MỤC ĐÍCH, phạm VI ứng dụng & thuật ngữ viết tắt sự cần thiết của mạng cáp quang truy nhập



tải về 130.21 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích130.21 Kb.
#29435
CHƯƠNG 1
MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ỨNG DỤNG & THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
1. Sự cần thiết của mạng cáp quang truy nhập.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ băng rộng, đòi hỏi có hệ thống mạng với băng thông rộng và độ tin cậy cao ngày càng trở nên cấp thiết. Mạng truy nhập băng rộng dựa trên hệ thống truy nhập xDSL với khoảng cách tới khách hàng như hiện nay đang lộ rõ những hạn chế nhất định về mặt băng thông cũng như khả năng cung cấp các dịch vụ mới như truy nhập Internet tốc độ cao (HSI), IPTV/Triple Play, truyền hình có độ phân giải cao (HDTV), Game-online, đấu nối truyền dẫn cho các trạm BTS 2G/3G,…Vì vậy, việc triển khai mạng truy nhập cáp quang là xu hướng tất yếu đối với mạng truy nhập băng rộng của VNPT Hà Nội trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.



2. Mục đích và phạm vi ứng dụng.

Xây dựng mạng cáp quang truy nhập linh hoạt với các điểm truy nhập gần nhà thuê bao nhằm mục đích cung cấp các kết nối theo cấu trúc điểm - điểm (P2P - Point to Point), điểm - đa điểm chủ động (P2MP - Point to Multi Poin) hoặc điểm - đa điểm thụ động (PON - Passive Optical Network).

Triển khai mạng cáp quang truy nhập theo các giải pháp FTTx (FTTH, FTTB, FTTC,…) kết hợp công nghệ GPON nhằm giảm khoảng cách cáp đồng và đưa cáp quang tới nhà thuê bao. Trong giai đoạn đầu, mạng cáp quang truy nhập triển khai tại các khu vực tập trung nhiều khách hàng, bao gồm:

- Các khu công nghiệp, khu văn phòng, khu công nghệ cao.

- Trung tâm hội nghị, hội chợ, khu thương mại.

- Các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, bệnh viện.

- Các trung tâm thể thao, sân vận động.

- Các khu đô thị mới, toà nhà cao tầng có mật độ thuê bao tập trung.

Giai đoạn tiếp theo sẽ triển khai tới tất cả các khu dân cư và từng bước thay thế dần mạng truy nhập ADSL trên địa bàn Hà Nội.

3. Danh mục các ký hiệu và thuật ngữ viết tắt

- xDSL (xDigital Subscriber Line): Nhóm công nghệ và tiêu chuẩn DSL dùng để truyền dữ liệu tốc độ cáo trên đôi cáp đồng xoắn. “x” có thể là viết tắt của: H, SH, I, V, A tùy thuộc vào loại dịch vụ sử dụng DSL.

- HSI (High Speed Internet): Dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao.

- IPTV (Internet Protocol Televison): Dịch vụ truyền hình số được cung cấp qua mạng Internet.

- HDTV (High Definition Television): Dịch vụ truyền hình có độ phân giải cao.

- BTS (Base Transceiver Station): Trạm thu phát sóng gốc mạng di động.

- P2P (Point to Point): Kết nối điểm - điểm.

- P2MP (Point to Multi Poin): Kết nối điểm - đa điểm.

- FTTx (Fiber to the-x): kiến trúc mạng sử dụng cáp quang. “x” có thể là viết tắt của N-Node; C-Curb; B-Building; H-Home.

- ODN (Optical Distribution Network): Mạng phân phối cáp quang.

- AON (Active Optical Network): Mạng truy nhập quang chủ động.

- GPON (Gigabit Passive Optical Network): mạng truy nhập quang thụ động tốc độ Gigabit.

- IP-DSLAM (Internet Protocol Digital Subscriber Line Access Multiplexer): Thiết bị tập trung đường truyền sử dụng công nghệ xDSL với trung kế hướng lên sử dụng công nghệ Ethernet.

- OLT (Optical Line Terminal): Thiết bị kết cuối đường dây quang, đặt tại nhà trạm.

- ONU/ONT (Optical Network Unit/Optical Network Terminal): Thiết bị kết cuối mạng, đặt tại nhà khách hàng.

- MDU (Multiple Dwelling Unit): Thiết bị kết cuối dành cho một khu vực thuê bao.

- ODF (Optical Distribution Frame): Giá đấu nối quang.

- DP (Distribution Point): Điểm phân phối/rẽ nhánh cáp quang.

- AP (Access Point): Điểm truy nhập mạng

- ATB (Access Teminal Box): Hộp đấu nối quang, đặt tại nhà khách hàng.

- FDT (Fiber Distribution Terminal): Tủ phân phối quang.

- SM (Single Mode): đơn mốt.

- Feeder Cable: Cáp gốc.

- Distribution Cable: Cáp nhánh.

- Optical Drop Wire: Dây thuê bao sợi quang.

- Splitter: Thiết bị chia ghép tín hiệu quang.

- Loose Buffer Tube: Cấu trúc ống đệm lỏng

- Tight Buffer Tube : Cấu trúc đệm chặt.

- Patch Cord: Dây nhảy quang.

- Pigtail: Dây nối quang.

CHƯƠNG 2
CẤU TRÚC MẠNG PHÂN PHỐI CÁP QUANG FTTx - GPON



(ODN - Optical Distribution Network)

1. Các công nghệ mạng truy nhập quang.

Hiện nay, mạng truy nhập quang của VNPT Hà Nội bao gồm:

- Mạng truy nhập quang chủ động (Active Optical Network - AON): sử dụng các thiết bị quang tích cực (Sw) và cung cấp các kết nối P2P thông qua đôi sợi quang kết nối thẳng từ thiết bị Switch đặt tại nhà trạm tới thiết bị IP-DSLAM hoặc qua thiết bị Switch đặt trung gian (cấu trúc mạng MAN-E). Với mô hình này, để cung cấp dịch vụ băng rộng tới mỗi khách hàng sẽ phải sử dụng đôi sợi quang để kết nối. Do vậy nhu cầu sử dụng sợi quang lớn, chi phí đầu tư, bảo dưỡng mạng cáp quang tăng cao.



Hình 1: Công nghệ truy nhập quang chủ động

- Mạng truy nhập quang thụ động (Passive Optical Network - PON): Với việc sử dụng các thiết bị chia ghép thụ động (splitter) tại các điểm chia ghép tín hiệu quang gần với thuê bao, mạng PON cho phép giảm dung lượng sợi quang phải triển khai trên mạng, đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị lắp đặt tại nhà trạm và chi phí đầu tư, khai thác, bảo dưỡng trên toàn mạng lưới. Do vậy, hiện tại PON được xem là giải pháp tốt cho việc triển khai rộng rãi mạng cáp quang truy nhập.





Hình 2: Công nghệ truy nhập quang thụ động

Song song với việc triển khai mạng truy nhập quang AON, VNPT Hà Nội sẽ tập trung triển khai mạng truy nhập quang GPON/GEPON nhằm đưa cáp quang tới tận nhà thuê bao, đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng rộng, chất lượng cao cho mọi đối tượng Khách hàng tại nhiều khu vực trên địa bàn Tp Hà Nội.

Cấu trúc hệ thống truy nhập cáp quang FTTH-PON:



Hình 3: Cấu trúc mạng truy nhập cáp quang thụ động

Trong đó:

- Thiết bị kết cuối đường dây (Optical Line Terminal - OLT): đặt tại nhà trạm VNPT.

- Thiết bị kết cuối mạng (Optical Network Terminal - ONT): đặt tại nhà khách hàng.

- Mạng phân phối cáp quang (Optical Distribution Network - ODN): mạng ODN cung cấp các kênh truyền dẫn quang vật lý giữa OLT và ONT. Bao gồm cáp sợi quang, đầu nối quang, thiết bị chia/ghép tín hiệu quang (Splitter) và các thiết bị phụ kiện. Như vậy, mạng ODN bao gồm các phần cơ bản:

+ Cáp quang chính: xuất phát từ giá đấu nối quang (ODF) đặt trong nhà trạm đến điểm phân phối/rẽ nhánh quang (Distribution Point - DP).

+ Cáp quang nhánh: xuất phát từ điểm phân phối/rẽ nhánh (DP) đến các điểm truy nhập quang gần nhà thuê bao (Access Point - AP).

+ Cáp quang thuê bao: xuất phát từ điểm truy nhập AP hoặc điểm phân phối/rẽ nhánh DP đến vị trí đấu nối quang trong nhà thuê bao (ATB/Outlet - Access Teminal Box).

+ Thiết bị chia ghép tín hiệu quang (Splitter): đặt tại các điểm phân phối/rẽ nhánh quang (DP) và điểm truy nhập quang (AP).



Hình 4: Các cấu trúc mạng truy nhập cáp quang FTTx

Tóm lại: Mạng phân phối cáp quang (ODN) là một trong các thành phần chính cấu thành mạng cáp quang truy nhập FTTx. Mạng phân phối quang là phần của mạng lưới viễn thông chủ yếu nằm bên ngoài nhà trạm viễn thông, bao gồm cáp sợi quang kết nối từ nút chuyển mạch/điểm truy nhập đến nhà thuê bao, giá đấu nối quang (ODF - Optical Distribution Frame), măng sông cáp quang, tủ/hộp cáp quang, splitter, hệ thống cống bể, cột thông tin và các phụ kiện mạng quang.



2. Nguyên tắc tổ chức mạng phân phối cáp quang FTTx - GPON.

2.1. Các sở cứ tổ chức mạng phân phối cáp quang (ODN).

Mạng phân phối cáp quang FTTx phải đảm bảo thuận lợi trong quản lý, vận hành và khai thác; dung lượng mạng truy nhập quang phải đáp ứng nhu cầu kết nối băng rộng FTTx - PON cho các Khách hàng tại mốc thời gian đã định, sẵn sàng mở rộng và đảm bảo hiệu quả đầu tư. Do vậy, tổ chức mạng phân phối cáp quang phải dựa trên các sở cứ sau:

- Cấu trúc mạng chuyển mạch của VNPT Hà Nội và phân vùng phục vụ của các tổng đài, các CES và các thiết bị OLT.

- Phụ thuộc vào mật độ dân cư của từng vùng, tốc độ tăng trưởng thuê bao băng rộng hàng năm, đặc biệt là các dịch vụ yêu cầu băng thông rộng như truy nhập Internet tốc độ cao, IpTV, Triple Play, HDTV,...

- Quy hoạch phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

- Hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư xây dựng và bảo trì khai thác mạng. Đảm bảo mạng cáp quang sau khi đầu tư phải có khả năng đáp ứng được nhu cầu cho 10 năm.



2.2. Nguyên tắc phối cáp.

- Tổng chiều dài tuyến cáp quang từ OLT đến ONU/ONT không quá 20 km.

- Trên một tuyến kết nối từ OLT đến ONU/ONT chỉ lắp đặt tối đa 2 cấp Splitter, đảm bảo tổng số thuê bao kết nối tới cổng PON trên OLT ≤ 64.

- Sử dụng cáp quang loại SM, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật tại ITU-T G.652D, cáp quang thuê bao (Optical Drop Wire) phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật tại khuyến nghị của ITU-T G.657A/B.

- Cáp chính (Feeder Cable): kéo từ tổng đài Host có dung lượng 96 Fo; từ tổng đài vệ tinh có dung lượng 96 Fo hoặc 48 Fo tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế tại từng khu vực, ưu tiên sử dụng cáp quang dung lượng 96 Fo.

- Điểm phân phối cáp quang (DP-Distribution Point): tuỳ thuộc từng trường hợp cụ thể có thể lựa chọn măng sông (Closure) hoặc tủ phân phối (FDT-Fiber Distribution Terminal) để phân phối và rẽ nhánh cáp với đầu vào là cáp chính, đầu ra là các cáp phối. Cụ thể như sau:

+ Nếu DP chỉ có chức năng phân phối, rẽ nhánh cáp và lắp đặt Splitter dung lượng nhỏ (Splitter loại 1:2, 1:4 hoặc 1:8): sử dụng măng sông đặt ngầm trong bể cáp hoặc treo trên cột tuỳ thuộc vào vị trí, địa hình.

+ Nếu DP bao gồm cả chức năng phân phối, rẽ nhánh cáp và lắp đặt Splitter có dung lượng lớn (Splitter loại 1:16, 1:32 và 1:64): sử dụng tủ phân phối (FDT) lắp đặt trên bệ hoặc treo trên cột thông tin tuỳ thuộc vào vị trí, địa hình.

- Cáp nhánh (Distribution Cable): được kéo từ điểm phân phối, rẽ nhánh cáp (DP) đến các điểm truy nhập mạng (AP-Access Point). Cáp quang nhánh có dung lượng 24 Fo và 48 Fo, trường hợp đặc biệt tại các khu vực ngoại thành có thể sử dụng cáp quang dung lượng 12 Fo.

- Điểm truy nhập (AP-Access Point) là điểm kết cuối của cáp quang nhánh/điểm xuất phát của cáp quang thuê bao. Có thể sử dụng măng sông hoặc hộp cáp để kết cuối cáp.

- Dây thuê bao quang (Optical Drop Wire): đuợc kéo từ điểm truy nhập (AP) hoặc tủ phân phối (FDT) đến hộp kết cuối đặt tại nhà thuê bao (ATB-Access Terminal Box/Outlet). Dây thuê bao quang có dung lượng 2 Fo, 4 Fo. Một số trường hợp đặc biệt, với các Khách hàng như Văn phòng, Nhà máy, Trung tâm Thương mại, trạm BTS,… có thể sử dụng cáp quang thuê bao có dung lượng 8 Fo/12 Fo.

2.3. Lựa chọn Splitter và các giải pháp lắp đặt.

Căn cứ số lượng thuê bao dự báo, vị trí lắp đặt để lựa chọn chủng loại, dung lượng và giải pháp lắp đặt phù hợp. Trên một tuyến kết nối từ OLT đặt tại tổng đài đến ONU/ONT đặt tại Khách hàng có thể lắp đặt tối đa 2 cấp Splitter sao cho tổng số thuê bao kết nối tới cổng PON tại OLT ≤ 64 thuê bao (đối với công nghệ GPON) và ≤ 32 thuê bao (đối với công nghệ GE-PON).



2.3.1. Giải pháp lắp đặt Splitter 1 cấp.

- Lắp đặt Splitter 1 cấp khi tại khu vực lắp đặt có số thuê bao dự báo như sau: [32 < Số lượng thuê bao dự báo ≤ 64] nếu triển khai theo công nghệ GPON hoặc [16 < Số lượng thuê bao dự báo ≤ 32] nếu triển khai theo công nghệ GE-PON. Với giải pháp này, công suất quang chỉ bị chia tách một lần, tất cả các dịch vụ của Khách hàng được truyền tải thông qua duy nhất một Splitter.





Hình 5: Cấu trúc lắp đặt Splitter 1 cấp

- Lựa chọn chủng loại và dung lượng Splitter.

+ Dung lượng 1:64 (đối với GPON) hoặc 1:32 (đối với GE-PON).

+ Cấu trúc module, kèm dây nhảy quang gắn sẵn Connector loại SC/UPC.

+ Splitter được lắp đặt trong tủ FDT và trong phòng KT của toà nhà cao tầng.

- Tổng suy hao đường truyền từ OLT đến ONU/ONT đảm bảo ≤ 28 dB.



2.3.2. Giải pháp lắp đặt Splitter 2 cấp.

- Giải pháp này có nhiều ưu điểm, hệ số suy hao nhỏ, thuận lợi trong việc kiểm tra và bảo dưỡng mạng cáp quang, cấu hình cáp quang linh hoạt và có thể triển khai trong khu vực rộng như khu thương mại cũng như khu vực thuê bao không tập trung. Với giải pháp này, công suất quang bị chia tách hai lần, tất cả các dịch vụ của Khách hàng được truyền tải thông qua hai cấp Splitter.

- Tuỳ thuộc vào số lượng thuê bao tại mỗi khu vực, đặc điểm địa hình để lựa chọn cấu trúc, dung lượng và chủng loại Splitter phù hợp sao cho tổng số thuê bao/cổng PON trên OLT ≤ 64 thuê bao (đối với GPON) hoặc ≤ 32 thuê bao (đối với GE-PON). Thông thường, các cấp Splitter được lựa chọn như sau:

+ Splitter cấp 1 có dung lượng: 1:2; 1:4; 1:8.

+ Splitter cấp 2 có dung lượng tương ứng: 1:32; 1:16; 1:8 kèm dây nhảy quang gắn sẵn Connector loại SC/UPC.

+ Splitter cấp 1 lắp đặt tại điểm DP là măng sông, splitter cấp 2 phải được lắp đặt tại điểm tập trung nhiều thuê bao. Trường hợp cả Splitter cấp 1 (loại 1:2; 1:4; 1:8) và 1 Splitter cấp 2 tương ứng (loại 1:32; 1:16; 1:8) đặt cùng tại vị trí thì lựa chọn DP là tủ FDT. Splitter cấp 1 được kết nối với Splitter cấp 2 bằng mối hàn nhiệt để giảm bớt suy hao trên đường truyền.



Ví dụ: Splitter cấp là loại 1:2 thì Splitter cấp 2 là loại 1:32; hoặc nếu Splitter cấp 1 là loại 1:4 thì Splitter cấp 2 là loại 1:16.



Hình 6: Cấu trúc lắp đặt Splitter 2 cấp

2.4. Các giải pháp cho mạng FTTH.

2.4.1. Triển khai FTTH tại các toà chung cư có mật độ dân số cao, các tòa nhà văn phòng.

Đối với các toà nhà cao tầng có mật độ thuê bao lớn, có thể triển khai mạng FTTH theo các cấu trúc sau:

- Cấu trúc Splitter 1 cấp: áp dụng đối với các toà nhà có số thuê bao ≤ 64.

+ Trường hợp 1: Splitter sẽ được lắp đặt tại tầng hầm (phòng kỹ thuật). Dây thuê bao quang sẽ được kéo trực tiếp từ Splitter đến ATB/Outlet tại nhà Khách hàng. Phù hợp cho việc triển khai tại các tòa nhà thấp tầng, các tòa nhà chưa triển khai mạng cáp quang nội bộ.


Splitter 1:64


Hình 7: Cấu trúc lắp đặt Splitter 1 cấp dạng 1
+ Trường hợp 2: Splitter lắp đặt tại tầng hầm (phòng KT). Triển khai cáp nhánh đấu nối từ Splitter đến các hộp cáp (AP) đặt tại các tầng, dây thuê bao quang được kéo từ các hộp cáp đến ATB đặt tại nhà Khách hàng. Cấu trúc này phù hợp với các tòa nhà có mật độ thuê bao thấp và thuận tiện cho việc triển khai cung cấp dịch vụ, sửa chữa cũng như bảo dưỡng mạng lưới, áp dụng tại các tòa nhà do VNPT Hà Nội cung cấp dịch vụ viễn thông và xây dựng mạng nội bộ, mạng dây thuê bao cáp đồng, cáp quang.


Splitter Nx(1:64)




Hình 8: Cấu trúc lắp đặt Splitter 1 cấp dạng 2
- Cấu trúc Splitter 2 cấp: splitter cấp 1 đặt tại tầng hầm (phòng KT) và được đấu nối với splitter cấp 2 thông qua mạng cáp phụ triển khai lên các tầng. Cáp quang thuê bao sẽ được kéo từ Splitter cấp 2 đến ATB đặt tại nhà Khách hàng. Cấu trúc này được triển khai tại các toà nhà cao tầng có dung lượng thuê bao tương ứng các cấu trúc đấu nối spliter 1:2 + 1:32, 1:4 + 1:16, 1:8 + 1:8.






Hình 9: Cấu trúc lắp đặt Splitter 2 cấp
2.4.2. Triển khai FTTx tại các khu đô thị tập trung nhiều tòa nhà cao tầng.

Tại các khu đô thị mới, thường tập trung nhiều tòa chung cư cao tầng. Ngoài việc triển khai mạng cáp đồng cung cấp các dịch vụ POTS, ADSL sẽ phải triển khai đồng thời mạng FTTx để cung cấp các dịch vụ băng rộng, chất lượng cao tới các Khách hàng có nhu cầu. Trường hợp này, có thể triển khai theo 3 phương thức: FTTC, FTTB và FTTH. Tùy thuộc vào mặt bằng lắp đặt, khả năng triển khai để lựa chọn phương thức phù hợp; ưu tiên triển khai theo phương thức FTTH, FTTB. Phương thức FTTC chỉ triển khai khi không có vị trí lắp đặt thiết bị ONU trong các tòa nhà.

- Phương thức FTTC: triển khai cáp quang tới gần cụm thuê bao và lắp đặt thiết bị MSAN/IP-DSLAM/MDU, cho phép cung cấp các dịch vụ cho một cụm thuê bao với bán kính cáp đồng tính từ MSAN/IP-DSLAM/MDU đến Khách hàng thông thường từ khoảng 500 m đến 1.500 m để đảm bảo băng thông, chất lượng dịch vụ.

- Phương thức FTTB: triển khai cáp quang tới tầng hầm (phòng KT) của tòa nhà và lắp đặt ONU liền kề với tủ cáp đồng để cung cấp các kết nối VDSL2 tới Khách hàng thông qua mạng cáp đồng, dung lượng thuê bao tương ứng số port VDSL2 của ONU.

- Phương thức FTTH: có thể triển khai theo 2 giải pháp:

+ Lắp đặt Splitter 1 cấp: Splitter được lắp đặt tại điểm FDT. FDT đặt tại vị trí thích hợp để phân phối/rẽ nhánh cáp đến các tòa nhà. Áp dụng tại các khu đô thị có mật độ các tòa nhà cao tầng tập trung, nằm liền kề nhau, tổng số thuê bao có nhu cầu sử dụng các dịch vụ FTTH ≤ 64.




Splitters

Tổng đài


Hình 10: Cấu trúc lắp đặt Splitter 1 cấp
+ Hoặc lắp đặt Splitter theo 2 cấp: Splitter cấp 1 đặt tại FDT và splitter cấp 2 sẽ đặt tại từng tòa nhà. Áp dụng tại các khu đô thị có mật độ các tòa nhà cao tầng tập trung, nằm liền kề nhau và có dung lượng thuê bao tương ứng các cấu trúc đấu nối spliter 1:2 + 1:32, 1:4 + 1:16, 1:8 + 1:8.



Tổng đài


Hình 11: Cấu trúc lắp đặt Splitter 2 cấp
2.4.3. Triển khai FTTH tại các khu biệt thự, nhà liền kề.

Tùy thuộc vào mật độ thuê bao và năng lực hệ thống cống bể tại từng khu vực, có thể lựa chọn các cấu trúc mạng sau.

- Cấu trúc Splitter 1 cấp: áp dụng cho các khu vực có mật độ thuê bao tập trung và hệ thống cống bể đảm bảo năng lực. Dây thuê bao quang có thể lắp đặt ngầm trong hệ thống cống bể/ganivo hoặc treo trên hệ thống cột.



Hình 12: Cấu trúc Splitter 1 cấp
- Cấu trúc Splitter 2 cấp: áp dụng cho các khu vực có mật độ thuê bao phân tán, hệ thống cống bể đảm bảo năng lực kéo cáp. Dây thuê bao quang có thể lắp đặt ngầm trong hệ thống cống bể/ganivo hoặc treo trên hệ thống cột.



Hình 13: Cấu trúc Splitter 2 cấp
2.5. Cách thức kết cuối dây thuê bao quang (Optical Drop Wire) tại nhà Khách hàng.

- Tại các khu nhà riêng lẻ, liền kề và biệt thự:

+ Sử dụng dây thuê bao quang dung lượng 2 Fo, kéo từ Splitter hoặc từ hộp cáp (AP) đặt ngoài trời theo hệ thống cống bể/ganivo hoặc hệ thống cột tới hộp kết cuối (ATB/Outlet) đặt tại nhà thuê bao.

+ Dây thuê bao quang sử dụng loại có cấu trúc ống đệm lỏng (Loose Buffer Tube).

+ Hộp ATB/Outlet đặt trong nhà thuê bao, cách mặt sàn khoảng 30 cm đến 40 cm và được gắn trên tường.

+ Dây thuê bao quang phải được luồn trong ống gen nhựa, đảm bảo bán kính uốn cong và được kết nối với dây pigtail lắp trong hộp ATB/Outlet bằng hàn nhiệt hoặc gắn luôn dây thuê bao quang với đầu nối connector.

+ Thiết bị ONT được kết nối tới hộp kết cuối ATB/Outlet bằng dây nhảy quang Patch cord.

- Tại các tòa nhà cao tầng, văn phòng.

+ Sử dụng dây thuê bao quang Indoor loại 2 Fo kéo từ Splitter hoặc từ hộp cáp (AP) đặt tại phòng kỹ thuật hoặc hành lang tòa nhà theo hệ thống gen nhựa chôn ngầm trong tường hoặc gắn nổi tới hộp ATB/Outlet đặt tại vị trí lắp đặt thiết bị của Khách hàng (đối với các tòa nhà do VNPT triển khai xây dựng hạ tầng mạng viễn thông sẽ lắp đặt hộp ATB/Outlet tại phòng khách của mỗi căn hộ).

+ Hộp ATB/Outlet được gắn trên tường, cách sàn nhà khoảng 30 cm đến 40 cm. Dây thuê bao quang được kết nối với dây nối quang (pigtail) lắp trong hộp ATB/Outlet bằng hàn nhiệt hoặc gắn luôn dây thuê bao quang với đầu nối connector.

+ Thiết bị ONT được kết nối tới hộp kết cuối ATB/Outlet bằng dây nhảy quang (Patch cord).

+ Dây thuê bao quang lắp đặt tại các tòa nhà cao tầng: sử dụng loại Indoor Cable có cấu trúc ống đệm chặt (Tight Buffer Tube) nhằm đảm bảo độ linh hoạt và suy hao do bán kính uốn cong là nhỏ nhất.





Hình 14: Lắp đặt dây thuê bao quang tại nhà Khách hàng.

CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN SUY HAO ĐƯỜNG TRUYỀN


Để đảm bảo tốc độ, băng thông thì khoảng cách từ OLT - đặt tại nhà trạm của VNPT Hà Nội đến ONU/ONT - đặt tại nhà Khách hàng và suy hao đường truyền phải đáp ứng các yêu cầu của công nghệ GPON (ITU-T G984.2), cụ thể như sau:

- Khoảng cách tối đa từ OLT đến ONT/ONU: ≤ 20 km.

- Suy hao đường truyền từ OLT đến ONT/ONU: ≤ 28dB.

Như vậy, khoảng cách và suy hao đường truyền là 2 tham số cần phải tính toán khi đề xuất và thiết kế mạng FTTx-GPON. Suy hao công suất quang liên quan đến chủng loại Splitter, số lượng điểm nối (mối hàn, connector) và chiều dài cáp quang từ OLT đến ONT/ONU. Tổng suy hao trên đường truyền dẫn quang bao gồm: suy hao của cáp quang, suy hao của các điểm nối, suy hao của splitter.

4.1. Các tham số suy hao.


Name

Type

Average Attenuation (dB)

Connection point

Mối nối cơ khí (Mechanical splicing)

≤ 0,2 dB

Mối hàn nhiệt (Fusion splicing)

≤ 0,1 dB

Connector SC/UPC

≤ 0,3 dB

Optical Splitter

1:2

≤ 3,5 dB

1:4

≤ 7,5 dB

1:8

≤ 10,5 dB

1:16

≤ 13,5 dB

1:32

≤ 17 dB

1:64

≤ 20,5 dB

Optical fiber (G.652D)

1310 nm (1 km)

≤ 0,35 dB

1550 nm (1 km)

≤ 0,21 dB

Optical fiber (G.657A/B)

1310 nm (1 km)

≤ 0,38 dB

1550 nm (1 km)

≤ 0,25 dB


4.2. Công thức tính suy hao trên đường truyền quang.

Suy hao trên đường truyền cáp quang = L*a + n1*b + n2*c + n3*d + e + f (dB) ≤ 28 dB.

Trong đó:

- a: suy hao trung bình của sợi quang trên 1 km (dB/km).

- L: tổng chiều dài tuyến cáp quang (km) không bao gồm suy hao của dây pigtail và patch cord.

- b: suy hao tại mối hàn nhiệt (dB).

- n1: số lượng mối hàn nhiệt.

- c: suy hao tại mối nối cơ khí (dB).

- n2: số lượng mối nối cơ khí.

- n3: suy hao tại connector (dB).

- d: số lượng connector.

- e: suy hao tại splitter (dB). Trường hợp đường truyền có 2 cấp Splitter e sẽ là tổng suy hao của 2 loại Splitter.

- f: suy hao dự phòng (dB), thông thường được tính là 3dB.

Trong quá trình thiết kế mạng FTTx-GPON, cần phải tính toán suy hao công suất quang trên toàn tuyến từ trạm OLT đến vị trí lắp đặt ONU/ONT xa nhất theo dự kiến (trường hợp chưa lắp đặt cáp quang thuê bao có thể dự kiến chiều dài cáp quang thuê bao khoảng 500 m) nhằm đáp ứng các thông số kỹ thuật của mạng ODN.



Ví dụ: Tính tổng suy hao quang trên đường truyền có 2 cấp Splitter với tổng chiều dài cáp quang như sau:

- Tổng chiều dài cáp quang chính + phụ: 2,5 km.

- Chiều dài cáp quang thuê bao: 0,5 km.



Hình 15: Sơ đồ đấu nối tuyến quang từ OLT đến ONT

∑ suy hao trên đường truyền = 2,5*0,35 + 0,5*0,38 + 6*0,1 + 0,2 + 14*0,3 + 3,5 + 17 + 3

= 26 dB < 28 dB.

Như vậy, suy hao trên đường truyền trên đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu.



4.3. Quy định về chiều dài cáp quang và số lượng măng sông đấu nối thẳng trên tuyến cáp quang từ OLT đến ONT/ONU.

Với các tham số suy hao như trên, khi thiết kế mạng FTTx-GPON cần phải xem xét, lựa chọn chiều dài tuyến cáp quang và số lượng các mối hàn, nối cho phép nhằm đảm bảo chất lượng các dịch vụ băng rộng cung cấp cho Khách hàng.

Giả sử chiều dài tối đa dây thuê bao quang từ điểm AP tới Khách hàng là 1.000 m; sử dụng 2 cấp Splitter (1:2+1:32). Tổng suy hao qua 2 cấp Splitter, suy hao qua các connector tại điểm ODF, DP, AP và ATB là: 3,5 + 17 + 0,38 + 12*0,3 = 24,5 dB. Như vậy, tổng suy hao cho phép còn lại trên toàn tuyến cáp quang chính, nhánh và măng sông là: 28 - 24,5 = 3,5 dB.

Mối tương quan giữa chiều dài tuyến cáp quang chính, nhánh và số lượng mối hàn nhiệt/măng sông với quỹ suy hao cho phép (3,5 dB).



Stt

chiều dài tuyến cáp quang chính, nhánh (km)

suy hao cáp quang (dB)

mối hàn nhiệt/măng sông

suy hao cho phép (dB)

1

1,0

0,350

32

3,5 dB

2

1,5

0,525

30

3,5 dB

3

2,0

0,700

28

3,5 dB

4

2,5

0,875

27

3,5 dB

5

3,0

1,050

25

3,5 dB

6

3,5

1,225

23

3,5 dB

7

4,0

1,400

21

3,5 dB

8

4,5

1,575

20

3,5 dB

9

5,0

1,750

18

3,5 dB

10

5,5

1,925

16

3,5 dB

11

6,0

2,100

14

3,5 dB

12

6,5

2,275

13

3,5 dB

13

7,0

2,450

11

3,5 dB

14

7,5

2,625

9

3,5 dB

15

8,0

2,800

7

3,5 dB

16

8,5

2,975

6

3,5 dB

17

9,0

3,150

4

3,5 dB

18

9,5

3,325

2

3,5 dB

19

10,0

3,500

0

3,5 dB

Như vậy, với chiều dài tuyến cáp quang (chính + nhánh) < 8,0 km thì số lượng măng sông hàn nối trên toàn tuyến chưa cần xem xét đến. Đối với các tuyến quang có chiều dài từ 8,5 km đến 10 km, trong quá trình thiết kế, sửa chữa và nâng cấp mạng FTTx - GPON cần phải quan tâm, xem xét các tham số trên.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng dịch vụ và thuận lợi trong công tác quản lý, bảo dưỡng mạng, quy định số lượng măng sông đấu nối thẳng liên tiếp trên một tuyến cáp quang chính hoặc trên một tuyến cáp quang nhánh không quá 3 cái.

VIỄN THÔNG HÀ NỘI



TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM



VIỄN THÔNG HÀ NỘI

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC MẠNG FTTx - GPON

(HẠNG MỤC: MẠNG PHÂN PHỐI CÁP QUANG)



Hà Nội - 06/2010

MỤC LỤC






Каталог: FTTX-GPON

tải về 130.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương