MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài


Thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu



tải về 0.49 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.49 Mb.
#24136
1   2   3   4   5   6   7

2.2.3. Thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 

Chi cục Hải quan Ninh Bình là Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định số 1169/QĐ-TCHQ ngày 09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố. Chi cục có nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hoá XK, NK; thực hiện việc ấn định thuế, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế và phúc tập hồ sơ hải quan; đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào NSNN. Cơ cấu tổ chức của Chi cục gồm hai bộ phận chính là bộ phận Nghiệp vụ và bộ phận Tổng hợp, kế toán. Bộ phận Nghiệp vụ có nhiệm vụ quản lý khâu kê khai thuế XK, thuế NK; Bộ phận Tổng hợp, kế toán có nhiệm vụ quản lý khâu thực thi chế độ miễn, giảm, hoàn thuế XK, thuế NK và khâu theo dõi quá trình nộp tiền thuế XK, thuế NK, [44].



2.2.3.1. Nộp thuế

Tại Chi cục Hải quan Ninh Bình, cán bộ kế toán thuế đã thực hiện đúng theo quy định là căn cứ vào chứng từ ghi số thuế phải thu và các quyết định ấn định thuế (nếu có), số thuế người nộp thuế còn nợ trên mạng theo dõi nợ để tiến hành theo dõi thu thuế, theo dõi nợ thuế và thanh khoản thuế cho DN.

Sau khi DN nộp thuế tại Kho bạc Nhà nước, công chức hải quan tiến hành nhập máy để xoá nợ cho doanh nghiệp, tính tiền phạt chậm nộp thuế do doanh nghiệp nộp chậm so với ngày ân hạn (nếu có). Khâu thủ tục này quản lý đến từng sắc thuế như thuế XK, thuế NK, thuế giá trị gia tăng ... Ngoài việc nhập máy để xoá nợ cho doanh nghiệp, công chức Hải quan còn phải hướng dẫn DN theo đúng Chương, Khoản, Mục theo mục lục của NSNN hiện hành. Tại Chi cục đã niêm yết các thông báo mới nhất về tình hình thu nộp, các văn bản liên quan đến việc thu nộp NSNN. Hàng năm, Chi cục Hải quan Ninh Bình đều lập danh sách đề nghị Cục Hải quan Thanh Hoá, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính tặng bằng khen những người nộp thuế có thành tích trong việc nộp thuế. Chi cục thường xuyên tổ chức triển khai đến tận cán bộ, công chức để thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình thủ tục thực hiện công tác thu nộp NSNN hiện hành.

Số thu thuế XK, thuế NK tại Chi cục Hải quan Ninh Bình đã đạt được kết quả quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của ngành và vào sự phát triển của địa phương. Trong những năm vừa qua, Chi cục Hải quan Ninh Bình tích cực tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu nộp ngân sách bằng nhiều giải pháp cụ thể: lập kế hoạch thu, đánh giá tiến độ thu từng tháng, tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu tiên trong giải quyết thủ tục hải quan cho các DN chấp hành tốt pháp luật hải quan, thu hút được nhiều DN có kim ngạch XK, NK hàng hóa lớn trên cả nước tham gia hoạt động XK, NK qua các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh.

Tại Ninh Bình hàng hoá NK chủ yếu là: Máy móc, thiết bị, NK tạo tài sản cố định; Nguyên liệu NK để sản xuất hoặc gia công cho nước ngoài, ô tô nguyên chiếc, gỗ nguyên liệu,... Nhìn vào số liệu bảng 2.4 ta thấy trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011, số thu thuế của Chi cục Hải quan Ninh Bình tăng không đều, có đột biến ở giai đoạn 2008 - 2011. Số thu tăng đột biến 2008 - 2011 là do ô tô các loại NK tăng nhanh và máy móc thiết bị NK tạo tài sản cố định.

Bảng 2.4. Số thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu từ năm 2006 - 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng



Năm

Chỉ tiêu được giao

Số thu thuế XK, thuế NK

So sánh %

(thực hiện/chỉ tiêu)



2006

75

87,2

tăng 102%

2007

97,5

142,5

tăng 164%

2008

4

476

tăng 334%

2009

575

591,5

tăng 124%

2010

300

653,2

tăng 111%

2011

500

600,5

bằng 92%

Nguồn: Chi cục Hải quan Ninh Bình [18]

Bộ phận thu thuế tại Chi cục khá đơn giản, bao gồm: bộ phận đăng ký tiếp nhận tờ khai; bộ phận kiểm hoá; bộ phận thuế. Ngoài ra, Chi cục Hải quan Ninh Bình còn bao gồm: bộ phận công nghệ thông tin và hiện đại hoá hải quan, tạp vụ, nhà ăn….

Trong những năm gần đây áp dụng cơ chế tự khai, tự tính và tự nộp thuế, gánh nặng lên vai các bộ phận này giảm đi nhiều. Bộ phận đăng ký tiếp nhận tờ khai có nhiệm vụ như là một bộ phận tư vấn cho các DN tự kê khai tính thuế, bộ phận kiểm hoá có trách nhiệm là kiểm tra thực tế hàng hoá theo khai báo của DN, bộ phận thuế có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác các thông tin tính thuế…

2.2.3.2. Theo dõi nợ thuế, cưỡng chế thuế

* Theo dõi nợ thuế

Để việc quản lý nợ thuế được chặt chẽ, tránh tình trạng nợ thuế dây dưa kéo dài, trên cơ sở các văn bản pháp quy đã được ban hành, Chi cục Hải quan Ninh Bình đã tiến hành các biện pháp quản lý như sau:

- Hàng ngày cán bộ theo dõi nợ thuế kiểm tra trên chương trình theo dõi nợ thuế. Trường hợp đã đến hạn nộp thuế nhưng DN chưa nộp thì cán bộ theo dõi nợ thuế gọi điện thoại nhắc nhở và lập giấy mời DN đến làm việc về số thuế doanh nghiệp chưa nộp hoặc gửi thông báo đốc thu đến DN. Đối với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng quá thời hạn người nộp thuế chưa có sản phẩm xuất khẩu thì tiến hành yêu cầu người nộp thuế nộp số thuế nguyên vật liệu vào tài khoản tạm thu của hải quan mở tại Kho bạc, nếu doanh nghiệp không thực hiện thì sẽ không được hưởng ân hạn thuế cho các lô hàng tiếp theo.

- Năm ngày trước thời hạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định (90 ngày kể từ ngày quá hạn nộp thuế) cơ quan hải quan phải gửi thông báo đốc thu đến DN. Nếu quá ngày thứ 90 doanh nghiệp không làm thủ tục thanh khoản, không nộp thuế thì buộc Chi cục Hải quan Ninh Bình phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

- Hàng tuần Chi cục tổ chức họp tổ đốc thu để xử lý vướng mắc, thực hiện thống nhất công tác thu thuế và chỉ đạo thực hiện công tác thu hồi nợ đọng trong Chi cục. Chi cục cũng tiến hành phân tích, theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến nợ đọng, chủ động mọi biện pháp để xử lý và thu hồi nợ đọng, trao đổi và học tập với hải quan các tỉnh về các biện pháp thu hồi nợ đọng.

- Phối hợp tốt với các cơ quan như : Công an, Cục thuế, KBNN ... để thu hồi nợ.

- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Ninh Bình, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Ninh Bình để đăng tải các thông tin các DN nợ chây ì để đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế.

- Trực tiếp đến trụ sở người nộp thuế để đòi nợ, đồng thời chi cục Hải quan Ninh Bình đã thành lập tổ công tác trực tiếp do Chi cục trưởng chỉ đạo đi đôn đốc thu hồi nợ đọng. Bằng cách này, trong năm 2010 Chi cục Hải quan Ninh Bình đã thu hồi được 6,436 tỷ đồng từ nợ cưỡng chế thuế (nợ chuyên thu quá 90 ngày). Mặc dù nỗ lực như vậy, số nợ đọng thuế tích lũy đến 31/12/2011 tại Chi cục vẫn khá cao, lên tới 19,384 tỷ đồng.



Bảng 2.5. Số thuế nợ đọng thuế tại Chi cục Hải quan Ninh Bình

từ năm 2006 - 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Tình trạng nợ

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Quá hạn




1,224

22,591

4,317

0,940

6,607

Cưỡng chế

7,834

7,834

36,541

14,842

11,783

12,777

Tổng nợ

7,834

9,058

59,132

19,159

12,723

19,384

Nguồn: Chi cục Hải quan Ninh Bình [19]

Theo đó, việc theo dõi, quản lý đối tượng nộp thuế có nhiều thay đổi. Đối tượng nộp thuế đăng ký mã số thuế thay thế cho công tác quản lý sổ thuế của các DN khá phức tạp trên địa bàn. Việc quản lý thông qua hệ thống mạng nội bộ của Ngành và mạng Internet trong các khâu khai báo, giám sát các hoạt động nộp thuế của DN, Tổ chức ngày càng nhanh chóng và thuận tiện. Thực tế cho thấy theo dõi ĐTNT, cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin của đối tượng nộp thuế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện nay. Qua số liệu thống kê số DN nợ đọng thuế tại các năm: số DN nợ không có địa chỉ, DN nợ chây ì... qua các năm vẫn tăng cao.



Bảng 2.6. Doanh nghiệp nợ đọng thuế tại Chi cục Hải quan Ninh Bình từ năm 2006 - 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng



Năm

Số doanh nghiệp

Số tiền nợ đọng

2006

5

7,834

2007

6

9,058

2008

22

59,132

2009

18

19,159

2010

14

12,723

2011

11

19,384

Nguồn: Chi cục Hải quan Ninh Bình qua các năm [22].

Qua số liệu các bảng 2.5 và 2.6 cho thấy, số nợ đọng thuế tại Chi cục Hải quan Ninh Bình là tương đối cao (chiếm 3,2% tổng số thu thuế XK, thuế NK năm 2011), tình trạng DN cố tình chây ì nợ thuế còn tương đối phổ biến. Số nợ của các DN giải thể, không tìm thấy địa chỉ chiếm tỷ trọng lớn 66% tổng số nợ; nợ DN chây ì nộp thuế, nợ DN vi phạm chính sách thuế, nợ truy thu thuế chiếm tỷ trọng 44% tổng số nợ. Đây là các khoản nợ rất khó có khả năng thu hồi, cần có giải pháp khắc phục.

* Cưỡng chế thuế

Sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc thu thuế, hồ sơ nộp thuế đã quá hạn 90 ngày so với ngày cuối cùng được ân hạn thuế mà DN không đến thanh khoản thuế thì Chi cục Hải quan Ninh Bình tiến hành cưỡng chế thuế theo quy định tại Điều 93, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QHH11 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:

- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại KBNN, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản.

- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt.

- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

- Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

- Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn.

- Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách Nhà nước. Trên thực tế, nhiều biện pháp nêu trên không khả thi trong việc thu hồi nợ đọng thuế tại Chi cục Hải quan Ninh Bình, chỉ có biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá NK là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất, hiệu quả nhất [17].

Mặc dù công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, thực hiện cưỡng chế thuế tại Chi cục Hải quan Ninh Bình đã được chú trọng, nhưng trên thực tế việc thu nợ đọng thuế là rất khó khăn. Sau nhiều đợt phát động chiến dịch thu hồi nợ đọng thuế nhưng tình hình vẫn rất ít biến chuyển. Việc thực hiện các biện pháp như phê phán trên báo, kiểm soát liên thông tài khoản với ngân hàng, lập các tổ đòi nợ thuế,... nhưng hiệu quả thu hồi nợ đọng thuế của cơ quan hải quan là không đáng kể, số thuế nợ đọng cũ giải quyết chưa xong thì số nợ mới lại phát sinh. Ý thức chấp hành pháp luật về thuế của một số DN còn kém, cố tình chây ì nộp thuế. Một số DN đã lợi dụng chính sách ân hạn thuế của nhà nước, nhập ồ ạt hàng hóa trong thời gian được ân hạn thuế để trốn nộp thuế vào ngân sách nhà nước, sau đó bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Điển hình Công ty TNHH Star đã mở liên tục 07 tờ khai hải quan để làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng ô tô du lịch trong thời gian từ ngày 12/11/2008 đến 11/12/2009 với số nợ thuế sau điều chỉnh giá tính thuế trên 1,7 tỷ đồng, sau đó DN đã bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh [22].

2.2.4. Miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Công tác miễn, giảm, hoàn thuế XK, thuế NK tại Chi cục Hải quan Ninh Bình được giao cho 01 công chức phụ trách. Hồ sơ miễn, giảm, hoàn thuế được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo việc miễn, giảm hoàn thuế đúng đối tượng, đúng thời gian quy định. Qua công tác kiểm tra miễn, giảm thuế, Chi cục Hải quan Ninh Bình đã phát hiện một số trường hợp DN lợi dụng chính sách miễn, giảm thuế để trốn thuế. Theo quy định hiện hành, hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A hoặc B Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế NK, bao gồm: Thiết bị, máy móc; Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; Phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy; Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng. Lợi dụng chính sách này, nhiều DN khi NK hàng hoá kê khai là tạo tài sản cố định nhưng lại bán thẳng ra thị trường. Có DN khai nhập khẩu ô tô để vận chuyển nguyên liệu nằm trong dây truyền công nghệ của DN để hưởng thuế suất ưu đãi, nhưng thực tế họ lại sử dụng vào mục đích khác như cho thuê hoặc bán để lấy lãi… [18].



2.2.5. Kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế

Để triển khai tốt công tác kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan Ninh Bình đã tăng cường công tác phúc tập hồ sơ như: tổ chức phân công, bố trí cán bộ quản lý, theo dõi các DN theo địa bàn và theo nhóm mặt hàng trọng điểm. Đồng thời, Chi cục cũng tăng cường công tác kiểm tra, xác minh các DN có dấu hiệu vi phạm. Nhìn chung phương thức, thủ đoạn gian lận của DN qua công tác thuế tại Chi cục Hải quan Ninh Bình chủ yếu là khai báo hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định để được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, giả mạo chứng từ hoặc khai báo giá trị hàng hóa thấp... Trong những năm qua, công tác kiểm tra sau thông quan trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chưa thực hiện cuộc thanh tra thuế nào kể từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Đây là tồn tại hạn chế mà Chi cục Hải quan Ninh Bình cần khắc phục trong thời gian tới.


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Kết quả về mặt tổ chức quản lý

- Minh bạch trong hoạt động thu thuế XK, thuế NK.

Kết quả về mặt quản lý của hoạt động này là sự giám sát chặt chẽ các quy trình quản lý nhằm rút ngắn được thời gian thông quan hàng hoá XK, NK. Luật Hải quan là cơ sở pháp lý cho bước chuyển đổi căn bản về phương pháp quản lý thu thuế XK, thuế NK, chuyển từ phương pháp quản lý hải quan truyền thống sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa trên kết quả thu thập, tổng hợp, phân tích xử lý thông tin, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của DN để áp dụng quản lý rủi ro, rút ngắn được thời gian khai báo thuế và thông quan hàng hoá. Thời gian thông quan hàng hoá đã được rút ngắn, trước khi có Luật Hải quan, thời gian thông quan kéo dài từ 1-2 ngày làm việc thì nay chỉ còn 5-10 phút đối với hồ sơ luồng xanh, 1-2 giờ đối với hồ sơ luồng vàng, 2-3 giờ đối với hồ sơ luồng đỏ. Thời gian kiểm tra thuế cũng được rút ngắn đáng kể, chỉ còn khoảng 5 phút/tờ khai [18].

Chi cục Hải quan Ninh Bình khi thực hiện các văn bản Luật đều niêm yết công khai tại Nơi làm thủ tục hải quan, để DN nắm vững và giám sát quá trình thực hiện quy trình thủ tục của công chức hải quan. Doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo những biểu hiện không minh bạch của công chức hải quan. Chi cục đã thành lập đường dây nóng, công khai các số điện thoại nóng từ lãnh đạo Cục, lãnh đạo Chi cục để DN phản ánh những vướng mắc phát sinh trong quá trình làm thủ tục. Hàng năm tổ chức các cuộc đối thoại giữa Cơ quan hải quan và DN nhằm lắng nghe, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc từ phía DN trong quá trình làm thủ tục hải quan, đặc biệt trong lĩnh vực thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá Hải quan.

Thực hiện dự án cải cách hiện đại hoá hải quan giai đoạn 2006 - 2010 của Tổng cục Hải quan, từ 2009 Chi cục Hải quan Ninh Bình đã triển khai thực hiện thành công chương trình khai báo hải quan từ xa. Sau 02 năm thực hiện tỷ lệ số lượng tờ khai thông quan bằng hình thức khai báo hải quan từ xa đạt 100%. Qua đó rút ngắn thời gian tiếp nhận và đăng ký tờ khai, được cộng đồng DN đánh giá cao và là tiền đề quan trọng để triển khai chương trình khai báo hải quan điện tử.

Chi cục Hải quan Ninh Bình sử dụng thành công chương trình Net office trong công tác văn thư và quản lý điều hành của đơn vị do Cục Hải quan Thanh Hoá cài đặt. Chế độ báo cáo qua hộp thư điện tử, e-mail được áp dụng. Trang Website Cục Hải quan Thanh hoá được đưa vào sử dụng đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích về các quy định thủ tục hải quan, chính sách thuế XK, thuế NK cho cán bộ công chức của Chi cục.

Chi cục Hải quan Ninh Bình đã bước đầu nâng cao chất lượng quản lý hải quan. Chi cục đã xây dựng và áp dụng thành công tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Trong quản lý chất lượng theo ISO, Chi cục chú trọng chỉ tiêu thu thuế và chỉ tiêu giảm nợ đọng thuế để tăng cường giám sát. Việc áp dụng thành công tiêu chuẩn quản lý chất lượng tại Chi cục đã góp phần đáng kể và thành công trong công tác thu thuế XK, thuế NK tại Chi cục Hải quan Ninh Bình.



- Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại được tăng cường.

Trong những năm qua Chi cục Hải quan Ninh Bình đã tổ chức điều tra, nghiên cứu nắm tình hình tại địa bàn, các điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại. Chi cục đã chủ động đề xuất, phối hợp với lực lượng Công an, Biên phòng ..., kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn lậu hàng hoá qua cảng Ninh Phúc. Các bộ phận nghiệp vụ tại Chi cục thường xuyên cập nhật nghiên cứu hồ sơ hàng ngày trên hệ thống máy tính để kịp thời phân tích, đánh giá, và phát hiện những dấu hiệu nghi vấn để đề ra biện pháp đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả.

Ngoài ra Chi cục thường xuyên xây dựng kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại thông qua Kho Ngoại quan và hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Các mặt hàng trọng điểm, DN trọng điểm được xác định để có biện pháp theo dõi và có cơ sở kiểm tra quản lý các DN này khi làm thủ tục. Trong các năm qua Chi cục chưa phát hiện ra vụ buôn lậu nào phát sinh trên địa bàn quản lý.

- Các biện pháp xử lý nợ đọng thuế được chú trọng.

Thời gian qua, công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, cưỡng chế thuế được Chi cục Hải quan Ninh Bình triển khai thực hiện quyết liệt. Các biện pháp đốc thu thuế:

+ Hàng ngày cán bộ theo dõi nợ thuế kiểm tra trên chương trình quản lý nợ thuế, trường hợp DN đã đến hạn nộp thuế nhưng DN chưa nộp thuế thì tiến hành gọi điện thoại nhắc nhở, giử giấy mời DN đến làm việc về số thuế DN chưa nộp hoặc gửi thông báo đốc thu đến DN.

+ Phối hợp tốt với Công An, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước... để thu hồi nợ.

+ Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài để đăng tải các thông tin các DN nợ chây ì để đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế.

+ Thực hiện kiên quyết các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 93 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 như: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản; dừng làm thủ tục hải quan...

Có thể thấy, tình hình đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế tại Chi cục Hải quan Ninh Bình đã có chuyển biến tích cực, công tác quản lý và theo dõi nợ đọng đã đi vào nề nếp.

2.3.1.2. Kết quả thu thuế

Năm 2001, Luật Hải quan ra đời có hiệu lực 01/01/2002 và được sửa đổi năm 2005 để phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và công tác hiện đại hoá hải quan, cùng với việc thực hiện các cam kết quốc tế từng bước thực hiện trị giá hải quan theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), giảm mạnh thuế quan để thực hiện các cam kết trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN)... thì thuế XK, thuế NK chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong tổng nguồn thu NSNN. Nhưng nhờ kết quả của việc cải cách thủ tục hành chính và đổi mới phương pháp quản lý đã tạo điều thuận lợi cho hoạt động thương mại, đồng thời tăng cường các biện pháp chống thất thu, chống nợ đọng thuế nên từ năm 2006 đến nay, kết quả thu ngân sách tại Chi cục Hải quan Ninh Bình luôn đạt hiệu quả cao. Chi cục đã thu vượt chỉ tiêu trong nhiều năm, góp phần rất lớn vào số thu của Cục Hải quan Thanh Hoá (bảng 2.7).



Bảng 2.7. Số thu thuế XK, thuế NK của Chi cục Hải quan Ninh Bình

và Cục Hải quan Thanh Hoá từ năm 2006 - 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Số thu thuế của Chi cục HQNB

Số thu thuế của Cục Hải quan Thanh Hóa

So sánh

2006

87,2

158,8

bằng 55%

2007

142,5

262,9

bằng 55%

2008

473,6

698,4

bằng 67,8%

2009

591,5

865,8

bằng 68,3%

2010

653,2

1.031

bằng 63,4%

2011

600,5

1.661

bằng 36,2%

Nguồn: Cục Hải quan Thanh Hoá báo cáo tổng kết qua các năm [26]

Năm 2006, có rất nhiều chính sách mới liên quan đến hoạt động hải quan mà khi triển khai các văn bản đó đến Chi cục Hải quan Ninh Bình đã gặp rất nhiều khó khăn. Đây cũng là năm mà yêu cầu công tác cải cách và hiện đại hoá hải quan được triển khai rất ráo riết. Chi cục Hải quan Ninh Bình phải đầu tư nhân lực, trí tuệ, thời gian ... vào công tác này. Do năm 2006, là năm bản lề, các DN ém quân chờ đợi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có mức thuế quan giảm nên số thu thuế NK năm 2006 tăng không đáng kể so với năm 2005. Năm 2007, Việt Nam là thành viên của WTO, nhiều mặt hàng phải cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết, kinh tế đất nước vẫn tiếp tục phát triển theo hướng đẩy mạnh XK, tạo thông thoáng cho các hoạt động đầu tư, nên hoạt động xuất nhập khẩu làm thủ tục thông quan tại Chi cục tăng mạnh. Mặc dù thuế suất nhập khẩu của rất nhiều mặt hàng phải cắt giảm so với năm 2006, nhưng nhờ cán bộ của Chi cục tích cực kiểm tra, giám sát nên số thu từ thuế XK, thuế NK tại Chi cục vẫn cao, nguồn thu chủ yếu là thuế NK.

Trong những năm 2008 - 2010, đây là những năm mà Chi cục Hải quan Ninh Bình đã cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các DN về làm thủ tục, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại thông qua các hoạt động kiểm tra giá tính thuế, kiểm tra thực tế hàng hoá, phúc tập hồ sơ hải quan, tích cực đôn đốc nợ đọng thuế nên số thu từ thuế nhập khẩu tăng vọt. Chi cục Hải quan Ninh Bình luôn có số thu ngân sách cao trong các đơn vị thuộc Cục Hải quan Thanh Hoá. Với kết quả thu thuế đạt được như vậy, đã chứng tỏ Chi cục Hải quan Ninh Bình đã đi đúng hướng và có hiệu quả trong lĩnh vực quản lý về hải quan nói chung và thu thuế XK, thuế NK nói riêng.



tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương