MÔ Đun 8: giáo dục sức khỏe giới thiệU


HOẠT ĐỘNG 2: TRANG TRẠI CỦA MADLUSUTHE



tải về 247.49 Kb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích247.49 Kb.
#39095
1   2   3   4   5   6   7   8

HOẠT ĐỘNG 2: TRANG TRẠI CỦA MADLUSUTHE


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Y tế công cộng mới nâng cao sức khỏe cho tất cả mọi người bằng giải quyết tận gốc nguyên nhân của bệnh tật được tìm thấy trong các điều kiện sống không lành mạnh. Phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi – tại các làng mạc nông thôn và các thành phố, các quốc gia ở cả phương Nam và phương Bắc, và trong các gia đình, trường học và nơi làm việc.

Hoạt động này nghiên cứu cách tiếp cận y tế công cộng mới đã được áp dụng để nâng cao sức khỏe và các điều kiện sống trong một làng nhỏ tại Châu Phi. Nghiên cứu trường hợp về trang trại của Madlusuthe tại Nam Phi (được phát triển bởi Hiệp hội giáo dục Share-Net) song các khái niệm và nguyên tắc lại phù hợp với nhiều nơi trên thế giới.

Hãy nghiên cứu các điều kiện sống và sức khỏe trên trang trại của Madlusuthe.



Câu hỏi 1: Kể tên năm vấn đề về xã hội và môi trường trên trang trại.

Câu hỏi 2: Xác định cách thức mà các vấn đề này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của Mba, Joe và các con của họ.

Câu hỏi 3: Khuyến nghị một hành động có thể được thực hiện để ngăn chặn hoặc khắc phục từng vấn đề sức khỏe này.

CÁC GIẢI PHÁP Y TẾ CÔNG CỘNG MỚI


Mba, Joe và các con của họ trong trang trại của Madlusuthe gần đây đã cùng những người hàng xóm của mình tham gia vào một hoạt động giải quyết vấn đề cộng đồng nhằm xử lí các vấn đề về sức khỏe tại địa phương. Các dự án mà họ phát triển được dựa trên các phương pháp tiếp cận y tế công cộng mới.

Hãy nghiên cứu các dự án y tế công cộng mới này và đánh giá các tác động của chúng lên trang trại của Madlusuthe.



Câu hỏi 4: Xác định hai vấn đề khác (mà bạn đã không phân tích trong các câu hỏi 1-3) đã được chỉ ra trong các dự án y tế công cộng mới được thực hiện trên trang trại của Madlusuthe. Phân tích các tác động về mặt sức khỏe và các giải pháp khắc phục cho các vấn đề này.

HIẾN CHƯƠNG BANGKOK


Bối cảnh toàn cầu về nâng cao sức khỏe đã thay đổi trong nhiều năm qua kể từ khi Hiến chương Ottawa được ban hành. Ví dụ, có những thách thức mới đối với sức khỏe như:

  • Tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng bên trong một quốc gia và giữa các nước với nhau;

  • Các mô hình mới trong tiêu thụ và truyền thông;

  • Biến đổi khí hậu; và

  • Đô thị hóa nhanh chóng.

Khi nhận thức được bối cảnh mới này, nâng cao sức khỏe trở thành một trọng tâm chính của các Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ (MDGs). Trong số tám mục tiêu MDGs, có tới bốn mục tiêu liên quan đến sức khỏe:

  1. Xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực

  • Giảm một nửa tỉ lệ người có mức sống dưới một đôla một ngày;

  • Giảm một nửa tỉ lệ người bị đói.

  1. Giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em

  • Giảm hai phần ba tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới năm tuổi.

  1. Nâng cao sức khỏe bà mẹ

  • Giảm ba phần tư tỉ lệ tử vong ở bà mẹ.

  1. Chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác

  • Ngăn chặn và đối phó với sự lan tràn của HIV/AIDS;

  • Ngăn chặn và đối phó với tỉ lệ mắc bệnh sốt rét và các bệnh có nguy cơ khác.

Theo đó, Tổ chức Y tế thế giới đã thúc đẩy việc đưa ra một hiệp định mới, nhằm bổ sung và xây dựng dựa trên các giá trị, nguyên tắc và các chiến lược hành động nhằm nâng cao sức khỏe do Hiến chương Ottawa đề ra. Hiến chương này được gọi là Hiến chương Bangkok và đã được thông qua trong một hội nghị của nhiều chuyên gia thế giới tại Bangkok năm 2005.

Hiến chương Bangkok gồm bốn cam kết chính:



  1. Đưa vấn đề nâng cao sức khỏe vào chương trình nghị sự phát triển toàn cầu

  2. Đưa vấn đề nâng cao sức khỏe trở thành một trách nhiệm cốt lõi đối với tất cả các chính phủ

  3. Đưa vấn đề nâng cao sức khỏe trở thành một lĩnh vực quan tâm chính trong cộng đồng và xã hội dân chủ

  4. Đưa vấn đề nâng cao sức khỏe trở thành một yêu cầu đối với hoạt động có trách nhiệm trong tổ chức, doanh nghiệp.


HOẠT ĐỘNG 3: MỘT QUAN ĐIỂM TỔNG THỂ VỀ SỨC KHỎE


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Các dự án y tế công cộng mới được thực hiện tại trang trại của Madlusuthe là những ví dụ về các sáng kiến sinh thái, kinh tế và xã hội đã đóng góp để tạo nên một quan điểm tích cực và tổng thể về sức khỏe.

Theo quan điểm tổng thể của y tế công cộng mới, một tương lai bền vững sẽ được thiết lập bởi:


  • Con người khỏe mạnh,

  • Sống trong các cộng đồng khỏe mạnh,

  • Trong phạm vi và giới hạn nguồn tài nguyên của các môi trường tự nhiên trong lành, khoẻ mạnh.

Quan điểm tổng thể vế sức khỏe này có nghĩa là sức khỏe của con người, sức khỏe của cộng đồng và sự khỏe mạnh của môi trường tự nhiên có liên hệ chặt chẽ với nhau - ở quy mô địa phương, quốc gia và toàn cầu.

Câu hỏi 5: Xác định các môn học ở trường đã giảng dạy về các khía cạnh khác nhau này của sức khỏe.

HIẾN CHƯƠNG OTTAWA


Các quan điểm tổng thể trong y tế công cộng mới đã phát triển qua hai thập kỉ qua, là kết quả của hàng loạt các hội thảo của WHO. Một trong các hội thảo quan trọng nhất được tổ chức tại Ottawa, Canada, vào năm 1986.

Hiến chương Ottawa được kí kết trong hội thảo này đã thống nhất rằng các điều kiện và nguồn lực căn bản cho sức khỏe bao gồm:



  • Hòa bình

  • Nhà ở

  • Giáo dục

  • Lương thực

  • Thu nhập

  • Hệ sinh thái ổn định

  • Các nguồn tài nguyên bền vững

  • Công bằng và bình đẳng xã hội.

Hiến chương Ottawa đã chỉ ra năm chiến lược để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có quyền hưởng các tài nguyên này:

  1. Phát triển các chính sách công tốt

  • Đề cập sức khỏe như một mối quan tâm chính trong tất cả các chính sách và luật pháp (ví dụ như giao thông, môi trường, nhà ở, giáo dục, các dịch vụ xã hội) bởi vì các quy định này đều ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Xây dựng quan hệ hợp tác giữa tất cả các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách trong mọi lĩnh vực và ở mọi cấp độ để xem xét tác động đến sức khỏe từ các quyết định của họ và xác định trách nhiệm của họ cho vấn đề sức khỏe.

  1. Tạo ra các môi trường hỗ trợ

  • Nâng cao trách nhiệm cho tất cả các quốc gia, khu vực, cộng đồng và cá nhân để quan tâm lẫn nhau và tới các môi trường tự nhiên của mình.

  • Bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ các môi trường tự nhiên và nhân tạo.

  • Tạo ra các điều kiện sống và làm việc đảm bảo, an toàn và thoải mái.

  • Ủng hộ lối sống lành mạnh.

  1. Tăng cường hành động cộng đồng

  • Trao quyền cho cộng đồng.

  • Nâng cao sự tham gia của quần chúng và vai trò làm chủ và sở hữu của cộng đồng liên quan đến các vấn đề sức khỏe.

  • Cung cấp đầy đủ khả năng tiếp cận với thông tin, vốn và hỗ trợ.

  1. Phát triển các kĩ năng cá nhân

  • Hỗ trợ phát triển cá nhân và xã hội.

  • Cung cấp thông tin, giáo dục và nâng cao các kĩ năng sống.

  1. Định hướng lại các dịch vụ sức khỏe

  • Mở rộng vai trò của các dịch vụ sức khỏe từ tính chất thẩm quyền và cá nhân tới việc chia sẻ trách nhiệm và huy động tham gia đối tác vào vấn đề sức khỏe. Chuyển từ định hướng chữa bệnh và điều trị lâm sàng chiếm ưu thế sang định hướng chú trọng đến vấn đề phòng bệnh, tập trung vào các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường gắn liền với sức khỏe.


HOẠT ĐỘNG 4: KHỞI ĐỘNG FRESH TRONG GIÁO DỤC SỨC KHỎE


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

FRESH: TẬP TRUNG CÁC NGUỒN LỰC VÀO SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG HIỆU QUẢ


Sức khỏe và dinh dưỡng tốt là các yếu tố đầu vào thiết yếu và đồng thời là đầu ra quan trọng của giáo dục cơ bản. Trước hết, trẻ phải khỏe mạnh và được nuôi dưỡng tốt để tham gia đầy đủ và được hưởng mọi lợi ích giáo dục. Các chương trình chăm sóc trẻ mầm non và các trường tiểu học khi nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em thì có thể nâng cao kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh nữ, và từ đó cho cả thế hệ trẻ em kế tiếp (dịch lại câu này). Hơn nữa, một môi trường trường học lành mạnh, an toàn và đảm bảo có thể bảo vệ trẻ em khỏi những nguy cơ về sức khỏe, lạm dụng và bị gạt ra ngoài lề.

Các tổ chức quốc tế như WHO, UNICEF, UNESCO và Ngân hàng thế giới tin tưởng rằng có một nhóm các chiến lược, biện pháp tiết kiệm chi phí để giúp các trường học trở nên lành mạnh đối với trẻ em và từ đó đóng góp vào sự phát triển các trường học thân thiện với trẻ em. Các tổ chức này đã đưa ra một phương pháp tiếp cận mới tới giáo dục sức khỏe có tên là FRESH (tập trung các nguồn lực vào nâng cao hiệu quả sức khỏe học đường).


CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ FRESH


Việc đảm bảo cho trẻ em khỏe mạnh và có khả năng học tập là một nội dung chính trong một hệ thống giáo dục tốt. Điều này có liên quan đặc biệt tới những nỗ lực để đem giáo dục cho tất cả mọi người tại các khu vực thiếu thốn nhất. Việc tăng lượng học sinh đăng kí đi học và giảm số lượng vắng mặt cũng như bỏ học sẽ giúp có thêm nhiều trẻ em thiệt thòi nhất và nghèo đói nhất, mà phần lớn trong số đó là các bé gái, được tới trường. Đây là những trẻ em thường có sức khỏe kém nhất và suy dinh dưỡng nhất, và cũng chính là đối tượng được hưởng lợi ích nhiều nhất về mặt giáo dục khi các em được nâng cao sức khỏe. Xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe học đường trong quan hệ hợp tác với cộng đồng là một biện pháp tiết kiệm chi phí nhất để tiếp cận thanh thiếu niên và cộng đồng rộng lớn hơn. Đây cũng là một biện pháp bền vững để thúc đẩy lối sống lành mạnh.

Nâng cao sức khỏe và học tập của học sinh thông qua các chương trình sức khỏe và dinh dưỡng tại trường học không phải là một khái niệm mới. Nhiều quốc gia có các chương trình sức khỏe học đường, và nhiều cơ quan đã có hàng chục năm kinh nghiệm trong hoạt động này. Những kinh nghiệm chung này đưa đến một cơ hội hành động phối hợp thông qua quan hệ đối tác giữa các cơ quan khác nhau nhằm xây dựng các chương trình sức khỏe học đường có phạm vi rộng hơn và hiệu quả hơn. Các chương trình sức khỏe học đường tốt sẽ đóng góp vào sự phát triển các trường học thân thiện với trẻ em và do đó thúc đẩy giáo dục cho tất cả mọi người.


TẬP TRUNG CÁC NGUỒN LỰC VÀO TRẺ Ở ĐỘ TUỔI ĐI HỌC


Khả năng một đứa trẻ phát huy hết tiềm năng bản thân hay không có liên quan trực tiếp đến tác động tổng hợp của cả sức khỏe tốt, dinh dưỡng tốt và giáo dục phù hợp. Sức khỏe tốt và giáo dục tốt không chỉ là mục đích, mà còn là phương tiện tạo cơ hội cho cá nhân có được cuộc sống khoẻ mạnh và năng động. Đầu tư vào sức khoẻ học đường là đầu tư vào tương lai của quốc gia và vào năng lực của công dân quốc gia đó để đạt được thịnh vượng về mặt kinh tế cũng như xã hội. Một chương trình sức khỏe học đường, vệ sinh và dinh dưỡng hiệu quả sẽ đem lại nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Đáp ứng trước một nhu cầu mới;

  • Nâng cao hiệu quả của các đầu tư khác vào phát triển trẻ em;

  • Đảm bảo các kết quả giáo dục tốt hơn;

  • Đạt được bình đẳng xã hội lớn hơn; và

  • Là một chiến lược chi phí hiệu quả.

Câu hỏi 6: Những lợi ích nào trong phương pháp tiếp cận FRESH về sức khỏe học đường là quan trọng nhất trong trường của bạn? Tại sao?

MỘT KHUNG LÀM VIỆC FRESH CHO MỘT CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG VÀ DINH DƯỠNG TỐT


Với những nỗ lực lớn hơn, khung FRESH là một điểm khởi đầu để phát triển nội dung sức khỏe học đường tốt nhằm tạo dựng được thêm nhiều trường học thân thiện với trẻ em. Chúng ta đã có thể làm được nhiều hơn nữa, tuy nhiên nếu tất cả các trường học triển khai bốn chiến lược này thì sẽ tạo ra ngay một lợi ích lớn lao, và một nền tảng cơ sở để nhân rộng trong tương lai. Cụ thể, mục đích được đặt ra là tập trung vào các chiến lược có khả năng thực hiện ngay tại những trường học thiếu thốn nguồn lực nhất, và ở các khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn cũng như các khu đô thị dễ dàng tiếp cận, nhằm củng cố học tập thông qua nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng.

Bốn nội dung của khung FRESH cần phải được phổ biến đồng loạt, trong tất cả các trường học, bao gồm:



  • Các chính sách trường học liên quan đến sức khỏe

  • Cung cấp nước và vệ sinh an toàn

  • Giáo dục sức khỏe dựa trên các kĩ năng

  • Các dịch vụ vệ sinh và sức khỏe dựa vào trường học.

Câu hỏi 7: Xác định hai ví dụ về các chính sách, chương trình hoặc hành động hỗ trợ bốn nội dung của khung FRESH trong trường học của bạn.

Câu hỏi 8: Xác định hai ví dụ về các chính sách, chương trình hoặc hành động mà bạn có thể thay đổi hoặc hoàn thiện để hỗ trợ tốt hơn từng nội dung của khung FRESH trong trường học của bạn.


tải về 247.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương