MÔ Đun 8: giáo dục sức khỏe giới thiệU



tải về 247.49 Kb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích247.49 Kb.
#39095
1   2   3   4   5   6   7   8

MỘT MÔI TRƯỜNG HỖ TRỢ


Để thực hiện thành công bốn chiến lược cốt lõi trong khung FRESH, cần phải có một môi trường thuận lợi. Một môi trường thuận lợi bao gồm:

  • Các quan hệ hợp tác hiệu quả giữa giáo viên và cán bộ y tế và giữa ngành giáo dục với các ban ngành y tế

  • Các quan hệ đối tác cộng đồng hiệu quả

  • Nhận thức và sự tham gia của học sinh.

Nguồn: Tiếp nhận từ WHO, UNICEF, UNESCO và Ngân hàng thế giới (2000) Tập trung các nguồn tài nguyên vào sức khỏe học đường hiệu quả: Một sự khởi đầu FRESH trong nâng cao chất lượng và bình đẳng của giáo dục, Diễn đàn giáo dục thế giới, Dakar, Senegal. (dịch lại câu này)

HOẠT ĐỘNG 5: TRƯỜNG HỌC NÂNG CAO SỨC KHỎE


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Trọng tâm nội dung truyền thống trong giáo dục sức khỏe bao gồm học tập về cơ thể con người, dinh dưỡng thực phẩm, tầm quan trọng của công việc và luyện tập thể chất, các vấn đề về hút thuốc, ma túy và rượu. Những chủ đề này có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, chỉ học về sức khỏe thôi thì chưa đủ.

Để trở nên hiệu quả, giáo dục sức khỏe không chỉ dừng lại ở việc học về sức khỏe mà cần bao gồm một phương pháp tiếp cận toàn thể trường học với các chương trình giảng dạy chính thức và không chính quy.

Đây là lí do tại sao WHO tập trung các chương trình giáo dục sức khỏe học đường của mình vào một chương trình có tên gọi là “Trường học nâng cao sức khỏe”.

Các định nghĩa về trường học nâng cao sức khỏe khác nhau giữa các trường học, khu vực và quốc gia tùy theo các nhu cầu và hoàn cảnh địa phương. Tuy nhiên, nhìn chung, “Trường học nâng cao sức khỏe” có đặc trưng là “một trường học liên tục củng cố năng lực của mình để trở thành một môi trường lành mạnh để sống, học tập và làm việc”.

Một trường học nâng cao sức khỏe” có nội dung:



  • Nâng cao sức khỏe và thúc đẩy học tập tốt thông qua mọi biện pháp

  • Thu hút các nhân viên y tế và giáo dục, các giáo viên, hội liên hiệp giáo viên, học sinh, phụ huynh, các nhà cung cấp dịch vụ y tế và các cán bộ lãnh đạo cộng đồng cùng nỗ lực giúp trường học trở thành một nơi lành mạnh

  • Nỗ lực nhằm cung cấp một môi trường lành mạnh, giáo dục sức khỏe học đường và các dịch vụ sức khỏe học đường cùng với các dự án trường học/cộng đồng và tiếp cận cộng động, các chương trình nâng cao sức khỏe cho cán bộ nhân viên, các chương trình an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, các cơ hội giáo dục thể chất và giải trí, và các chương trình tư vấn, hỗ trợ xã hội và nâng cao sức khỏe tinh thần

  • Thực hiện các chính sách và thực tiễn tôn trọng phẩm cách và sức khoẻ cá nhân, tạo nhiều cơ hội để phát triển, và công nhận những nỗ lực, dự định tốt cũng như những thành quả cá nhân

  • Nỗ lực nâng cao sức khỏe của cán bộ nhân viên nhà trường, các thành viên gia đình và cộng đồng cũng như học sinh; và hợp tác với các nhà lãnh đạo cộng đồng để giúp họ hiểu về cách thức mà cộng đồng có thể đóng góp, hoặc gây tác hại cho sức khỏe và giáo dục.

Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới

Nghiên cứu những điểm khác biệt giữa giáo dục sức khỏe học đường theo cách truyền thống và các hoạt động của “Trường học nâng cao sức khỏe”, và đặc điểm của chương trình giáo dục sức khỏe mà trường bạn thực hiện.



Xem xét lại các kết quả đánh giá trường học của bạn:

Câu hỏi 9: Nêu ra ba điểm mạnh của trường học của bạn để thực hiện chương trình Trường học nâng cao sức khỏe.

Câu hỏi 10: Xác định ba lĩnh vực để đưa ra các sáng kiến mới hoặc củng cố lại các sáng kiến nhằm nâng cao tính tổng thể của giáo dục sức khỏe trong trường bạn.

HOẠT ĐỘNG 6: GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

AIDS là viết tắt của “hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. Nó là tên của một loại bệnh mà con người mắc phải ở các giai đoạn cuối của sự lây nhiễm do virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây ra. Hai loại bệnh này tuy khác nhau, song lại liên quan đến nhau; do đó chúng ta sử dụng thuật ngữ HIV/AIDS để đề cập đến cả hai trường hợp này.

Một người bị nhiễm HIV có thể vẫn có dáng vẻ và trạng thái khỏe mạnh tới mười năm hoặc lâu hơn trước khi xuất hiện các dấu hiệu của AIDS. Tuy nhiên, HIV sẽ từ từ làm suy yếu hệ thống (miễn dịch) bảo vệ của cơ thể cho đến khi nó không thể nào chống lại được các lây nhiễm chẳng hạn như viêm phổi, tiêu chảy, u bướu và các bệnh khác. Tất cả các bệnh này có thể là một phần của AIDS. Do không có khả năng chống lại bệnh, nên hầu hết người bệnh chết trong vòng ba năm kể từ khi xuất hiện các dấu hiệu của AIDS.

HIV/AIDS là một mối lo ngại lớn cho các giáo viên và hệ thống giáo dục. Trong những năm giữa thập kỉ 80, khi mới chỉ bắt đầu lan tràn, HIV/AIDS được coi là một căn bệnh của người trưởng thành, hầu hết là nam giới, những người rất dễ bị lây nhiêm do hành vi tình dục và sử dụng ma túy. Tuy nhiên, căn bệnh này nhanh chóng trở thành một đại dịch, và cả phụ nữ, thanh niên và thậm chí trẻ sơ sinh cũng bị lây nhiễm.

Do đó, các giáo viên tại nhiều nơi trên thế giới hiện nay nhận thấy rằng họ đang giảng dạy cho những thanh thiếu niên là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh, và có thể nhiều người trong số các em đang có HIV dương tính. Một số giáo viên thậm chí còn nhận thấy rằng mình đang giảng dạy cho nhiều trẻ em còn nhỏ tuổi nhưng sinh ra đã bị nhiễm bệnh. Trên thực tế, các trường học tại một số khu vực trên thế giới đã báo cáo rằng số lượng học sinh trong các trường học của họ đang giảm dần từ lớp 1 tới các lớp 2 và 3 do những học sinh này thường chết ở độ tuổi lên bảy hoặc tám.

Khi được phỏng vấn về chương trình này, một giáo viên tại Châu Phi đã cho biết:



Chúng tôi bắt đầu ở lớp Một với bảy lớp gồm 40 học sinh. Thật buồn khi biết rằng chúng tôi sẽ chỉ còn năm, hoặc nhiều nhất là sáu lớp trong số đó khi chúng lên lớp Ba. Bạn có thể dạy điều gì cho một đứa trẻ mà bạn biết rằng em có thể sẽ không còn sống trong hai năm nữa? Và nhiều trẻ em khác đang xa lánh em bởi những nỗi sợ hãi không đáng có hay bởi vì những điều mà bố mẹ hoặc hàng xóm nói cho chúng biết? Tất cả những gì bạn có thể làm là yêu mến các em.

HIV/AIDS là một vấn đề cơ bản khiến các giáo viên thường cảm thấy bối rối liệu họ có thể làm gì để giúp các học sinh của mình trong lĩnh vực giáo dục sức khỏe quan trọng này. Tuy nhiên, trong giới hạn khả năng và truyền thống văn hóa của mình, giáo viên có một vai trò rất quan trọng trong giáo dục sức khỏe phòng tránh. Theo Tổng thư kí Kofi Anan đã cho biết trong Báo cáo thiên niên kỷ trước Đại hội đồng vào năm 2000:



Tại rất nhiều quốc gia, sự im lặng đồng loạt của chính quyền về AIDS đã ngăn cản mọi người tiếp cận những thông tin mà hẳn đã có thể cứu sống họ. Chúng ta phải trao quyền cho thanh niên để bảo vệ chính các em thông qua thông tin và một môi trường xã hội hỗ trợ giúp giảm khả năng dễ bị lây nhiễm của các em.

Nguồn: Báo cáo thiên niên kỉ trước Đại hội đồng, 2000.

Thực tế cho thấy là không có vắc-xin để ngăn chặn sự lây lan của virus HIV/AIDS và y học bất lực tìm ra một phương thuốc cứu chữa để hầu hết các quốc gia và mọi người đều có đủ khả năng mua. Do đó, giáo dục chính là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để chống lại bệnh dịch này.

Hoạt động này giới thiệu về một số vấn đề mà các giáo viên có thể phải đối mặt và khuyến khích tư duy phản biện về các chính sách, chương trình và hoạt động giáo dục thích hợp.



Câu hỏi 11: Xác định ba vấn đề mà giáo viên trong trường học (hoặc quốc gia) của bạn phải đối mặt khi giảng dạy về HIV/AIDS tại trường.

PHẠM VI CỦA VẤN ĐỀ


Nhóm có thẩm quyền nhất trên thế giới về chủ đề này là Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS). UNAIDS là một nhóm liên kết toàn thế giới bao gồm UNICEF, UNDP, UNFPA, UNESCO, WHO, UNDCP và Ngân hàng thế giới. Mỗi một tổ chức đều có chương trình HIV/AIDS riêng cũng như đóng góp chung cho UNAIDS.

Hai năm một lần, UNAIDS xuất bản một báo cáo về phạm vi vấn đề và các hành động được thực hiện.



Báo cáo năm 2008 về số lượng người nhiễm HIV/AIDS trên thế giới đã cho biết rằng tỉ lệ mắc bệnh dịch HIV/AIDS đang bắt đầu ổn định, thể hiện ở các điểm sau:

  • Năm 2003, ước tính có 38,7 triệu người trên thế giới sống chung với HIV. Con số này đã giảm xuống 33 triệu vào năm 2007. Tuy nhiên, trong năm 2007, vẫn có 2,7 triệu ca nhiễm HIV mới và 2 triệu ca tử vong liên quan đến AIDS vào năm ngoái.

  • Tỉ lệ lây nhiễm mới HIV đã giảm ở một số quốc gia, tuy nhiên trên phương diện toàn cầu, tại nhiều quốc gia khác, sự gia tăng các ca lây nhiễm mới lại phần nào lấp đi các xu hướng tích cực này.

  • Trên thế giới, phụ nữ chiếm một nửa trong tổng các ca lây nhiễm HIV, và tỉ lệ này đã được duy trì ổn định trong vài năm qua.

  • Có những biến đổi lớn tại các khu vực khác nhau trên thế giới về số lượng và phần trăm người sống chung với HIV, các ca lây nhiễm mới và các ca tử vong do AIDS.



Khu vực

Người sống chung với

HIV

Các ca lây nhiễm mới

2007

Các ca tử vong do AIDS

2007

Phổ biến ở người trưởng thành

%

Ngoại ô Saharan Châu phi

22 triệu

1,9 triệu

1,5 triệu

5%

Nam và Đông Nam Châu Á

4,2 triệu

330 000

340 000

0,3%

Đông Á

740 000

52 000

40 000

0,1%

Mỹ Latinh

1,7 triệu

140 000

63 000

0,5%

Bắc Mĩ

1,2 triệu

54 000

23 000

0,6%

Tây và Trung Âu

730 000

27 000

8 000

0,3%

Đông Âu, Trung Á

1,5 triệu

110 000

58 000

0,8%

Caribbe

230 000

20 000

14 000

1,1%

Trung Đông và Bắc Phi

380 000

40 000

27 000

0,3%

Châu Đại Dương

74 000

13 000

1 000

0,4%

Tổng

33 triệu

2,7 triệu

2 triệu

0,8%

Nguồn: Báo cáo Toàn cầu của UNAIDS, 2008

Mối lo ngại nhất cho các nhà giáo dục là tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em. Báo cáo Toàn cầu của UNAIDS đã chỉ ra rằng: trong năm 2007, có tới 2 triệu trẻ em dưới 15 tuổi sống chung với HIV. Ngoài ra, cũng có 370.000 ca nhiễm mới và 270.000 ca tử vong do AIDS ở trẻ em dưới 15 tuổi.



Câu hỏi 12: Bản đồ và đồ thị về phạm vi và phân bổ HIV/AIDS nào dưới đây có ý nghĩa gì cho việc giảng dạy của bạn? Tại sao?

  • Người lớn và trẻ em được ước tính sống chung với HIV/AIDS tính đến cuối năm 2007.

  • Sự lây lan của HIV theo thời gian tại ngoại ô Saharan Châu Phi, từ 1985 đến 2003.

  • Dự đoán các ca lây nhiễm mới ở người trưởng thành – so sánh giữa trường hợp có và không có biện pháp can thiệp kịp thời.

  • Sử dụng bản đồ tương tác trong các Tập bản đồ toàn cầu về các bệnh lây nhiễm để tạo ra bản đồ và/hoặc đồ thị của riêng bạn để minh họa một khía cạnh khác của bệnh dịch HIV/AIDS.

Nghiên cứu tình hình ở quốc gia bạn.


tải về 247.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương