Maersk logistics quốc tế và Việt Nam (Đan Mạch)


Mối quan hệ giữa vận tải biển và logistics



tải về 312.27 Kb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích312.27 Kb.
#31094
1   2   3   4   5   6   7   8

1.2 Mối quan hệ giữa vận tải biển và logistics

1.2.1 Tầm quan trọng của vận tải biển trong thương mại quốc tế hiện nay


Vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ngoại thương. Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không ngừng tăng qua các năm và theo số liệu thống kê của UNTACD, tổng số lượng hàng hóa chuyên chở trong buôn bán quốc tế đạt hơn 7 tỷ tấn mỗi năm thì khối lượng hàng hóa chuyên chở thông qua vận tải biển luôn chiếm khoản 80%.

1.2.1.1 Ưu điểm của vận tải biển


Vận tải biển đóng vai trò quan trọng như vậy trong thương mại quốc tế vì nó có những ưu điểm nổi bật sau:

- Vận tải đường biển có năng lực chuyên chở lớn: Phương tiện vận tải trong vận tải đường biển là các tàu có sức chở lớn, lại có thể chạy được nhiều tàu trong cùng một tuyến đường, cùng một khoản thời gian nên vòng quay phương tiện vận tải tăng giúp giảm chi phí. Thời gian tàu nằm chờ tại cảng giảm do sử dụng các phương tiện xếp dỡ hiện đại và container nên khả năng thông quan lớn, như cảng Rotterdam: 300 triệu tấn hàng hóa/năm; cảng New York: 150 triệu tấn/năm; cảng Kobe: 136 triệu tấn/năm…

- Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả là các loại hàng rời có khối lượng lớn nhưng giá trị thấp như than, quặng, ngủ cốc, phốt phát,…

- Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp: các tuyến đường hàng hải hầu hết là các tuyến đường giao thông tự nhiên nên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản trừ việc xây dựng các kênh đào và hải cảng.

- Giá thành vận tải biển rất thấp do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất trong ngành vận tải biển cao. Nhiều tiến bộ khoa học- kĩ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải có xu hướng ngày càng hạ. Hiện nay giá thành vận tải biển chỉ khoản 0,7 USD/kg/km, bằng 1/6 so với giá thành vận tải đường hàng không, ½ so với đường sắt và bằng ¼ so với vận chuyển bằng đường ô tô.

1.2.1.2 Phát triển vận tải hàng hoá bằng đường biển là động lực thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế


Vận tải hàng hóa bằng đường biển có tác dụng rất lớn thúc đẩy buôn bán quốc tế. Trước đây, khi vận tải quốc tế chưa phát triển rộng khắp, sức chở của phương tiện vận tải biển nhỏ, công cụ vận tải thô sơ, các dịch vụ tại cảng kém an toàn đã hạn chế mở rộng việc buôn bán giữa các quốc gia. Ngày nay, hệ thống vận tải trên thế giới đã phát triển tạo điều kiện mở rộng các thị trường tiêu thụ nên hoạt động xuất nhập khẩu được thông suốt. Các nước xuất khẩu có khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình ở những nước cách xa và những nước nhập khẩu cũng có điều kiện lựa chọn thị trường cung cấp rộng rãi hơn.

Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải là một bộ phận cấu thành nên giá cả hàng hóa, nó chiếm khoản 10-15% giá FOB hoặc 8-9% giá CIF. So với các phương thức vận tải khác, vận tải hàng hóa bằng đường biển có chi phí thấp nhất chỉ sau vận tải bằng đường ống, do vậy vận tải bằng đường biển sẽ góp phần giảm giá thành sản phẩm do đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó với hàng hóa cùng loại của các nước khác. Điều đó kích thích tiêu dùng của khách hàng, làm cho việc tiêu thụ hàng càng nhanh chóng, thuận lợi với số lượng hàng lớn, kích thích hoạt động sản xuất và mua bán phát triển. Như vậy vận tải hàng hóa bằng đường biển đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa giữa các nước khi mà thị trường trong nước đã chở nên quá chật hẹp. Hoàn thiện hệ thống vận tải, giảm giá thành vận tải (cước phí), nâng cao chất lượng phục vụ của các dịch vụ vận tải sẽ tạo điều kiện mở rộng quan hệ buôn bán quốc tế. Ngược lại, khi buôn bán quốc tế đòi hỏi chất lượng các dịch vụ vận tải càng cao thì dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển càng phát triển: phải tăng khả năng chuyên chở của các đội tàu, tăng khả năng xếp dỡ của cảng. Điều này lại kéo theo chi phí càng giảm và lại càng thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển hơn. Vận tải hàng hóa bằng đường biển cần lượng hàng lớn đến nhiều thị trường khác nhau, thương mại vận tải quốc tế cần chi phí vận chuyển thấp, vận chuyển an toàn, hiện đại, nhanh chóng. Đó chính là mối quan hệ qua lại, tác động chặc chẽ hữu cơ với nhau, cái này lôi kéo tạo đà cho cái kia phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của nhau.


1.2.2 Logistics trong hoạt động giao nhận, vận tải biển


Do hoạt động thương mại ngày càng mở rộng nên cạnh tranh giữa các công ty nhằm giành lợi thế trên thị trường thế giới ngày càng trở nên khốc liệt. Để tạo được lợi thế cạnh tranh, chính sách giá là vũ khí quan trọng của các doanh nghiệp. Do hoạt động sản xuất đã đạt đến đỉnh điểm trong khai thác năng suất lao động, nên việc giảm giá không còn dựa vào giảm giá thành sản xuất của sản phẩm nữa. Trong giá hàng xuất khẩu, chi phí cho vận tải hàng hóa chiếm tới 30%, và đây là một giải pháp cho vấn đề năng lực cạnh tranh bằng giá vì hiệu quả trong hoạt động vận tải biển vẫn chưa đạt tới ngưỡng tối đa.

Trong thới gian gần đây, hoạt động logistics đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và đã đem lại nhiều lợi ích rõ rệt. Trong hoạt động giao nhận, vận tải biển của thế giới, hoạt đọng logistics cũng đã đạt được ứng dụng. Nhờ quản lý theo hệ thống logistics mà hoạt động giao nhận, vận tải biển đạt hiệu quả hơn trước. Logistics giúp tạo nên chuỗi liền mạch trong quá trình chuyên chở hàng hóa từ điểm đi tới điểm đến, giúp vận chuyển hàng hóa được thông suốt. Trước đây, khi chưa áp dụng quản lý theo logistics, hàng hóa có thể bị ách tắc tại cảng hay bị mắc kẹt ở trên tàu mà không thông qua nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại quốc tế. Nó gây ra nhiều phiền hà cho tất cả các nhà nhập khẩu và xuất khẩu. Nó làm tăng chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa vì nhà xuất nhập khẩu phải bỏ thêm chi phí lưu kho bãi hay chi phí bị phạt vì chậm bốc dỡ, chậm giao hàng. Tất cả những điều này làm cho nhà xuất nhập khẩu không thể cạnh tranh tốt trong môi trường kinh doanh quốc tế. Nhưng việc áp dụng logistics trong giao nhận, vận tải biển đã giúp hàn gắn lại những lỗ hổng trong quá trình chuyên chở hàng hóa đó và tạo thành một đường thẳng trong hoạt động giao nhận, vận tải biển, giúp tối thiểu hóa chi phí hoạt động giao nhận, vận tải biển. Như vậy, vấn đề giảm chi phí cho hàng hóa xuất nhập khẩu đã được giải quyết nhờ ứng dụng quản lý hoạt động giao nhận, vận tải biển theo logistics.


1.2.3 Các yếu tố tác động tới vận tải biển và logistics trong tương lai


Hoạt động logistics chứa đựng các yếu tố thường xuyên vận động, thay đổi theo thời gian. Tạp chí Distribution đã chỉ ra một số xu hướng phát triển chính tác động tới lĩnh vực logistics và vận tải biển trong thời gian tới sau:

- Thương mại quốc tế được đẩy mạnh.

Giá trị giao dịch thương mại quốc tế hàng năm là khoản 2 nghìn tỷ đô la và ngày có xu hướng tăng lên. Đó là vì các nước đều nhận thức rõ được lợi ích của thương mại quốc tế. Quá trình chuyên môn hóa đã giúp cho một số nước có lợi thế trong việc sản xuất một số mặt hàng cụ thể. Nhưng muốn tận dụng được lợi thế này không có cách nào khác là dựa vào hoạt động buôn bán quốc tế.

Trên quan điểm của logistics quốc tế, xu hướng này sẽ đưa đến nhiều thách thức. Logistics quốc tế sẽ ngày càng phức tạp vì ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, và mỗi quốc gia có thể là một mắt xích trong toàn bộ hệ thống logistics quốc tế đó.

- Kinh tế dịch vụ ngày càng phát triển

Một xu hướng sẽ vẫn tiếp diễn trong tương lai là sự chuyển đổi sang nền kinh tế dịch vụ. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều hoạt động kinh tế cung cấp các dich vụ thay vì hàng hóa hữu hình. Điều này có ý nghĩa rất lớn tới hoạt động logistics vì hoạt động logistics phát triển phần lớn là nhờ nhu cầu tổ chức và điều hành luồng hàng hóa. Các hàng hóa dịch vụ có đặc điểm là không thể dự trữ hay lưu kho được trong khi một trong các yếu tố quan trọng của các hoạt động logistics cần phải linh hoạt chuyển hướng hoạt động, không chỉ vận chuyển hàng hóa mà vận chuyển cả con người (những người cung cấp dịch vụ) và làm dịch vụ truyền các ý tưởng.

- Sự bùng nổ trao đổi điện tử (EDI – Electronic Data Interchange)

Trao đổi dữ liệu điện tử là sự trao đổi trực tiếp từ máy vi tính tới máy vi tính trong các giao dịch liên công ty. Trao đổi dữ liệu điện tử rất quan trọng vì nó cho phép các công ty trao đổi nhanh hơn, giảm chi phí nhờ việc loại trừ việc sử dụng giấy tờ. Các công ty sẽ nhận thấy EDI là một phương pháp gửi hóa đơn, đơn đặt hàng, chứng từ hải quan, thông báo về tàu và các chứng từ kinh doanh vô cùng nhanh chóng và kinh tế. Tăng hiệu quả trao đổi chứng từ là nhằm đẩy mạnh tốc độ quá trình kinh doanh. Hơn thế nữa, các quá trình này lại được kiểm sát chặt chẽ, giúp công ty theo dõi, quản lý việc thi hành nhiệm vụ.

Mặc dù hoạt động đã ra đời từ lâu nhưng sự phát triển của hoạt động này sẽ không mạnh mẽ như ngày nay nếu không có sự thay hỗ trợ của các phương tiện, công nghệ hiện đại như máy vi tính, mạng internet… Những công nghệ chủ yếu sử dụng trong hoạt động logistics là:

+ Mạng Internet: đây là một công cụ mới có quyền năng lớn dựa trên máy tính tương đối đơn giản. Sức mạnh của nó nằm ở điểm là chúng đều được liên kết với chi phí rất rẻ. Cộng đồng logistics đã tìm thấy một số ứng dụng giá trị của công nghệ internet. Do tính tương đối rẽ nên hầu hết các doanh nghiệp điều có thể tiếp cận được. Công việc giao nhận cần phải chuyển rất nhiều dữ liệu, mà trước đây đòi hỏi phải có hệ thống đặc biệt. Ngày nay mạng Internet cho phép kể cả những người giao nhận nhỏ nhất cũng có thể chuyển thông tin thông qua mạng hầu như miễn phí.

+ Công nghệ viễn thông: điện thoại không dây đã góp một không gian mới cho hoạt động logistics và ngành vận tải. Trước đây, việc kiểm soát hoạt động giao hàng đồng nghĩa với việc chỉ có thể liên lạc được với phương tiện vận tải khi nó dừng lại tại đâu đó. Khả năng có thể liên lạc với phương tiện vận tải vào bất kì lúc nào đã cơ bản thay đổi các phương thức vận hành và di chuyển. Nó tăng cường hiệu quả của hoạt động vận tải.

+ Hệ thống thông tin địa lý (GIS): là hệ thống bản đồ được vi tính hóa, khi hệ thống GIS phát triển chúng ta có thể sử dụng để tìm tuyến đường tốt nhất cho chuyến hàng. Những con tàu sử dụng hệ thống GIS để tính toán các dòng hải lưu và thời tiết để tìm lịch trình thích hợp nhất giữa hai cảng.

+ Hệ thống vệ tinh: được sử dụng rất nhiều ứng dụng cho thương mại và khoa học. Hai ứng dụng thường sử dụng trong logistics và vận tải là thông tin liên lạc và hệ thống định vị (GPS).

Có thể thấy những công nghệ mới đang ngày càng thúc đẩy sự phát triển cảu hoạt động logistics. Tuy nhiên trong thời đại thông tin liên lạc phát triển như vũ bão thì chúng ta sẽ còn được chứng kiến các hoạt động logistics hoàn thiện hơn nữa trong thương lai do những đòi hỏi tất yếu khách quan của các hoạt động kinh tế.



Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang02
Thang02 -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
Thang02 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC Đồ án
Thang02 -> Những bài thơ hay về ngày quốc tế phụ nữ 8-3
Thang02 -> Những từ tiếng Anh thường hay viết tắt
Thang02 -> VĂn khấN Đi chùa cầu bình an, may mắn và giải hạn năm mớI
Thang02 -> Exercise 1: Mark the letter A, B, c or d to indicate the correct answer to each of the following questions
Thang02 -> Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 7 Period 1 tenses summary (Tóm tắt)
Thang02 -> Vietnam National University, Hanoi College of foreign languages Post graduate Department o0o nguyễn phưƠng ngọc an Action research on the effects of Pre writing
Thang02 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trường Học Viện Tài Chính

tải về 312.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương