MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài



tải về 0.69 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.69 Mb.
#194
1   2   3   4   5   6   7

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam

Chỉ tính riêng lượng khách du lịch quốc tế đến hàng năm, đã có thể thấy rất rõ sự suy giảm của khách đến Đà Nẵng trong những năm qua so với tốc độ khách ngày càng tăng vào thị trường Việt Nam. Đối với các tỉnh phía Nam đèo Hải Vân như Khánh Hoà, Quảng Nam có những đặc thù gần giống với Đà Nẵng, thậm chí lợi thế về du lịch có thể không bằng Đà Nẵng, nhưng những năm qua, đặc biệt là từ năm 2004, 2005 và 6 tháng đầu 2006 đã có chuyển biến tăng vọt về khách quốc tế. Năm 2005, lượng khách du lịch quốc tế do Quảng Nam đón cao gần gấp 3 lần khách đến Đà Nẵng hoặc Khánh Hoà cũng đón được một lượng khách du lịch quốc tế lớn hơn Đà Nẵng gần 10% trong 6 tháng đầu năm 2006.

Nếu so sánh với lượng khách quốc tế vào Việt Nam, thì con số còn đáng phải suy nghĩ rất nhiều đối với ngành du lịch Đà Nẵng, bởi trong nhiều năm, khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng chỉ chiếm con số 7,7 % và đặc biệt thấp là trong 6 tháng đầu năm 2006, khách quốc tế đến Đà Nẵng chỉ chiếm 6% so với khách cả ngành du lịch Việt Nam đón trong kỳ. Xét về triển vọng và cả kỳ vọng của du lịch Việt Nam vào sự phát triển mang ý nghĩa là một “Trung tâm” của miền Trung và của cả nước thì du lịch Đà Nẵng phải vươn lên rất nhiều, bởi chính sự tụt hậu của ngành thông qua những con số mà chúng ta đã thống kê được từ Tổng cục du lịch và từ Sở Du lịch Đà Nẵng.

Nếu làm một phép so sánh giữa hai “Trung tâm” Đà Nẵng của miền Trung và Hải Phòng của miền Bắc, càng thấy rõ một khoảng cách lớn về tốc độ tăng trưởng, doanh số đạt được hàng năm. Với kết quả mà du lịch Hải Phòng thu được trong năm 2004: Doanh thu từ khách du lịch đạt: 1.266,9 tỷ VND. Tổng số khách đón trong năm: 2.099.300 lượt (trong đó có 422.400 lượt khách quốc tế và 1.676.900 lượt khách nội địa). Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt: 17,6%/năm. So với mục tiêu phát triển để sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng, đến năm 2010: Đón 2 triệu khách du lịch, trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế và 1,2 triệu khách nội địa. Đạt doanh thu 1,5 tỷ VND với tốc độ phát triển bình quân: 1,5 % đến 1,7 % /năm. Chỉ bằng những con số đó đã cho thấy giữa du lịch của hai thành phố tuy có nhiều điểm trùng lặp về địa lý và các điều kiện tự nhiên - xã hội - văn hoá... nhưng khoảng cách tụt hậu trong sự phát triển dịch vụ du lịch, xét về thời gian đã bỏ xa nhau xấp xỉ hàng chục năm.

Trong thực tiễn hiệu quả hoạt động của ngành, con số khách du lịch quốc tế đón được mang ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi nhờ vào nguồn thu nhập chuyên ngành và nguồn thu nhập cho xã hội mà đối tượng khách này mang đến cho vùng miền du lịch. Theo con số ước tính, bình quân một khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng chi tiêu khoảng 40 USD/ngày lưu trú (2005) tương đương 657.000 VND. Đây là con số khiêm tốn nhưng nếu chỉ là con số đó thì cũng theo thống kê của ngành, chúng ta thấy rằng với tỉ lệ khách chỉ chiếm trên 30% so với tổng số khách nội địa và quốc tế mà ngành du lịch Đà Nẵng đón trong năm 2005 thì doanh thu từ đối tượng khách quốc tế đã chiếm trên 40% trên tổng doanh thu toàn ngành. Ngoài ra chưa tính đến các thu nhập xã hội khác, cả vật thể và phi vật thể, mà đối tượng này mang lại, cùng với việc tiết kiệm được các chi phí về tiêu hao năng lượng điện, trang thiết bị chuyên dùng... mà các chủ nhà hàng khách sạn thu được, nhờ thói quen và ý thức tiêu dùng của đối tượng khách này.

Vì vậy, sự sút giảm của đối tượng khách du lịch quốc tế không chỉ là một thiệt thòi lớn về thu nhập mà nó còn biểu hiện sự xuống cấp hạng trong hoạt động kinh doanh, sự tụt hậu trong nhiều khâu, nhiều mắt xích của dây chuyền tạo ra sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và quan trọng hơn cả là sự mất đi một thương hiệu trong mắt du khách, đây là một bất lợi lớn của ngành trong hội nhập quốc tế, mà phải mất nhiều năm cố gắng ngành du lịch Đà Nẵng mới có thể lấy lại được.

Nghiên cứu ở một góc độ khác, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, sự suy giảm của thị trường này lại chính là cơ hội cho một thị trường liền kề hoặc thị trường có sức cạnh tranh cao hơn. Điều này đúng khi đối chiếu với thực tế của bức tranh du lịch khu vực miền Trung trong thời gian qua. Xuất phát của “Con đường Di sản” miền Trung: Mỹ Sơn -Hội An - Đà Nẵng - Huế -Quảng Bình là ý tưởng của các nhà kinh doanh du lịch Đà Nẵng và ý tưởng đó được phát triển trở thành một “Hành trình Di sản” như ngày nay. Trên hành trình đó, du khách các nước có thể dừng chân ở bất kỳ khu điểm du lịch nào đều nhận được sự tiếp đón tận tình bởi đội ngũ các hướng dẫn viên du lịch thông thạo có tính chuyên nghiệp cao và đương nhiên là không có những rào cản về ranh giới địa bàn hay thủ tục hành chính rườm rà phiền toái cho khách. Vấn đề còn lại chính là ở khả năng lưu giữ một cách đồng bộ của địa bàn nơi khách đến. Với một cự ly về không gian mở nhưng bán kính không quá 200km, du khách có thể tiếp cận với các di sản văn hoá thế giới như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, Danh thắng Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Rõ ràng nếu nơi nào có cơ sở vật chất tốt, thuận lợi và có các điều kiện để thoả mãn nhu cầu về nhiều mặt trong thời gian có thể tiết kiệm nhất cho du khách, nơi đó sẽ có lợi thế cạnh tranh so với nơi khác. Và cũng từ đó, các luồng du khách tiếp nối sẽ tạo thành một thị trường du lịch tiềm năng cho hoạt động kinh doanh của khu, điểm du lịch mà các đoàn khách đếấuu đã tiếp nhận được thông tin từ đoàn trước. Có thể nói trong những năm qua, du lịch Đà Nẵng đã để vuột mất cơ hội của mình và các thị trường tuy sơ khai nhưng đầy hấp dẫn khác như Hội an (Quảng Nam) và Huế đã đón bắt. Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy 5 năm, hai điểm du lịch này đã toả sáng và không ngừng vươn lên, đến nay đã có sức thu hút tuyệt đối so với Đà Nẵng, mặc dù có thể hệ thống kết cấu hạ tầng đường xá... chưa đủ điều kiện như Đà Nẵng. Đây chính là hiệu ứng dây chuyền trong sự vận động mang tính đồng bộ hướng đến mục tiêu phát triển du lịch, mà các nhà hoạt động du lịch chuyên nghiệp mong muốn có. Theo thống kê khách đến ở ba miền, do Tổng cục Du lịch Việt Nam cung cấp, chúng ta thấy thị trường khu vực miền Trung vẫn có sức hút với du khách, tuy nhiên trong thị trường chung đó, Đà Nẵng chỉ còn được tiếp nhận một lượng khách quốc tế không đáng kể và đã thực sự phải “chuyển giao khách” một cách tiếc nuối cho hai thị trường là Huế và Quảng Nam.

Phân tích ở góc độ là một bộ phận cấu thành trong tổng thể hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, theo niên giám thống kê 2005, chúng ta thấy rằng trong tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ xã hội, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch, lữ hành cũng chiếm con số hết sức khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 5,8% bình quân trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 trên tổng số thu được, cụ thể:



Bảng 2.14: Biểu tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ xã hội

Đơn vị tính: Tỷ VND




2000

2002

2003

2004

2005

Tổng mức

18.531

20.419

22.912

25.461

32.235

Th. nghiệp

17.317

18.699

21.698

25.551

30.851

KS,NHg

880

1.392

912

845

1.264

LH,DV

514

328

302

65

120

Tỉ trọng

7,5%

8,4%

5,3%

3,6%

4,3%

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2005

Và nếu xem xét kỹ chúng ta sẽ thấy sự suy giảm cả số tương đối và số tuyệt đối từ nguồn thu của khối dịch vụ này so với tổng mức thu chung các ngành thương mại, khách sạn nhà hàng, dịch vụ lữ hành và dịch vụ khác. Nhất là trong năm 2004, toàn khối chỉ đạt 910 tỷ VND và chiếm tỉ trọng 3,6% trong tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn. Đây là con số rất thấp, nó không chỉ phản ảnh hiệu quả hoạt động của khối dịch vụ tại Đà Nẵng mà còn biểu hiện nhiều khó khăn khác mà ngành phải gánh chịu như: tình trạng chảy máu chất xám, sức ỳ trong kinh doanh, công nghệ chậm đổi mới, chất lượng dịch vụ không được cải thiện thậm chí xuống cấp trầm trọng, khả năng hội nhập kém và cuối cùng là sự “xuống hạng” tụt hậu so với các địa bàn không chỉ trong nước mà còn yếm thế ngay trong khu vực miền Trung, nhất là Quảng Nam và Huế.



2.2.2.2. Chất lượng sản phẩm dịch vụ chủ yếu còn ở mức thấp

Trong mọi ngành kinh tế, vấn đề cốt lõi nhất là chất lượng sản phẩm, nó quyết định sự tồn tại phát triển hay ngược lại trong hoạt động của ngành.Với ngành dịch vụ du lịch, khái niệm chất lượng sản phẩm dịch vụ là khái niệm rộng, nó bao hàm toàn bộ chất lượng của các quan hệ vật thể và cả phi vật thể phức tạp giữa người mua và người bán, không chỉ liên quan đến một ngành du lịch mà còn có sự tham gia tích cực của nhiều ngành kinh tế và văn hoá khác, không chỉ trên một địa bàn mà còn những địa bàn khác nhau, nhằm thoả mãn nhu cầu của khách trong suốt chuyến đi du lịch. Do vậy, sản phẩm dịch vụ du lịch là kết quả tổng hợp của toàn bộ các dịch vụ vận chuyển, lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm, thông tin, hướng dẫn và nhiều nhu cầu khác cùa du khách được thoả mãn, khi họ dừng chân tại tuyến điểm du lịch đã lựa chọn.

Điều đó khẳng định rằng ngành du lịch vẫn nắm giữ phần lớn toàn bộ kết quả của sản phẩm dịch vụ mà du khách đáng được hưởng bởi xét trong cơ cấu chi tiêu cho một chuyến đi du lịch của mình, du khách vẫn dành phần lớn ngân khoản chi cho nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi và tham quan mua sắm. Đáp ứng được điều đó chỉ có thể là hệ thống các phương tiện vận chuyển đưa đón khách, hệ thống các khách sạn nhà hàng, các tuyến điểm tham quan du lịch và dịch vụ tại chỗ... do ngành du lịch quản lý.

Về chất lượng các cơ sở lưu trú:

Thực tế tại Đà Nẵng, bên cạnh một số ít các cơ sở có đẳng cấp vượt trội như Furama (5 sao) hoặc khách sạn mới như Sandy Baeach (tương đương 4 sao) và một số khách sạn do Saigontourit và Vitour Đà Nẵng quản lý tương đương 3 sao, còn lại đều trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Trong số 89 khách sạn hiện có trên địa bàn, chỉ có 11 khách sạn với trên 500 phòng đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế, còn lại 78 khách sạn với gần 2000 phòng chỉ dành để đón khách nội địa. Đây là một thách thức lớn của ngành mà từ nhiều năm nay chưa có đáp án. Và trong thời gian phục Hội nghị APEC vừa qua cũng như chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN sắp tới, một lần nữa Đà Nẵng lại mất đi cơ hội để tuyên truyền quảng bá cho hoạt động du lịch bởi sự xuống cấp không thể đáp ứng được cho nhu cầu khách lưu trú tại địa bàn và một phần khách dự hội nghị được chuyển vào ở các cơ sở khách sạn tại Hội An (Quảng Nam). Theo báo cáo của ngành các khách sạn tại Đà Nẵng chỉ đón được khoảng hơn 60% số khách dự hội nghị SOM 3 (APEC), số còn lại phải chuyển vào ở các khách sạn của Hội An (Quảng Nam).



Về dịch vụ vận chuyển phục vụ khách:

Cũng như tình trạng khách sạn, sự yếu kém và manh mún của dịch vụ vận chuyển khách thể hiện trước hết là ở số các doanh nghiệp làm dịch vụ này quá ít, chỉ với 5 đơn vị nhà nước (trong đó 4 thuộc Trung ương và 01 của địa phương quản lý) còn lại là các xe của thành phần kinh tế tập thể, tư nhân và hỗn hợp khác. Đồng thời, các phương tiện vận chuyển đưa đón khách đều thiếu và xuống cấp, đặc biệt là các loại xe chở khách chất lượng cao và số lượng ghế trên 45 chỗ ngồi. Khi đón tàu du lịch quốc tế Star Gruise trên 1500 du khách cập Cảng Đà Nẵng, các công ty du lịch trên địa bàn đã phải sử dụng đến sự hỗ trợ của các đoàn xe du lịch từ các tỉnh miền Trung, thậm chí từ thành phố Hồ Chí Minh ra giúp sức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trong vài năm trở lại đây, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong hoạt động tuyên truyền chào bán các tour du lịch bằng đường biển và đã có hợp đồng khách du lịch đường biển thường xuyên lên đến hàng chục ngàn người với gần 20 chuyến cập Cảng Tiên Sa (năm 2001), nhưng hầu như du khách tuyến này hạn chế hẳn.

Lượng khách đến bằng đường hàng không qua sân bay Đà Nẵng có tăng lên qua các năm và Đà Nẵng đã dành nỗ lực lớn cho việc thiết lập các đường bay quốc tế trực tiếp như: Đà Nẵng -Bangkoc và ngược lại, Đà Nẵng -Singapor và ngược lại....

Tuy nhiên do lượng khách chưa ổn định nên hoạt động của các đường bay này còn rất thấp, thậm chí có đường bay thiết lập xong hoạt động được một thời gian ngắn phải huỷ bỏ.

Khách đến nhiều nhưng chủ yếu lại chuyển tiếp để vào Hội an và các tỉnh, thành phố khác, thực tế lượng khách lưu trú lại Đà Nẵng không lớn. Do đó, lợi thế về sân bay, cảng biển quốc tế trong thời gian qua đã chưa phát huy tác dụng cho hoạt động kinh doanh du lịch tại Đà Nẵng.

Về dịch vụ lữ hành:

Có thể nói trong điều kiện các dịch vụ phục vụ khách du lịch chủ yếu còn quá nhiều bất cập như hiện tại, thì để đạt được hiệu quả hoạt động của lữ hành trong thời gian qua là một cố gắng rất lớn. Chỉ với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hơn 200 người cho 70 công ty, chi nhánh và các văn phòng đại diện quản lý trên địa bàn nhỏ hẹp, trong đó lữ hành quốc tế có 14 công ty, nhưng trong thời gian qua các đơn vị lữ hành đã có nhiều công sức để kéo dài ngày khách lưu lại Đà Nẵng, như trên đã phân tích, từ 1,98 ngày (2000) đến 3 ngày (2005); đó là một cố gắng rất lớn. Tuy nhiên, cũng vì nhỏ lẻ manh mún mà hoạt động lữ hành tại Đà Nẵng ngày càng sa sút. Có thể thấy rõ điều đó qua các bảng 2.13 (Tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ xã hội trên địa bàn) và bảng 2.14 (Biểu về số khách du lịch quốc tế do Đà Nẵng và cac tỉnh thành phố đón). Phần lớn các hãng du lịch trên địa bàn đều làm dịch vụ trung gian nối tour cho các công ty lữ hành ở hai đầu là Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh, thậm chí còn làm cho lữ hành các tỉnh bạn như Quy nhơn (Bình Định) hay Hương Giang (Huế)..., năng lực cạnh tranh yếu do đó hiệu quả hoạt động thấp. Mặt khác điểm yếu chung của các lữ hành là không có khả năng về kinh phí để tham gia các hội chợ du lịch quốc tế nên hạn chế rất lớn đến khả năng giao lưu tìm kiếm khách hàng và thị trường mới. Trong thời gian qua,tuy đã hình thành được Hiệp hội du lịch và Câu lạc bộ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nhưng do điều kiện kinh phí và tổ chức kiêm nhiệm nên hoạt động của các tổ chức này nói chung yếu ớt và không hiệu quả, vì thế không thể tìm lại được các khách hàng truyền thống lại càng không thể có được các khách hàng ký kết mang tính dài hơi và độc lập. Đồng thời, cũng do nhiều nguyên nhân mà hiện nay chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng vốn đã thiếu lại yếu về chuyên môn nghiệp vụ, đây là một khó khăn lớn mà ngành đang phải giải quyết và đó cũng là một nguyên nhân khiến cho tình trạng mất khách đã và đang tiếp tục xảy ra trên địa bàn, đặc biệt là đối tượng khách du lịch quốc tế.



Về dịch vụ ăn uống và mua sắm:

Một điều rất dễ làm cho du khách nhận ra là khâu dịch vụ này ở Đà Nẵng trong những năm qua được đầu tư và phát triển nhanh chóng, nhờ cơ chế xã hội hoá sâu rộng và sự phối hợp tương đối đồng bộ không chỉ của riêng ngành du lịch mà còn là sự chung tay của các ngành văn hoá, thương mại, công nghiệp và nông nghiệp, một cách tự giác và có hiệu quả. Theo thống kê của ngành thương mại, số hộ tham gia hoạt động kinh doanh du lịch tăng vọt trong giai đoạn 2000 đến 2005, từ 3.967 hộ lên 6.491 hộ, gấp 1,63 lần và nhờ đó doanh thu từ khu vực nhà hàng tăng từ 880 tỷ đồng năm 2000 lên 1.264 tỷ đồng năm 2005, đạt tốc độ tăng trưởng gấp 1,43 lần. Trong đó có rất nhiều nhà hàng có sức chứa từ 500 đến 700 chỗ ngồi, đầy đủ tiện nghi, đảm bảo chất lượng và vệ sinh thực phẩm phục vụ khách [32]. Các siêu thị với đầy đủ các loại thực phẩm và hàng hoá công nghệ phẩm phong phú cũng được đầu tư phục vụ nhu cầu mua sắm và thư giãn của du khách. Các nghề truyền thống như thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, đặc biệt là hàng đá Non nước nổi tiếng được phục hồi, duy trì và phát triển, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động trên địa bàn thành phố. Các di tích văn hoá được xếp hạng quốc gia được trùng tu tôn tạo và trở thành điểm thu hút khách tham quan du lịch đông đảo như danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Bảo tàng văn hoá Chăm... Các khu vui chơi giải trí mới được xây dựng...

Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, ngành du lịch Đà Nẵng chưa tìm thấy cho mình những sản phẩm mang tính đặc trưng ngoài hàng đá mỹ nghệ Non Nước nặng nề, đơn điệu và cồng kềnh, giá trị thương hiệu thấp. Mà chúng ta biết rằng mục đích một chuyến đi của du khách là mua về những kỷ vật lưu niệm cho vùng đất đã qua và làm quà cho người ở nhà không đi được. Các sản phẩm của mỗi địa phương là một dấu ấn trong lòng du khách, nhưng đến Đà Nẵng khách chưa tìm được dấu ấn riêng đó, và đó là nhiệm vụ mà những người làm công tác du lịch phải giải quyết.

Bên cạnh đó, nhiều loại hình dịch vụ mới được triển khai như du lịch lặn, mô tô nước, tuyến du lịch Đà Nẵng - Cù lao Chàm, tour du lịch làng quê, dã ngoại, leo núi, tour sinh thái Nam Hải Vân - Sông Trường định - Làng Hoà Bắc, tour du lịch xích lô... Tuy nhiên, do hạn hẹp về kinh phí đầu tư và tổ chức chuẩn bị nên hoạt động của các loại hình này còn rất nhiều lúng túng và hiệu quả không cao.

Các di tích văn hoá - lịch sử (vật thể và phi vật thể) tại Đà Nẵng tuy đã được tôn tạo và phục hồi như biểu diễn Tuồng cổ, múa Rối nước, ca nhạc dân tộc, Lễ hội Quan Thế Âm, Lễ hội Cầu Ngư... nhưng do các khâu tuyên truyền giới thiệu và chào bán sản phẩm còn yếu nên chưa có sức thu hút với du khách.

Nhìn chung các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, kém chất lượng, chưa có những sản phẩm mới trong nhiều năm, trừ hệ thống các nhà hàng ẩm thực. Các tour tuyến điểm du lịch trùng lặp không hấp dẫn, chưa tạo dấu ấn cho du khách. Giá cả các dịch vụ chưa hợp lý, một phần do không đủ cung ứng cho khách, phần khác do độc quyền dẫn đến ép khách mua dịch vụ, hoặc do tình trạng hoa hồng môi giới cao (có sản phẩm lên đến 30-40%) nên đã đẩy giá hàng hoá dịch vụ lên cao, vừa kém cạnh tranh vừa ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng và đó chính là nguyên nhân làm cho Đà Nẵng mất đi một lượng khách đáng kể.

Đi sâu vào chất lượng trong các công đoạn của từng loại hình dịch vụ cũng còn rất nhiều vấn đề đáng bàn, nhưng nhìn chung để hội nhập quốc tế, ngành du lịch đang phải đối mặt với những thách thức khó khăn lớn, trong đó yếu tố quan trọng gây nên sự tụt hậu và làm mất đi sức hấp dẫn của thị trường Đà Nẵng chính là chất lượng hoạt động của các dịch vụ du lịch. Điều này làm giảm sút khả năng hội nhập của Đà Nẵng so với các khu điểm du lịch trong vùng, hay nói cách khác từ một xuất phát điểm thấp khi tham gia cuộc chơi bắt đầu có tính cạnh tranh cao trên thị trường du lịch khu vực miền Trung, du lịch Đà Nẵng sẽ rất khó khăn nếu không tạo ra được sự đột phá trong phát triển. Thực tế sự giảm sút khách quốc tế và sự tăng lên của đối tượng khách nội địa, phản ánh tình trạng đi xuống của một thương hiệu mạnh từng “vang bóng một thời”. Đây cũng là sự lý giải về đánh giá của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng: trong những năm qua hiệu quả hoạt động của ngành du lịch chưa xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố biển.

2.2.2.3. Công tác quy hoạch và triển khai các dự án đầu tư du lịch:

Cùng với việc công bố quy hoạch các quận huyện trong toàn thành phố, Đà Nẵng đã thực hiện 13 quy hoạch về các tuyến điểm du lịch và sử dụng đất cho phát triển các dự án du lịch với tổng diện tích gần 2.000ha đất. Đồng thời, thành phố đã làm thủ tục cho 33 dự án đầu tư du lịch, trong đó có 7 dự án nước ngoài đẩu tư với tổng số vốn lên đến 333,5 triệu USD và 26 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 5.500 tỷ VND. Đa số các dự án này đều tập trung ở các khu vực ven biển nhằm khai thác thế mạnh của du lịch biển Đà Nẵng.

Tuy số dự án đăng ký đầu tư nhiều nhưng trên thực tế trong suốt giai đoạn từ 2001 đến 2005 việc thực thi dự án hết sức chậm, có thể nói ngoại trừ dự án đầu tư Khu vui chơi thế thao dưới nước Đà Nẵng và khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ được triển khai nhờ nguồn ngân sách thành phố và khu du lịch Sandy Beach (Non Nước) liên doanh giữa Tổng Công ty Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) với Công ty du lịch Non Nước (Đà Nẵng), còn lại đa số các dự án đều trong tình trạng động thổ rồi chựng lại không đầu tư hoặc cho treo bảng công bố quy hoạch trước khu đất dành cho dự án rồi để đó. Có hiện tượng một số nhà đầu tư không đủ năng lực tìm cách phê duyệt dự án và kiếm đối tác sang tên dự án nhằm trục lợi đã bị thành phố đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư rút giấy phép và hiện tượng phổ biến hiện nay là lập dự án để chiếm đất, sau đó nộp một số tiền gọi là “Tiền đặt cọc cho Dự án” rồi trì hoãn việc triển khai với nhiều lý do khác nhau... gây nên tình trạng mù mờ khó kiểm soát đối với việc phân định giữa nhà đầu tư thực sự với bọn đầu cơ dự án. Đây là một khó khăn phải sớm được giải quyết để tạo môi trường đầu tư lành mạnh cho các nhà đầu tư du lịch. Trong điều kiện chúng ta thiếu mọi yếu tố để có thể tạo bước nhảy vọt tăng tốc về chất lượng dịch vụ thì có thể nói ngoài các chính sách mạnh và minh bạch về kinh tế, cần làm sạch môi trường đầu tư để thu hút vốn cho các dự án du lịch lớn sớm được triển khai, nhằm tạo ra những sản phẩm phù hợp nhu cầu tiêu dùng của du khách và đủ sức cạnh tranh với các tỉnh và thành phố trong cả nước.

2.2.2.4. Công tác xúc tiến du lịch

Trước hết về mặt nhận thức: Việc tuyên truyền quảng bá cho du lịch là công tác rất quan trọng không chỉ mang tính nghiệp vụ đơn thuần bó hẹp trong ngành du lịch mà nó còn là nhiệm vụ mang tính đa ngành và cần được xã hội hoá cao. Trong thời gian qua, Đà Nẵng chưa có những động thái tích cực tranh thủ huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn ngành và các ngành các cấp trong toàn thành phố cho công tác này, mặc dù có không ít các đoàn khách đến tham quan, tổ chức các hội nghị, hội thảo tại thành phố hoặc có nhiều đoàn từ thành phố Đà Nẵng ra các nước tham quan, học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, việc xây dựng cơ chế chính sách và phối hợp liên ngành cũng chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và ít mang tính pháp lý nên chưa tạo được hiệu quả trong việc thu hút du khách đến với Đà Nẵng.

Về chiến lược xúc tiến quảng bá tiếp thị hình ảnh du lịch Đà Nẵng cũng chưa được sự quan tâm xây dựng nên tuy là trung điểm của các di sản văn hoá thể giới đậm đặc trong khu vực, nhưng hầu như du khách ít dành sự quan tâm cho Đà Nẵng mà tập trung chính vẫn là hai điểm Hội An và Huế. Trong điều kiện hoạt động dưới sự điều tiết mang tính quy luật của kinh tế thị trường nhưng không đủ sức tiếp cận thị trường,đặc biệt là thị trường khách du lịch quốc tế, thì việc nắm bắt và tạo dựng các cơ hội để tiếp cận thị trường như Đà Nẵng hiện nay là rất cần thiết. Và đúng như đánh giá của lãnh đạo thành phố trong Báo cáo tình hình triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 - 2005 (ngày 24 tháng 06 năm 2006): “Công tác xúc tiến du lịch chưa tác động trực tiếp và có hiệu quả đến thị trường du lịch quốc tế và nội địa. Việc tổ chức các sự kiện du lịch, lễ hội còn thiếu chuyên nghiệp, chưa thực sự gây ấn tượng và thu hút khách”.



tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương