thơm

K

Cây trung bình, đẻ nhánh cụm

32




Khẩu Tầy Lầu

-

137

31,65

Không thơm

N

Cây cứng, không đẻ nhánh

33




Khẩu Pản Lôm




123

41,35

Thơm ít

N

Cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

34




Khẩu Chiến Càng

-

136

42,53

Thơm

K

Cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

35




Khẩu noong mó

-

143

39,75

Ít thơm

N

Cây cứng, đẻ nhánh cụm

36

2481

Khẩu tan vang




136

52,12

Thơm ít

K

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh cụm

37

9886

Khẩu tan lanh

-

126

37,25

Thơm

K

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

38




Kháu khỉnh

Hoà Bình

130

43,95

Thơm ít

N

Cây trung bình, bông to, đẻ nhánh mạnh

39




Khẩu giăng căm

-

139

54,46

Không thơm

N

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

40




Khẩu tan pỏn

-

133

67,56

Thơm ít

K

Cây cứng, không đẻ nhánh

41




Khẩu nua nương

-

130

56,24

Thơm ít

N

Cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

42




Kháu mặc buộc

-

131

45,08

Không thơm

N

Cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

43




Kháu căm pị













N




44




Khẩu đang đanh

-

139

78,97

Thơm ít

K

Cây cứng, đẻ nhánh cụm

45




Khẩu lao

-

126

41,33

Thơm ít

KTB

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh cụm

46




Plẩu tâu đằng dạng 2




139

83,89

Không thơm

N

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

47




Plệ Sa Đa

-

133

63,16

Thơm ít

N

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

48




Plệ Lẩu Hỉ




139

53,54

Không thơm

N

Cây trung bình, đẻ nhánh yếu

49




Plệ Ón Lành

-

138

61,56

Thơm ít

KTB

Cây cứng, không đẻ nhánh

50




Ngọ Boong

-

137

54,24

Thơm ít

N

Cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

51




Ngọ Cầm Bun

-

136

67,56

Thơm ít

N

Cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

52




Ngọ Hiên

-

134

56,24

Thơm

N

Cây cứng, không đẻ nhánh

53




Ngọ Mèo

-

131

52,43

Không thơm

N

Cây trung bình, đẻ nhánh yếu

54




Ngọ Pe




134

45,36

Không thơm

K

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

55




Ngọ Vạn Vân

-

135

39,57

Thơm

N

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

56




Ngọ Mông Xi

-

129

45,75

Thơm

N

Cây cứng, đẻ nhánh mạnh , ít sâu bệnh

57




Ngọ Liềm Hang

-

131

43,75

Thơm

N

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

58




Ngọ Phrừng

-

137

51,52

Thơm ít

N

Cây trung bình, đẻ nhánh yếu

59

2077

Plau gung han

-

135

50,17

Không thơm

K

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

60




Blào đóng

-

136

45,52

Thơm

N

Cứng cây, đẻ nhánh mạnh

61

2067

Plau vang

-

133

61,56

Không thơm

K

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

62




Chạo lựu

-

130

56,25

Thơm ít

N

Cây cứng, đẻ nhánh mạnh , ít sâu bệnh

63




Hang ngụa

-

131

41,64

Không thơm

N

Cây trung bình, đẻ nhánh yếu

64




Bièo sàm xí

-

150

43,19

Thơm ít

N

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

65

2374

Hom râu

-

143

48,65

Thơm ít

K

Cây cứng, đẻ nhánh mạnh , ít sâu bệnh

66




Ka tiêu

-

152

73,26

thơm

N

Cây cứng, đẻ nhánh mạnh

67




Tan nọi

-

133

26,53

Không thơm

K

Cứng cây yếu, đẻ nhánh yếu

68




Lia tón

-

123

47,04

Không thơm



KTB

Cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

69

2141

Tốc lùn

-

144

52,59

Không thơm



N

Cứng cây rất yếu, đẻ nhánh yếu

70




Tẻ nương

-

131

55,55

Thơm ít

N

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

71




Ló đếp cẩm

Thanh Hoá

149

35,12

Không thơm

N

Cây cứng, đẻ nhánh mạnh , ít sâu bệnh

72




Ne nương

-

128

41,19

Thơm ít

K

Cây trung bình, đẻ nhánh yếu

73




Tẻ Thái Lan

-

143

67,56

Thơm ít

N

Cứng cây, đẻ nhánh mạnh

74

1267

Tép Thái Bình

-

130

45,52

Ít Thơm

K

Cứng cây, đẻ nhánh mạnh

75

1268

Tép Hải Dương

-

133

61,56

Không thơm

K

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

76

1270

Tép Hải Phòng

-

130

56,25

Thơm ít

K

Cây cứng, đẻ nhánh mạnh , ít sâu bệnh

77

2060

Tẻ nương mây

-

131

41,64

Không thơm

K

Cây trung bình, đẻ nhánh yếu

78




Tổ Bẻ

-

130

56,24

Thơm ít

N

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

79

2036

Nếp tan thơm




133

42,11

Thơm

K

Cứng cây, đẻ nhánh mạnh

80




Nếp cái cạn

-

137

32,11

Thơm

N

Cứng cây, đẻ nhánh mạnh

81




Nếp bồ hóng Hải Dương

Hải Dương

145

40,47

Ít thơm

N

Cứng cây yếu, đẻ nhánh mạnh

82

2038

Nếp Lai Châu




140

38,70

Thơm

K

Cây cứng, đẻ nhánh yếu

83

G89

Nếp râu

-

131

60,44

Không thơm

K

Cây trung bình, đẻ nhánh cụm

84




Nếp nương cẩm

-

135

42,95

Thơm

N

Cây trung bình, đẻ nhánh yếu

85




Nếp Tủa Chua




141

65,45

Không thơm

N

Cây cứng, đẻ nhánh mạnh

86

2056

Nếp Cẩm

Ninh Bình

139

43,28

Không thơm

K

Cây cứng, đẻ nhánh yếu

87




Nếp Tan Vàng




140

62,45

Thơm




Cây cứng, đẻ nhánh mạnh

88

1282

Nếp xấp




131

60,44

Không thơm

K

Cứng cây, đẻ nhánh mạnh

89

1970

Nếp ruộng




134

42195

Ít Thơm

KTB

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

90

2030

Nếp mèo nương




141

35,45

Không thơm

K

Cây trung bình, đẻ nhánh cụm

91




Nếp cái nương

Yên Bái

131

42,16

Thơm ít

N

Hạt thóc to. Cây trung bình, đẻ nhánh cụm

92




Nếp cái đỏ

-

139

53,46

Không thơm

N

Cây cứng, đẻ nhánh mạnh

93




Nếp lùn

-

137

42,12

Không thơm

N

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

94

2035

Tam tân màu vàng

-

125

60,76

Ít hơm

K

Cây thấp, cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

95

2061

Nếp lốc nương

-

138

41,15

Thơm

K

Cứng cây, đẻ nhánh mạnh

96

5803

Nếp đỏ

-

137

36,17

Thơm

K

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

97

2369

Nếp ông lão




130

46,24

Thơm

K

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

98

2370

Nếp hạt mây

-

133

37, 25

Thơm

K

Cứng cây, đẻ nhánh trung bình

96

2384

Nếp cái dóc

-

137

38,11

Thơm ít

K

Cứng cây, đẻ nhánh kém

97

2375

Tám thơm áp bẹ

-

145

42,47

Ít thơm

K

Cứng cây yếu, đẻ nhánh mạnh

98

5951

Lúa chùm đốc




90

50,51

Thơm

K

Thân lá thẳng, đẻ nhánh trung bình

99

9249

Lúa ma

-

150

35,0

Ít Thơm

K

Cứng cây, đẻ nhánh mạnh

100

1272

Ven thương Nghệ An

-

130

45,45

Ít Thơm

K

Cứng cây trung bình, đẻ nhánh mạnh

101

1273

Ven Nghệ An

-

125

75,0

Ít Thơm

K

Đẻ nhánh tốt, cây cứng trung bình

Каталог: phenotype -> upload -> article
article -> MỤc lục báo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa họC (Chuyên đề 7)
article -> MỤc lụC ĐẶt vấN ĐỀ
article -> Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Linh LỜi cảM ƠN
article -> BÁo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa họC (Chuyên đề 5)
article -> 1. 1 Vài nét sơ lược về cây lú
article -> ĐẶt vấN ĐỀ 2 I. TỔng quan nghiên cứU 3
article -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền tậP ĐOÀn giống lúa có khả NĂng chịu hạn bằng chỉ thị phân tử ssr
article -> Đặc biệt, nhu cầu về các giống lúa có chất lượng cao ngày càng gia tăng trong những thập kỷ gần đây, do yêu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng
article -> Xanthomonas oryzea pv oryze, đ
article -> ChuyêN ĐỀ 1 Tách chiết adn với số lượng cực lớn, chất lượng cao của 30 giống lúa

tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương