MÔ Đun 7: giáo dục công dân giới thiệU



tải về 113.83 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích113.83 Kb.
#39942

MÔ - ĐUN 7: GIÁO DỤC CÔNG DÂN




GIỚI THIỆU


Xây dựng một tương lai bền vững cần đến nhiều kĨ năng công dân. Các kĨ năng này bao gồm:

  • Sẵn sàng tìm hiểu các vấn đề tại địa phương, trường học và cộng đồng

  • Sẵn sàng nhìn nhận các khía cạnh xã hội, kinh tế, sinh thái của các vấn đề để tìm ra cách giải quyết

  • Khả năng phân tích vấn đề và tham gia các hoạt động hướng tới một tương lai bền vững.

Phát triển những kĩ năng trên là lĩnh vực chính của giáo dục công dân. Quyền công dân dân chủ và tích cực chính là một trong những nét đặc trưng của một xã hội bền vững.

Trong thực tế, tầm quan trọng của giáo dục công dân đã được nhấn mạnh trong nhiều công ước quốc tế:



Chúng tôi, với tư cách là những người đứng đầu nền giáo dục các quốc gia trên thế giới, đang hết sức nỗ lực để cải thiện các chương trình giảng dạy, nội dung sách giáo khoa, các tài liệu giáo dục khác và cả các công nghệ mới nhằm đào tạo ra những công dân biết quan tâm và có trách nhiệm, cam kết vì hòa bình, quyền con người, dân chủ và phát triển bền vững, cởi mở với các nền văn hóa khác, hiểu rõ giá trị của tự do, tôn trọng nhân phẩm, sự khác biệt cũng như khả năng ngăn chặn các xung đột hoặc giải quyết chúng mà không cần dùng tới bạo lực

Một chương trình giáo dục thực sự về quyền công dân, với tầm nhìn quốc tế như thế, cần được đưa vào mọi cấp bậc giáo dục.

Nguồn: Tuyên ngôn và đề cương phối hợp hành động của UNESCO về giáo dục hòa bình, quyền con người và dân chủ, (UNESCO Declaration and Integrated Framework of Action on Education for Peace, Human Rights and Democracy)1995.



Các quốc gia thành viên nên triển khai tại mọi cấp bậc giáo dục một chương trình đào tạo công dân tích cực. Chương trình này sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thể thu được kiến thức về phương thức vận hành và công việc của các cơ quan nhà nước, cho dù là ở cấp địa phương, quốc gia hay quốc tế; và có thể tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng và những hoạt động quần chúng. Ở bất cứ nơi nào, sự tham gia này sẽ tăng cường mối liên kết giữa giáo dục và hoạt động thực tiễn để cùng giải quyết các vấn đề ở mọi cấp độ: địa phương, quốc gia hay toàn cầu. Sự tham gia của học sinh trong việc tổ chức học tập, nghiên cứu và tại nơi các em đang theo học cũng nên được coi như một yếu tố thiết yếu của giáo dục công dân và như một thành phần quan trọng trong giáo dục quốc tế.

Nguồn: UNESCO Recommendation concerning Education for International Understanding, Co-operation and Peace and Education relating to Human Rights and Fundamental Freedoms, 1974.

Mô - đun này giới thiệu các cách thức học sinh phát triển kiến thức, kĩ năng và cam kết để trở thành công dân năng động và có hiểu biết. Mô - đun này cũng tạo cơ hội để cân nhắc các phương pháp lồng ghép giáo dục công dân vì một tương lai PTBV vào chương trình giảng dạy.

Có nhiều mối liên kết giữa mô - đun này và các mô - đun khác, đặc biệt là mô - đun 17 về cộng đồng bền vững với những ví dụ về các cách để gắn kết công dân vào những hoạt động địa phương vì một tương lai bền vững. Mô - đun 27 về giải quyết vấn đề cộng đồng, cũng liên quan chặt chẽ với mô - đun này, cung cấp một quá trình gồm 8 bước về các hành động giáo dục của học sinh tại địa phương.


MỤC TIÊU


  • Tăng cường hiểu biết về bản chất và phạm vi của việc giáo dục nhằm đào tạo những công dân năng động

  • Cung cấp ví dụ về những sáng kiến tích cực trong nhà trường về giáo dục công dân

  • Phát triển các kĩ năng để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, đưa giáo dục công dân vào nhà trường và cộng đồng


CÁC HOẠT ĐỘNG


1. Tham gia các hoạt động của cộng đồng

2. Giáo dục công dân cho thế kỉ 21

3. Công dân tích cực ở trường học

4. Hành động từ địa phương đến toàn cầu

5. Sứ mệnh giải cứu: Hành tinh Trái đất

6. Lồng ghép Giáo dục công dân vào chương trình giảng dạy

7. Hoạt động tổng kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Associated Schools Project (1997) The Practice of Citizenship, UNESCO, Paris.

Banks, J. (2007) Diversity and Citizenship Education: Global Perspectives, Jossey-Bass, San Francisco.

Birzea, C., Kerr, D, Mikkelsen, R., Pol, M., Froumin, I., Losito, B. and Sardoc, M. (2004). All-European Study on Education for Democratic Citizenship Policies, Council of Europe, Strasbourg.

Cogan, J.J. and Derricott, R. (eds) (2000) Citizenship for the 21st Century: An International Perspective on Education, Kogan Page, London.

EURYDICE (2005). Citizenship Education at School in Europe, EURYDICE, Brussels.

McDonough, K. and Feinberg, W. (2006) Citizenship and Education in Liberal-Democratic Societies: Teaching for Cosmopolitan Values and Collective Identities, Oxford University Press, New York.

Peters, M., Britton, A. and Blee, H. (2007) Global Citizenship Education: Philosophy, Theory and Pedagogy (Contexts of Education), Sense Publishers, Rotterdam.

Reid, A. et al. (2008) Participation and Learning: Perspectives on Education and the Environment, Health and Sustainability, Springer, Dortrecht.

Torney-Purta, J, Schwille, J. and Amadeo, J.A. (1999) Civic Education Across Countries: Twenty-four Case Studies from the IEA Civic Education Project, International Association for the Evaluation of Educational Achievement (IEA), Amsterdam.

Torney-Purta, J., Lehmann, R., Oswald, H. and Schulz, W. (2001). Citizenship and Education in Twenty-Eight Countries, International Association for the Evaluation of Educational Achievement (IEA), Amsterdam.

.

CÁC TRANG INTERNET


A Curriculum for Global Citizenship

Centre for Civic Education

Citizenship and human rights education – UNESCO.

Civnet: International Resources for Civic Education and Civil Society – CHITS


XÂY DỰNG MÔ - ĐUN


Mô - đun này do John Fien, Bernie Cox, Angela Colliver and Margaret Calder viết cho UNESCO, sử dụng các ý tưởng do Michael Singh đưa ra trong chương trình Giảng dạy vì một thế giới bền vững (Chương trình Giáo dục môi trường quốc tế UNEP – UNESCO)

HOẠT ĐỘNG 1: THAM GIA VÀO CỘNG ĐỒNG


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Giáo dục vì sự PTBV có thể giúp học sinh phát triển kiến thức, các kĩ năng và giá trị cần thiết để trở thành những công dân tích cực của địa phương, quốc gia và của toàn cầu.

Hãy đọc xem các nhà lãnh đạo trên thế giới đã nói gì về tầm quan trọng của quyền công dân


  • Koïchiro Matsuura - Tổng giám đốc UNESCO

  • Rigoberto Menchu Tum - Giải thưởng Nobel vì Hòa bình năm 1992

  • Wangari Maathai - Giải thưởng Right Livelihood, 1984 (được xem như Giải thưởng Nobel vì Hòa bình)

  • Kosugi Takashi - Cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nhật Bản.

  • David Blunkett – Nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và việc làm, Vương quốc Anh.

Ý tưởng về “công dân” được cho rằng đã ra đời kể từ khi cộng đồng con người đầu tiên hình thành. Thực vậy, từ “công dân” trong tiếng Anh là “citizen”, còn tiếng Pháp là “citoyen” đều bắt nguồn từ tiếng Latin “civitas” - nghĩa là “nhóm người liên kết với nhau trong một thành phố hay một cộng đồng”.

Do đó, khi chúng ta nói đến công dân toàn cầu - điều này rất quan trọng như chúng ta đã thấy trong phát biểu của các nhà lãnh đạo trên thế giới (và cũng sẽ thấy trong hoạt động 4) – “công dân” có nguồn gốc từ ý tưởng về sự tham gia tích cực vào cộng đồng địa phương. Dưới đây là định nghĩa chung về công dân:

Công dân là người có kiến thức về các hoạt động xã hội công chúng, thấm nhuần tinh thần đạo đức công dân và được trang bị các kĩ năng để tham gia vào lĩnh vực xã hội công chúng”.

Nguồn: Heater, D. (1990) Citizenship: The Civic Ideal in World History, Politics and Education, Longman, London, p. 336.



Câu hỏi 1: Miêu tả cộng đồng bạn đang sống (gia đình, trường học) để chỉ ra các điều kiện để học sinh có thể học và thực hành các kĩ năng công dân.

Câu hỏi 2: Xác định 5 vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và điều kiện môi trường trong cộng đồng của bạn (gia đình, trường học).

Câu hỏi 3: Xếp hạng các vấn đề trên theo thứ tự ảnh hưởng của từng vấn đề đến việc xây dựng tương lai bền vững.

Câu hỏi 4: Cân nhắc tình huống sau: Cộng đồng bạn đang sinh sống có nhiều nguồn lực có thể khắc phục các vấn đề trên, Giả sử tổng các nguồn lực này là 100 đơn vị. Bạn sẽ phân phối bao nhiêu đơn vị cho mỗi vấn đề trong 5 vấn đề trên?

Kỹ năng Đặt câu hỏi Chiến lược có thể sử dụng để xác định phải trở thành một công dân tích cực như thế nào khi đối mặt với những vấn đề trên. Hãy sử dụng 6 nhóm câu hỏi trong kỹ thuật đặt câu hỏi chiến lược để tìm ra vấn đề nghiêm trọng nhất trong cộng đồng của bạn


HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO THẾ KỈ 21


Hoạt động này nhằm giúp bạn tìm hiểu những ý nghĩa khác nhau trong việc giáo dục đào tạo công dân tích cực.

Hoạt động này gồm có 3 bước:



  • Trả lời một loạt câu hỏi để tìm ra ý nghĩa và các cách tiếp cận khác nhau về giáo dục công dân

  • Đọc một bài viết về “giáo dục công dân cho thế kỉ 21”

  • Sử dụng kiến thức từ bài đọc để hoàn thành câu trả lời của bạn cho các câu hỏi liên quan đến giáo dục công dân


HOẠT ĐỘNG 3: CÔNG DÂN TÍCH CỰC TRONG TRƯỜNG HỌC


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Trường học có thể tạo ra rất nhiều cơ hội để học sinh phát triển các kĩ năng cho việc tham gia toàn diện hơn vào các hoạt động xã hội. Hai ví dụ về dự án giáo dục công dân cho học sinh lớp 6 dưới đây minh họa điều này:


GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LYNEHAM, AUSTRALIA


Với nỗ lực tạo ra cách tiếp cận tích cực về giáo dục công dân ở địa phương và trên toàn cầu, chúng tôi giới thiệu 2 dự án sau cho học sinh lớp 6: Hỗ trợ đồng đẳng (Peer support) và giúp đỡ trẻ em nước ngoài. Hai chương trình này hướng tới quyền công dân thông qua sự tham gia chủ động, và cung cấp một khung chương trình để triển khai tại trường học.

Chương trình Hỗ trợ đồng đẳng (Peer support) đào tạo những học sinh lớp 6 để các em hướng dẫn các nhóm gồm khoảng 12 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 về những kĨ năng sống như: kết bạn, giúp đỡ và quan tâm lẫn nhau, cách đối mặt với áp lực từ bạn bè trong nhiều tình huống khác nhau. Mục đích chương trình này nhằm phát triển sự hiểu biết, thái độ, kĨ năng để sống khỏe mạnh và an toàn, và để nhận thức tiềm năng của bản thân và đóng góp tích cực cho xã hội. Chương trình khá phù hợp với các môn học như Xã hội và Môi trường, Sức khỏe, Tiếng Anh, và cũng hướng tới các chủ đề lồng ghép xuyên suốt chương trình giảng dạy, như giáo dục bình đẳng giới và đa văn hóa.

Những em nhóm trưởng sẽ được đào tạo trong 2 ngày. Chúng tôi cấp chứng nhận đào tạo cho các em tại một buổi lễ đặc biệt của trường để nhấn mạnh tầm quan trọng của chương trình.Thượng nghị sĩ được mời tham dự và nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và tầm quan trọng của kĩ năng lãnh đạo và trách nhiệm công dân.

Trong suốt năm học, các em lớn đến dẫn dắt các nhóm học sinh nhỏ hàng tuần, dựa trên một chương trình đã lên kế hoạch. Những mối quan hệ tích cực được phát triển giữa các em học sinh ở nhiều độ tuổi khác nhau trong trường. Các học sinh lớp 6 trở nên có trách nhiệm và biết quan tâm đến các học sinh khác, đặc biệt là những em ở trong nhóm. Cảm giác tin tưởng và tôn trọng được phát triển, và lòng tự trọng của các em cũng tăng lên đáng kể. Đáng chú ý nhất là cách mà các em lớp 6 đã nhìn thấy vai trò của mình dưới ánh sáng đầy mới mẻ, tích cực và có ý nghĩa.

Trong 6 năm, các em học sinh cũng tham gia giúp đỡ một em nhỏ là Barthelemy – học tại một trường của Châu Phi. Barthelemy đã trao đổi thư từ với các học sinh lớp 6. Khi biết về cuộc sống tại quê hương của Barthelemy, các em lớp 6 đã bầu ra một ủy ban để tổ chức quyên góp một sô tiền hỗ trợ dự kiến là 360 đô la hàng năm. Và ủy ban được bầu cử một cách dân chủ này đã thường xuyên huy động được gấp đôi số tiền dự kiến. Đáng chú ý là kĩ năng tổ chức của các học sinh, gồm cả việc thành lập và vận hành những ủy ban nhỏ hơn. Những học sinh này đang trở thành những công dân toàn cầu, quan tâm và tham gia vào các hoạt động trên toàn cầu để giúp đỡ người khác.

Nguồn: Ros Manley, Trường tiểu học Lyneham, Australia



Câu hỏi 5: Bạn nghĩ gì về những dự án của các em học sinh như trên?

Câu hỏi 6: Hãy nêu ra các cơ hội mà trường bạn có thể tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào những dự án công dân tích cực?

  • Liệt kê các dự án tương tự như ví dụ trên đã được tiến hành ở trường bạn.

  • Có cơ hội gì để đẩy mạnh các dự án như trên ở trường bạn?

  • Có những khó khăn, trở ngại gì cần vượt qua để đẩy mạnh các cơ hội này?


CÁC CHIẾN LƯỢC, CÁCH THỨC ĐÀO TẠO CÔNG DÂN TÍCH CỰC TRONG TRƯỜNG HỌC


Rất nhiều cách có thể sử dụng để giảng dạy học sinh làm thế nào để tham gia vào hoạt động ở trường học, với tư cách là công dân. Ví dụ, học sinh có thể tham gia vào các hoạt động như:

  • Trao đổi và đóng góp ý kiến về các chính sách, quy định của trường học

  • Tham gia vào các tổ chức của trường học và cộng đồng

  • Phát triển kĩ năng và kiến thức qua các môn học ở trường

  • Kĩ năng đưa ra quyết định trong những tình huống khác nhau tại trường học.

Câu hỏi 7: Từ những ví dụ về những cách thức giáo dục công dân trên đây, hãy miêu tả phương thức đưa ra quyết định trong trường học của bạn.

Câu hỏi 8: Phân tích thông tin bạn vừa mô tả. Thông tin này có ý nghĩa gì cho giáo dục công dân?

HOẠT ĐỘNG 4: HÀNH ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Hầu hết hoạt động ở các địa phương đều được tổ chức bởi các tổ chức phi chính phủ.

Tổ chức phi chính phủ là một nhóm những người hoạt động vì cộng đồng và không hề thuộc về một tổ chức nhà nước hay công ty nào cả. Tổ chức phi chính phủ có thể là các nhóm hoạt động trong lĩnh vực môi trường, quyền con người hay là liên hiệp phụ nữ, công đoàn, hợp tác xã, các hiệp hội của nông dân.

Các tổ chức phi chính phủ rất đa dạng. Có những tổ chức làm việc để đáp ứng nhu cầu của chính thành viên, hoặc nhu cầu của những người đang cần hỗ trợ.

Các tổ chức phi chính phủ có thể tạo ra sự thay đổi bằng cách tổ chức cho thành viên thực hiện các chiến dịch hành động. Tuy nhiên, để tổ chức được các chiến dịch này đòi hỏi rất nhiều công sức cũng như phải lên kế hoạch cẩn thận.

Thúc đẩy sự tham gia của học sinh vào các dự án hành động địa phương (có thể là cùng với các tổ chức phi chính phủ) là một phương pháp chính trong việc đào tạo các kĩ năng công dân.

Giáo viên có trách nhiệm lên kế hoạch cẩn thận cho các dự án và hoạt động giáo dục công dân. Những câu hỏi dưới đây có thể sử dụng để phát triển hoạt động giáo dục công dân cho học sinh.


  • Đã có đủ lí do để thực hiện hoạt động này chưa?

  • Có hoạt động nào khác không? Nếu có thì hãy liệt kê

  • Hoạt động mà nhóm chọn đã là hiệu quả nhất chưa?

  • Hoạt động này có tạo ra kết quả gì về mặt pháp luật không? Nếu có hãy liệt kê

  • Hoạt động này có tạo ra kết quả gì về mặt xã hội không? Nếu có hãy liệt kê

  • Có kết quả kinh tế nào do hoạt động này tạo ra không? Nếu có hãy liệt kê.

  • Liệu các giá trị cá nhân của thành viên trong nhóm học sinh có hỗ trợ cho hoạt động này không?

  • Liệu nhóm học sinh có hiểu được niềm tin và giá trị cá nhân của những người tham gia vào chương trình này không?

  • Liệu nhóm có hiểu được các bước đi cần thiết để tiến hành hoạt động này?

  • Liệu nhóm có đủ kĩ năng cần thiết để hoàn thành hoạt động này?

  • Liệu nhóm có đủ dũng cảm để tiến hành hoạt động này?

  • Liệu nhóm có đủ thời gian để hoàn thành hoạt động này?

  • Liệu nhóm có đủ tất cả các nguồn lực (ngoài các nguồn lực trên) để hoàn thành hiệu quả hoạt động này?

  • Các bậc cha mẹ sẽ nghĩ gì về hoạt động này?

  • Những lợi ích giáo dục nào sẽ đạt được?

Dưới đây là 10 bước quan trọng trong việc lên kế hoạch hành động ở địa phương cho học sinh, bao gồm:

  • Nhận dạng các vấn đề và đưa ra mục tiêu

  • Xác định đối tượng

  • Tuyển chọn người giúp đỡ

  • Nhận ra các mối quan tâm của học sinh

  • Phân tích tình huống

  • Xây dựng liên minh

  • Luôn khiến các thành viên thấy vui vẻ

  • Chọn lựa các chiến lược và phương thức hành động

  • Truyền thông

  • Đánh giá các nỗ lực.




HOẠT ĐỘNG 5: SỨ MỆNH GIẢI CỨU: HÀNH TINH TRÁI ĐẤT


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Những người trẻ đang nỗ lực tham gia vào nhiều dự án công dân tích cực trên toàn thế giới.

Có một dự án tên là “Sứ mệnh giải cứu: Hành tinh Trái đất” – được tài trợ bởi Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) và tổ chức Peace Child International.

Trong dự án này, những người trẻ từ khắp nơi trên toàn thế giới cùng đóng góp ý tưởng xây dựng một tương lai bền vững. Và các ý tưởng này đã được xuất bản thành quyển sách: “Sứ mệnh giải cứu: Hành tinh Trái đất”

Vài năm sau đó, một nhóm thanh niên khác đã viết một quyển sách và xây dựng một Website tên là Pachamama: Trái đất của chúng ta - Tương lai của chúng ta. Pachamama là cuốn sách hướng dẫn thanh niên về Báo cáo tổng quan môi trường toàn cầu 2000 của UNEP (GEO-2000).

Câu hỏi 9: Theo bạn, các môn học nào có thể truyền đạt các vấn đề thu hút sự quan tâm của học sinh, và giúp phát triển các kĩ năng dẫn dắt học sinh hành động.

HOẠT ĐỘNG 6: LỒNG GHÉP GIÁO DỤC CÔNG DÂN VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Giáo dục công dân có thể được đưa vào giảng dạy ở tất cả các môn học, vì đây là một chủ đề xuyên suốt chương trình.

Mô - đun 6 miêu tả 2 cách thức lồng ghép giáo dục vì sự PTBV vào các môn học xuyên suốt chương trình giảng dạy.


  • Lồng ghép theo quá trình - chú trọng đến các mục tiêu chung của giáo dục, đặc biệt là các kĩ năng, thái độ và giá trị sống

  • Lồng ghép theo nội dung - chú trọng đến chủ đề, nội dung các môn học khác nhau.

Câu hỏi 10: Hãy nêu ra các ví dụ về cách lồng ghép giáo dục công dân tích cực vào các môn học trong chương trình giảng dạy theo quá trình và theo nội dung.

Câu hỏi 11: Từ những ví dụ đó, có thể kết luận gì về:

  • Khả năng giáo dục công dân từ bất cứ môn học nào?

  • Có thể làm gì khi thiết kế chương trình giảng dạy ở cấp độ từng môn học?

  • Có thể làm gì khi thiết kế chương trình giảng dạy ở cấp độ trường học?

Xem các câu trả lời mẫu cho câu hỏi 13.

HOẠT ĐỘNG 7: TỔNG KẾT


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này

Hoạt động tổng kết mô - đun: Hãy nhìn lại các hoạt động và bài tập của mô - đun để kiểm tra xem bạn đã làm xong chưa. Bổ sung và hoàn tất các phần để kết thúc mô - đun.



Câu hỏi 12: Với tư cách là một giáo viên, bạn có thể lâm gì để khuyến khích học sinh tham gia vào những hoạt động công dân tích cực ở trường học?

Câu hỏi 13: Những kĩ năng nào là cần thiết và được những công dân học sinh năng động sử dụng trong hoạt động của trường học và địa phương?

Câu hỏi 14: Chỉ ra một hoặc vài nhóm làm việc vì sự PTBV (công bằng xã hội, bảo tồn, v.v.) trong cộng đồng của bạn.

Câu hỏi 15: Trong chương trình dạy học của bạn có chủ đề nào có thể lồng ghép để học về các nhóm trên và qua đó phát triển kĩ năng công dân của học sinh?

Koïchiro Matsuura


Tổng Giám đốc UNESCO

Thế giới phải học cách sống, làm việc và tồn tại cùng nhau trong hòa bình, với sự tôn trọng đa dạng văn hóa, quan điểm và sự sáng tạo tuyệt vời của loài người. Học những điều đó chính là chìa khóa dẫn đến sự thịnh vượng, cơ hội, năng suất và phát triển con người. Đó cũng là chìa khóa cho sự thay đổi trong văn hóa, thái độ và cam kết, ở mọi trình độ, nhằm giảm đói nghèo và bất công, nâng cao tôn trọng quyền con người, thúc đẩy tham gia vào một xã hội cởi mở, tự tin, sôi nổi.

Rigoberto Menchu Tum


Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1992

Chúng ta cần phải tập trung vào các giải pháp cho giai đoạn thử thách to lớn này. Nếu chỉ chờ đợi, những rắc rối sẽ nhấn chìm chúng ta. Chúng ta cần đưa ra các sáng kiến, khởi động các dự án từ địa phương, vùng miền cho tới toàn cầu, phối hợp các nỗ lực và thực sự lắng nghe tiếng nói của những người dân bản địa. Chúng ta phải lắng nghe xem người dân muốn gì để tìm ra giải pháp và để biết được những gì họ có thể đóng góp cho tương lai.

Wangari Maathai


Giải thưởng Right Livelihood (một giải thưởng tương đương với ‘giải Nobel Hòa bình’) năm 1984

Tôi thực sự không hiểu tại sao mình lại bận tâm đến thế. Có điều gì đó trong thâm tâm thúc giục tôi rằng ngoài kia đang có vấn đề và tôi phải làm điều gì đấy. Đó chính là giọng nói giục giã tôi phải làm điều gì đó đi, và chắc chắn cũng là tiếng nói tới tất cả mọi người trên thế giới này, ít nhất là tới những ai quan tâm tới vận mệnh thế giới, vận mệnh của hành tinh này.

Kosugi Takashi


Cựu Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản

Nếu chúng ta không biết tận dụng năng lực tiềm tàng từ các nhóm công dân, việc bảo vệ môi trường sẽ chẳng đi đến đâu cả. Tôi luôn phát biểu rằng những điều Chính phủ có thể làm được là có giới hạn.

David Blunkett


Nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và việc làm, Vương quốc Anh.

Chúng ta cần phải làm nhiều hơn để giúp những người trẻ có hiểu biết toàn diện về vai trò và trách nhiệm của các em với vai trò là công dân trong một nền dân chủ hiện đại, và trang bị cho các em tốt hơn để đối mặt với các vấn đề về đạo đức cũng như các hiện tượng xã hội đang ngày càng gia tăng trong cuộc sống.

Các chiến lược và cách thức đào tạo công dân tích cực trong trường học


Trao đổi và đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách và quy định của trường học:

  • Quy định trong trường và lớp học

  • Danh mục các môn học

  • Các chính sách mới và đảo nghịch

  • Thời gian biểu.

Tham gia vào các tổ chức của trường học và cộng đồng

  • Các câu lạc bộ theo chủ đề

  • Các nhóm dự án

  • Các nhóm vì môi trường

  • Các nhóm vì sự phát triển và quyền con người

  • Câu lạc bộ thanh niên

  • Các nhóm theo các vấn đề địa phương

Phát triển kĩ năng và kiến thức qua các môn học ở trường

  • Kĩ năng nói và viết

  • Thu thập và phân tích, báo cáo các thông tin

  • Tham gia diễn đàn

  • Các bước tổ chức họp hành

  • Bầu cử

Mười bước quan trọng trong việc lên kế hoạch cho chiến dịch hành động ở địa phương

Xác định vấn đề và mục tiêu


Thu nhỏ vấn đề

Hãy bắt đầu bằng các vấn đề hoặc quan tâm chung, rồi thu hẹp vấn đề đến mức cụ thể nhất. Phần nào của vấn đề có tầm quan trọng nhất ở thời điểm này?



Xây dựng mục đích cụ thể và đơn giản

Nếu không, các thành viên sẽ bị choáng ngợp hoặc mệt mỏi bởi những nhiệm vụ mơ hồ, to lớn.



Bắt đầu với một mục tiêu nhỏ ở địa phương

Nếu bạn có thể làm được điều gì đó cụ thể ở cấp độ địa phương, thì bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để giải quyết các vấn đề lớn hơn.


Xác định đối tượng


  • Tìm hiểu xem thành phần nào trong xã hội có đủ năng lực tạo ra những thay đổi mà bạn muốn. Đối tượng có thể là một cơ quan chính phủ, một công ti, một công chức được bầu chọn hay ban giám hiệu trường học.

  • Tìm hiểu xem đối tượng đó hoạt động thế nào và động lực hành động của họ là gì.

Tuyển chọn người trợ giúp


Hãy nhớ rằng: Mọi người tham gia các dự án về công dân vì nhiều lí do. Hãy kết nối với tất cả, chứ không chỉ những người trí thức.

  • Những người quan tâm đến nhiều vấn đề.

  • Những người ít cảm thấy lạc lõng khi tham gia các nhóm.

  • Những người thấy tự hào khi thấy mình có ích trong một dự án về công dân.

Nhận ra các mối quan tâm của học sinh


Học sinh có thể là thành viên chủ chốt trong các dự án công dân bởi vì:

  • Người trẻ có nhiều ý tưởng mới

  • Người trẻ có nhiều năng lượng và dũng cảm

  • Học sinh được trang bị thông tin tốt hơn người trưởng thành

  • Người trẻ dễ dàng nhận ra và phản đối cách nói nước đôi

  • Người trưởng thành thường cho rằng những người trẻ trung thực hơn.

Phân tích tình huống


Ai và cái gì ủng hộ bạn?

Xác định những người và điều kiện nào có thể hỗ trợ cho nỗ lực của bạn.



Điều gì đang gây khó khăn cho bạn?

Xác định những trở ngại cho nỗ lực của bạn, có thể là con người và/hay hoàn cảnh. Liệu có tổ chức nào đi ngược lại mục tiêu hay các nỗ lực của bạn không?


Xây dựng liên minh


Có những tổ chức/nhóm nào cũng muốn tạo ra thay đổi như nhóm bạn?

Thuyết phục các nhóm cùng liên kết với nhau sẽ khiến tiếng nói của bạn có trọng lượng hơn.



Có những nhóm nào có quyền lực và ảnh hưởng đến đối tượng của bạn?
Bạn cũng có thể thuyết phục những nhóm có tầm ảnh hưởng để giúp sức cho bạn, dù có thể chương trình của họ không liên quan đến dự án của bạn. Hãy tìm những cộng tác viên các chiến dịch, các nhóm kinh doanh, tiêu dùng hoặc các tổ chức của cử tri.

Xây dựng liên minh một cách cẩn trọng

Các mối quan hệ có thể nhân rộng sức mạnh chính trị của bạn, nhưng nhớ rằng một khi liên kết càng lớn thì càng khó kiểm soát.


Luôn khiến các thành viên thấy vui vẻ


Để các thành viên dự án luôn tích cực và tận tâm, đừng bao giờ xem nhẹ sự đóng góp của họ.

Tạo bản sắc cho nhóm

Yêu cầu các thành viên làm điều gì đó để tham gia vào nhóm, dù chỉ mang tính chất tượng trưng, ví dụ như làm thẻ thành viên, trả lời phiếu điều tra, trả phí hội viên, hay mang huy hiệu với một khẩu hiệu chung.



Có khen thưởng cho các thành viên

Viết các bài báo trong bản tin hoặc báo địa phương, trao tặng chứng chỉ, may đồng phục, huy hiệu.v.v.



Tổ chức sự kiện kỉ niệm

Hãy đánh dấu những thành công hoặc tiến bộ trong công việc bằng buổi lễ kỉ niệm. Và hãy ra niềm vui với công việc công dân này.


Chọn lựa các chiến lược và phương thức hành động


Dừng lại, quan sát và suy nghĩ

Học sinh thường hay sốt sắng và chọn lựa ngay hành động và sử dụng truyền thông mà không suy xét xem cách thức nào sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.



Lôi kéo các thành viên cùng lên kế hoạch

Các thành viên luôn có nhiều ý tưởng hay để đóng góp vào kế hoạch hành động. Họ càng sẵn sàng thực hiện kế hoạch hơn khi được tham gia vào xây dựng kế hoạch đó.



Chọn lựa những kế hoạch phù hợp với thành viên và ngân sách

Đừng đòi hỏi các thành viên làm những thứ quá sức hay không đủ tài chính thực hiện.



Khi xem xét các chiến thuật, nên thiết kế một chiến lược tổng thể.

Hãy kết hợp các hoạt động, chiến thuật và truyền thông. Phần lớn các thay đổi xã hội đòi hỏi phải có một quá trình, chứ không chỉ là một nỗ lực lớn đơn thuần. Hãy chọn cách để tấn công được mục tiêu. Đó có thể từ những hành động nhỏ mà các thành viên có thể làm ở nhà tới các hành động mang tính quần chúng. Những hoạt động công dân thành công bao gồm:



  • Chiến dịch viết thư cho biên tập các tờ báo, tạp chí

  • Viết thư cho những người xây dựng pháp luật, chính sách ở cấp độ địa phương, tỉnh

  • Gây quỹ để mua các khu vực bảo tồn hay công nghệ thay thế

  • Tổ chức diễu hành hoặc mitting

  • Tẩy chay những người phá hoại môi trường

  • Nêu những tấm gương tốt như trồng cây, dọn rác thải

  • Tổ chức hội thảo trình diễn công nghệ thay thế mới

  • Diễu hành, tổ chức kỉ niệm theo chủ đề (như câu lạc bộ nhảy Samba ở Brazil diễu hành để bảo vệ loài sư tử vàng tamarins và các loài động vật quí hiếm)

  • Sáng tác âm nhạc. Các bài hát về vấn đề môi trường/xã hội có thể được thu âm lại và phát trên đài hoặc biểu diễn ở các sự kiện quần chúng với những hiệu ứng mạnh mẽ.

Đảm bảo các kế hoạch tuân thủ pháp luật

Nhiều cộng đồng có ban hành luật lệ và quy định về việc tụ tập nơi công cộng, diễu hành, biểu tình.



Sử dụng thời gian hiệu quả

Cần chắc chắn rằng các hành động của học sinh xây dựng sẽ đem lại kết quả nhất định trong khoảng thời gian cho phép.


Truyền thông


Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để truyền tải thông điệp

Đài, tivi, báo chí sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp nếu bạn mời họ đưa tin về những sự kiện đặc biệt và cập nhật tin tức hoạt động cho các cơ quan truyền thông.



Sử dụng các hình thức truyền thông quy mô nhỏ để truyền tải thông điệp

Đừng coi nhẹ những tờ rơi hay những bài phát biểu cho các nhóm khác nhau, hoặc chuỗi điện thoại để truyền tải thông điệp. Các chiến dịch tốt thường kết hợp khéo léo nhiều hình thức truyền thông.


Đánh giá các nỗ lực


Đánh giá chiến dịch

Nghiêm túc tự hỏi bản thân xem chiến dịch có hiệu quả không. Tại sao? Bước tiếp theo là gì? Cần làm gì để việc tổ chức được tốt hơn nữa?



Đánh giá việc tổ chức

Có thành viên nào không được tham gia không? Có bộ phận nào trong nhóm nắm quyền nhiều hơn không? Làm thế nào để hoàn thiện quá trình ra quyết định và chia sẻ trách nhiệm?






tải về 113.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương