Mc. 13, 24-32 15-11-2009 cuộc quang lâm của con ngưỜi lm. Px vũ Phan Long, ofm 02



tải về 335.39 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích335.39 Kb.
#33089
1   2   3   4   5

3. Ðức Kitô Ðang Chờ Ðợi

Tác giả còn so sánh vị Thượng tế đạo mới với các tư tế đạo cũ. Những người này, như người ta thấy hằng ngày vẫn đứng nơi bàn thờ để dâng những của lễ không hoàn toàn. Họ tỏ ra rộn ràng; vì thế "đứng" là cung cách làm việc vất vả. Và công việc của họ không kết quả vì cứ phải làm mãi, không xóa bỏ được tội lỗi là điều họ mong muốn.

Trong khi đó, Ðức Kitô chỉ dâng lễ một lần trong mầu nhiệm Vượt qua, và đã lên ngồi ngự bên hữu Thiên Chúa. Chứng tỏ lễ dâng của Người đã hoàn toàn và tẩy xóa được tội lỗi. Người không còn vất vả nữa và chỉ còn ngồi chờ đợi mọi người hàng phục để kết nạp họ vào sự thánh thiện của Người.

Tác giả không suy đoán. Thánh Kinh cũng nói rõ như vậy vì trong Thánh vịnh 110, Thiên Chúa đã đặt vị Kitô của Người làm Vua và làm Thượng tế theo kiểu Melkisedek, đợi ngày quân thù của Người quy phục dưới chân. Chúng ta chẳng nên hiểu quân thù nói đây là ai khác những sức mạnh tội lỗi mà Người đang muốn dẹp bỏ ở nơi mỗi người để tất cả chỉ còn ở trong sự thánh thiện của Người.

Như vậy, lời thư Hipri có thể bổ túc cho những điều chúng ta đa biết về thời cánh chung qua các bài sách Daniel và Tin Mừng theo thánh Marcô. Thời sau hết thực ra đã khởi sự từ khi Ðức Yêsu tiến vào cung lòng Thiên Chúa. Sức mạnh của Thiên Chúa đã biểu lộ nơi sự phục sinh của Người. Ơn Thánh Thần mà Người gửi xuống cho môn đệ không thực tế hơn hình ảnh Ðức Micae đến bảo vệ những người được Chúa chọn sao? Các người thánh đang được thâu họp lại từ khắp mặt đất để được tham dự vào sự thánh thiện của thân thể mầu nhiệm Ðức Kitô. Họ được lấy ra từ bao thử thách và gian khổ, khỏi những sự mê hoặc của các Kitô giả khác. Và cùng với Ðức Kitô, họ đang chờ đợi ngày Nước Cha trị đến... Và như vậy quả thực thời cánh chung đã đến và chưa đến. Thế hệ nào cũng sẽ không qua đi trước khi những điều này xảy tới, kể cả thế hệ chúng ta.

Mầu nhiệm cánh chung giờ đây không những cũng được chúng ta tuyên xưng trong bản kinh Tin Kính. Nhất là nó sẽ được nổi lên trong mầu nhiệm Thánh Thể, trong đó chúng ta tuyên xưng Ðức Giêsu đã chết và đã sống lại để rồi sẽ lại đến. Và trong khi chờ Người đến trong vinh quang, chúng ta tin Người đang đến trong Thánh Thể để thâu nạp chúng ta vào sự thánh thiện của Người. Một cảnh sống mới, làm ra một trời mới và một đất mới, tức là xây dựng một quê hương mới và một dân tộc mới, có theo sau thánh lễ này hay không? Ðiều đó còn tùy ở cố gắng của chúng ta hết thảy.

Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm 

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN B

Mc 13, 24 – 32



Gp. Vĩnh Long

“Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến” (Mc 13,26)

Bắt đầu vào những ngày cuối năm phụng vụ, nội dung các bài Phúc Âm xoay quanh chủ đề ngày sau cùng của thế giới, ngày tận thế. Hội Thánh cho chúng ta ý thức lại số phận và qui luật của mỗi con người cũng như của mọi tạo vật. Tất cả đều có khởi đầu và có kết thúc. Mọi sự xuất phát từ Thiên Chúa thì quay về với Thiên Chúa. Nhưng quay về với Thiên Chúa bằng cách nào nó lại tuỳ thuộc vào cách sống của mọi người chúng ta hôm nay, trong từng giây phút hiện tại chúng ta đang sống và chọn lựa ở trần gian này.

Thiên Chúa luôn muốn chúng ta quay về với con người ban đầu mà Người đã tạo dựng, một tình trạng thánh thiện nguyên tuyền để cùng với Chúa hưởng hạnh phúc và vinh quang mà Người đã dành sẵn cho chúng ta. Dù chúng ta đã bị ảnh hưởng của tội nguyên tổ nhưng qua cái chết và Phục sinh của Chúa Giêsu chúng ta đã được cứu thoát và được phục hồi lại hình ảnh, tư cách làm con Chúa qua bí tích Rửa Tội.

Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu cho chúng thấy Ngài sẽ trở lại lần thứ hai trong quyền năng và vinh quang. Khác với lần thứ nhất, Ngài đến trong thân phận con người nghèo hèn, âm thầm. Chấp nhận cuộc sống của con người, chịu mọi đau khổ và kiếp sống của một con người, trừ tội lỗi. Sau cùng, bằng cuộc khổ nạn, chết và sự sống lại Ngài đã cứu con người thoát khỏi ách tội lỗi và cái chết, đem con người trở về tình trạng thánh thiện, hạnh phúc ban đầu. Với đời sống mẫu mực, hành động yêu thương và những giáo huấn Tin Mừng, Ngài mời gọi mọi người chúng ta phải noi gương Ngài, nhìn lên Ngài để sống và thực hành những điều Ngài dạy. Như vậy chúng ta sẽ được cùng chung hưởng hạnh phúc với Ngài, cùng ngự trị với ngài trong lần đến thứ hai mà Ngài loan báo.

Ngài sẽ đến lần thứ hai trong uy quyền và vinh quang nhưng ngày đó chúng ta không biết, chúng ta chỉ biết tin tưởng chắc chắn ngày đó sẽ xảy ra và hy vọng cho chính bản thân của chúng ta. Để cho niềm tin và hy vọng này trở thành hiện thực nơi chính bản thân mọi người chúng ta thì phải sống theo thánh ý của Chúa. Chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng, thông phần vào vinh quang, hạnh phúc của Thiên Chúa, bằng ngược lại chúng ta tự lãnh lấy trách nhiệm trong mọi việc mình làm. Trong ngày đó với những dấu hiệu thay đổi, biến động của đất trời và sinh vật như một lời nhắn nhủ sự mau qua, giới hạn của mọi sự.

Đời sống đạo của chúng ta hôm nay với những thay đổi và bấp bênh của thân phận con người, có nhiều điều làm chúng ta sợ hãi, do tội, sự dữ, giới hạn của mọi người nhưng chúng ta luôn vững tin rằng chúng ta có Chúa, Ngài là Cha luôn yêu thương và dành những điều tốt nhất cho con mình. Nếu chúng ta gắn bó mật thiết với Chúa hôm nay thì chúng ta không chỉ được hạnh phúc và bình an Nước Trời ở cuộc sống hiện tại này mà còn ở mai sau. Trong niềm tin tưởng và hy vọng chúng ta sẽ luôn gắn bó với Chúa trong mỗi ngày sống của chúng ta thì mai sau chúng ta cũng sẽ được hưởng hạnh phúc và vinh quang với Ngài. Sống trong ân nghĩa với Chúa, chúng ta không còn điều gì phải sợ, dù đời sống con người có những khó khăn, bất ổn và những cám dỗ lôi kéo chúng ta xa Chúa, chúng ta luôn bám chặt vào Chúa.

Lạy Chúa xin cho con biết luôn ý thức thân phận con người của mình yếu đuối, mòng giòn và biết tin tưởng, hy vọng vào tình thương của Chúa dành cho con để con luôn sống đẹp lòng Chúa.

Gp. Vĩnh Long

ĐỢI
Mc 13,24-32

Gp. Vĩnh Long

Các triều đại phong kiến nước ta cũng như của Trung Quốc, có những triều đại cai trị rất lâu, rất mạnh với những đội quân hùng hậu. Lúc đó, người ta cứ tưởng rằng các triều đại như thế sẽ tồn vong mãi mãi, mà không bị diệt vong. Nhưng cũng chỉ sau một thời gian thì cũng bị sụp đổ. Vì thế, mà ông bà ta vẫn hay nói đến nguyên lý tồn vong của các triều đại với nguyên tắc: Thành – Thịnh – Suy – Hủy. Hoặc người ta hay nói có sinh ắt có tử. Hai nguyên tắc muốn nói không có gì là tồn tại mãi mãi được, chắc chắn sẽ có ngày kết thúc. Cũng chính điều lo lắng này mà khi sắp đến năm hai ngàn có rất nhiều người chuẩn bị dầu đèn, mua mì tôm dự trữ vào ngày mà họ cho là tận thế đó… và còn rất nhiều chuyện khác nữa. Cuối cùng thì đến ngày đó và không có chuyện gì xảy ra. Qua đó chúng ta thấy được con người thời bay luôn lo lắng vì:



1. Dấu hiệu báo trước thời cánh chung.

Ai cũng biết chắc chắn sẽ có ngày cánh chung, nhưng dấu hiệu nào là chắc chắn ngày đó sẽ đến thì không thể biết được. Chúng ta chỉ biết được qua các tác giả sách Tin Mừng một cách mơ hồ, không có tính xác thực hay khẳng định điều gì. Tiêu biểu như Tin Mừng Luca Đức Giêsu nói chiến tranh, loan lạc, tranh chấp giữa dân này với dân khác, nước này với nước nọ, là những tai biến thời nào cũng có. Thêm vào đó là các thiên tai như: động đất, đói kém, ôn dịch, các điềm lạ trên trời, nhật thực, nguyệt thực, tinh tú, biển động… Tất cả những điều đó không có nghĩa gì. Vì đức Giêsu đã nói: “Nhưng chưa phải là hết đời ngay đâu”. Giữa thời đại loan lạc và đầy dẫy tai ương này, nhiều người tin rằng sắp đến ngày cùng tận. Ngược với các tác giả khác cái nhìn về ngày cánh chung của Marcô rất bình an, và đẹp đẽ, không sợ sệt lo lắng nó đem đến cho con người bình an và cảm giác hạnh phúc trong ngày Chúa đến. Chúa cũng không nói rõ dấu hiệu nào sẽ là dấu hiệu báo trước ngày tận thế mà chỉ cho biết khi ngày tận thế đến sẽ có những dấu hiệu báo trước.



2. Thời gian cánh chung

Khi nào sẽ đến ngày cánh chung? Đó cũng là thắc mắc của nhiều người. Đức Giêsu không nói rõ giờ phút nào nhưng chính Ngài đã chỉ cây vả để ám chỉ ngày đó “anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà tìm hiểu, khi cành nó mềm ra và trổ lá, thì anh em biết là mùa hè đã đến gần. Cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, anh hãy biết là Người đã đến gần ngay bên cửa rồi”. Đức Giêsu đã khéo léo dùng hình ảnh mùa hè để nói lên ngày cánh chung. Vì theo Kinh Thánh mùa hè là mùa để gặt hái. Thì ngày tận thế cũng như mùa gặt của Thiên Chúa. Ngày Thiên Chúa đến để thâu lượm những bông lúa mà Ngài đã gieo trồng, và đã nuôi dưỡng và được tưới bằng máu Chúa Con, được sống nhờ sinh khí Thánh Thần. Nếu nói về ngày giờ thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay Người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha mới biết mà thôi”. Cho nên có những kẻ mong tìm kiếm để biết được ngày giờ đó chỉ là ảo tưởng vô vọng, và lắm lúc bị những tiên tri giả lừa lọc mà thôi. Một điều thực tiễn chúng ta cần làm, là hãy sống như người đầy tớ không biết chủ về lúc nào. Nhưng hàng ngày vẫn chu toàn tốt công việc bổn phận của mình và lúc nào cũng tỉnh thức. Cho dù ông Chủ đến bất cứ lúc nào thì cũng không còn lo sợ nữa. Vì vậy điều quan trọng không phải là ngày giờ Chúa đến, mà mỗi người hãy sống tốt giây phút hiện tại.



3. Cánh chung trần thế.

Trong một thế giới tiến bộ như ngày nay, tôn giáo đã mất dần ảnh hưởng. Khi nói đến ngày cánh chung họ xem như điều nhảm nhí, mơ hồ không còn thích hợp cho thời đại nữa. Vì họ quá hạnh phúc và đầy đủ tiện nghi phục vụ cho nhu cầu con người. Bây giờ họ chỉ còn biết hưởng thụ và hưởng thụ. Do đó trong hiến chế Gaudium et spes số 4 có nói: “Thời đại chúng ta vừa đầy dẫy hứa hẹn, vừa tràn ngập đe dọa”. Hay đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II đã dùng từ “văn minh sự chết” để nói về sự tiến bộ của khoa học và sự hưởng thụ mù quáng của nó. Chính sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho con người đạt được mức độ sung túc tiện nghi, mà thế hệ trước còn coi đó như một giấc mơ, làm cho nhiều người cảm tưởng “ nước hòa bình, tự do, và công chính đã đến gần”.

Nhưng mặt khác chính nó đã đem lại nhiều chua cay, chưa đầy nửa thế kỷ, hai trận chiến khốc liệt đã diễn ra; những cuộc thanh trừng đẫm máu, những lò sát sinh tập thể, những trại tập trung khổng lồ, và ngày nay vẫn còn nhan nhãn chiến tranh khắp nơi, khủng bố bất cứ lúc nào… Tiến bộ khoa học có thể giết chết con người hay là một thảm họa khi không biết sử dụng đúng mục đích của nó. Làm cho con người trở nên bơ vơ lạc lõng, không còn định hướng nữa. Nhất là giới trẻ thì tuyệt vọng thê thảm. Do đó, đã xuất hiện những tiên tri giả đánh vào tâm lý của họ. Vậy để đứng vững đón ngày Chúa đến chúng ta hãy vững tin vào lời Chúa và đi theo con đường Giáo Hội hướng dẫn.

Lạy Chúa, xin cho con biết sống tốt ngay trong giấy phút hiện tai này, và thức tỉnh luôn để khi Chúa đến sẵn sàng cầm đèn ra đón Người. Amen

Gp. Vĩnh Long

NGÀY KINH KHỦNG HAY NGÀY HỒNG PHÚC

Mc 13, 24-32

Gp. Vĩnh Long

Nhớ lại những ngày cuối năm 1999. Người ta đồn rằng sắp tận thế. Có người tin, người không, có người nửa tin nửa ngờ. Nhưng điều đáng nói là cách chuẩn bị đón ngày tận thế của mỗi người thật khác nhau.

Có 3 kiểu chuẩn bị:


  • Lo giữ đạo nghiêm túc, lo đi lễ đọc kinh, sống bác ái, chuẩn bị hồn xác để đón Chúa đến.

  • Cứ tiếp tục sống bê tha, phá phách nhiều hơn, ăn xài hết mức vì sắp chết tới nơi rồi, tiền bạc để lại cũng không xài được nữa, hoặc cứ hiếp đáp người khác theo sở thích để mai đây không có dịp nữa!

  • Mua thật nhiều mì tôm, bánh ngọt về để dành ăn trong những ngày đó!

Nếu chúng ta biết được ngày tận thế, chúng ta sẽ chuẩn bị như thế nào? Nhiều người tin là sắp tận thế mà không thay đổi đời sống, cứ ăn chơi theo thói đời. họ không nhớ rằng mình có linh hồn bất tử! Họ biết có Chúa mà không lo tìm hiểu xem Chúa là ai, Chúa muốn điều nơi họ, Chúa phán xét theo tiêu chuẩn nào?

Con người khôn khéo trong chuyện làm ăn, buôn bán, biết tính toán đủ cách để kiếm tiền, có người rất khéo quảng cáo, làm dân chúng tưởng thật mà mua lấy những thứ không cần thiết. Nhiều người nghiên cứu khoa học rất giỏi nhưng lại từ chối nghiên cứu thánh kinh, từ chối tìm hiểu về thiên Chúa, cứ nhắm mắt bịt tai trước lời mời gọi của thiên Chúa. Họ chỉ muốn sống với những gì thuộc thế giới vật chất này mà thôi. Nói tới đây tôi nhớ đến câu chuyện: ông vua và tên hề. Ngày xưa, trong một vương quốc nọ, có một ông vua rất sành chuyện vui chơi, không dịp vui chơi nào mà vua không biết tới. Trong cung có một anh hề được nhà vua yêu thích. một hôm trong lúc ngà ngà say, nhà vua thấy anh hề tới thì nói với anh rằng: Nhìn tướng mạo nhà ngươi thật ngu ngốc. Có lẽ không có khuôn mặt nào có vẻ đần độn tức cười như ngươi. Vậy ta trao cây gậy này cho ngươi giữ cho đến khi nào ngươi tìm được kẻ nào ngu hơn thì trao lại cho nó.

Anh hề đành lòng nhận cây gậy trao từ tay vua. Năm tháng qua đi, cây gậy của vua trao vẫn còn đó. Rồi một hôm nhà vua ngã bệnh nặng, anh hề chống gậy tới thăm vua. Thấy nhà vua mệt, anh chỉ xin hỏi 2 câu:


  • Thứ nhất, nhà vua biết có Chúa và có đời sau không? Nhà vua nói :Trẫm biết.

  • Thứ hai, vậy nhà vua chuẩn bị gì cho đời sau chưa? Vua nói: Trẫm chưa chuẩn bị gì!. Lúc đó anh hề nói với vua: Vua biết có Thiên Chúa, có thưởng phạt, có đời sau mà không lo chuẩn bị hành trang thì vua là người ngu nhất, xứng đáng lãnh cây gậy của tôi. Anh trao cây gậy vào tay vua, và vài giờ sau nhà vua tắt thở.

Chúng ta là người biết Chúa, biết rõ có thưởng phạt đời sau, chúng ta sẽ làm gì để chuẩn bị đón Chúa đến. Chắc chắn, chúng ta sẽ tìm cách sống đẹp lòng Chúa ngay từ bây giờ. Nếu chúng ta còn vướng mắc tội lỗi, chúng ta hãy quay trở về trong vòng tay của Cha nhân ái, nếu ai còn ơ hờ, hãy biết sống đạo tốt hơn, ai đạo đức hãy thánh thiện hơn để không phải hổ thẹn và trốn tránh Chúa trong ngày phán xét. Ðó là cách chuẩn bị cho ngày phán xét cách sáng suốt và đúng đắn nhất.

Không ai biết được khi nào Chúa sẽ phán xét chung nhưng có điều chắc chắn là một ngày gần đây sẽ có phán xét riêng. Ðó là giờ chết của mỗi người. Không ai dám chắc ngày mai mình còn sống khỏe mạnh. Do đó phải chuẩn bị cho ngôi nhà mình sẽ ở vĩnh viễn trên trời. Ðó là đầu tư nhiều việc lành, bác ái, giúp đỡ mọi người trong tình nghĩa anh em con cùng một cha.

Nếu chúng ta luôn chuẩn bị sẵn sàng thì giờ Chúa đến là ngày hồng phúc chứ không phải ngày kinh hoàng như những người không biết Thiên Chúa.

Gp. Vĩnh Long

DỰ TÍNH CHO NGÀY SAU

Mc 13, 14- 32



Gp. Vĩnh Long

“Anh em hãy biết Con Người đã đến gần ở ngay cửa rồi” (Mc 13, 7)

Mỡ gà thời gió, mỡ chó thời mưa”.

Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa”.

Dự báo thời tiết từ ngàn xưa đã trở nên quan trọng cho cuộc sống, đặc biệt cho việc đồng áng, nuôi trồng. Tuy nhiên, khi khoa học chưa phát triển thì việc dự báo chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian. Ngày nay với máy móc hiện đại, việc dự báo hiệu quả hơn và mang lại cho cuộc sống nhiều hữu ích hơn.

Đức Giêsu hơn 2.000 năm trước cũng đã dùng cái kinh nghiệm dân gian ấy mà lồng cho nó một ý nghĩa tôn giáo quan trọng.

“Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà học hỏi. Khi cành nó xanh tươi và đâm chồi nảy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã đến gần. Cũng vậy khi thấy những điều đó xảy ra, anh em hãy biết Con Người đã đến gần ở ngay cửa rồi” (Mc 13, 1- 7).

Nằm trong đoạn Phúc Âm nói về cánh chung (Mc 13,1 -37), Phúc Âm Chúa nhật hôm nay là đoạn nói về những biến cố sẽ xảy đến trước ngày tái lâm của Đức Giêsu. Mặt trời tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng… sao trên trời sa xuống, Thiên Thần xuất hiện. Rất không sai những sự kiện ấy đều có một ý nghĩa riêng biệt ngoài nghĩa đen thông thường. Tuy nhiên, thông điệp lớn mà Đức Giêsu muốn chuyển đến cho thính giả và cho cả chúng ta: Chắc chắn sẽ có ngày tận mạt, ngày kết thúc của vũ trụ vạn vật. Dù thời điểm chính xác không được mạc khải, nhưng không phải là không có. Do đó chúng ta cần phải biết chuẩn bị. Bởi lẽ không biết khi nào nó xảy ra, nhưng chắc là có xảy ra.

Thích tìm tòi, suy nghĩ là một đặc tính tốt của con người. Nhưng suy nghĩ để tìm hướng đi đúng đắng cho mình thì điều đó có giá trị hơn. Chúng ta thường đặt câu hỏi tại sao? Nhưng hiếm khi chúng ta hỏi điều đó có ý nghĩa gì cho tôi.

Một số những tai ương được kể ra trong Kinh Thánh gần như đã xuất hiện đó đây trên địa cầu. Điều đó không nhằm để ứng nghiệm “ngày báo oán” đã đến. Nhưng nhắc chúng ta một điều thời gian dành cho việc oán cải đã hết. Đã đến lúc Thiên Chúa “tách chiên ra khỏi dê”. Cánh chung không phải đợi đến khi sập trời, sập đất nhưng đã xảy ra rồi ngay trong hiện tại này. Quang lâm không là một biến cố xảy ra trong thời gian. Vì như vậy thì Thiên Chúa bị thời gian giới hạn. Thiên Chúa không bị thời gian giới hạn nhưng Ngài giới hạn thời gian để cho nó một kết thúc viên mãn hơn mà thôi. Như vậy, khi tạo vật đã nên hoàn thiện thì Thiên Chúa sẽ đến. Thế nên, chuẩn bị cho ngày cánh chung tức là sống cánh chung ngay trong hiện tại này. Hạnh phúc thiên đàng là hạnh phúc nối dài của hạnh phúc trần gian này một cách trọn vẹn nhất.

Chúng ta có thể dự phòng để có thể tránh đươc các thảm hoạ của tự hiên nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại nhưng chúng ta không thể chống được chúng. Chúng ta không chống được với ngày tận thế nhưng chúng ta có thể tránh được cái chết thể xác và bão vệ được sự sống linh hồn bằng một đời sống thánh thiện. Từ bỏ ý riêng để thuận theo ý Chúa.

Lạy Chúa, khi chứng kiến những hiện tượng tự nhiên, con người, xã hội, cá nhân… xin cho chúng con cũng nhìn thấy điều Chúa muốn nói cho đời sống thiêng liêng của con. Amen.



Gp. Vĩnh Long





tải về 335.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương