Mục Lục § Kim Hà Nguyên Tác Tiếng Anh: “Get Us Out Of Here!”



tải về 1.28 Mb.
trang2/21
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.28 Mb.
#39524
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

Lời Nói Đầu


§ Kim Hà

Các bạn đọc thân mến,

Các bạn đang cầm một quyển sách rất hay. Môt thế giới huyền bí đang nói chuyện. Họ cho lời khuyên, xin bạn giúp đỡ, và trả lời những câu hỏi. Thế giới ấy hiện hữu và nói về đời sống, đời sống của chúng ta ở trên trần gian và những hậu quả của hành động chúng ta đã gây ra.

Thế giới này cho ta bíết có những khác biệt giữa sự khiêm nhường, yêu thương, tốt lành, nhân hậu, trung thành và lương thiện với sự kiêu căng, hận thù, xấu xa, tàn nhẫn, phản bội và lưu manh. Khi ta chết, mọi hành động không bị quên lãng, nhưng lại được nhớ kỹ một cách rõ ràng. Không chỉ là sự trừng phạt, mà còn là sự thanh tẩy, thời gian thanh tẩy và nhiều điều khác.

Thế rồi bạn tự hỏi: liệu điều này có xẩy ra như thế không?

Trong Giáo Hội Công giáo, người ta nói đến một tình trạng chuyển tiếp qua một thời gian dài mà nơi chuyể tiếp ấy được gọi là Luyện ngục. Dù cho có nhiều lý thuyết khác nhau, nhưng tình trạng này được xem như đứng đắn. Con người cần ở nơi tình trạng này vì họ chỉ có thể đến trước mặt Chúa một cách trong sạch và tinh tuyền.

Qua truyền thống thần bí Công Giáo, người ta chấp nhận có những nhà thần bí có các cảm nghiệm tương tự về các linh hồn ở Luyện ngục như bà Maria Simma. Do đó, hiện tượng này không phải là xa lạ. Ngày nay, người ta thường chỉ tin vào những gì có thể đo lường, đong đếm hay hữu hình, như vật lý và luật pháp. Vì thế, vấn đề huyền bí trở nên khó nói và khó tin. Khi người vô thần thấy vấn đề về thế giới vô hình thì họ phản đối ngay, họ không tin môt cuốn sách có nội dung sâu xa.

Điều thích thú trong tác phẩm này là tác giả đã diễn tả thật sống động với các hình ảnh, các câu hỏi mang tính chất tưởng tượng đối với thị nhân, các bạn sẽ cảm thấy phấn khởi khi đọc tác phẩm này.

Mặc dù là một thần học gia, tôi có nhiều câu hỏi về các lời giải thích của bà Simma, nhưng những nghi ngờ của tôi biến mất sau khi tôi gặp và tiếp chuyện với bà. Bà rất chân thật. Đôi mắt và lối diễn tả trên gương mặt bà tạo cho tôi một sự kính trọng sâu xa và một niềm tin tưởng lành mạnh. Khi thế giới bên kia xin bà chịu đựng sự đau khổ để cứu giúp họ thì bà luôn tự nguyện chấp nhận. Nhờ đó, bà được thanh tẩy và sống trong sự bình an sâu lắng.

Giọng nói của bà Maria Simma tạo cho thính giả của bà một sự khao khát khó diễn tả, giống như một cơn mưa mùa xuân trên cánh đồng đang nẩy mầm. Từ đó, người nghe mong ước trưởng thành để làm việc bên cạnh bà, hầu giúp đỡ các linh hồn đang đau khổ. Sau khi nói chuyện với bà, tôi cảm thấy mình giống như một người trẻ tuổi có rất nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời. Khi bà Maria khuyên người trẻ này hãy bắt đầu cầu nguyện và sau khi cầu nguyện, người ấy nói:

”Tôi không còn có câu hỏi nào để quấy rầy bà nữa, dù cho câu hỏi của tôi chưa được trả lời. Sự bình an và niềm vui ở trong trái tim tôi.”

Các bạn đọc thân mến,

Tôi ước mong rằng sau khi bạn đọc xong cuốn sách này, bạn mở rộng tâm hồn cho thế giới bên kia. Nếu tin rằng bạn có thể giúp các anh chị em đang đau khổ kia, thì bạn hãy quyết định yêu mến bây giờ, vì tình yêu không bao giờ chết. Hãy yêu mến đi. Cuối cùng, bạn sẽ khám phá, dù cho bạn tin hay không tin, đời thực sự đáng sống khi bạn yêu thương và phục vụ người khác.

Lm Slavko Barbaric, OFM


Giáo xừ Medjugorje,
Bosnia và Herzegovina
Ngày 1 tháng 7 năm 1993.

Lời dịch giả: LM Slavko Barbaric qua đời ngày 24/11/2000, khi ngài dẫn 80 người hành huơng lên núi Thánh Krizevac để đi đàng Thánh Giá. Ngày hôm sau, 25/11/2000, Đức Mẹ Maria ban thộng điệp hàng tháng và cho biết rằng: “Người anh em của các con, linh mục Slavko đã vào Thiên Đàng và đang cầu bầu cho các con…”

Lời Giới Thiệu:


§ Kim Hà

Bà Maria Simma là một phụ nữ hiếm quý và có tài năng. Bà có ý chí mạnh mẽ. Bà tin tưởng những gì mà bà biết, cho dù bị nhiều sự chống đối trong suốt cuộc sống. Luống cầy đơn độc của bà ở trong mùa gặt chỉ có thể hiểu được qua một tấm màn chia cách chúng ta với thế giới vĩnh cửu. Kinh nghiệm của bà trở nên món quà tặng. Bà không chủ tâm tìm kiếm điều ấy. Trên con đường này, chúng ta cần phải tập lắng nghe, nhìn và gõ cửa để tăng trưởng. Đây là những lề luật mà Chúa Giêsu đã vạch ra khi ta đọc Tin Mừng Thánh Matthêu, đoạn 7, câu 7.

Đối với đa số ngừời thời nay thì lời cầu nguyện, nếu có, chỉ là vài chữ và rồi người ta gấp gáp chạy đi. Tuy nhiên, khi có ý ngồi yên để lắng nghe, ghi chép tư tưởng, nhìn và ghi chép hình ảnh, ta đi vào một thế giới thật và bắt đầu hiểu biết những gì mà ông chủ đáng yêu đang muốn trong một ngày của chúng ta. Chúa là Đấng Sáng Tạo và cuốn sách chỉ dẫn của Ngài đầy tình yêu. Khi chúng ta khám phá điều đó trong sự tín thác, chúng ta sẽ thấy một thế giới vĩnh cửu bao la ở chung quanh ta.

Bà Maria hiểu rõ các nhu cầu cấp thiết của các linh hồn đau khổ đang đi lang thang, họ rên rỉ vì họ chưa hoàn thành công việc dang dở của họ. Họ đã đánh mất cơ hội và họ đã phạm tội khi ở trần gian. Họ chưa được lên Thiên Đàng. Họ đến thăm, xâm phạm, đe dọa và gây bịnh tật cho những người sống với ước muốn là người sống cầu nguyện và hy sinh cho họ. Thuốc men và các phương pháp trị liệu có thể làm giảm các chứng bịnh, làm giảm cơn đau, nhưng một phần lớn là các nguyên nhân khác. Khi cách thức này được xem như chân thật thì lới khuyên của bà Maria đem lại sự bình an. Các nhà hướng dẫn của thế tục hay của giáo hội đều áp dụng cách thức bà Maria chỉ dẫn, chẳng hạn như là giúp người bịnh đi xưng tội, dự Thánh Lễ, rước lễ, và chầu Thánh Thể. Nhờ đó, ta có thể cứu giúp các linh hồn lang thang bằng cách chấp nhận hồng ân tha thứ. Rồi sự chữa lành xẩy ra và giúp cho các linh hồn mau chóng về nơi yên nghỉ.

Với các linh hồn trẻ thơ bị bỏ rơi thì tiến trình này rất mau, nhưng đối với người lớn thì chậm hơn vì họ cần sự thanh tẩy và đền tội. Chúng ta cần xin các Thiên thần giúp đỡ vì các ngài đang đợi chờ sự chỉ dẫn của ta để giúp các linh hồn. Khi ta xưng tội thì sẽ đuợc chữa lành. Sự chữa lành cũng xẩy ra khi ta viết xuống các tội lỗi của tổ tiên chúng ta. Bằng cách ấy, nếu chúng ta đã bị đau khổ vì bị cha mẹ ông bà hiếp đáp thì ta sẽ được tách lìa khỏi tầm ảnh hưởng của họ. Hãy nhớ Chúa Giêsu đã phán:

“Hãy làm việc này mà nhớ đến ta.”

Câu quan trọng là: ”Hãy nhớ”, đó là một sự canh tân.

Với sự tận tâm và chăm chỉ, tác giả đã làm việc vất vả vì lợi ích cho nhân loại. Ông đã đối thoại với bà Maria Simma. Đây là cơ hội vô tận để đem lại sự chữa lành. Chúng ta ca ngợi và cảm tạ Chúa chúng ta là Chúa Giêsu Kitô.

Bác Sĩ Kenneth McAll
Bác Sĩ Tâm Thần
Mục Vụ Chữa Lành Gia Tộc
Brook Lyndhurst
Hampchire, Anh Quốc
10 tháng 7 năm 1993

Chương 1: Ngày Chúa Nhật Ở Áo Quốc


§ Kim Hà

Đi về phía tây và ra khỏi đuờng hầm Arlberg, tôi đi xe bus để đến vúng Feldkirch, thuộc tỉnh Vararlberg. Tôi qua biên giới Thụy Sĩ và đến vùng Grasseswalser Valley.

Tôi đi theo con đuờng nhỏ ngoằn nghèo, tuyết phủ đuờng đi. Qua mỗi làng, tôi đều thấy có một nhà thờ. Và cứ thế, tôi trèo lên các con đường dốc rồi leo núi. Trên đường, tôi gặp các học sinh đi học về, đôi má các cháu đỏ ửng lên. Các cháu đi tung tăng thành từng nhóm nhỏ.

Dần dần, tôi cũng tìm đến nơi có tên là làng Sonntag. Con đuờng dốc ngược; cuối cùng, tôi cũng tìm thấy nhà của bà Maria Simma. Tôi bèn rung chuông, và một giọng nói ngọt ngào, ấm áp, thân thiện vang lên:

”Vâng, xin mời anh cứ leo lên cầu thang đi.”

Tôi bèn leo lên cầu thang để gặp bà Simma. Bà có vóc nguời nhỏ bé. Bà đội chiếc khăn đủ màu sắc. Đôi mắt bà có màu xanh da trời. Lúc ấy bà đã được 83 tuổi đời. Bà mời tôi vào căn phòng làm việc của bà. Trong phòng có đầy hình ảnh và các tuợng của Đức Mẹ Maria, Thánh Michael, và Thánh Giuse. Mỗi nơi đều có Thánh giá Chúa. Chúng tôi nói chuyện về khí hậu, thời tiét. Tôi để ý thấy bà Simma trồng hoa và lá có hương vị để bán. Khi chuẩn bị máy cassette để thâu băng, tôi giải thích lý do tại sao thâu băng, và bà đồng ý. Bà nói:

-Được, khi chúng ta nói chuyện, đôi tay tôi sẽ bận rộn. Như vậy có phiền gì không?

Nói xong, bà cúi xuống bàn để lấy hai thùng đựng lông vịt lên. Tôi đáp:

-Dạ được, thưa bà Maria, xin bà cho tôi biết là bà đang làm gì vậy?

-Đây là các lông vịt. Khi làm xong, tôi sẽ bán cho các công ty sản xuất gối ở dưới thung lũng kia. Tôi phải làm cho đám lông vịt sạch sẽ. Đây là việc làm tốt, như vậy thì tôi vừa làm, vừa nói chuyện lâu cũng được.

-Vâng, tôi có nhiều câu hỏi lắm, và chúng ta sẽ nói cho đến khi một trong hai người mệt mỏi thì ngừng. Bà thấy như vậy được không ạ?

-Được!


-Trước hết, tôi xin cảm ơn bà đã dành thì giờ cho cuộc phỏng vấn này. Tôi biết bà đã có nhiều người đến phỏng vấn bà trong suốt thời gian qua.

-Vâng, ông nói đúng đó, nhưng tôi thích nói chuyện vì tôi biết rất nhiều người đã đến gần Chúa hơn qua những gì mà tôi kể cho họ nghe. Vậy xin ông đừng ngại, tôi sẽ trả lời mọi sự trong khả năng của tôi.

(Những câu hỏi đáp này đuợc thực hiện khi tác giả đến thăm bà Maria, trong 30 lần gặp gỡ, suốt 5 năm trời.)

Chuơng 2: Tiểu Sử Của Bà Maria Simma


§ Kim Hà

Hỏi: Xin bà vui lòng kể cho tôi nghe một chút về tuổi thơ và tuổi trẻ của bà.

-Trong ba trường hợp, tôi muốn gia nhập tu viện. Khi còn là một trẻ thơ, tôi thường nói với mẹ tôi rằng tôi không lập gia đình. Mẹ tôi trả lời:

-Hãy đợi khi con được 20 tuổi, mẹ sẽ hỏi con lúc đó.

-Không, mẹ ơi, mẹ sẽ không có kinh nghiệm ấy đâu! Con chắc chắn như vậy. Một là con đi tu, hai là con sẽ làm việc ở chỗ nào trên thế giới để con có thể giúp đỡ người khác.

Mẹ tôi là người luôn quan tâm đến các linh hồn trong Luyện ngục. Lúc tôi còn là một cô gái nhỏ, tôi cũng làm nhiều việc để giúp các linh hồn. Sau đó, tôi quyết định làm mọi sự cho các linh hồn. Khi rời trường, tôi nghĩ:

-Tốt, tôi sẽ đi tu. Có lẽ Chúa muốn tôi đi tu.

Khi được 17 tuổi, tôi gia nhập tu viện Thánh Tâm Chúa Giêsu ở vùng Tyrol. Sau 6 tháng, họ nói:

-Chúng tôi phải cho chị biết rằng chị quá yếu đối với chúng tôi.

Ông biết không? Khi tôi lên 8 tuổi, tôi bị sưng phổi nên sức khỏe tôi yếu kém. Lúc ở trong tu viện được 1 năm, tôi phải về nhà. Mẹ Bề Trên nói với tôi:

“Tôi tin rằng chị có ơn gọi, xin chị hãy đợi đến 2 hay 3 năm nữa cho đến lúc chị mạnh mẽ hơn. Lúc đó, chị hãy gia nhập một Dòng tu dễ hơn, chẳng hạn như một Dòng Kín.”

Khi ấy, tôi luôn nói:

“Một Dòng tu kín hay không có Dòng nào cả. Không, tôi không thể đợi được, Tôi muốn đi ngay lập tức.”

Tu viện thứ hai mà tôi đến xin gia nhập là Dòng Đa Minh, ở vùng Thalbach, gần Bregenz. Chỉ sau có 8 ngày, họ nói:

“Chị quá yếu đuối đối với chúng tôi. Chị phải đi về ngay.”

Dòng kế tiếp mà tôi đến xin gia nhập là Dòng Chị Em Truyền Giáo.

Tu ở Dòng Truyền Giáo là điều mà tôi ao ước. Đó là lý do tại sao mà hai Dòng kia không hợp với tôi. Thế là tôi ghi danh với các Nữ tu Dòng Phanxico ở vùng Gossau, Thụy Sĩ. Họ nói:

“Được, chị có thể gia nhập Dòng chúng tôi.”

Tuy nhiên, tôi phải kể cho họ nghe rằng tôi đã xin đi tu ở hai Dòng trước và họ đã gửi tôi về. Từ đó, họ luôn giao cho tôi các công tác khó khăn và nặng nhọc nhất, đến nỗi các người dự tu khác phải hỏi tôi:

“Tại sao chị phải làm việc này một mình? Chúng tôi không thể chịu được như vậy.”

“Không can gì, Chúa sẽ giúp tôi. Mọi sự sẽ tốt đẹp. Tôi sẽ làm tất cả những gì mà họ giao phó cho tôi.”

Một ngày kia, họ nói với tôi:

“Hôm nay, chị có thể ở đây và làm việc nhẹ nhàng hơn.”

Tôi tự nhủ:

“Một là tôi phải ra đi, hai là họ thấy tôi có thể làm việc được.”

Nhưng khi bà giám đốc của nhà tập xuống cầu thang và nhìn tôi với vẻ mặt thương hại thì tôi hiểu ngay:

“Ồ, ta phải đi về thôi!”

Bà đến trước mặt tôi và nói:

-Tôi phải nói cho chị biết một điều.

-Vâng, tôi biết, tôi phải ra đi, phải không ạ?

-Ai đã cho chị biết trước điều ấy?

-Ồ, tôi nhìn thấy nơi khuôn mặt của chị.

-Vâng, chị quá yếu đối với chúng tôi.

Thế là tôi quyết định nếu tôi không thể ở đây, thì tôi sẽ không thể ở bất cứ tu viện nào khác. Thánh Ý Chúa không muốn tôi đi vào bất cứ tu viện nào. Và tôi phải nói rằng, từ giây phút ấy trở đi, linh hồn tôi đau đớn nhiều. Tôi cảm thấy mất kiên nhẫn và tôi thưa với Chúa rằng:

-Lạy Chúa, đây là lỗi của Chúa nên con không làm theo Thánh Ý Chúa được.

Nhưng điều mà tôi không biết là chúng ta không thể đòi hỏi phép lạ từ Chúa được. Lúc ấy, tôi còn trẻ. Tôi thường nghĩ rằng Chúa đang cố gắng chỉ cho tôi điều mà Ngài muốn nơi tôi, nhưng tôi không thể nhìn thấy. Tôi luôn kỳ vọng được tìm thấy một tờ giấy viết tay dấu dưới đống rơm.

Hỏi: Thưa bà Maria, bà nói rằng mẹ của bà chăm lo cho các linh hồn. Các linh hồn ấy là ai, và bà muốn nói gì khi bà nhắc đến việc mẹ của bà chăm sóc cho các linh hồn?

-Các linh hồn là những người đã chết mà chưa lên được Thiên Đàng. Họ là các linh hồn đang ở Luyện ngục. Ở môt số các nơi trên thế giới, người ta gọi là các linh hồn thánh thiện hay các linh hồn được chọn. Các danh từ này có vẻ chỉnh hơn tên gọi là các linh hồn nghèo khó. Nhưng từ ngữ nghèo khó cũng đúng vì họ tùy thuộc 100% nơi chúng ta và nơi những người khác.

Mẹ tôi cầu nguyện nhiều cho các linh hồn, làm nhiều việc thiện cho họ và luôn đặt họ ở nơi thân thương trong trái tim của bà. Mẹ tôi luôn bảo chúng tôi rằng nếu khi nào chúng ta cần sự giúp đỡ thì hãy giao phó cho các linh hồn thánh thiện vì họ là những người luôn hăng say giúp đỡ chúng ta. Mẹ tôi sống gần với linh mục Vianney, ở xứ Cure of Ars. Bà thường hay đi hành hương tới vùng Ars. Ngày nay, tôi chắc chắn rằng mẹ tôi cũng có các cảm nghiệm về các linh hồn, nhưng bà không kể lại cho các con của bà đó thôi.

Vào năm 1940 thì mọi sự khởi đầu. Tôi biết đây là điều Chúa muốn tôi phải làm. Một linh hồn đầu tiên đến với tôi lúc tôi được 25 tuổi. Cho đến lúc ấy, Chúa đã để cho tôi phải chờ đợi.



Hỏi: Bà nói rằng một linh hồn đã chết hiện về với bà. Bà nói rằng linh hồn ấy đi vào phòng của bà để thăm viếng bà phải không?

-Vâng, và họ vẫn làm như vậy cho đến bây giờ. Từ năm 1940 là lúc mới khởi sự, cho đến năm 1953 thì chỉ có 2 hay 3 người đến với tôi mỗi năm, và đa số là vào tháng 11. Lúc đó, tôi làm việc ở nhà với trẻ em. Tôi cũng là một người phụ việc trong nông trại ở Đức và ở đây, ngay trong làng bên cạnh. Đến năm Mừng kính Đức Mẹ là năm 1954, mỗi đêm đều có một linh hồn đến thăm tôi. Sức khoẻ của tôi lại tốt hơn. Tôi phải cảm tạ Chúa vì công việc này giúp tôi mạnh khỏe hơn. Chỉ khi bị bịnh yếu thì tôi mới giảm làm việc. Nhưng nói chung thì tôi khỏe hơn. Và tôi đã thường cảm tạ Chúa vì Ngài đã không cho tôi vào tu viện. Chúa luôn ban cho ta các điều kiện để ta thực thi Thánh Ý của Ngài.

Nhiều năm qua, tôi đi diễn thuyết. Môt phụ nữ người Đức thường tổ chức các buổi hội thảo và lái xe đưa tôi đến nói chuyện với đám đông. Bà ta gọi cho tôi và nói:

“Vào ngày này, ngày kia, bà có thể đến thành phố này hay thành phố kia được không ạ?”

Lần đầu tiên tôi được mời đi nói chuyện thì tôi không thể đi được vì có người đến đây. Mọi người đều thích nghe tôi nói chuyện, nhưng tôi phải chịu đựng nhiều khi tiếp xúc với các linh mục tân tiến. Các tín hữu lớn tuổi và các linh mục lớn tuổi thì tin tất cả những gì mà tôi kể.

Hỏi: Tại sao điều này (các linh hồn về thăm) xẩy đến cho bà?

-Tôi không thể biết chắc chắn được. Như tôi đã nói, tôi luôn muốn dâng đời mình cho Chúa, vì thế việc cầu nguyện trở nên quan trọng đối với tôi. Tôi phải cầu nguyện thật nhiều và làm các việc lành với ý chỉ cho các linh hồn. Tôi cũng đã hứa với Đức Mẹ Maria để trở nên một linh hồn đau khổ hầu cầu nguyện cho các linh hồn. Đó là các điều có liên quan đến công tác của tôi.



Hỏi: Xin bà cho biết trình độ học vấn của bà?

-Tôi học xong trình độ tiểu học thôi. Thời tôi mới lớn, luật pháp chỉ đòi hỏi chúng tôi học đến đó mà thôi, vì gia đình chúng tôi nghèo lắm.



Hỏi: Vậy bà rời trường học khi bao nhiêu tuổi?

-Để xem, tôi được 11 tuổi; không, 12 tuổi. Vâng, tôi chắc chắn là tôi được 12 tuổi khi tôi rời trường học.



Hỏi: Trong gia đình bà có bao nhiêu con?

-Tôi là con thứ hai trong gia đình có 8 người con, và chúng tôi không có khả năng để học cao hơn nữa. Tôi còn nhớ rằng bữa ăn trưa và bữa ăn tối chỉ có món súp và bánh mì mà thôi.



Hỏi: Sở dĩ tôi hỏi về trình độ học của bà bởi thật là quan trọng cho tôi để hiểu các câu trả lời của bà từ đâu mà đến. Có thể các câu trả lời đến từ các linh hồn về thăm bà. Có thể câu trả lời đến từ ý kiến riêng của bà, do trình độ học hay kinh nghiệm, hay do ảnh hưởng của các người ở chung quanh bà. Xin bà vui lòng cho tôi biết các câu trả lời của bà từ đâu mà đến?

-Vâng, tôi hiểu. Trọn cuộc đời tôi đều liên quan đến kinh nghiệm với các linh hồn, nhưng câu hỏi của ông cũng tốt. Nếu tôi nói rằng: “Các linh hồn nói…thì đó là từ các linh hồn. Nếu tôi không nói câu mở đầu ấy thì ông có thể hiểu đó là ý kiến riêng của tôi. Xin ông nhắc nhở tôi nếu ông không rõ. Đôi khi tôi quên không nói câu giáo đầu, bởi vì tôi thường gặp gỡ các linh hồn khoảng ba lần trong một tuần. Thật sự tôi không thường hay nói chuyện với người sống nhiều như nói chuyện với người chết. Thỉnh thoảng tôi gặp các người hàng xóm và nói chuyện với họ ở nhà, hoặc ở nhà thờ. Tôi cũng nói chuyện với linh mục của tôi. Tôi sống cô độc ở nơi này và đa số các khách của tôi đến thì đều hỏi về người thân của họ. Họ cần biết về việc cầu nguyện, hay các chuyện liên quan đến các linh hồn. Họ đến từ nhiều nơi xa xôi.



Hỏi: Vậy tôi xin được nói rằng: dựa theo trình độ học vấn của bà và lối sống khiêm cung, đơn sơ và ẩn khuất của bà ở nơi này, vậy những gì mà bà kể cho tôi nghe thì đa số là từ các linh hồn đến thăm viếng bà, có phải không ạ?

-Vâng, đúng như vậy. Ông có thể nghĩ như thế!




tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương