Maersk logistics quốc tế và Việt Nam (Đan Mạch)


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ LOGISTICS



tải về 312.27 Kb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích312.27 Kb.
#31094
1   2   3   4   5   6   7   8

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ LOGISTICS

3.1 Cơ hội và thách thức cho Maersk Logistics tại thị trường Việt Nam


Thị trường Việt Nam hầu như chưa có một công ty nội nào có thể đáp ứng được dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Trong khi đó, dù chỉ 25 công ty nước ngoài đang tham gia vào thị trường logistics Việt Nam nhưng chiếm hết 80% thị phần, chiếm lĩnh những hoạt động có giá trị gia tăng cao như vận tải hàng hải, kho bãi…

Đánh giá của các chuyên gia logistics thế giới cho biết, sở dĩ thị trường Việt Nam hấp dẫn các công ty logistics hàng đầu thế giới là vì sau khi gia nhập WTO, Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn như một trung tâm sản xuất của thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Hiện nay, nhiều công ty logistics hàng đầu trên thế giới như Maersk Logistics, APL Logistics, NYK Logistics, MOL Logistics đã có mặt và ngày càng nâng cao sức ảnh hưởng bằng cách thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với các doanh nghiệp nội với tỷ lệ khống chế.

Thế nhưng, trong bối cảnh doanh nghiệp nước ngoài đang tìm mọi cách khai thác thị trường thì các doanh nghiệp trong nước lại chỉ biết vùng vẫy, cạnh tranh lẫn nhau trong hoạt động hạn hẹp, không có giá trị gia tăng cao như vận tải đường bộ hoặc làm thuê cho các công ty nước ngoài do thiếu vốn, nhân lực và công nghệ.

Theo lộ trình, đến năm 2014, ngành logistics sẽ mở cửa hoàn toàn. Do vậy, thời gian tới, môi trường cạnh tranh sẽ rất gay gắt. Trong bối cảnh cơ sở vật chất và dịch vụ hạn chế, các doanh nghiệp trong nước không những sẽ khó lòng cạnh tranh nổi mà còn có nguy cơ ngày càng phụ thuộc hoặc rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Các hoạt động để gắn kết với doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước là vận chuyển hàng hải, các doanh nghiệp logistics lại không đáp ứng được nên chưa tạo ra sự gắn bó, thúc đẩy phát triển chung cho cộng đồng doanh nghiệp nội. Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp trong nước bị các hãng tàu “ép” về các loại phí vận chuyển.

Ngoài ra, trong bảng đánh giá xếp hạng chỉ số hoạt động hiệu quả của ngành logistics, Việt Nam đang đứng thứ 53 trên thế giới và thứ 5 trong khu vực với tốc độ phát triển trung bình 20% mỗi năm. Tuy nhiên, kết quả này được nhận định phần đóng góp chủ yếu từ hoạt động của các doanh nghiệp logistics nước ngoài. Điều này cho thấy hoạt động logistics của Việt Nam vô cùng thiếu và yếu. Những năm qua, chi phí cho hoạt động logistics của Việt Nam chiếm khoảng 20%, thậm chí có lúc 25% GDP cả nước, khoảng 12 tỷ USD mỗi năm.

Trong đó, chi phí vận tải chiếm đến khoảng 60% tổng chi phí. Nếu như dịch vụ vận tải không phát triển sẽ kéo năng lực cạnh tranh đi xuống và làm chi phí vận tải của một đơn hàng tăng khoảng 10%, gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Hoạt động của các công ty logictics ở Việt Nam hiện vẫn còn rời rạc, phương tiện thông tin quá thô sơ và chậm chạp, số liệu không minh bạch cũng đã góp phần đẩy chi phí tăng cao nên khó lòng cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại.


3.1.1 Cơ hội


  • Quy mô của thị trường trong nước lớn

Thị trường trong nước đang rất phát triển. Ngành dệt may và quần áo, giày dép, thủy sản, đồ gỗ là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam trong kim ngạch xuất khẩu và đây cũng là một trong những mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong vận chuyển hàng hóa bằng container. Sự tăng trưởng của thị trường xuất khẩu cũng là một nhân tố đặc biệt quan tâm trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của các hãng tàu.

  • Mức tăng tưởng của thị trường cao và đầy hứa hẹn

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, giao dịch ngoại thương ngày càng tăng cả về số lượng và giá trị. Việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO thì đây là một dấu hiệu tốt về sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế. Với những con số dự báo khả quan về tình hình ngoại thương của Việt Nam trong thời gian tới thì thị trường vận chuyển hàng hải quốc tế sẽ sôi nổi và tăng trưởng cao.

  • Môi trường luật pháp, kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài

Môi trường kinh tế, chính trị ổn định là đặc điểm thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian qua. Việc luôn đảm bảo các tiêu chí tài chính an toàn đã góp phần đưa Việt Nam thành nước có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong khu vực. Luật pháp ngày càng hoàn thiện, khuyến khích và phát huy các thành phần kinh tế phát triển một cách công bằng, đây là chính sách đúng đắn trong giai đoạn đổi mới và tiếp tục được khẳng định trong xu hướng hiện nay.

  • Hình ảnh công ty được công nhận

Hoạt động logistics của tập đoàn Maersk nhằm nối cánh tay dài của hãng tàu đến khách hàng, tạo ra một chuỗi giá trị gia tăng liên hoàn cho khách hàng. Tập đoàn Maersk đã thành lập công ty Maersk Logistics tại Việt Nam cung cấp các giải pháp giao nhận bao gồm cả vận tải đường biển và hàng không, quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ kho bãi… dựa trên thế mạnh then chốt về vận tải đường biển. Như vậy, với sự hoạt động lớn mạnh tại đây, Maersk Logistics đã chứng tỏ vị thế của mình trên thị trường.

  • Lĩnh vực thương mại điện tử phát triển

Trong xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa thì thương mại điện tử trở thành một công cụ quản lý hữu hiệu. Nó có xu hướng phát triển ngày càng rõ rệt và Việt Nam nằm trong xu thế đó. Thương mại điện tử tạo ra tiện ích cho khách hàng, giảm chi phí hoạt động, ngoài ra nó còn là phương tiện để Maersk Logistics đưa ra các sản phẩm và giải pháp cho khách hàng mang tính đột phá về công nghệ như gửi chi tiết bill, truyền dữ liệu, báo cáo…

3.1.2 Thách thức


  • Môi trường cạnh tranh gay gắt

Thị trường logistics ở Việt Nam từ lâu được xem là nơi độc diễn của doanh nghiệp nước ngoài nay lại càng khó khăn hơn cho các doanh nghiệp trong nước khi các doanh nghiệp ngoại liên tiếp mở rộng đầu tư. Bằng chứng là giữa năm nay, DHL Supply Chain (thuộc Tập đoàn Deutsche Post DHL) đã đầu tư gần 13 triệu USD để mở rộng hoạt động. Trong đó, DHL Supply Chain đưa vào hoạt động trung tâm phân phối thứ hai có diện tích 10.000m2 tại tỉnh Bắc Ninh, tăng diện tích kho bãi từ 91.000m2 hiện nay lên hơn 141.000m2 và phát triển đội xe lên 100 chiếc vào năm 2015.

Hiện nay có nhiều công ty logistics mạnh trên thị trường Việt Nam như: K&N là công ty có thế mạnh linh hoạt trong vận hành, là mạng lưới đi Châu Âu chuyên nghiệp; APL logistics có cơ sở kho bãi nằm trong khu cảng Cát Lái tạo điều kiện phóng thích hàng nhanh…



  • Giá dầu thế giới bất ổn và tăng cao

Khi giá dầu thô lên cao có thể gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế các nước nhập khẩu dầu và tác động đến nền kinh tế toàn cầu nói chung, làm cho thương mại quốc tế và đầu tư suy giảm. Giá dầu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến chi phí hoạt động vận chuyển hàng hóa nói chung và vận chuyển hàng hải nói riêng. Đây là một khoản chi phí lớn ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận và khả năng thực hiện các hợp đồng dài hạn cho khách hàng khi giá dầu bấp bênh là một rủi ro rất lớn.

  • Cơ sở hạ tầng kém phát triển

Việt Nam có bờ biển dài suốt chiều dài đất nước nhưng hiện nay vẫn chưa có một cảng biển nước sâu phục vụ cho các tàu siêu trường, siêu trọng. Việc vận hành các tàu trong các biển Việt Nam chủ yếu là các tàu con. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn cảng biển ở TP HCM thường xuyên diễn ra với việc đảm nhận 75% container xuất khẩu.

  • Sự cạnh tranh nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp

Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, ham học hỏi nên đây là nhân tố giúp cho các chương trình đào tạo của Maersk Logistics được phát huy. Tuy nhiên, ngành vận chuyển hàng hóa và logistics hiện nay vẫn chưa được các trường đại học phổ biến giảng dạy. Vì vậy, đây là một điều gây khó khăn cho các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và logistics nếu họ không có một chương trình đào tạo và phổ cập kiến thức một cách có hệ thống và bài bản.

3.1.3 Ma trận SWOT của Maersk tại thị trường Việt Nam


Chúng ta sẽ tiến hành phân tích SWOT để có cái nhìn khoa học hơn về tình hình hiện tại của Maersk ở Việt Nam.

3.1.3.1 Các yếu tố bên ngoài


a) Cơ hội

  • Quy mô của thị trường Việt Nam lớn. Mearsk vận chuyển trung bình 2000 FFE hàng tuần với số lượng tàu khởi hành là 8 chuyến hàng tuần. Khi so sánh với lượng hàng của Mearsk trong khu vực thì Mearsk Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau Indonesia.

  • Mức tăng trưởng của thị trường cao và đầy hứa hẹn.

  • Môi trường pháp luật ngày càng hoàn thiện, chính trị xã hội ổn định, kêu gọi đầu tư nước ngoài và mở cửa nhiều lĩnh vực kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế.

  • Mearsk được khách hàng nhìn nhận là một nhà vận chuyển và cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, điều này được nhận thấy qua lượng hàng chỉ định và thị phần của Mearsk trong thị trường shipping.

  • Lĩnh vực thương mại điện tử phát triển.

b) Thách thức

  • Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt do sự xuất hiện và đầu tư càng nhiều của các hãng tàu trên thế giới.

  • Sự khác biệt hóa sản phẩm của các nhà cung cấp có xu hướng xích lại gần nhau.

  • Giá dầu thế giới bất ổn và tăng cao làm ảnh hưởng đáng kể đến chi phí vận chuyển.

  • Cơ sở hạ tầng không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước nếu không có sự đầu tư và quy hoạch đúng hướng và kịp thời.

  • Sự cạnh tranh nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp trong một nghành và giữa các ngành.

3.1.3.2 Các yếu tố bên trong


a) Điểm mạnh

  • Là một doanh nghiệp lâu đời, Mearsk có vị thế về công nghệ và kinh nghiệm trong nghành shipping.

  • Mearsk được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có khả năng đáp ứng khách hàng cao nhất hiện nay.

  • Là một tập đoàn đa quốc gia, Mearsk có khả năng tài chính dồi dào.

  • Lực lượng nghiên cứu và phát triển hùng hậu.

  • Sự phù hợp và chất lượng của sản phẩm là đặc điểm cũng như ưu tiên hàng đầu của Mearsk.

  • Hệ thống thông tin cực kì hiệu quả.

  • Chính sách đào tạo, tinh thần và trình độ làm việc của nhân viên.

  • Hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.

  • Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp.

b) Điểm yếu

  • So với các đối thủ cạnh tranh thì giá của Mearsk khá cao, điều này đồng nghĩa với việc khả năng cạnh tranh về giá của Mearsk là tương đối kém.

3.1.3.3 Ma trận SWOT


Dựa vào việc phân tích các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài, chúng ta xây dựng được ma trận SWOT để có thể khái quát toàn bộ hoạt động và môi trường của Mearsk. Từ ma trận SWOT giúp ta có cái nhìn tổng quát về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh của Mearsk.

Điểm mạnh:

  • Có vị thế về công nghệ và kinh nghiệm trong nghành shipping.

  • Khả năng đáp ứng khách hàng.

  • Khả năng tài chính dồi dào.

  • Lực lượng nghiên cứu và phát triển hùng hậu.

  • Sự phù hợp của sản phẩm.

  • Chất lượng sản phẩm.

  • Hệ thống thông tin.

  • Chính sách đào tạo.

  • Tinh thần và trình độ làm việc của nhân viên.

  • Hệ thống kiểm soát chất lượng.

  • Dịch vụ khách hàng.

Cơ hội:

  • Quy mô của thị trường trong nước lớn.

  • Mức tăng trưởng của thị trường cao và đầy hứa hẹn.

  • Môi trường luật pháp, kinh tế chính trị xã hội ổn định và mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài.

  • Hình ảnh công ty được công nhận.

  • Lĩnh vực thương mại điện tử phát triển.

Điểm yếu:

  • Kém khả năng cạnh tranh về giá

Thách thức:

  • Môi trường cạnh tranh gay gắt.

  • Xu hướng tiệm cận của các nhà cung cấp.

  • Giá dầu thế giới bất ổn và tăng cao.

  • Cơ sở hạ tầng kém phát triển.

  • Sự cạnh tranh nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp.

Từ bảng tổng kết SWOT trên nhóm xin đưa ra các chiến lược khai thác như sau:

a) Các khả năng khai thác điểm mạnh

Căn cứ vào các điểm mạnh được lấy từ ma trận SWOT. Chúng tôi xác định các giải pháp nhằm khai thác các điểm mạnh của Mearsk như sau.



Nội dung

Giải pháp khai thác điểm mạnh

Có vị thế về công nghệ và kinh nghiệm trong nghành shipping.

  • Tiếp tục khẳng định vị trí công nghệ, đưa ra các sản phẩm mới hoàn thiện và đầy đủ.

Khả năng đáp ứng khách hàng.

  • Tăng cường mạng lưới, năng lực khai thác.

  • Không ngừng phát triển cùng khách hàng

Khả năng tài chính dồi dào.

  • Đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển.

  • Mở rộng quy mô cả chiều rộng và chiều sâu.

Lực lượng nghiên cứu và phát triển hùng hậu.

  • Tiếp tục xây dựng chính sách tuyển dụng và nhân sự hợp lí.

  • Tăng cường ngân sách đầu tư và phát triển.

Sự phù hợp của sản phẩm.

  • Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường.

  • Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.

Chất lượng sản phẩm.

  • Tăng cường hệ thống kiểm soát chất lượng.

  • Tăng cường đào tạo và hoàn thiện kĩ năng cho nhân viên.

Hệ thống thông tin.

  • Tiếp tục duy trì

Chính sách đào tạo.

  • Không ngừng phát huy và phát triển nhân viên.

Tinh thần và trình độ làm việc của nhân viên.

  • Xây dựng môi trường làm việc vui tươi và lành mạnh.

  • Chăm lo các phúc lợi cho nhân viên.

Hệ thống kiểm soát chất lượng.

  • Tiếp tục hoàn thiện.

Dịch vụ khách hàng.

  • Tăng cường kiến thức

  • Hoàn thiện kĩ năng giao tiếp

  • Đẩy mạnh thương mại điện tử.

b) Các khả năng hạn chế điểm yếu

Căn cứ vào các điểm yếu được lấy từ ma trận SWOT. Chúng tôi xác định các giải pháp nhằm hạn chế điểm yếu của Mearsk như sau.



Nội dung

Giải pháp hạn chế điểm yếu

Kém khả năng cạnh tranh về giá

  • Tiết kiệm chi phí hoạt động.

  • Hoàn thiện mạng lưới chuyên chở.

  • Nâng cao năng suất lao động.

  • Khẳng định vị thế của Mearsk.

  • Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.

  • Xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm khép kín

c) Các khả năng khai thác cơ hội

Căn cứ vào các cơ hội được lấy từ ma trận SWOT. Chúng tôi xác định các giải pháp nhằm khai thác các cơ hội của Mearsk như sau.



Nội dung

Giải pháp khai thác cơ hội

Quy mô của thị trường trong nước lớn.

  • Tăng cường năng lực khai thác.

  • Tăng cường đội ngũ bán hàng.

Mức tăng trưởng của thị trường cao và đầy hứa hẹn.

  • Tăng cường năng lực khai thác.

  • Tăng cường đội ngũ bán hàng.

  • Mở rộng mạng lưới.

Môi trường luật pháp, kinh tế chính trị xã hội ổn định và mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài.

  • Tích cực tham gia đầu tư, mở rộng ngành nghề và chuyên môn.

Hình ảnh công ty được công nhận.

  • Cam kết đáp ứng khách hàng một cách trọn vẹn

  • Nghiên cứu đầu tư phát triển.

Lĩnh vực thương mại điện tử phát triển.

  • Không ngừng ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin vào hoạt động của công ty.

  • Giúp khách hàng tiếp cận các giải pháp thương mại điện tử.

d) Các khả năng hạn chế thách thức

Căn cứ vào các thách thức được lấy từ ma trận SWOT. Chúng tôi xác định các giải pháp nhằm hạn chế các thách thức của Mearsk như sau.



Nội dung

Giải pháp hạn chế thách thức

Môi trường cạnh tranh gay gắt.

  • Hoàn thiện chuỗi sản phẩm.

  • Tăng cường đầu tư.

  • Tăng cường nghiên cứu phát triển.

  • Xây dựng đội ngũ nhân lực mạnh mẽ.

Xu hướng tiệm cận của các nhà cung cấp.

  • Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng.

  • Xây dựng mối quan hệ khăng khít và chiến lược đối với khách hàng.

Giá dầu thế giới bất ổn và tăng cao.

  • Hoàn thiện mạng lưới chuyên chở.

  • Trang bị hiện đại cho đội tàu.

Cơ sở hạ tầng kém phát triển.

  • Tham gia xây dựng cảng biển.

Sự cạnh tranh nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp.

  • Xây dựng môi trường làm việc vui tươi và lành mạnh.

  • Chăm lo cho phúc lợi cho nhân viên.

Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang02
Thang02 -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
Thang02 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC Đồ án
Thang02 -> Những bài thơ hay về ngày quốc tế phụ nữ 8-3
Thang02 -> Những từ tiếng Anh thường hay viết tắt
Thang02 -> VĂn khấN Đi chùa cầu bình an, may mắn và giải hạn năm mớI
Thang02 -> Exercise 1: Mark the letter A, B, c or d to indicate the correct answer to each of the following questions
Thang02 -> Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 7 Period 1 tenses summary (Tóm tắt)
Thang02 -> Vietnam National University, Hanoi College of foreign languages Post graduate Department o0o nguyễn phưƠng ngọc an Action research on the effects of Pre writing
Thang02 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trường Học Viện Tài Chính

tải về 312.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương