Mục Lục § Kim Hà Nguyên Tác Tiếng Anh: “Get Us Out Of Here!”



tải về 1.28 Mb.
trang8/21
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.28 Mb.
#39524
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21

Chương 9: Các Thánh


§ Kim Hà

Hỏi: Vậy các Thánh có đóng vai trò quan trọng nào trong việc cứu rỗi các linh hồn không?

-Thánh Giuse có thể giúp chúng ta rất nhiều để tránh ở Luyện ngục. Chúng ta cần thường xuyên xin các Thánh, nhất là Thánh nào mà ta thích nhất để các Ngài cầu bầu cho thân nhân ta đang còn ở Luyện ngục. Các lời cầu nguyện của các Thánh giúp các linh hồn nhiều. Thánh quan thầy chính thức của các linh hồn là Thánh Nicholas của thành Tolentino.



Hỏi: Các linh hồn có nói gì đến các Thánh không?

-Không, cho đến nay, họ không đề cập đến các Thánh, nhưng họ có nhắc đến các Thiên thần, và đặc biệt là Thánh Tổng Lãnh Thiên thần Micae, vì Ngài rất quan trọng.



Hỏi: Khi có người Ki Tô hữu nào hỏi bà về tầm quan trọng của các Thánh thì bà trả lời như thế nào?

-Nếu chúng ta quên các Thánh thì đó là một sự mất mát to lớn. Khi đọc về Hạnh Các Thánh thì đức tin của chúng ta được củng cố. Tôi biết có nhiều câu chuyện của các Ngài đã trở thành các đề tài viết lách cho giới truyền thông. Thiên Chúa đã đặt các Thánh vào lịch sử của loài người với một lý do tốt. Khi ta cầu nguyện để xin các Ngài cầu bầu cho ta hay cho những người khác thì đó là điều cần thiết và hiệu quả. Với các Ngài, chúng ta có những người biện hộ mạnh thế trước Ngai Tòa Thiên Chúa.



Hỏi: Có bao nhiêu Thánh sống vào thời này?

-Ồ, có nhiều lắm. Trong thời đại tội lỗi, nguy hiểm và nhiều biến động như bây giờ, ân sủng của Chúa tràn đầy và tạo nên nhiều vị Thánh. Các Ngài không bao giờ xuất hiện trên báo chí truyền thông, nhưng đa số sống ẩn khuất cho đến khi về Thiên Đàng. Họ sống khiêm nhường và vâng lời, vì thế họ là Thánh. Người khiêm nhường không bao giờ muốn người ta thấy hoặc biết gì về mình. Chúng ta đều biết rằng các tin tức xấu được truyền đi nhanh chóng, hay được bán lấy tiền. Tin tốt được truyền đi chậm chạp và không làm cho giới truyền thông lưu tâm. Tin tốt không được bán cho báo chí.



Hỏi: Theo ý bà thì ai là Thánh trong thời đại này?

-Cha Padre Pio, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo I. Ngài bị ám sát chết vì sự thánh thiện của ngài, và vì ngài nhận ra Satan trong thành phần Tam Điểm đang ở trong bức tường của Vatican.

Rồi Thánh Maximilian Kolbe, rồi có một linh mục người Ba Lan gần đây. Ngài bị tra tấn, trói chặt bằng dây kẽm gai, rồi bị Cánh Sát chìm nhận cho chết đuối. Hình như tên ngài là Popolisko thì phải. Ngài đã xuất hiện đứng bên cạnh Chúa Giêsu và mặc y phục Thánh Tử đạo với màu đỏ và trắng. Tôi có thể kể thêm nhiều tên hơn nữa, nhưng tôi biết có một số vị Thánh vĩ đại đang sống trong chúng ta, nhưng được dấu kín và bảo vệ.

Chẳng hạn như ở miền bắc nước Ý có một vị linh mục mà trước khi ngài dâng lễ thì các nữ tu phải đóng kín cửa sổ nhà thờ lại. Bạn biết lý do vì sao không? Bởi vì trong lúc thánh hiến, ngài bị ngất trí và ở rất gần Chúa Giêsu đến nỗi ngài được nhấc bổng khỏi mặt đất và nổi trôi trong không khí. Các nữ tu không muốn mất ngài. Vị Giám mục của ngài cấm ngài không được cử hành Thánh lễ trước đám đông, bởi vì các ơn mà ngài nhận lãnh sẽ làm cho đám đông náo loạn. Hãy thử tưởng tượng xem ngài đau khổ như thế nào với thế giới hiện đại! Các bác sĩ tâm lý vô tín tha hồ gắn cho ngài nhiều danh hiệu. Vâng, ngày nay giáo hội có nhiều Thánh, nhưng giáo hội rất dè dặt và thận trọng trong các vần đề này. Do đó, thủ tục phong Thánh sẽ chỉ bắt đầu khi họ đã về Thiên Đàng rồi.



Hỏi: Có những điều sai lạc nào khi người ta nói về các Thánh?

-Tôi nghĩ điều thông thường nhất khi nghĩ rằng những người khác nhận lãnh nhiều ơn lành hơn mình, và nghĩ rằng mình không thánh thiện như những người khác. Có người đã nói rằng: “Con cảm tạ Chúa vì con không được chọn để trở thành một vị Thánh.” Đó là một lời từ chối. Nếu người nào nói về điều ấy mà hành động tốt như những người khác thì họ sẽ nhận lãnh nhiều ân sủng lớn lao hơn nữa. Công lý của Chúa nằm ở chỗ là mỗi người chúng ta được Chúa ban cho một cơ hội đồng đều để trở nên thánh thiện.



Hỏi: Vậy các Thánh có nổi giận không?

-Có, chắc chắn là có chứ, nhất là khi mà họ cảm thấy, nghe và nhìn các hành động chống đối Chúa hay khi thấy người ta không có lòng nhân ái, bất kể có chuyện gì xẩy ra. Cảm thấy tức giận hay đang giận không phải là một tội lỗi, nhưng những ai giận ghét thì bị Chúa chú ý cẩn thận. Nhưng sụ giận dữ chính đáng được cho phép và ở trong Thánh ý của Ngài. Chúa Giêsu đã nổi giận khi Ngài đuổi các kẻ buôn bán ra khỏi đền thờ. Ngài đã nóng giận. Và ngày nay Ngài còn tức giận khi thấy người ta kiếm tiền từ một nơi thánh thiện hay từ một tình trạng thánh thiện.



Hỏi: Dĩ nhiên là các Thánh đều khác nhau, nhưng theo ý bà thì các Thánh có những đức tính gì giống nhau, ngoài đức tính khiêm nhường ra?

-Các Ngài yêu mến tất cả mọi người, dù cho họ là ai. Các Ngài nhìn thấy những điếu tốt nơi mỗi người. Các Ngài tha thứ cho mọi người, và sẵn sàng làm mọi sự cho Chúa và Dân Chúa, cho dù có khó khăn đến đâu.

Tôi muốn thêm rằng các Thánh luôn có một lòng kính trọng sâu xa và lòng mến yêu cho từng người dù rất trẻ cho đến từng người rất già.

Hỏi: Bà có nghĩ rằng bà đã gặp một số Thánh chưa?

-Vâng, tôi đã gặp họ. Môt phụ nữ ở trong vùng thung lũng của thành phố Schinifis là một vị Thánh. Bà nằm liệt giường trong một thời gian khá lâu vì đôi chân bà bị liệt, lại còn bị đau thường xuyên. Mỗi lần tôi đến thăm bà, bà tươi cười. Tôi bèn hỏi bà tại sao bà lại có thể vui vẻ như thế. Bà trả lời rằng bà biết mình cứu được nhiều linh hồn cho Chúa, và bà thấy rằng mình có đặc quyền vì Chúa cho phép bà để cứu các linh hồn khác. Tôi nghĩ rằng bà thật sự là một vị Thânh.



Hỏi: Xin bà vui lòng cho tôi biết tên của vài vị thánh sống mà bà biết, được không ạ?

-Không. Nếu tôi làm điều này thì sẽ gây cho họ các sự đau khổ không cần thiết và cũng gây nguy hiểm và giảm lòng khiêm nhường sâu xa của họ.


Chương 10: Lời Giảng Dậy Của Hội Thánh Và Thánh Kinh


§ Kim Hà

Hỏi: Trong lịch sử của Giáo Hội, ai là người mà bà xem như mạnh mẽ nhất để xác nhận những gì mà bà đang kể cho chúng tôi nghe về Luyện ngục?

-Chính Chúa Giêsu. Trong Phúc Âm Thánh Mát Thêu, Chúa phán: “Các ngươi sẽ không ra khỏi nơi đó cho đến khi các người trả đến đồng xu cuối cùng.” Và dĩ nhiên đấy là tội lỗi. Sau đó, khi nói về tội chống lại Chúa Thánh Thần, Ngài phán tiếp: “Có những tội sẽ không được tha thứ, ngay trong đời này và cho đến đời sau.” Ở đây, Ngài nói rõ rằng có những tội được tha thứ ở đời sau. Bởi vì Hỏa ngục là cuối cùng và Thiên Đàng là nơi không có tội hay bất cứ ảnh hưởng nào của tội. Đời sau, hay nơi ở giữa các thế giới, được gọi là Luyện ngục.

Trong thời gian gần đây, tôi muốn nói đến Đức Giáo Hoàng Piô Thứ 10, một vị giáo hoàng vĩ đại trong đôi mắt của nhiều người. Trong thời đại của ngài, nhiều người muốn có những cuộc cải cách tân tiến, nhưng ngài từ chối và đứng lên bảo vệ những gì mà ngài cho là tốt.

Rồi có Thánh Augustino, Thánh Thomas Aquina, Thánh Bridget và nhiều vị Thánh khác. Tôi muốn nêu tên cha Thánh Padre Piô, bà Therese Newmann, bà Maria Anna Lindmayr, Chân phước Anna Katharina Emmerich, Thánh Cure thành Ars và Đức Hồng Y Journet, và nếu bạn nghiên cứu thêm, thi bạn sẽ tìm được nhiều tên khác nữa.



Hỏi: Có những ai khác cũng có cảm nghiệm giống như bà không?

Có chứ. Có nhiều người nổi tiếng và nhiều người mà không ai biết đến. Cha Thánh Padre Pio nhìn thấy các linh hồn thường xuyên và bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều sách nói về cuộc sống của ngài.

Ngoài ra còn có Thánh Catherine thành Genoa, Thánh Don Bosco, Thánh Christina nước Bỉ và Thánh Bridget.

Hỏi: Họ là các Thánh! Vậy bà cũng ở trong cộng đoàn các Thánh. Bà có phải là Thánh không?

-Không, tôi ở rất xa trong cộng đoàn các Thánh. Các linh hồn nói cho tôi biết là có nhiều người có thể làm việc này tốt hơn tôi nhiều lắm. Không phải là những ai có cảm nghiệm giống tôi hay có mặc khải tư là trở nên Thánh đâu. Có một trường hợp mà tôi biết, môt phụ nữ có nhiều ơn lành như tôi, nhưng vì qua nhiều năm, lòng kiêu ngạo bộc phát và bà ta mất linh hồn.

Mỗi người trong chúng ta đều có một cơ hội giống nhau để trở nên thánh thiện khi còn ở trên trái đất, kể cả những ai không có những mặc khải tư. Bởi vì tôi được Chúa ban cho cảm nghiệm này nên tôi cảm thấy khó khăn để trở nên thánh thiện. Tôi được Chúa ban cho rất nhiều ơn lành hơn những người khác nên tôi luôn phãi cố gắng, nhưng tôi cũng như những người khác thường cảm thấy mình thất bại.

Hỏi: Trước đây bà bảo tôi rằng các linh hồn có thể đọc. Vậy có phải là một hành động tốt lành và yêu thương nếu chúng ta để cuốn sách Thánh Kinh mở ra cho các linh hồn đọc, chẳng hạn như Phúc Âm Thánh Mát Thêu, như thế có được không ạ?

-Được chứ, làm như vậy chứng tỏ rằng chúng ta tốt lành, yêu mến và tín thác, đó cũng là thái độ đầy đức tin và giúp ích cho các linh hồn, nhưng họ thật sự đã thấy ánh sáng của Thiên Chúa và học hỏi nhiều tin tức từ ánh sáng Chúa. Cho nên tôi nghĩ rằng Phúc Âm là để dành cho những người còn sống.



Hỏi: Các linh hồn có nói gì về những ngừơi đàn ông đã có gia đình mà muốn trở nên linh mục không? Điều đó có thực hiện được không?

-Vâng, có. Các linh hồn có nói về điều này, nhưng chỉ khi nào người vợ đồng ý, và bà vợ phải ở riêng. Tuy nhiên, các linh hồn nói rằng Chúa không cho phép các linh mục lấy vợ mà vẫn tiếp tục làm linh mục.



Hỏi: Chúa Giêsu nói rằng thật là khó khăn cho những kẻ giầu có đi vào Vương Quốc của Chúa. Bà có học gì về điều này từ các linh hồn không?

-Điều này tùy thuộc vào tình yêu mến của ta đối với tha nhân. Nếu người giầu làm nhiều điều tốt cho người nghèo, thì dĩ nhiên, họ sẽ lên Thiên Đàng mau chóng như những người khác. Tuy nhiên, thật khó khăn hơn nếu ta phải thi hành Thánh Ý của Chúa khi mà sự giầu có làm cho ta thêm gánh nặng vì phải bảo vệ và quản lý tiền bạc. Có nhiều người giầu lo lắng về của cải của họ hơn những ai luôn cho đi và luôn nhận sự giúp đỡ. Chắc chắn là có ít người giầu được tìm thấy ở nhà thờ. Khi Chúa Giêsu nói điều này, Ngài muốn nói đến Vương quốc của Thiên Chúa ở trần gian, bởi Vương quốc của Ngài ở nơi đây. Chúng ta có thể cho phép mình ở trong Vương Quốc của Chúa khi còn sống hay chúng ta có thể cho phép mình ở Hỏa ngục ngay trên trần gian. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta lắng nghe Ngài hơn là nghe lời Ceasar hay nghe lời Satan. Ngài mong muốn chúng ta lên Thiên Đàng với Ngài và đây là một trong hàng ngàn lời mời gọi để chúng ta bước đi, thoát ra khỏi những gì đang kéo chúng ta lún xuống cách dễ dàng.



Hỏi: Trong hai tội nhân cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu, người trộm lành đã làm gì để được lên Thiên Đàng?

-Ông ta mắng người kia vì hắn chế nhạo Đấng Cứu Thế. Ông nói: ”Chúng ta đáng chịu sự đau khổ, nhưng Ngài chấp nhận sự đau khổ mà không hề làm lỗi gì.” Bởi vì người trộm lành xin vâng theo Thánh Ý Chúa và nhận biết sự vô tội của Chúa Giêsu.



Hỏi: Qua lối giảng dậy của Giáo hội trong các thế hệ gần đây, xin bà cho biết về những lỗi lầm lớn nhất mà hậu quả là có rất nhiều người rời bỏ giáo hội hay rời bỏ đức tin của họ?

-Không phải là lối giảng dậy của giáo hội mà gây ra lỗi lầm, nhưng là những ai ở trong cương vị lãnh đạo đã tắc trách trong việc giảng dậy cho giới trẻ. Lẽ ra họ phải dậy rằng Chúa Giêsu rất tốt lành, tích cực và chan chứa tình yêu. Họ lại dậy về những lời đe dọa, và rât ít về tình yêu. Họ không dậy gì về sự đẹp đẽ vô biên của lời cầu nguyện và sự ăn chay. Họ không nhắc đến Đức Mẹ Maria và Thánh Tỗng Lãnh Thiên Thần Micae. Do đó, hai vị cầu bầu mạnh thế nhất lại bị lãng quên, nên sự rối loạn xẩy đến. Vậy tóm lại, tôi muốn nói là: nếu thiếu những sự kiện sau đây: lòng yêu mến, lời cầu nguyện, ăn chay, đền tội, thiếu Đức Mẹ Maria và Tổng Lãnh Thiên Thần Micael thì Satan tha hồ thắng thế khắp các mặt trận.



Hỏi: Có câu chuyện nào trong Thánh Kinh mà bà có thể xác nhận về những gì xẩy ra khi chúng ta cầu nguyện cho người chết không?

-Có nhiều câu chuyện được tìm thấy trong Thánh Kinh liên quan đến việc cầu nguyện cho các linh hồn, nhưng câu chuyên rõ ràng và hoàn hảo nhất là chuyện của ông Lazaro được Chúa Giêsu cầu nguyện cho sống lại từ cõi chết. Khi nói đến chuyện cầu nguyện cho người chết thì có hàng trăm điều nói về nhu cầu cần thiết và là điều tốt lành khi ta cầu nguyện cho họ.

Trong lá thư thứ hai gửi cho Timôthe, Thánh Phaolô cầu nguyện cho người chết. Và trong Cựu Ước, ông Juda Machabê gửi tiền tới Giêrusalem để dâng của lễ hy sinh hầu đền tội lỗi cho người chết.

Hỏi: Tôi nghe người Ki Tô Hữu nói rằng không có Chúa Giêsu thì chúng ta chỉ là cát bụi. Một số nói rằng càng đến gần Chúa Giêsu thì chúng ta càng trở nên các hình múa rối của Ngài. Bà phản ứng như thế nào trước những nhận xét ấy?

-Người Ki Tô Hữu nói vậy à? Hừ. Lời nhận xét đầu tiên có vẻ như một lời có quá nhiều cảm tình. Có lẽ họ không nhận thức được làm sao sống mà không kêu cầu Ngài mỗi ngày được. Nhưng thực sự không phải ai cũng như thế. Con người hơn cát bụi bởi vì cho dù cuộc sống của họ có gần Chúa hay không, thì tình yêu của Chúa dành cho họ vẫn không thay đổi. Tình yêu Ngài vẫn vô biên và chỉ với tình yêu ấy cũng đủ làm cho con người trên trần gian có giá trị hơn bụi đất. Cha Thánh Padre Piô nói rằng Chúa đánh giá mỗi linh hồn còn cao trọng hơn toàn thể vũ trụ!

Nếu nói rằng các Ki tô Hữu trở nên các hình múa rối của Chúa thì quá xa sự thật. Con người càng đến gần Chúa thì họ càng được giải thoát, chứ không phải là điều trái ngược. Hình múa rối hàm ý là mất tự do để làm sự thiện. Sự tự do để làm việc lành là một trong những ân sủng lớn nhất mà Chúa ban cho chúng ta, và với thời gian, chỉ có thể mất đi bởi Satan. Khi ta bị quỷ ám là bị Satan làm chủ và điều khiển.

Những người Ki Tô Hữu mà bạn nhắc đến ở đây thì cần phải cầu nguyện thật nhiều để Chúa chỉ dẫn cho họ điều gì là Tình Yêu Thánh Thiện của Ngài.



Hỏi: Vậy các linh hồn có đòi hỏi những gì từ chúng ta về những điều mà Giáo hội giảng dậy không?

Ồ, các linh hồn bảo tôi nói với mọi người hãy tặng giúp thêm cho các mục vụ truyền giáo quốc tế. Tôi thường không nhận các sự tài trợ vì số tiền ủng hộ này phải đi thẳng vào các giáo xứ của các bạn cho công tác truyền giáo. Thật là quan trọng khi giúp đỡ để mang lời Chúa đến tận cùng trái đất. Điều này cũng giúp cho con người ở trầm gian, và xoá bỏ nhiều tội lỗi của họ và giúp cho họ mau lên Thiên Đàng. Tuy nhiên, các món quà này phải được tặng ban trong im lặng nếu người ta muốn được nhận lãnh các ân huệ của Chúa. Nếu ta tặng tiền của mà muốn người ta loan báo rầm rộ thì các ân huệ của Chúa sẽ giảm bớt nhiều.



Hỏi: Tôi nghe các Ki Tô Hữu nói rằng họ không thể thay đổi người khác và chỉ có thể thay đổi chính mình mà thôi. Căn cứ vào những gì bà chia sẻ, tôi nghĩ điều họ nghĩ chỉ đúng có một phần. Bà nghĩ gì về điều này?

-Sự thật là Chúa ao ước chúng ta cố gắng mỗi ngày để đến gần Chúa hơn. Công lý của Ngài có thể tìm thấy nơi điều này. Mỗi một con người trên trần gian đều có một cơ hội đồng đều để làm cho mình trở nên tốt lành hơn, nhưng những gì Chúa ban cho chúng ta thì không ngừng nơi đây. Ngài ban cho ta những lời cầu bầu mạnh thế của Mẹ Maria, của các Thiên Thần, các Thánh, các linh hồn và của mỗi người trong chúng ta. Khi chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi nơi những người khác, và cuối cùng, thay đổi họ như thế nào. Đây cũng là trách nhiệm của chúng ta. Điều này nói về tình yêu mà ta dành cho đồng loại, đặc biệt khi Chúa muốn chúng ta yêu thương và cầu bầu cho kẻ thù của mình.

Chúng ta có thể yêu mến kẻ thù của mình bằng cách nhận thức được tình trạng tội lỗi của mình và xin Chúa và các Thánh trong Vương quốc của Ngài giúp đỡ cho họ. Hãy có đức tin, bền tâm trong tình mến, kêu cầu các Thánh ở trên trời và tôi chắc chắn rằng rất nhiều kẻ không có tình yêu trên thế giới này SẼ THAY ĐỔI cách sống của họ.

Hỏi: Liệu những điều mà các linh hồn phàn nàn với bà về các sự kiện xẩy ra từ Cộng Đồng Vatican II có thật hay không? Bà nghĩ gì về Công Đồng Vatican II?

-Vâng, có nhiều vấn đề tân tiến xẩy ra từ thời của Công Đồng, nhưng các sự thay đổi không liên quan gì đến tinh thần Công Đồng cả. Trong Công Đồng Vatican II có rất nhiều điều tốt và chắc chắn là Chúa Thánh Linh đã hoạt động mạnh mẽ ở đó. Chẳng hạn như chúng ta bắt đầu nhận thức Chúa rõ hơn nơi các giáo phái khác, và tình yêu mến rõ nét ở đó. Tuy nhiên, ở những nơi thánh thiện luôn xẩy ra, dù là từ người hay từ các biến cố, việc Satan luôn rình rập ngay bên ngoài để tấn công, gây chia rẽ và tạo sự xung đột nhằm làm suy yếu các thành phân nòng cốt. Các thành viên của Satan được sắp xếp kỹ lưỡng hơn những người Công giáo. Tôi được ít nhất là ba nguồn tin đáng tin cậy cho biết nhóm Tam Điểm gặp gỡ nhau trước, khoảng năm 1925 để bắt đầu tiến tới giải pháp cho chịu lễ bằng tay. Họ phải chờ đợi lâu nhưng cuối cùng họ đã thành công.

Nhóm Tam Điểm trong Toà Thánh Vatican đã chuẩn bị trước với ý định tạo một sự mạnh thế để cho Satan nắm lấy giáo hội. Khi tất cả các vị giám mục của thế giới được mời gọi để quyết định việc cho rước lễ bằng tay, thì đại đa số đã bỏ phiếu bầu để chống lại việc rước lễ bằng tay. Trong các tài liệu của Vatican II, không có một tài liệu nào nói về sự rước lễ bằng tay. Đức Giáo Hoàng Phaolô thứ 6 đã nói sau Cộng Đồng Vatican rằng: “Khói của Satan đã thẩm thấu vào đền thờ của Chúa với ý định bóp chết hoa quả của Công Đồng”. Ngài đã nói đúng!

Một ví dụ có hoa quả tốt đã được nẩy sinh từ sau Công Đồng Vatican II, đó là phong trào Canh Tân Đặc Sủng. Trong những năm đầu, phong trào này rất tốt, nhưng phải luôn luôn cò sự hiện diện của Đức Mẹ Maria. Các vị lãnh đạo của phong trào này cần cầu xin Đức Mẹ Maria trong mọi hoạt động của họ. Đừng quên rằng Đức Mẹ đã ở trong phòng Tiệc Ly với các Tông Đồ khi Chúa Thánh Thần đến.

Nhìn chung, ta thấy ích lợi của Công Đồng qua dòng lịch sử, tuy sau Công Đồng có một thời gian bối rối. Công Đồng này lớn nhất từ trước đến nay, phải không? Giờ đây, mọi sự đều đi vào ổn định.

Hỏi: Đúng, Công đồng này lớn nhất từ trước đến nay, xin hỏi bà có lời khuyên gì cho những ai tham gia phong trào Canh Tân Đặc Sủng không?

-Có, họ nên nói ít hơn và nên khiêm nhường và cầu nguyện nhiều hơn. Khích động và đức tin không pha trộn được.



Hỏi: Các linh hồn có trả lời câu hỏi mà bà hoặc những người khác đặt ra, nhưng khi mà câu trả lời đ lại có vẻ không được chấp nhận theo Thần học không?

-Có thể thì tôi muốn nghe từ những nhà Thần học nổi tiếng nếu họ muốn trả lời. Đã có người hỏi rằng liệu các trẻ thai nhi bị phá thai, hay trẻ chết trong bụng me, hay những trẻ thơ, vì thiếu các lời cầu nguyện của người khác nên họ phải vào Lâm Bô thay vì đi vào Luyện ngục hay đi vào thẳng vào Thiên Đàng. Một linh hồn trả lời rằng: “Trong số những người trẻ cũng có những người lớn nữa.” Thật sự tôi phải nhận rằng tôi không biết trường hợp nào cho phép việc này xẩy ra.



Hỏi: Như vậy có nghĩa là thỉnh thoảng các linh mục và giáo dân nên dâng Thánh lễ hay các lời nguyện để cầu cho những ai ở trong Lâm Bô phải không?

-Vâng, chúng ta nên làm việc ấy, chúng ta nên nỗ lực xin Chúa Giêsu đem họ lên Thiên Đàng. Một Thánh lễ chắc chắn sẽ làm cho một số lớn các linh hồn được phép lên nơi yên nghỉ tốt lành nhất.



LỜI DỊCH GIẢ:


tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương