MỨC ĐỘ TỔng số Nhận



tải về 330.25 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích330.25 Kb.
#5990
  1   2   3   4
I. MA TRẬN KT HK2 – VẬT LÝ 11

NỘI DUNG - CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

TỔNG

SỐ

Nhận

Biết

Thông

Hiểu

Vận

Dụng 1

Vận

Dụng 2

CHƯƠNG IV:

TỪ TRƯỜNG

(9 câu)

Từ trường

1

1







2

Lực từ. Cảm ứng từ







1

1

2

Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt.

1




1

1

3

Lực lo-ren-xơ

1




1




2

CHƯƠNG V:

CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ( 8 câu)

Từ thông. Cảm ứng điện từ.

1

1

1




3

Suất điện động cảm ứng

1




1

1

3

Tự cảm

1

1







2

CHƯƠNG VI:

KHÚC XẠ ÁNH SÁNG (5 câu)

Khúc xạ ánh sáng




1

1

1

3

Phản xạ toàn phần.

1




1




2

CHƯƠNG VII:

MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG. (8 câu)

Lăng kính

1




1




2

Thấu kính mỏng

1

1




1

3

Hệ thấu kính







1




1

Mắt




1




1

2

Tổng số

9

6

9

6

30

Tỉ lệ %

30,00 %

20,00%

30,00%

20,00%





II. ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – MÔN VẬT LÝ – NĂM HỌC 2015-2016

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai? Từ trường đều là từ trường có

A. các đường sức song song và cách đều nhau. B. véc tơ cảm ứng từ tại mọi nơi đều cùng hướng.

C. lực từ tác dụng lên các dòng điện đều như nhau. D. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.

Câu 2: Hình vẽ bên là hình ảnh về một phần đường sức từ của một từ trường và vị trí của một nam châm thử nằm cân bằng tại một điểm trên đường sức từ. Đường sức từ có chiều từ

A. N đến M và BM>BN. B. N đến M và BN >BM.

C. M đến N và BN>BM. D. M đến N và BM>BN.

Câu 3: Đoạn dây dẫn thẳng AB dài  mang dòng điện I = 20 A, đặt trong trong từ trường đều có  AB với B = 0,5 T thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 1,6 N. Bây giờ người ta gập đoạn dây lại tại điểm C (CB = 6 cm) thành chữ L sao cho đoạn CB// ( Hình vẽ). Lực từ tác dụng lên đoạn dây sau khi gập là

A. 1,6 N. B. 1 N. C. 0,6 N. D. 1,16 N.

Câu 4: Treo thanh đồng (= 5 cm, m = 5 g) vào hai sợi dây nhẹ thẳng đứng cùng chiều dài trong một từ trường đều B = 0,5T như hình vẽ. Để dây treo thanh bị lệch so với phương thẳng đứng một góc  với tan = 0,5 thì phải cho dòng điện chạy qua thanh có chiều

A. từ ngoài vào trong và có độ lớn 1 A. B. từ trong ra ngoài và có độ lớn 1 A.

C. từ ngoài vào trong và có độ lớn 10 A. D. từ trong ra ngoài và có độ lớn 10 A.

Câu 5: Một dây dẫn tròn mang dòng điện được đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn

A. tỉ lệ thuận với chiều dài vòng dây. B. tỉ lệ nghịch với chiều dài vòng dây.

C. tỉ lệ thuận với diện tích vòng dây. D. tỉ lệ nghịch với diện tích vòng dây.

Câu 6: Dùng một loại dây đồng đường kính 0,5 mm có phủ sơn cách điện mỏng để quấn thành một ống dây dài gồm 5 lớp dây. Khi cho dòng điện cường độ 0,15A vào mỗi vòng của ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây là

A. 1.88.10-3 T. B. 2,1.10-3 T. C. 2,5.10-5 T. D. 3.10-5 T.

Câu 7: Ba dòng điện thẳng dài có cùng cường độ và cùng chiều đặt vuông góc với mặt phẳng của một hình vuông và đi qua ba đỉnh của hình vuông này. Nếu cảm ửng từ do một dòng điện gây ra tại đỉnh kề nó là B thì cảm ứng từ tổng hợp do ba dòng điện gây ra tại đỉnh còn lại là

A. 3B. B. 3B/. C. 2B/. D. 0.

Câu 8: Sau khi bắn một êlectron có vận tốc vào trong từ trường đều dọc theo một đường sức từ thì êlectron sẽ chuyển động

A. tròn đều. B. thẳng đều. C. nhanh dần đều. D. chậm dần đều.

Câu 9: Dòng điện thẳng dài mang dòng điện có I = 10 A đặt trong chân không. Một êlectron chuyển động với véc tơ vận tốc không đổi (v = 2.105 m/s) theo hướng song song, ngược chiều và cách dòng điện thẳng dài 2 cm. Dòng điện thẳng dài

A. hút êlectron một lực 3,2.10-18 N. B. đẩy êlectron một lực 3,2.10-18 N.

C. hút êlectron một lực 10,1.10-18 N. D. đẩy êlectron một lực 10,1.10-18 N.

Câu 10: Một khung dây phẳng có diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và cectơ pháp tuyến là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức

A. Ф = BS.sinα. B. Ф = BS.cosα. C. Ф = BS.tanα. D. Ф = BS.cotgα.

Câu 11: Nếu một mạch điện hở chuyển động trong từ trường và cắt đường sức từ thì

A. trong mạch không có suất điện động cảm ứng.

B. trong mạch không có suất điện động và dòng điện cảm ứng.

C. trong mạch có suất điện động và dòng điện cảm ứng.

D. trong mạch có suất điện động cảm ứng nhưng không có dòng điện cảm ứng.

Câu 12: Một khung dây diện tích S = 5.10- 4 m2, gồm N = 50 vòng. Đặt khung trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc trục quay và cho khung quay quanh trục đó. Cho từ thông qua khung đạt cực đại bằng max=5.10- 3 Wb. Cảm ứng từ B của từ trường là

A. 0,2.10- 4 T. B. 2.10- 4 T. C. 0,2.10- 2 T. D. 0,2 T.

Câu 13: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hoặc ra xa vòng dây kín?



Câu 14: Dòng điện cảm ứng chạy trong một mạch kín có điện trở R, khi từ thông  thay đổi trong khoảng thời gian ∆t, thì cường độ dòng điện cảm ứng trung bình trong khoảng thời gian ấy được xác định bằng công thức

A. . B. . C. . D. .

Câu 15: Một dây dẫn dài , có điện trở R không đổi. Dây được uốn lại thành một hình vuông rồi đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B sao cho đường sức từ luôn vuông góc với mặt phẳng khung. Trong khoảng thời gian t người ta làm cho khung biến dạng từ hình vuông sang hình chữ nhật với cạnh dài gấp đôi cạnh rộng. Điện lượng Q di chuyển qua mạch trong thời gian t trên tính bởi

A. . B. . C. . D. .

Câu 16: Chọn câu sai: Suất điện động tự cảm trong một mạch điện có giá trị lớn khi

A. cường độ dòng điện trong mạch tăng nhanh. B. cường độ dòng điện trong mạch biến thiên nhanh.

C. cường độ dòng điện trong mạch có giá trị lớn. D. cường độ dòng điện trong mạch giảm nhanh.

Câu 17: Một mạch điện có độ tự cảm L, cường độ dòng điện qua mạch biến đổi theo thời gian như hình vẽ. Đường biểu diễn suất điện động tự cảm theo thời gian vẽ ở hình nào là đúng?



Câu 18: Trong một thí nghiệm về khúc xạ ánh sáng, một nhóm học sinh trong giờ thực hành ghi lại trên tấm bìa ba đường truyền của ánh sáng như hình vẽ bên, nhưng quên ghi đường truyền các tia sáng. Tia nào sau đây có thể là tia khúc xạ?

A. IR1. B. IR1 hoặc IR3. C. IR3. D. IR2.

Câu 19: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt chiết suất n. Khi qua mặt phân cách, tia khúc xạ bị lệch 300 so với tia tới và tạo với mặt phân cách một góc 600. Giá trị của n là

A. 1,5. B. . C. . D. .

Câu 20: Cây thước thẳng AB dài 100 cm được nhúng thẳng đứng vào trong bể nước có chiết suất n = 4/3 sao cho đầu A ở ngoài không khí và đầu B chạm đáy. Cho biết ảnh của đầu A do phản xạ trên mặt nước và ảnh của B do khúc xạ qua mặt lưỡng chất nước không khí cách nhau 19 cm. Độ sâu của nước trong bể gần với giá trị nào dưới đây nhất?

A. 70 cm. B. 75 cm. C. 60 cm. D. 65 cm

Câu 21: Chọn phát biểu sai.

A. Phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang chiết quang hơn.

B. Phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém.

C. Cường độ chùm ánh sáng tới và cường độ chùm phản xạ toàn phần là bằng nhau.

D. góc phản xạ toàn phần bằng góc tới.

Câu 22: Một tia sáng truyền từ môi trường (1) với tốc độ 1 sang môi trường (2) với tốc độ v2, với v2 = 1,5v1. Góc giới hạn phản xạ toàn phần giữa môi trường (2) và (1) gần với giá trị nào dưới đây nhất?

A. 420. B. 450. C. 320. D. 480.

Câu 23: Một lăng kính có góc chiết quang A = 40. Khi tia tới đơn sắc có góc tới i = 60 thì góc lệch giữa tia tới và tia ló là D. Khi giảm góc tới i thì góc lệch trên sẽ

A. giảm. B. tăng. C. Hầu như không đổi. D. có thể tăng hoặc giảm.

Câu 24: Một lăng kính có góc chiết quang A = 300. Một tia sáng đơn sắc tới mặt bên lăng kính dưới góc tới i=300. Biết các góc r = r’ (Hình vẽ). Góc lệch D của tia sáng khi truyền qua lăng kính là

A. 200. B. 100. C. 300. D. 400.

Câu 25: Một điểm sáng nằm trên trục chính của một thấu kính cho chùm sáng tới thấu kính. Nếu chùm tia ló là chùm phân kỳ thì kết luận nào sau đây là đúng về bản chất ảnh và thấu kính?

A. Ảnh ảo và thấu kính hội tụ. B. Ảnh ảo và thấu kính phân kì.

C. Chưa xác định được tính chất ảnh cũng như loại thấu kính.

D. Ảnh ảo và chưa xác định được loại thấu kính.

Câu 26: Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính hôi tụ và cách thấu kính 10 cm. Nhìn qua thấu kính thì thấy ảnh A’B’ cùng chiều AB và cao gấp 3 lần AB. Tiêu cự của thấu kính dài

A. 9 cm. B. 30 cm. C. 18 cm. D. 15 cm.

Câu 27: Một vật sáng AB đặt trên trục chính, vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh A’B’, cùng chiều nhỏ hơn vật 2 lần. Dịch chuyển vật đoạn 15 cm dọc theo trục chính thì được ảnh nhỏ hơn vật 3 lần. Tiêu cự của thấu kính là

A. 15 cm. B. -5 cm. C. -15 cm D. 45 cm.

Câu 28: Cho một hệ thấu kính gồm thấu kính phân kì (1) đặt đồng trục với thấu kính hội tụ (2) tiêu cự 40 cm cách kính một là a. Để ảnh tạo bởi hệ kính là ảnh thật với mọi vị trí đặt vật trước kính (1) thì a phải

A. lớn hơn 20 cm. B. nhỏ hơn 40 cm. C. nhỏ hơn 20 cm. D. lớn hơn 40 cm.

Câu 29: Mắt nào sau đây có thể tìm được vị trí đặt vật trước mắt, mà mắt nhìn được rõ vật ở trạng thái không điều tiết?

A. Mắt cận thị và viễn thị. B. Mắt cận thị và mắt thường.

C. Mắt thường và mắt viễn thị. D. Cả ba loại mắt trên.

Câu 30: Mắt của một người cận thị đeo kính có độ tụ -2 đp cách mắt 1 cm thì nhìn được vật ở vô cực mà không điều tiết. Nếu thay kính trên bằng kính – 1 đp ( kính vẫn cách mắt 1 cm) thì người này nhìn thấy được vật xa nhất cách mắt bao nhiêu?

A. 100 cm. B. 101 cm. C. 50 cm. D. 51 cm.





ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Chọn câu sai:

A. Điện tích chuyển động là nguồn gốc của từ trường và cũng là nguồn gốc của điện trường biến thiên.

B. Tương tác giữa điện tích q1 đứng yên và điện tích q2 chuyển động là tương tác từ.

C. Từ trường là một dạng vật chất tồn tại và gắn liền với dòng điện.

D. Điện tích đứng yên gây ra điện trường tĩnh.

Câu 2: Chọn câu sai: Dây dẫn mang dòng điện tương tác với

A. các điện tích chuyển động. B. nam châm đứng yên.

C. các điện tích đứng yên. D. nam châm chuyển động.

Câu 3. Hai thanh kim loại thẳng đặt nằm ngang, song song và cách nhau 10cm , đặt trong từ trường đều thẳng đứng, B = 0,1T . Một dây dẫn thẳng đặt nằm yên trên hai thanh kim loại và vuông góc với hai thanh. Nối hai đầu thanh kim loại với nguồn điện không đổi có suất điện động là E = 12V, điện trở tổng cộng của mạch kín là R= 6 . Lực từ tác dụng lên thanh kim loại là

A. 0,02N B. 0,2N C. 0,04N D. 0,4N

Câu 4. Cho một đoạn dây dẫn thẳng đồng chất tiết diện đều có khối lượng m = 10g, dài l = 10cm. Đầu trên của dây được treo vào điểm O và có thể quay tự do chung quanh trục nằm ngang qua O. Khi cho dòng điện có cường độ I = 0,5A chạy qua đoạn dây và đặt toàn bộ đoạn dây vào từ trường đều có phương nằm ngang thì đoạn dây lệch khỏi phương thẳng đứng một góc α = 300 (hình vẽ). Lấy g = 10m/s2. Độ lớn cảm ứng từ B là

A. 1 T. B. 10-2 T. C. 0,1 T. D. T.

Câu 5: Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ đặt tại ba đỉnh của tam giác vuông cân ABC có cạnh huyền BC = 4cm. Biết cường độ dòng điện qua ba dây dẫn thẳng đều bằng nhau và bằng 10A, có chiều hướng ra như hình vẽ. Gọi M là trung điểm của BC. Cảm ứng từ tổng hợp do ba dòng điện gây ra tại M có

A. chiều hướng từ M về B, độ lớn 10-4T.

B. chiều hướng từ M về C, độ lớn 10-4T.

C. chiều hướng từ M về A, độ lớn .10-4T.

D. chiều hướng từ A đến M, độ lớn .10-4T.

Câu 6: Dùng một dây đồng có chiều dài 95cm có phủ một lớp sơn mỏng cách điện quấn quanh một hình trụ dài 50cm, đường kính 4cm để làm một ống dây. Nếu cho dòng điện cường độ 0,1A vào mỗi vòng của ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống là

A. 15,7.10-5T. B. 19.10-5T. C. 21.10-5T. D. 23.10-5T.

Câu 7: Một dây dẫn thẳng dài phủ sơn cách điện có đoạn giữa uốn thành vòng tròn. Khi có dòng điện qua dây theo chiều như hình vẽ thì vectơ cảm ứng từ tại tâm O của hình tròn có:

A. phương vuông góc mặt phẳng hình tròn, hướng về phía sau.

B. phương vuông góc mặt phẳng hình tròn, hướng ra phía trước.

C. phương thẳng đứng, hướng xuống.

D. phương thẳng đứng, hướng lên.

Câu 8: Một hạt proton chuyển động với vận tốc  vào trong từ trường theo phương song song với đường sức từ. Bỏ qua tác dụng của trọng lực thì

A. động năng của proton tăng. B. vận tốc của proton tăng.

C. hướng chuyển động của proton không đổi.

D. tốc độ không đổi nhưng hướng chuyển động của proton thay đổi.

Câu 9: Một hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là 2.10-6N. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.107m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn

A. 5.10-5N. B. 4.10-5N. C. 3.10-5N. D. 2.10-5N.

Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng? Chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây khi nhìn vào mặt trên trong trường hợp cho nam châm rơi thẳng đứng xuyên qua tâm vòng dây giữ cố định như hình vẽ:

A. Lúc đầu dòng điện cùng chiều kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều ngược kim đồng hồ.

B. Lúc đầu dòng điện ngược chiều kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều cùng chiều kim đồng hồ.

C. không có dòng điện cảm ứng trong vòng dây.

D. Dòng điện cảm ứng luôn cùng kim đồng hồ.

Câu 11: Một khung dây dẫn có 200 vòng. Diện tích giới hạn bởi mỗi vòng dây là S = 100cm2. Khung đặt trong một từ trường đều có các đường cảm ứng từ vuông góc mặt phẳng của khung, có cảm ứng từ B = 0,2T. Từ thông qua khung dây có giá trị:

A. 0,4 Wb. B. 0,2 Wb. C. 4 Wb. D. 40 Wb.

Câu 12: Một khung dây hình vuông ABCD, cạnh a = 20cm, điện trở tổng cộng R = 0,8, trên đó có các nguồn E1 = 12V; r1 = 0,1; E2 = 8V; r2 = 0,1 mắc như hình vẽ. Mạch được đặt trong từ trường đều B vuông góc với mặt phẳng của khung. Cho B tăng theo thời gian theo quy luật B = 40.t (B tính bằng T; t tính bằng s). Cường độ dòng điện I chạy qua khung dây có độ lớn bằng

Каталог: files -> Bo%20Mon
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
Bo%20Mon -> HƯỚng dẫN Ôn tập kiểm tra học kỳ II, NĂm họC 2015-2016 MÔn lịch sử LỚP 10
Bo%20Mon -> HƯỚng dẫN Ôn tập kiểm tra học kỳ I, NĂm họC 2015-2016 MÔn lịch sử LỚP 11

tải về 330.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương