MỞ ĐẦu lý do chọn đề tài



tải về 4.63 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích4.63 Mb.
#38995
1   2   3   4   5

Hình 3.10. Elaphe prasina

Cơ thể dài, mảnh, có 1 vảy má, 2 + 2 vảy thái dương. Mép trên 9 vảy. Những vảy dưới đuôi xếp thành 2 hàng. Lưng xanh hơi thẫm, bụng nhạt màu hơn lưng và mỗi bên có một đường sáng mảnh. Chiều dài cơ thể tới 1140mm. Môi trên và bề mặt dưới màu trắng ánh vàng.

Chúng tôi bắt gặp rắn sọc xanh ở trên cây trong rừng nguyên sinh.

6. Ptyas mucosa Linnaeus, 1758

Tên Việt Nam: Rắn ráo trâu

Mẫu vật: RRT.11.08.08

Đầu xám nâu, có những vệt xám đen từ môi trên qua môi dưới. Lưng xám nâu, từ nửa thân phía sau đến hết đuôi có những đường xám đen to, gấp khúc chạy ngang. Bụng trắng đục hay vàng nhạt, những tấm bụng ở gần cổ và những tấm bụng ở dưới đuôi có một đường xám đen chạy ngang qua chỗ tiếp giáp hai tấm. Từ tấm bụng thứ 4 – 6 trở đi đường xám đen mờ dần ở chính giữa bụng, càng về cuối càng mờ hẳn đi.

Thức ăn chủ yếu của loài này là chuột, ngoài ra chúng còn ăn ếch, cóc, chim, kể cả sâu bọ. Chúng tôi bắt gặp loài này ở các hang hốc cây.

7. Bungarus fasciatus Schneider, 1801

Psedoboa fasciatus Schneider, 1801

Bungarus annularis Daudin, 1863

Tên Việt Nam: Rắn cạp nong

Mẫu vật: RCN.12.06.07

Rắn cạp nong có đầu hơi phân biệt với cổ, không có vảy má. Mắt nhỏ, giữa sống lưng có một gờ dọc rất rõ. Vảy thân 15 hàng, hàng vảy sống lưng hình 6 cạnh, lớn hơn vảy bên. Thân có khoanh đen và khoanh vàng xen kẽ, khoanh đen, khoanh vàng xấp xỉ nhau. Chiều dài cơ thể khoảng 1m trở lên.

Rắn cạp nong ăn chủ yếu các loài rắn. Ngoài ra còn ăn ếch nhái, cóc, thằn lằn, trứng rắn, chuột và cả cá nữa. Chúng thường sống ở những nơi gần chỗ ở của người, trong các hang chuột hay hang mối đã bỏ ở bờ ruộng. Chúng kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm. Chúng tôi bắt gặp chúng ở sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi.

8. Bungarus candidus (Linnaeus, 1758)



Coluber candidus Linnaeus

Bungarus coeruleus Tirant, 1885

Bungarus semifasciatus Morice, 1875

Tên Việt Nam: Rắn cạp nia nam

Mẫu vật: Quan sát

Cơ thể có những khoanh màu đen trắng xen kẽ nhau hình trụ chạy dọc trên thân; gồm từ 19 đến 30 khoanh màu đen không vòng qua thân bụng và 7 đến 9 khoanh trên đuôi. Các vảy màu đen riêng lẻ thường phân bố trên các khoanh màu trắng ở nơi nối tiếp với phần bụng màu trắng. Đầu rắn màu đen xám, phía trên hai bên miệng màu sáng hơn một chút.

Là loài ăn đêm và săn mồi chủ yếu là các loại rắn khác. Nọc độc của chúng có khả năng gây chết người. Chúng sống ở các khu rừng rậm, ở độ cao lên tới 1.525m.

Tài liệu dẫn: Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam trang 128

 
9. Ophiophagus hannah Cantor, 1836



Hamadryas hannah Cantor, 1836

Naja hannah Bourret, 1927

Maia hannah Bourret, 1936

Tên Việt Nam: Rắn hổ chúa



Mẫu vật: RHC.15.09.10




Hình 3.11. Ophiophagus hannah

Là loài rắn độc có cỡ lớn nhất, chúng có khả năng bạnh cổ. Mặt trên đầu rắn hổ mang chúa có 2 tấm vảy chấm lớn. Lưng có màu đen với nhiều vệt sáng xen kẽ và cách đều nhau, ở cổ có hình chữ V ngược màu vàng nhạt. Chiều dài cơ thể khoảng 3 - 4m.

Thức ăn chủ yếu là loài thằn lằn, chim và chuột. Chúng tôi bắt gặp chúng trong các hang dưới hốc cây lớn hay thân cây gỗ trong rừng bên bờ suối, đôi khi cả những nơi trống trải. Chúng leo cây và bơi rất giỏi, chúng sống trên mặt đất. Kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm. Rắn hổ mang chúa là loài rắn độc và dữ tợn nhất vì chúng chủ động tấn công người.

11. Manouria impressa (Gunther, 1882)



Geoemyda impressa Gunther, 1882

Testudo impressa Bourret, 1941

Geochelone latinuchalis Vaillant, 1894

Tên Việt Nam: Rùa núi viền



Mẫu vật: RuV.23.05.09; RuV.11.04.09; RuV.29.05.10




Hình 3.12. Manouria impressa

Kích thước trung bình. Mặt trên đầu có nhiều tấm sừng. Lưng rùa phẳng, không phồng cao. Những tấm vảy mai ở chính giữa phẳng. Phía trước và sau mai có những phần nổi có dạng răng cưa nhọn và cong lên. Phần trước và sau yếm lõm và sâu hình chữ V. Chân hình trụ, ngón chân không có máu da. Mai có những tấm vảy màu nâu nhạt viền đen. Mặt bụng màu vàng có các tia phóng xạ sẫm. Chúng tôi đo được cá thể có chiều dài mai 18.3 cm.

Thức ăn của chúng là các quả rụng, mầm cỏ, các loại nấm. Chúng hoạt động vào buổi chiều, ban ngày trú ẩn trong các hang hốc. Chúng tôi bắt gặp cá thể ở các khe rãnh, thung lũng trong rừng.

12. Platysternum megacephalum (Gray, 1831)



Platysternum megacephalum Gray, 1831

Platysternon megacephalum Gray, 1831

Tên Việt Nam: Rùa đầu to

Mẫu vật: Quan sát

Rùa cỡ trung bình nhỏ, có đầu khá to không thụt vào trong mai. Mỏ rùa trông giống như mỏ chim vẹt. Mai rùa rất đẹp và dưới đuôi mắt ở mỗi bên đầu có một vệt vàng nhạt chạy từ mắt tới cổ. Mai màu xám, mặt bụng có màu vàng rất nhạt. Chiều dài mai khoảng 15, 0 - 18, 4cm.

Thức ăn chủ yếu là cá nhỏ, thân mềm, cua, giun đất và những động vật không xương sống khác.

Chúng thường được tìm thấy ở ven suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm. Ban ngày chúng ẩn dưới các tảng đá hoặc phơi nắng trên bờ suối. Rùa đi tìm mồi lúc sẩm tối hoặc ban đêm.



Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 225

3.8. Hiện trạng khai thác bò sát và đề xuất một số giải pháp bảo tồn

3.8.1. Hiện trạng khai thác và sử dụng bò sát ở VQG Kon Ka Kinh

Động vật rừng nói chung, các loài bò sát nói riêng mang lại cho đời sống con người rất nhiều giá trị, kể cả về mặt khoa học và kinh tế. Thế những những nguồn lợi khổng lồ từ bò sát đã làm lóa mắt những kẻ săn bắt động vật rừng một cách trái phép. Thêm vào đó sự thiếu hiểu biết khoa học về các loài này đã dẫn đến nguồn tài nguyên bò sát ngày càng cạn kiệt và dẫn đến tuyệt chủng một số loài trong tự nhiên.

Qua việc điều tra các hộ dân trong vùng tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng đối tượng bị khai thác chủ yếu là các loài bò sát quý hiếm nằm trong sách đỏ như: rắn hổ mang, rắn hổ chúa, rắn sọc dưa, trăn đất, rồng đất, kỳ đà, rùa núi viền. Phần lớn chúng được mua bán, sử dụng làm thực phẩm tại các nhà hàng.

Nhiều loài bò sát được người dân trong vùng còn sử dụng để ngâm rượu làm thuốc. Một số loài được dùng để ngâm rượu đó là rắn hổ mang (Naja naja), rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), Rắn cạp nia (Bungarus candidus), tắc kè (gekko gekko). Theo kinh nghiệm dân gian những loài này được ngâm rượu để uống giúp giảm bớt nhức mỏi sau những ngày lao động mệt nhọc. Loài rắn lục dùng để phơi khô đốt (xông) trị viêm xoang, thằn lằn bay phơi khô dùng để làm thuốc trị hen suyễn.

Đối với người đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng, khi đi làm nương, rẫy gặp những loài rắn hay một số loài nhông, thường thì họ đập chết vì không biết nó là loài độc hay không.

Điều đáng nói ở đây là việc khai thác động vật rừng một cách trái phép vẫn con diễn ra. Bên cạnh đó, quanh vườn quốc gia vẫn tồn tại các hộ thu mua động vật rừng, thu gom các loài bò sát cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn và đưa đi nơi khác tiêu thụ. Dụng cụ săn bắt chủ yếu câu móc, đèn soi, đặt bẫy. Lực lượng tham gia săn bắt ở đây chủ yếu là những thợ săn, các đồng bào dân tộc ít người ở địa phương, đồng bào dân tộc ít người ở phía Bắc di cư vào.

Nhìn chung nguồn tài nguyên bò sát vẫn đang bị khai thác, nhất là đối với những loài có giá trị kinh tế, dược liệu.

3.8.2. Các hoạt động chính ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên bò sát

Hoạt động săn bắt và đặt bẫy:

Hầu hết cư dân ở vùng đệm là người dân tộc thiểu số có tập quán sử dụng lâm sản trong tiêu dùng sinh hoạt. Ngoài ra, họ có thể đi săn bắt bán lại cho dân di cư và người ngoài để cung cấp động vật và sản phẩm động vật hoang dã cho hoạt động buôn bán bất hợp pháp hoặc có thể dẫn đường cho người từ bên ngoài tới săn bắn trong khu vực này. Thêm vào đó, nhiều dân di cư tới sống xung quanh Vườn là những người dân tộc thiểu số có truyền thống săn bắt như người dân tộc Tày và Nùng. Do nhu cầu thị trường ngày càng lớn, áp lực săn bắt động vật hoang dã trong vùng ngày một gia tăng, đe doạ tới sự tồn tại của nhiều loài bò sát có giá trị.

Bên cạnh đó, địa hình của Vườn cũng là một trở ngại cho việc tuần tra của Kiểm lâm. Cùng với năng lực hạn chế của Ban Quản lý Vườn đã làm cho việc thực hiện các quy chế về săn bắt và đặt bẫy động vật hoang dã ở Vườn chưa được hiệu quả.

Cháy rừng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến các loài bò sát. Hầu hết các đám cháy rừng liên quan đến canh tác nông nghiệp khi nông dân đốt lửa dọn đất, diện tích rừng lá kim nằm gần khu vực đất nông nghiệp nên nguy cơ cháy do sơ ý là rất cao. Ngoài ra, một số hộ gia đình cố tình để lửa lan ra nhằm mở rộng diện tích canh tác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các loài bò sát sống quanh bìa rừng đặc biệt là các loài rắn, nhông. Việc dùng lửa không kiểm soát của người dân địa phương, địa hình khó tiếp cận để dập lửa khi đám cháy xảy ra và năng lực phòng cháy chửa cháy rừng cả về đào tạo và trang thiết bị của cán bộ vườn còn hạn chế. Mặc dù nguy cơ cao như vậy nhưng đến nay Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh chưa để xảy ra đám cháy nào lớn, phần lớn là nhờ chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng, thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng cháy chữa cháy đã được xây dựng hàng năm.

Hoạt động canh tác trong Vườn Quốc gia

Hiện nay trong phân khu phục hồi sinh thái có 470,6 ha đất canh tác nông nghiệp (Xã Ajun 181,7 ha, xã Kroong 251 ha, xã Đăk Roong 120,2 ha) và 70 hộ dân với 301 nhân khẩu đang cư trú, hầu hết diện tích đất và số hộ dân này là người Ba Na. Diện tích đất nông nghiệp và số hộ dân này có trước khi ranh giới Vườn được thiết lập. Tập quán canh tác nông nghiệp truyền thống của người dân tộc thiểu số bản địa là du canh trên sườn đồi. Vì tập quán này mang lại năng suất thấp, thiếu đất trồng lúa nước và dân số tăng nhanh làm tăng áp lực trong việc chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp. Vấn đề này càng trầm trọng hơn khi người kinh mua lại đất của người dân tộc thiểu số bản địa làm họ phải đi khai khẩn đất mới. Điều này cũng ảnh hưởng tới việc lẫn chiếm đất rừng là sinh cảnh sống của một số loài bò sát.



Hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng

Việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh chủ yếu là xây dựng những tuyến đường giao thông. Sự xuất hiện những con đường, kể cả đường trong Vườn Quốc gia, như đường vào xã Hà Đông (huyện Đăk Đoa) và xã Kon Pne (huyện KBang) đã làm tăng khả năng tiếp cận của thợ săn vào rừng.

Trong Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh hiện có 31 km đường giao thông. Kế hoạch xây dựng đường từ huyện Đăk Đoa đi Hà Đông đang thực hiện nên việc thông thương qua lại giữa xã Hà Đông với bên ngoài đều phải đi qua con đường trước đây lâm trường xây dựng để khai thác, con đường này có 8km đi qua Vườn Quốc Gia. Con đường từ xã Đăk Roong đi Kon Pne có 12 km đi qua Vườn Quốc Gia. Con đường liên thông Kon Bông 1 đi Kon Lốc ( xã đăk Roong) dài 12km trong đó có 6 km đi trên đường ranh giới. Ngoài việc mất rừng và sinh cảnh tự nhiên bị chia cắt (tiềm ẩn tác động xấu đến ĐDSH), tác động gián tiếp của con đường này sẽ rất lớn. Đường sẽ tạo cơ hội cho các hoạt động trái phép như săn bắn, đặt bẫy, khai thác động vật hoang dã dễ dàng hơn.



Hiện nay năng lực của Ban quản lý VQG đang còn hạn chế, cả về mặt nhân sự, đào tạo, trang thiết bị và ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo tồn và đáp ứng các mục tiêu quản lý VQG. Ban quản lý đã xác định một số vấn đề cụ thể là:

- Ban quản lý chưa có đủ thông tin chi tiết về đặc điểm sinh thái, sự phân bố của các loài và sinh cảnh quan trọng trong Vườn.

- VQG mới được thành lập, đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất và hầu hết các cán bộ của Vườn là cán bộ trẻ mới ra trường, kinh nghiệm công tác còn hạn chế, chỉ được đào tạo cơ bản về quản lý bảo vệ rừng và có rất ít kiến thức về bảo tồn - họ chỉ tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng chứ không phải là công tác quản lý bảo tồn.

- Ngân sách hàng năm phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng còn rất hạn hẹp.

- Các Trạm Kiểm lâm thiếu trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ thi hành pháp luật của mình, nhất là họ thiếu xe ô tô địa hình, xe máy và trang thiết bị thi hành pháp luật.

- Năng lực tuyên truyền, vận động của ban quản lý VQG còn hạn chế nên chưa thu hút tối đa sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động lâm nghiệp xã hội và bảo tồn.

Mặc dù các hoạt động trên chưa đủ để gây ra tuyệt chủng của một quần thể, hoặc một vài loài, hoặc một hệ sinh thái, nhưng nhiều mối đe dọa trên kết hợp lại với nhau lại làm cho vấn đề ngày càng nghiêm trọng.

3.8.3. Giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên bò sát

Thực tế những năm gần đây cho thấy vấn đề bảo tồn được quan tâm nhiều hơn nên việc đánh bắt, cũng như những hoạt động làm suy giảm các loài động vật rừng có phần được hạn chế. Tuy vậy, vẫn còn ẩn chứa những mối đe dọa đến tài nguyên sinh vật và nhiều mối đe dọa nhỏ kết hợp lại sẽ tạo thành mối đe dọa lớn đối với các loài. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp bảo tồn chủ yếu đối với tài nguyên bò sát như sau:



Giải pháp về mặt kinh tế

Những người dân tộc ít người quanh vùng đệm của vườn quốc gia có thói quen sử dụng các sản phẩm của rừng để kiếm kế sinh nhai, vì vậy cần thay đổi thói quen đó. Tạo điều kiện thay đổi bằng sinh kế mới thay thế sinh kế cũ, như trồng cây trên đất trống, đồi núi trọc hay trên nương rẫy bị bỏ hoang, bạc màu. Tạo công ăn việc làm bằng cách ứng dụng mô hình kinh tế mới đạt hiệu quả cao như các mô hình trang trại hiện nay, trong vùng đệm của VQG. Có thể áp dụng một số mô hình nuôi động vật hoang dã có nguồn gốc gây nuôi như heo rừng, kỳ đà, rồng đất, trăn...nhằm giảm áp lực săn bắt động vật trong VQG.



Giải pháp về mặt giáo dục

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của rừng nói chung và động vật hoang dã nói riêng đối với sự cân bằng sinh thái và môi trường, các hiểu biết về pháp luật liên quan đến bảo vệ rừng và xử lý vi phạm thông qua phương tiện truyền thông ở địa phương.

Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông về ĐDSH cho cán bộ quản lý của VQG, xem họ là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phổ cập kiến thức ĐDSH và quản lý VQG cho cán bộ kiểm lâm và nhân dân trong vùng.

+ Đối với cán bộ quản lý:

Đào tạo (bao gồm đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, bồi dưỡng và thăm quan học tập) cho cán bộ Vườn về quản lý tài chính, điều tra và giám sát ĐDSH, quản lý động vật hoang dã, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuần tra, ghi và viết báo cáo, thi hành pháp luật, học tiếng dân tộc thiểu số, thông tin tuyên truyền, phối hợp với cộng đồng và nâng cao nhận thức. Những cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về bảo tồn cần tổ chức phổ cập kiến thức về ĐDSH cho cán bộ xã, thôn trong vùng.

Cung cấp trang thiết bị cho nhân viên bảo vệ rừng, bao gồm máy định vị GPS (máy định vị toàn cầu), ống nhòm, la bàn, quần áo bảo hộ, trang thiết bị thi hành pháp luật, võng lều bạt, màn, vở ghi chép, bản đồ và tài liệu hướng dẫn hiện trường.

Cung cấp cho cán bộ bảo tồn các kiến thức liên quan đến công việc như lâm luật, nghiệp quản lý khách tham quan du lịch, quản lý đất, các nguồn tài nguyên bền vững.

Cán bộ vườn quốc gia là người gương mẫu trong việc sử dụng tài nguyên rừng như giảm thói quen dùng đồ gỗ, ăn động vật rừng...

+ Đối với người dân địa phương

Ban quản lý VQG phối hợp với chính quyền địa phương, các trưởng thôn, cán bộ xã tổ chức giáo dục về ĐDSH, nâng cao ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã đến mọi người dân, chỉ rõ các tác hại của việc tiêu diệt và đánh bắt bò sát đối với nền sản và cuộc sống người dân trong vùng như nêu vai trò của rắn là kìm hãm sự phát triển của chuột bảo vệ mùa màng, không phải loài rắn nào cũng là rắn độc và hầu hết rắn chỉ tấn công con người khi bị kích động để tự vệ. Người dân bản địa thường có tâm lý sợ nhóm Rắn và hay giết để phòng trừ hậu họa, đó là một hành động sai lầm và cần phải được cung cấp kiến thức để tránh tình trạng này.

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân thấy vai trò, ý nghĩa to lớn của bà sát cũng như ĐDSH.

Phát động một chương chình nâng cao nhận thức cho chính quyền và cộng đồng địa phương về giá trị đa dạng sinh học của các loài động vật hoang dã nhằm ngăn chặn nạn săn bắt, đặt bẫy trong vùng.

Cần tạo điều kiện cho các cán bộ trong vườn tiến hành tổ chức các buổi giáo dục, phổ biến về ĐDSH và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên đến các trường học trong vùng.



Giải pháp về mặt quản lý

Nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các cán bộ VQG và chính quyền xã thông qua đào tạo và trang bị phương tiện.

Người dân cần được tham gia bảo vệ rừng để chia sẽ trách nhiệm, quyền lợi và giám sát tốt hơn.

Tăng cường tuần tra và các thực thi pháp luật nhằm ngăn chặn nạn săn bắt, bẫy và các hoạt động nghiêm cấm khác trong vùng.

Thực hiện các chiến dịch thực thi pháp luật trong cộng đồng dân cư vùng đệm.

Tăng cường sự tham gia của chính quyền địa phương và công đồng dân cư trong các hoạt động có liên quan.

Thắt chặt, kiểm tra và xử phạt các đối tượng cố tình đốt rừng làm nương rẫy để đám cháy bùng phát tự nhiên.

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động mua bán động vật hoang dã. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kể cả người tham gia buôn bán và cán bộ quản lý.

Ban quản lý Vườn cần nắm rõ hoạt động của những đối tượng chuyên đánh bắt, khai thác động vật hoang dã đang cư trú tại địa phương để có biện pháp tác động và ngăn chặn.

Giải pháp về mặt khoa học

Để hiểu biết đầy đủ các giá trị của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn cho quá trình quản lý, bảo vệ, nghiên cứu, đào tạo và giáo dục môi trường, cần tạo điều kiện khuyến khích cho cán bộ vườn tham gia trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học của vườn nhằm tìm hiểu những quy luật phát sinh phát triển của các quần thể, cá thể động thực vật của Vườn và những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát sinh phát triển đó. Cán bộ VQG là người nắm rõ thông tin chi tiết về hiện trạng và phân bố của các loài nhất là các loài nguy cấp và đang bị đe dọa toàn cầu, từ đó đưa ra giải pháp cụ thể, hợp lý trong công tác bảo tồn, phát triển nguồn gen.

Đề xuất chương trình giám sát các sinh cảnh và các loài quan trọng trong Vườn như xây dựng bản đồ phân bố của các loài, điều tra lập hồ sơ quản lý động vật (đặc biệt là các loài quí hiếm).

Nghiên cứu thêm các đặc điểm sinh học, sinh thái, gây nuôi để tăng số lượng các loài bò sát quý hiếm, loài có giá trị khoa học cao, nhằm giảm áp lực săn bắt, bổ sung số lượng cho khu vực bị suy giảm (cần kiểm tra kỹ trước khi trả về tự nhiên).



Giải pháp về mặt quy hoạch

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai cần có quy hoạch lâu dài và phù hợp đối với hoạt động bảo tồn, giảm thiểu các công trình xây dụng trong VQG như đường giao thông làm chia cắt sinh cảnh, tác động đến sự phân bố của các loài.

Nhanh chóng di dời các hộ dân còn sinh sống trong vùng lõi vườn quốc gia nhằm giảm thiểu sự tác động vô tình nhưng tiềm ẩn nguy hại đến các tài nguyên rừng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

a. Thành phần loài:

- Về thành phần loài: Đã phát hiện và thống kê được 48 loài BS ở khu vực nghiên cứu thuộc 2 bộ, 11 họ, 36 giống; Bổ sung 19 loài mới vào danh mục thành phần loài bò sát ở VQG Kon Ka Kinh (So với tài liệu “Danh lục động, thực vật vườn quốc gia Kon Ka Kinh” của Viện điều tra quy hoạch rừng, 2003).

- Về tính đa dạng:

Bộ, Họ, Giống đa dạng nhất như sau Bộ Có vảy đa dạng nhất, gồm 9 họ (chiếm 81.82% so với họ hiện biết ở VQG Kon Ka Kinh), 34 giống (chiếm 94.44% so với số giống hiện biết ở VQG Kon Ka Kinh), với 46 loài (chiếm 95.83% so với số loài hiện biết ở VQG Kon Ka Kinh); Họ rắn nước đa dạng nhất với 13 giống (chiếm 36.11% so với giống hiện biết VQG Kon Ka Kinh), 16 loài (chiếm 33.33% so với số loài hiện biết ở VQG Kon Ka Kinh); 4 Giống đa dạng nhất đó là giống Nhông, giống Acanthosaura, giống rắn sọc, giống rắn lục, 4 giống này đều có 3 loài. Sự đa dạng về loài trong giống khá thấp.



- Về mức độ đặc hữu và quý hiếm: Khu vực nghiên cứu có loài 1 đặc hữu của Việt Nam, 1 loài đặc hữu cho vùng Nam Trường Sơn; Có 3 loài (chiếm 6.25%) được ghi trong IUCN(2009), ( 2 loài cấp độ CR, 1 loài cấp độ VU); 3 loài (chiếm 6.25%) được ghi trong Công ước CITES (2loài cấp II, 1 loài cấp III); 13 loài (chiếm 27.08%) được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (5 loài cấp VU, 6 loài cấp EN, 2 loài cấp CR); 10 loài (chiếm 20.83%) được ghi trong nghị định 32/2006/NĐ-CP (có 1 loài cấp IB, 9 loài cấp IIB)

b. Về phân bố:

- Phân bố theo sinh cảnh: Trong khu vực nghiên cứu, mỗi sinh cảnh khác nhau thì sự ưu thế của các nhóm là khác nhau. Sinh cảnh nương rẫy nhóm Thằn lằn chiếm ưu thế. Với sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi thì nhóm Rắn chiếm ưu thế. Sinh cảnh khe suối nhóm Thằn lằn và Rắn chênh lệch không đáng kể. Sinh cảnh rừng nhóm Rắn chiếm ưu thế hơn hẳn. Giữa 4 sinh cảnh thì sinh cảnh rừng có số lượng loài bắt gặp nhiều nhất. Tần suất bắt gặp các loài thấp nhất là ở sinh cảnh khe suối. Trong 6 tháng nghiên cứu thì 3 tháng mùa mưa (nhiệt độ trung bình 23.010C, độ ẩm trung bình 84.07%) tần suất gặp các loài tại 4 sinh cảnh cao hơn so với 3 tháng mùa khô (nhiệt độ trung bình 22.260C, độ ẩm trung bình 77.29%).

- Phân bố theo đai cao: Đai cao dưới 900m nhóm Thằn lằn chiếm ưu thế. Đai cao từ 900 – 1300m nhóm Rắn chiếm ưu thế. Đai cao trên 1300m thì nhóm Thằn Lằn và Rắn tương đương nhau. Các loài phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 1300m; ở độ cao khoảng từ 900 đến 1300m thu nhận được số loài nhiều nhất. Từ độ cao trên 1300, càng lên cao thành phần loài, cũng như mức độ phong phú của bò sát càng giảm.

- Số lượng cá thể bắt gặp: trong 48 loài, có 10 loài thường gặp (chiếm 20.83%) có 6 loài thuộc nhóm Thằn lằn với 4 giống, 3 họ; có 4 loài thuộc nhóm Rắn với 4 giống, 2 họ, 4 loài ít gặp (chiếm 8.33%) có 1 loài thuộc nhóm Thằn lằn với 1 giống, 1 họ; có 2 loài thuộc nhóm Rắn với 2 giống, 1 họ; có 1 loài thuộc nhóm Rùa với 1 giống, 1 họ, 34 loài hiếm gặp (70.83%) có 11 loài thuộc nhóm Thằn lằn với 9 giống, 5 họ; có 13 loài thuộc nhóm Rắn với 12 giống, 4 họ. Số loài bắt gặp trong mùa mưa (42 loài) cao hơn so với số loài bắt gặp trong mùa khô (27 loài).

c. Sự gần gũi: BS của khu vực nghiên cứu gần gũi với các khu hệ tiếp giáp, trong đó gần nhất là khu hệ KBT và di tích Vĩnh Cửu- Đồng Nai.

d. Về tình hình khai thác, bảo vệ: BS được khai thác chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, một số loài có giá trị được đưa đi nơi khác tiêu thụ. Việc quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này vẫn còn nhiều bất cập. Giải pháp bảo tồn đã được đề xuất bao gồm: Giải pháp về mặt kinh tế, giáo dục, quản lý, khoa học, quy hoạch.

2. KIẾN NGHỊ

a. Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu trên toàn diện tích VQG. Nghiên cứu đầy đủ về các đặc điểm sinh học, sinh thái các loài bò sát trong VQG, đặc biệt là các loài quý hiếm để làm cơ sở cho công tác bảo tồn ĐDSH, cứu hộ động vật hoang dã.

b. Kết hợp công tác bảo tồn, quản lý với việc nghiên cứu từng bước triển khai mô hình chăn nuôi bò sát đối với những loài có giá trị kinh tế để đưa ra quy trình nuôi phù hợp với điều kiện sống ở địa phương giúp nhân dân phát triển kinh tế, hạn chế săn bắt các loài bò sát.

c. Chính quyền địa phương và các nhà quản lý cần nghiêm túc thực thi các luật về bảo vệ các loài và nơi sinh sống của động vật hoang dã. Cấm săn bắt các loài BS quý hiếm ở vùng nghiên cứu. Đẩy mạnh công tác phát triển kinh tế, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, thay đổi nhận thức của người dân.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

  1. Đinh Thị Phương Anh, Nguyễn Minh Tùng (2000), "Khu hệ bò sát, ếch nhái KBTTN Sơn Trà (Đà Nẵng)", Tạp chí Sinh học, 22(15), tr. 30 – 33.

  2. Đinh Thị Phương Anh, Trần Duy Linh (2005), "Kết quả điều tra bước đầu về sự phân bố của khu hệ bò sát ở KBTTN Bà Nà - Núi Chúa, thành phố Đà Nẵng", Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc, Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, Những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Đại học Y, Hà Nội, tr. 37 – 40.

  3. Đinh Thị Phương Anh, Trần Thị Ánh Hường, (2009), “Nghiên cứu thành phần loài ếch nhái, bò sát khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà thành phố Đà Nẵng”, Báo cáo Khoa học Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam, 3(1), Nxb Đại học Huế, tr. 19 – 24.

  4. Võ Đình Ba (2007), Nghiên cứu thành phần loài và phân bố LC – BS ở KBTTN Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sỹ Động vật học, Trường Đại học Sư phạm, Huế.

  5. Lê Kim Biên (1999), "Nuôi tắc kè làm thuốc và xuất khẩu", Khoa học Đại chúng phục vụ hiện đại hoá Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 39 – 43.

  6. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2007), Sách đỏ Việt Nam (phần Động vật), Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

  7. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Động vật chí Việt Nam, tập 14, Phân bộ rắn (Serpentes), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

  8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2002/QĐ/BNN-KL, Hà Nội.

  9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, VQG Cúc Phương (2003), Bò sát và lưỡng cư VQG Cúc Phương, Nxb Nông nghiệp, Hà nội.

  10. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, số 32/2006/NĐ – CP, ban hành ngày 30/3/2006, Hà Nội.

  11. Ngô Đắc Chứng (1998), “Thành phần loài lưỡng thê và bò sát của khu vực phía Nam Bình Trị Thiên”, Tạp chí Sinh học, 20(4), tr. 12 – 19.

  12. Ngô Đắc Chứng, Võ Đình Ba (2007), “Thành phần loài ếch nhái, bò sát KBTTN Đakrông, tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, (52), tr. 198 – 207.

  13. Ngô Đắc Chứng, Trần Duy Ngọc (2007), “Thành phần loài ếch nhái (Amphibia) và bò sát (Reptilia) của tỉnh Phú Yên”, Tạp chí Sinh học, 29(1), tr. 20 – 25.

  14. Hồ Thu Cúc (2002), "Kết quả điều tra bò sát, ếch nhái của khu vực A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí Sinh học, 24(2A), tr. 29 – 35.

  15. Hồ Thu Cúc, Nguyễn Thiên Tạo (2002), “Đa dạng các loài bò sát và ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”, Báo cáo Khoa học Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam, 3(1), Nxb Đại học Huế, tr. 31 – 38.

  16. Bùi Văn Dương (1978), "Một số loài rắn biển Việt Nam", Tuyển tập nghiên cứu biển, 1(1), Viện Khoa học Việt Nam, Viện nghiên cứu Biển, tr. 289 – 300.

  17. Nguyễn Khắc Hường (1978), "Một số loài rùa ở vùng biển Nam Việt Nam", Tuyển tập nghiên cứu biển, 1(1), Viện Khoa học Việt Nam, Viện nghiên cứu Biển, tr. 275 – 287.

  18. Trương Thị Vinh Hương, Lê Nguyên Ngật (2007), “Kết quả bước đầu khảo sát Lưỡng cư và Bò sát ở huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông”, Báo cáo Khoa học Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam, Nxb Đại học Huế, tr. 64 – 71.

  19. Lê Vũ Khôi, Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

  20. Trần Kiên, Viêngxay (2000), "Một số đặc điểm sinh thái học của tắc kè Gekko gecko (Linnaeus, 1758) trong điều kiện nuôi", Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc, Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, Những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, tr. 396 – 398.

  21. Trần Kiên và cs (2002), “Bước đầu nghiên cứu thành phần loài Ếch nhái, Bò sát và mật độ của chúng ở đồng ruộng và khu dân cư của thành phố Vinh và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Sinh học, 24(2A), tr. 75 – 79.

  22. Ngô Thái Lan, Hoàng Nguyễn Bình, Trần Kiên (2005), "Đặc điểm dinh dưỡng của thạch sùng đuôi cụt (Gehyra multilata) ở Vĩnh Phúc", Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc, Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, Những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Đại học Y, Hà nội, tr. 606 – 609.

  23. Lê Nguyên Ngật (1997), “Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng núi Ngọc Linh – Kontum”, Tạp chí Sinh học, 19(4), tr. 17 – 21.

  24. Lê Nguyên Ngật (1999), “Kết quả khảo sát bước đầu khu hệ lưỡng cư, bò sát ở vùng rừng Tây Quảng Nam”, Tạp chí Sinh học, 21(1), tr. 11 – 16.

  25. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng (2001), "Kết quả điều tra bước đầu về thành phần loài ếch nhái, bò sát ở KBTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An", Tạp chí Sinh học, 23(3b), tr. 59 – 65.

  26. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (2001), "Thành phần loài ếch nhái, bò sát ở vùng núi Sapa, Lào Cai", Tạp chí Sinh học, 23(4), tr. 24 – 30.

  27. Lê Nguyên Ngật & cs (2005), "Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng núi Cốc và khu vực Thần Xa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên", Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc, Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, Những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Đại học Y, Hà nội, tr. 1000 – 1002.

  28. Hoàng Xuân Quang, Mai Văn Quế (2000), "Kết quả điều tra nghiên cứu bò sát ếch nhái khu vực Chúc A (Hương Khê, Hà Tĩnh)", Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc, Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, Những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, tr. 396 – 398.

  29. Hoàng Xuân Quang và cs (2007), "Kết quả điều tra nghiên cứu thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát VQG Bạch Mã (1996 - 2006)", Tạp chí Khoa học trường Đại học Vinh, 36(3A), tr. 63 – 72.

  30. Hoàng Xuân Quang và cs (2008), Ếch nhái, Bò sát ở khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

  31. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2000), "Khu hệ Bò sát, ếch nhái ở Hữu Liên (Lạng Sơn)", Tạp chí Sinh học, 22(1B), tr. 6 – 10.

  32. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng (2009), “Nhìn lại quá trình nghiên cứu ếch nhái, bò sát ở Việt Nam qua từng thời kỳ”, Báo cáo Khoa học Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam, Nxb Đại học Huế, tr. 9 – 18.

  33. Nguyễn Văn Sáng, Trần Kiên (2000), "Kết quả khảo sát đa dạng sinh học bò sát, ếch nhái núi Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai", Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc, Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, Những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, tr. 576 – 579.

  34. Nguyễn Văn Sáng, Hoàng Xuân Quang (2000), "Khu hệ bò sát, ếch nhái VQG Bến En, Thanh Hoá", Tạp chí Sinh học, 22(1B), tr. 15 – 23.

  35. Nguyễn Văn Sáng & cs (2000), "Kết quả bước đầu khảo sát khu hệ bò sát, ếch nhái vùng núi Yên Tử", Tạp chí Sinh học, 22(1B), tr. 11 – 14.

  36. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005), Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

  37. Stuart, B. L., van Dijk, P., Hendrie, D. P. (2000), Sách hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Design Group, Phnompenh.

  38. Đào Văn Tiến (1978), “Về định loại rùa và cá sấu Việt Nam”, Tạp chí Sinh vật - Địa học, 16(1), tr. 1 – 6.

  39. Đào Văn Tiến (1979), “Về định loại thằn lằn Việt Nam”, Tạp chí Sinh vật học, 1(1), tr. 2 – 10.

  40. Đào Văn Tiến (Chủ biên) (1985), Kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

  41. Nguyễn Quảng Trường (2002), “Kết quả khảo sát thành phần loài lưỡng cư, bò sát của khu vực rừng sản xuất Konplong, tỉnh Kon Tum”, Tạp chí Sinh học, 24(2A), tr. 36 – 41.

  42. Viện điều tra quy hoạch rừng, (2003), “Danh lục động thực vật vườn quốc gia Kon Ka Kinh”.

  43. Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên, (2003), “Điều tra thảm thực vật rừng và hiện trạng sử dụng đất, điều tra khu hệ động, thực vật rừng Vườn quốc gia Kon Ka Kinh”.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

  1. Campden – Main, S. M. (1984), A Field Guide to Snakes of South Vietnam, Herptological Seach Service & Exchange, New York.

  2. Cox, M. J et al. (1998), A Photo Guide to Snakes and Other Reptiles of Thailand and South - East Asia, Asia Book Co., Ltd., Bangkok, Thailand.

  3. Darevsky, S. & Orlov, N. L. (2005), "New species of limb-reduced lygosomine skink genus Leptoseps Greer, 1997 (Sauria, Scincidae) from Vietnam", Russ. Jour. of Herp., 12(1), pp. 65 – 68.

  4. Hallermann, J. (2005), "A Taxonomic review of the genus Bronchocela (Squamata: Agamidae), with description of a new species from Vietnam", Russ. Jour. Herp., 12(3), pp. 167 – 182.

  5. Kuch, U. et al. (2005), "A new species of Krait (Squamata: Elapidae) from the Red River System of Northern Vietnam", Copeia, (4), pp. 818 – 833.

  6. Kuch, U. et al (2007), “A new species of Temple Pitviper (Tropidolaemus Wagler, 1830) from Sulawesi, Indonesia (Squamata: Viperidae: Crotalinae)”, Zootaxa, (1446), pp. 1 – 20.

  7. Le Khac Quyet, Ziegler, T. (2003), "First Record of the Chinese Crocodile from outside of China: Report on a of Shinisaurus crocodilurus Ahl, North-Eastern Vietnam". Hamadryad, 27(2), pp. 193 – 199.

  8. Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc, Nguyen Quang Truong (2009), Herpetofauna of Viet Nam, Edition Chimaira, Frankfurt am Main.

  9. Taylor, E. H. (1963), “The Lizards Fauna of Thailand”, The University of Kasas Science Bulletin, 44(14), pp. 687 – 1077.

  10. Ziegler, T., Le Khac Quyet (2005), "A new species of reed snake, Calamaria (Squamata: Colubridae), from the Central Truong Son (Annamite mountain range), Vietnam", Zootaxa, (1042), pp. 27 – 38.

  11. Ziegler T. et al (2005), "A new water skink of the genus Tropidophorus from the Phong Nha – Ke Bang National Park, central Vietnam (Squamata: Sauria: Scincidae)", Salamandra, 41(3), pp. 137 – 146.

C. TÀI LIỆU TIẾNG PHÁP

  1. Bourret, R. (1936), Les Serpents de lIndochine, 2, Imprimerie Henri Basuyau & Cie, Toulouse.

  2. Bourret, R. (1943), Comment Déterminer un Lézard d’Indochine, Publications de lInstruction Publique en Indochine, Hanoi.

  3. Bourret, R. (1943), Les Tortues de lIndochine, Publications de lInstruction Publique en Indochine, Hanoi.

D. CÁC WEBSITE

  1. http://www.iucnredlist.org/ (The IUCN Red List of Threatened SpeciesTM)

  2. http://www.mocthao.com/

Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 4.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương