MỞ ĐẦu lý do chọn đề tài



tải về 4.63 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích4.63 Mb.
#38995
1   2   3   4   5

TT


Tên Việt Nam

Tên khoa học

Tình trạng bảo tồn

IUCN

SĐVN

NĐ32

CITES

(1)

(2)

(3)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Tắc kè

G. gecko Linnaeus, 1758




VU







2

Rồng đất

P. cocincinus Cuvier, 1829




VU







3

Kì đà vân

V. bengalensis nebulosus (Gray, 1831)




EN

IIB




4

Kì đà hoa

V. salvator Laurenti, 1786




EN

IIB

II

5

Trăn đất

Python molurus Linnaeus, 1758

CR

CR

IIB




6

Rắn sọc xanh

Elaphe prasina Bourret, 1936




VU







7

Rắn sọc dưa

E. radiata Boie, 1827




VU

IIB




8

Rắn ráo thường

P. korros Schlegel, 1837




EN







9

Rắn ráo trâu **

P. mucosa Linnaeus, 1758




EN

IIB

II

10

Rắn cạp nong

B. fasciatus Schneider, 1801




EN

IIB




11

Rắn cạp nia nam

B. candidus Linnaeus, 1785







IIB




12

Rắn hổ chúa **

Ophiophagus Hannah

CR

CR

IB




13

Rắn hổ mang

Naja Naja Linnaeus, 1758




EN

IIB

III

14

Rùa núi viền

Manouria impressa (Gunther, 1882)

VU

VU

IIB




15

Rùa đầu to **

Platysternum megacephalum (Gray, 1831)







IIB





Ghi chú:

Cột 5: IUCN: Danh lục Đỏ IUCN (2006). Cột 6: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam (2007). CR: rất nguy cấp, EN: nguy cấp, VU: sẽ nguy cấp. Cột 7: NĐ32: Nghị định 32/2006/NĐ-CP, IIB: Hạn chế khai thác và sử dụng. Cột 8: CITES: Công ước CITES (2002).

Trong số 48 loài bò sát ở bảng 3.4, đã xác định tại khu vực nghiên cứu ở VQG Kon Ka Kinh, chúng tôi đã thống kê được: có loài 1 đặc hữu của Việt Nam là loài thằn lằn đuôi đỏ, 1 loài đặc hữu cho vùng Nam Trường Sơn đó là loài thằn lằn buôn lưới.

Có 2 loài (chiếm 4.17% cấp độ CR), 1 loài (chiếm 2.08% cấp độ VU), được ghi trong IUCN(2009), 3 loài (chiếm 6.25%) được ghi trong Công ước CITES (2loài cấp II, 1 loài cấp III), 13 loài (chiếm 27.08%) được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (5 loài cấp VU, 6 loài cấp EN, 2 loài cấp CR), có 1 loài cấp IB (chiếm 2.08%), 10 loài cấp IIB (chiếm 20.83%) được ghi trong nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Những loài trên đều có những giá trị nhất định đối với đời sống con người, mặt khác số lượng cá thể của chúng ở ngoài tự nhiên đã suy giảm rất nhiều nên chúng có ý nghĩa về mặt bảo tồn, đáng kể hơn cả là: Rắn hổ chúa, Rắn ráo trâu, Trăn đất, Kỳ đà vân, Kỳ đà hoa.



3.4. Đặc trưng về sự phân bố bò sát

3.4.1. Phân bố theo sinh cảnh

Căn cứ vào hiện trạng môi trường sống của Bò sát ở khu vực nghiên cứu, có thể phân biệt thành 4 loại sinh cảnh thường gặp dựa vào đặc điểm đặc trưng: sinh cảnh nương rẫy; Sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi; Sinh cảnh khe suối; Sinh cảnh rừng.

Qua các đợt khảo sát, từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 2 năm 2011 (mỗi tháng 1 đợt, mỗi đợt từ 4 đến 6 ngày), tại 4 sinh cảnh nhận thấy có sự khác nhau về tần suất gặp bò sát.

Tổng hợp theo các đợt nghiên cứu, chúng tôi có bảng phân bố các loài tại mỗi sinh cảnh như sau (thể hiện ở bảng 3.5):



Bảng 3.5. Sự phân bố của các loài Bò sát theo sinh cảnh

Nhóm

SC1

SC2

SC3

SC4

1

2

3

1

2

3

1

2

3

1

2

3

Thằn Lằn

5

6

9

3

4

5

2

3

4

3

7

9

Rắn

3

3

3

3

7

8

2

3

3

3

8

11

Rùa

0

0

0

0

0

0

1

1

1

1

1

1

Tổng

8

9

12

6

11

13

5

7

8

7

16

21

Ghi chú: 1: Họ; 2: giống; 3: Loài

SC1: Sinh cảnh nương rẫy

SC2: Sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi

SC3: Sinh cảnh khe suối

SC4: Sinh cảnh rừng

Qua bảng 3.5 nhận thấy:

- Sinh cảnh nương rẫy: đã xác định được 12 loài, trong đó có 9 loài thuộc nhóm Thằn lằn (với 6 giống, 5 họ), 3 loài thuộc nhóm Rắn (với 3 giống, 3 họ).

- Sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi: đã xác định được 13 loài, trong đó có 5 loài thuộc nhóm Thằn lằn (với 4 giống, 3 họ), 8 loài thuộc nhóm Rắn (với 7 giống, 3 họ).

- Sinh cảnh khe suối: đã xác định được 8 loài, trong đó có 4 loài thuộc nhóm Thằn lằn (với 3 giống, 2 họ), 3 loài thuộc nhóm Rắn (với 3 giống, 2 họ), 1 loài thuộc nhóm Rùa (với 1 giống, 1 họ).

- Sinh cảnh rừng: đã xác định được 21 loài, trong đó có 9 loài thuộc nhóm Thằn lằn (với 7 giống, 3 họ), 11 loài thuộc nhóm Rắn (với 8 giống, 3 họ), 1 loài thuộc nhóm Rùa (với 1 giống, 1 họ).

Trong bốn sinh cảnh đã khảo sát thì sinh cảnh rừng bắt gặp số loài, giống nhiều nhất với 21 loài, có thể giải thích là do sinh cảnh này có thảm thực vật đa dạng lại chiếm diện tích lớn và ít chịu sự tác động của các nhân tố con người. Sinh cảnh khe suối chỉ bắt gặp 8 loài. Điều này chưa thể khẳng định là ở sinh cảnh này có độ đa dạng kém nhất, vì cũng có lý do mang tính chủ quan là do sinh cảnh này địa hình rất phức tạp nên chúng tôi gặp khó khăn trong quá trình khảo sát vì vậy số lượng loài bắt gặp cũng hạn chế, nên kết quả chưa thể kết luận chính xác về độ đa dạng ở sinh cảnh này.

Kết quả ghi nhận số lượng loài của các nhóm Thằn lằn, Rắn, Rùa tại các sinh cảnh thể hiện ở hình 3.3:





Hình 3.3. Tần số bắt gặp các loài ở các sinh cảnh

Như vậy, đối với mỗi sinh cảnh khác nhau thì tần suất bắt gặp các nhóm bò sát là khác nhau. Sinh cảnh nương rẫy nhóm Thằn lằn bắt gặp nhiều nhất. Với sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi thì nhóm Rắn bắt gặp nhiều nhất. Sinh cảnh khe suối nhóm Thằn lằn và Rắn chênh lệch không đáng kể. Sinh cảnh rừng nhóm Rắn chiếm ưu thế hơn hẳn. So sánh giữa 4 sinh cảnh thì sinh cảnh rừng có số lượng loài bắt gặp nhiều nhất. Tần suất bắt gặp các loài thấp nhất là ở sinh cảnh khe suối.

Phân tích theo các tháng nghiên cứu (trong đó có 3 tháng mùa mưa, 3 tháng mùa khô), tại mỗi sinh cảnh đã ghi nhận được có sự khác nhau về tần suất gặp các loài như sau:

3.4.1.1. Sinh cảnh nương rẫy:

Sinh cảnh nương rẫy bao gồm các loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày như lúa, mì, ngô,... chịu sự tác động bởi sinh hoạt hàng ngày của con người. Với chiều dài 700m, nằm ở độ cao từ 840 - 875m, có nhiệt độ trung bình là 23.45oC, độ ẩm trung bình là 76.083%.

Đối với sinh cảnh này, chúng tôi có bảng tần suất gặp bò sát theo tháng như sau:

Bảng 3.6. Tần suất gặp bò sát theo tháng ở sinh cảnh nương rẫy

Nhóm

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Thằn lằn

4

3

3

1

1

1

Rắn

2

1

0

0

0

0

Rùa

0

0

0

0

0

0

Tổng

6

4

3

1

1

1

Qua bảng 3.6 ta thấy:

Trong 3 tháng mùa mưa (tháng 9, 10, 11) và ba tháng mùa khô (tháng 12, 1, 2) tần suất gặp nhóm Thằn lằn cao hơn so với nhóm Rắn. Có thể giải thích là do ở sinh cảnh nương rẫy là nơi có sự tác động của con người thường xuyên, và ý thức của dân bản địa là rất sợ rắn, họ nghĩ rằng loài rắn nào cũng là có hại, vì vậy khi bắt gặp họ thường tiêu diệt ngay, vì thế nhóm Rắn ở sinh cảnh này trở nên ít. Đối với những loài thuộc nhóm Thằn lằn, điều kiện thích hợp là những nơi khô cằn thì sinh cảnh này là môi trường sống phù hợp với chúng, và những loài chúng tôi bắt gặp thường ở trên mặt đất, trên các cây, trên các bãi đất khô của nương rẫy là chủ yếu. Trong sinh cảnh này chúng tôi không bắt gặp nhóm Rùa. Có thể do đây là sinh cảnh gần khu vực sống và sản xuất của người dân nên nếu có thì nhóm Rùa cũng bị bắt và tiêu thụ.

3.4.1.2. Sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi:

Sinh cảnh này gồm các trảng cỏ, cây bụi hình thành sau hoạt động khai thác rừng làm nương rẫy, gồm các cây trồng như ngô, khoai, mì và một số cây khác. Với chiều dài 800m (chỉ có ở tuyến số 1), nằm ở độ cao từ 840 - 875m, có nhiệt độ trung bình là 23.56oC, độ ẩm trung bình là 76.58%.

Chúng tôi có bảng tần suất gặp theo tháng như sau:

Bảng 3.7. Tần suất gặp bò sát theo tháng ở sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi

Nhóm

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Thằn lằn

0

2

2

2

3

2

Rắn

3

3

2

2

1

1

Rùa

0

0

0

0

0

0

Tổng

3

5

4

4

4

3

Qua bảng 3.7 nhận thấy:

Ở sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi, trong 3 tháng mùa mưa (tháng 9, 10, 11) tần suất gặp nhóm Rắn cao hơn so nhóm Thằn lằn. Điều này có thể giải thích là do vào mùa mưa sinh cảnh này có nguồn thức ăn của nhóm Rắn phong phú hơn. Bắt gặp nhóm Rắn chủ yếu là trên mặt đất, chui luồn trong các khe rãnh, cây bụi và đám cỏ,…và đang trong hoạt động tìm kiếm thức ăn. Ngược lại ba tháng mùa khô (tháng 12, 1, 2) tần suất gặp nhóm Thằn lằn cao hơn so với nhóm Rắn. Vì nhóm Thằn lằn (đa số là các loài thường gặp) thích nghi với điều kiện khô cằn hơn là nhóm Rắn, mặt khác vào mùa khô thức ăn của nhóm Rắn như ếch, nhái ở sinh cảnh này là rất ít. Nhóm Thằn lằn chủ yếu được tìm thấy xung quanh các gốc cây bụi và cây gỗ. Sinh cảnh này chúng tôi cũng không bắt gặp nhóm Rùa, vì đây cũng có thể do điều kiện môi trường sinh thái ít thuận lợi (nguồn thức ăn hiếm, do ánh nắng chiếu xuống trực tiếp làm nhiệt độ cao, và chịu tác động mạnh của con người) với nhóm này.

3.4.1.3. Sinh cảnh khe suối:

Sinh cảnh này gồm các khe nhỏ và suối nằm trong rừng, bao gồm thành phần thực vật, động vật ở nước và ven các vực nước. Với tổng chiều dài tuyến khảo sát là 5.2km, nằm ở độ cao từ 840 - 1500m, có nhiệt độ trung bình là 21.82oC, độ ẩm trung bình là 85.49%.

Sinh cảnh khe suối có bảng tần suất gặp bò sát theo tháng như sau:

Bảng 3.8. Tần suất gặp bò sát theo tháng ở sinh cảnh khe suối

Nhóm

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Thằn lằn

1

2

2

0

2

1

Rắn

0

1

1

0

2

0

Rùa

0

0

1

0

0

0

Tổng

1

3

4

0

4

1

Qua bảng 3.8 chúng tôi nhận thấy:

Trong 3 tháng mùa mưa (tháng 9, 10, 11) và ba tháng mùa khô (tháng 12, 1, 2) sinh cảnh khe suối đều có tần suất gặp nhóm Thằn lằn cao hơn so nhóm Rắn. Có thể giải thích bởi yếu tố chủ quan là trong quá trình tìm kiếm do địa hình phức tạp, rắn thường chui rúc ở các hang hốc, khe rãnh nên khó phát hiện hơn so với Thằn lằn. Khi khảo sát dọc các khe suối, phát hiện loài thuộc nhóm Thằn lằn đang ở quanh các khu vực nước, hoặc trên các tảng đá quanh suối, đang phơi nắng hoặc đang trong các hoạt động kiếm mồi và uống nước. Sinh cảnh này chúng tôi bắt gặp nhóm Rùa, tuy vậy với số lượng rất ít, đây là loài sống ở khu vực khe suối, song lại hoạt động chậm chạp và có giá trị nên bị khai thác rất mạnh và số lượng loài giảm đáng kể.



3.4.1.4. Sinh cảnh rừng

Sinh cảnh rừng bao gồm rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh. Thảm thực vật trong sinh cảnh này khá ổn định, sự phân tầng rõ rệt, ít bị tác động của con người. Với tổng chiều dài tuyến khảo sát 5.3km, nằm ở độ cao từ 840 - 1500m, có nhiệt độ trung bình là 21.15oC, độ ẩm trung bình là 86.35%.

Sinh cảnh rừng có bảng tần suất gặp bò sát theo tháng như sau:

Bảng 3.9. Tần suất gặp bò sát theo tháng ở sinh cảnh rừng

Nhóm

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Thằn lằn

1

1

1

0

4

2

Rắn

3

3

2

1

2

2

Rùa

0

0

0

1

0

0

Tổng

4

4

3

2

4

4

Qua bảng 3.9 chúng tôi xác định:

Trong 3 tháng mùa mưa (tháng 9, 10, 11) nhóm Rắn chiếm ưu thế hơn so với nhóm Thằn lằn. Điều này có thể giải thích là vào mùa mưa thức ăn của các loài thuốc nhóm Rắn khá phong phú, Rắn hoạt động mạnh, hơn thế nữa trong sinh cảnh rừng sự tác động của nhân tố con người ít nên thành phần loài tương đối đa dạng. Ba tháng mùa khô (tháng 12, 1, 2) tần suất gặp nhóm Thằn lằn và nhóm Rắn là tương đương nhau và ít hơn mùa mưa. Có thể giải thích do mùa khô các loài bò sát phải trú đông để tránh những ngày nhiệt độ xuống thấp, hoặc có thể do nguồn thức ăn (các loài côn trùng, lương cư …) ở sinh cảnh rừng ít hơn so với mùa mưa. Tuy nhiên số cá thể trong quần thể bò sát trú đông trong hang không nhiều nên số cá thể bắt gặp giữa hai mùa không chênh lệch lớn. Sinh cảnh này chúng tôi cũng bắt gặp nhóm Rùa, nhưng nhóm Rùa cũng là nhóm có độ đa dạng thấp nhất.

Như vậy: tổng kết qua 6 tháng nghiên cứu chúng tôi thấy trong 3 tháng mùa mưa (nhiệt độ trung bình 23.010C, độ ẩm trung bình 84.07%) tần suất gặp các loài tại 4 sinh cảnh cao hơn so với 3 tháng mùa khô (nhiệt độ trung bình 22.260C, độ ẩm trung bình 77.29%)


3.4.2. Phân bố theo độ cao:

Địa hình của khu vực nghiên cứu bao gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao, dựa vào đặc điểm đặc trưng phân bố của bò sát, toàn khu vực nghiên cứu có thể chia thành các đai cao như sau: dưới 900m, từ 900m đến 1300m, trên 1300m. Ở độ cao khác nhau thì tần số bắt gặp các loài bò sát cũng có sự khác nhau.

Từ kết quả phân tích, tổng hợp mẫu thu được, chúng tôi có bảng phân bố của các loài Bò sát theo đai cao tại khu vực nghiên cứu ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh như sau (Bảng 3.10):

Bảng 3.10. Sự phân bố của các loài Bò sát theo độ cao.

Nhóm

Dưới 900m

Từ 900 - 1300m

Trên 1300m

Họ

Giống

loài

Họ

Giống

loài

Họ

Giống

loài

Thằn lằn

3

5

5

5

17

17

3

5

5

Rắn

2

3

3

4

14

18

2

3

4

Rùa

0

0

0

2

2

2

1

1

1

Tổng

5

8

8

11

33

37

6

8

10

Qua bảng 3.10 ta thấy:

- Nhóm Thằn lằn : có 27 loài thuộc 5 họ, 16 giống, phân bố hầu hết ở các độ cao, nhưng xác định được chủ yếu là từ độ cao 900m đến 1300m. Cụ thể như sau:

- Độ cao dưới 900m: có 5 loài (chiếm 18,52% tổng số loài thằn lằn đã xác định). Trong đó, họ Gekkonidae có 2 loài, họ Agamidae có 1 loài và họ Scincidae có 2 loài.

- Độ cao từ 900m đến 1300m: có 17 loài (chiếm 62,96% trong tổng số loài thằn lằn đã xác định). Trong đó, họ Gekkonidae có 2 loài, họ Agamidae có 8 loài, họ Lacertidae có 1 loài, họ Scincidae có 5 loài và họ Varanidae có 1 loài.

- Độ cao trên 1300m: có 5 loài (chiếm 18,52% trong tổng số loài thằn lằn đã xác định). Trong đó, họ Gekkonidae có 1 loài, họ Agamidae có 2 loài, họ Scincidae có 2loài.



- Nhóm Rắn: đã xác định có 25 loài thuộc 4 họ, 17 giống, phân bố ở các độ cao, nhưng cũng như nhóm Thằn lằn, xác định được chủ yếu là từ độ cao 900m đến 1300m. Cụ thể như sau:

- Độ cao dưới 900m: có 3 loài (chiếm 12% trong tổng số loài Rắn đã xác định). Trong đó, họ Colubrinae có 2 loài, họ Viperidae có 1 loài.

- Độ cao từ 900m đến 1300m: có 18 loài (chiếm 72% trong tổng số loài Rắn đã xác định). Trong đó, họ Boidae có 1 loài, họ Colubrinae có 11 loài, họ Alapidae có 3 loài và họ Viperidae có 3 loài.

- Độ cao trên 1300m: có 4 loài (chiếm 16% trong tổng số loài Rắn đã xác định). Trong đó, họ Colubrinae có 2 loài và họ Viperidae có 2 loài.



- Nhóm Rùa: nghiên cứu đã xác định có 2 loài thuộc 2 họ, 2 giống, phân bố ở các độ cao trên 900m mà không tìm thấy ở độ cao dưới 900m.

- Độ cao từ 900m đến 1300m: có 2 loài trong số 2 loài tìm thấy phân bố ở độ cao này. Trong đó, họ Testudnidae có 1 loài, họ Platysternidae có 1 loài.

- Độ cao trên 1300m: có 1 loài trong số 2 loài tìm thấy phân bố ở độ cao này. Trong đó, chỉ họ Testudnidae có 1 loài.

So sánh giữa ba đai cao chúng tôi nhận thấy: Đai cao dưới 900m nhóm Thằn lằn chiếm ưu thế. Đai cao từ 900 – 1300m nhóm Rắn chiếm ưu thế. Đai cao trên 1300m thì nhóm Thằn Lằn và Rắn tương đương nhau.

Trong số 48 loài Bò sát đã phát hiện ở khu vực nghiên cứu có 8 loài phân bố ở độ cao dưới 900m, tương ứng với nhiệt độ trung bình là 25.7oC, độ ẩm trung bình là 85%.

Có 37 loài phân bố ở độ cao từ 900m đến 1300m, ứng với nhiệt độ TB là 23.7oC, độ ẩm trung bình là 89%.

Có 10 loài phân bố từ độ cao trên 1300m trở lên, ứng với nhiệt độ TB là 18.7oC, độ ẩm trung bình là 92%.

Kết quả thu được như vậy là do ở đai cao 900 – 1300 m thì đây là địa hình chiếm tỉ lệ cao trong khu vực nghiên cứu, số lượng các loài gặp ở đai cao này là nhiều nhất. Đối với địa hình có độ cao dưới 900m chiếm tỉ lệ rất ít không chỉ đối với phạm vi nghiên cứu mà cả phạm vi của cả VQG. Ngoài ra, tuyến khảo sát có độ cao dưới 900m thường nằm bìa rừng gần khu vực sản xuất của người dân nên bị tác động mạnh.

Tuy nhiên, không vì thế mà ở độ cao dưới 900m có số lượng loài ít, nếu tính theo tần suất gặp trên 1 km tuyến nghiên cứu thì độ cao dưới 900m cũng có số lượng không kém so với độ cao từ 900 – 1300m. Để làm rõ vấn đề này thì qua điều tra và phân tích số liệu trong tổng số 12km tuyến nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả như sau:

+ Số km nằm ở đai cao dưới 900m là 1,5km thu được 8 loài chiếm 16,67% (so với tổng số loài thu được trong toàn đợt nghiên cứu). Nếu xét trên 1km tuyến nghiên cứu thì sẽ có trung bình 5.3 loài.

+ Số km nằm ở đai cao từ 900 – 1300m là 7,5km thu được 37 loài chiếm 77.08% (so với tổng số loài thu được trong toàn đợt nghiên cứu). Nếu xét trên 1km tuyến nghiên cứu thì sẽ có trung bình 4.9 loài.

+ Số km nằm ở đai cao trên 1300m là 3km chiếm 20.83% (so với tổng số loài thu được trong toàn đợt nghiên cứu). Nếu xét trên 1km tuyến nghiên cứu thì sẽ có trung bình 3.3 loài.



Từ đó chúng tôi đưa ra biểu đồ tương quan giữa số loài bắt gặp ở các độ cao tính theo 1km tuyến nghiên cứu với nhiệt độ, độ ẩm, như sau (hình 3.4)



Hình 3.4. Mối tương quan giữa nhiệt độ, độ ẩm và tần số bắt gặp loài theo độ cao

Như vậy: Xét trung bình chung các loài bò sát phân bố ở độ cao có điều kiện nhiệt độ thích hợp với chúng. Càng lên cao mức độ đa dạng và phong phú của loài càng giảm. Là động vật biến nhiệt, không phụ thuộc vào ẩm độ của môi trường thì điều kiện nhiệt độ, thức ăn đáp ứng được nhu cầu sinh thái của chúng hơn cả. Có thể xem đặc điểm phân bố của bò sát trong khu vực nghiên cứu như trên là phù hợp.

Phân tích theo các sinh cảnh qua các đai cao, chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau về tần suất gặp các loài, cụ thể như sau:

3.4.2.1. Độ cao dưới 900m

Với độ cao dưới 900m, đi qua sinh cảnh nương rẫy, sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi là chủ yếu. Với tổng chiều dài 1.5km, nhiệt độ trung bình là 25.7oC, độ ẩm trung bình là 85%.

Dựa vào kết quả ghi nhận ở các đợt khảo sát, thì độ cao này tần số loài bắt gặp ở sinh cảnh nương rẫy nhóm Thằn lằn (đa số là các loài thường gặp) chiếm ưu thế hơn so với nhóm Rắn. Điều này có thể lý giải do điều kiện môi trường ở đây thuận lợi cho các loài thuộc nhóm Thằn lằn hơn nhóm Rắn, ngoài ra nhóm Rắn chịu tác động của nhân tố con người cao hơn.

Ở sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi thì nhóm Rắn lại chiếm ưu thế hơn so với nhóm Thằn lằn. Vì sinh cảnh này nhóm Rắn ít chịu tác động của con người so với sinh cảnh nương rẫy.



3.4.2.2. Độ cao từ 900 – 1300m

Ở độ cao này đi qua hai dạng sinh cảnh chính là sinh cảnh khe suối và sinh cảnh rừng. Với tổng chiều dài 7.5km, nhiệt độ TB là 23.7oC, độ ẩm trung bình là 89%.

Trong đai cao này, tần suất gặp các loài bò sát cũng có sự khác nhau giữa hai sinh cảnh. Sinh cảnh khe suối tần suất gặp các nhóm bò sát là tương đương nhau, nhưng ở sinh cảnh rừng tần suất gặp các loài thuộc nhóm Rắn lớn hơn so với tần suất gặp các loài ở nhóm Thằn lằn và nhóm Rùa. So sánh giữa hai sinh cảnh trong đai cao này thì sinh cảnh rừng có số loài lớn hơn.

3.4.2.3. Độ cao trên 1300m

Cũng có 2 dạng sinh cảnh chính là sinh cảnh khe suối và sinh cảnh rừng. Với tổng chiều dài 3km, nhiệt độ TB là 18.7oC, độ ẩm trung bình là 92%. Tần số gặp các loài ở sinh cảnh khe suối là tương đương nhau. Nhưng ở sinh cảnh rừng, tần số gặp các loài ở nhóm Rắn lớn hơn tần số gặp các loài ở nhóm Thằn lằn và lớn hơn so với nhóm Rùa.



3.5. Nghiên cứu tần số gặp các loài bò sát ở VQG Kon Ka Kinh

3.5.1. Nghiên cứu mức độ thường gặp

Để nghiên cứu mức độ thường gặp của loài chúng tôi căn cứ vào tần suất gặp, số lượng cá thể thu được và phỏng vấn mà chia ra thành ba mức độ: thường gặp (+++) khi có tần suất gặp 75 - 100% tổng số điểm thu mẫu, ít gặp (++) khi có tần suất gặp 50 - 74% tổng số điểm thu mẫu và hiếm gặp (+) khi tần suất gặp ít hơn 50% tổng số điểm thu mẫu. (-) khi không gặp. Chúng tôi có bảng tần suất gặp các loài trong toàn đợt nghiên cứu như sau:

Bảng 3.11. Tần số gặp các loài trong đợt nghiên cứu

TT


Tên Việt Nam

Tên khoa học

Tần số gặp

1

Tắc kè

G. gecko Linnaeus, 1758

+

2

Thạch sùng ngón vằn lưng

Cyrtodactylus irregularis complex (Smith, 1921)

+++

3

Rồng đất

P. cocincinus Cuvier, 1829

+

4

Nhông Em-ma

Calotes emma Gray, 1845

+++

5

Nhông xanh **

C. versicolor Daudin, 1802

+++

6

Nhông xám

C. mystaceus Dumeril et Bibron, 1837

+++

7

Ô rô Cap ra **

Acanthosaura capra Günther, 1861

+

8

Ô rô Natalia **

Acanthosaura nataliae Orlov, Nguyen and Nguyen, 2006

+++

9

Ô rô vảy

Acanthosaura lepidogaster Cuvier, 1829

+

10

Nhông bay đốm

Draco maculatus (Gray, 1845)

+

11

Liu điu chỉ

T. sexlineatus Daudin, 1802

+

12

Thằn lằn bóng hoa

E. multifasciata Kuhl, 1820

+

13

Thằn lằn bóng Rio Baoring **

Lygosoma browringii (Gunther, 1864)

+++

14

Thằn lằn bóng Sapa

Mabuya sapaensis

-

15

Thằn lằn buôn lưới

Sphenomorphus buonluoicus

-

16

Thằn lằn duôi đỏ

Scilcella rufocaudata

-

17

Thằn lằn rắn **

O. sokolovi Darevsky & Nguyen 1983

+




14. Giống Thằn lằn chân ngắn

Lygosoma Hardwicke & Gray, 1827

-

18

Thằn lằn chân ngắn Bueme **

Lygosoma quadrupes Linnaeus, 1766

+

19

Thằn lằn vạch **

Lygosoma vittigerum Boulenger

+

20

Thằn lằn tai vảy nhỏ **

Tropidophorus microlepis Gunther, 1861

++

21

Kì đà vân

V. bengalensis nebulosus (Gray, 1831)

+

22

Kì đà hoa

V. salvator Laurenti, 1786

-

23

Trăn đất

Python molurus Linnaeus, 1758

+

24

Rắn sọc xanh

Elaphe prasina Bourret, 1936

+++

25

Rắn sọc dưa

E. radiata Boie, 1827

-

26

Rắn sọc đốm đỏ **

E. porphyracea (Cantor, 1839)

+

27

Rắn hổ xiên mắt

Pseudoxenodon macrops Blyth, 1854

+++

28

Rắn khiếm ebehac

O. eberhardti Pellegrin, 1910

-

29

Rắn khuyết lào **

L. laoensis Gunther, 1864

++

30

Rắn hổ đất nâu **

P. pulverulentus (Boie, 1827)

++

31

Rắn ráo thường

P. korros Schlegel, 1837

-

32

Rắn ráo trâu **

P. mucosa Linnaeus, 1758

+

33

Rắn sãi thường

E. stolata Linnaeus, 1758

+

34

Rắn hoa cỏ nhỏ

R. subminiatus Schlegel, 1837

+

35

Rắn mai gầm lát

C. pavimentata Duméril, Bibron and Duméril 1854

-

36

Rắn nước

X. piscator Schneider, 1799

-

37

Rắn roi thường **

A. prasina Reinhardt, in Boie 1827

+

38

Rắn rào xanh  **

Boiga cyanea (Dumeril et Bibron, 1854)

+

39

Rắn hổ mây gờ **

P. carinatus Boie, 1828

+

40

Rắn cạp nong

B. fasciatus Schneider, 1801

+

41

Rắn cạp nia nam

B. candidus Linnaeus, 1785

+

42

Rắn hổ chúa **

O. Hannah

+

43

Rắn hổ mang

Naja Naja Linnaeus, 1758

-

44

Rắn lục mép trắng **

T. albolabris Gray, 1842

+++

45

Rắn lục miền nam

T. popeorum M. Smith, 1937

+++

46

Rắn lục núi **

T. monticola Günther, 1864

+

47

Rùa núi viền

Manouria impressa (Gunther, 1882)

++

48

Rùa đầu to **

Platysternum megacephalum (Gray, 1831)

-

Trong toàn đợt nghiên cứu, theo bảng 3.7 tại khu vực nghiên cứu đã ghi nhận được 48 loài, trong đó có 10 loài thường gặp (chiếm 20.83%), 4 loài ít gặp (chiếm 8.33%), 34 loài hiếm gặp (70.83%). Đa số các loài thường gặp thuộc Họ nhông, Họ thằn lằn bóng và Họ rắn nước (Hình 3.5)






Hình 3.5. Tần số gặp các loài trong toàn đợt nghiên cứu

Theo bảng 3.11 và hình 3.5:

Trong số 10 loài thường gặp có 6 loài thuộc nhóm Thằn lằn với 4 giống, 3 họ; có 4 loài thuộc nhóm Rắn với 4 giống, 2 họ.

Trong 4 loài ít gặp có 1 loài thuộc nhóm Thằn lằn với 1 giống, 1 họ; có 2 loài thuộc nhóm Rắn với 2 giống, 1 họ; có 1 loài thuộc nhóm Rùa với 1 giống, 1 họ.

Trong 34 loài hiếm gặp có 11 loài thuộc nhóm Thằn lằn với 10 giống, 5 họ; có 13 loài thuộc nhóm Rắn với 12 giống, 4 họ.

3.5.2. Nghiên cứu tần số gặp theo mùa

Đặc điểm khí hậu thời tiết tại khu vực nghiên cứu được phân thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Thông thường mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, nhiệt độ trung bình là 24.910C, độ ẩm 81.86%, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 24.700C, độ ẩm 71.2% (các tháng có thể giao động tùy theo từng năm).

Trong thời gian nghiên cứu, từ tháng 5 đến tháng 11 chúng tôi bắt gặp được 42 loài, từ tháng 12 đến tháng 4 chỉ gặp 27 loài. Mối tương quan giữa nhiệt độ, độ ẩm và tần số bắt gặp các loài bò sát được thể hiện trong (Bảng 3.12)

Bảng 3.12. Mối tương quan giữa nhiệt độ, độ ẩm, tần số gặp các loài theo mùa


Các chỉ số

Mùa


Nhiệt độ TB (0C)

Độ ẩm TB (%)

Tần số bắt gặp (Loài)

Mùa mưa (Tháng 5 - 11)

24.91

81.86

42

Mùa khô (Tháng 12 – 4)

24.70

71.2

27

Kết quả phân tích và tổng hợp cho thấy:

Các loài bò sát ở khu vực nghiên cứu xuất hiện theo mùa chênh lệch nhau khá rõ. Số lượng bò sát xuất hiện nhiều vào mùa mưa (42 loài bắt gặp trong đợt nghiên cứu) ứng với nhiệt độ, ẩm độ cao. Ngược lại các loài bò sát xuất hiện ít vào mùa khô (27 loài bắt gặp trong đợt nghiên cứu) ứng với nhiệt độ và ẩm độ thấp. Điều này được thể hiện rõ trong hình 3.6





Hình 3.6. Mối tương quan giữa nhiệt độ, độ ẩm và tần số gặp các loài theo mùa

Như vậy: Là động vật biến nhiệt, bò sát không chịu đựng được nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối thiểu một chút. Nó thích nghi với khí hậu khô. Đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động mùa của chúng. Vào mùa đông bò sát trú đông để tránh những ngày nhiệt độ xuống thấp. Vì vậy tần số bắt gặp các loài bò sát vào mùa này thấp hơn.



3.6. Sự gần gũi của bò sát tại khu vực nghiên cứu so với các khu phân bố lân cận

Theo quan điểm của của các nhà sinh vật học Việt Nam, có thể phân chia Việt Nam thành các đơn vị địa lý động vật ếch nhái, bò sát: Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ - Thanh Nghệ Tĩnh, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ, Nam Trung bộ và Đồng bằng Nam bộ. Tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu, chúng tôi chỉ xem xét quan hệ thành phần loài bò sát VQG Kon Ka Kinh với khu hệ bò sát phân bố trong các Khu BTTN và VQG sau:

+ Khu vực trung Trung bộ: KBT Ngọc Linh (Quảng Nam)

+ Khu vực Tây Nguyên: VQG Chư Yang Sin (Đak Lak);

Huyện Đăk Mil (Đăk Nông)

+ Khu vực Nam Trung bộ: VQG Cát Tiên (Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai);

+ Khu vực Nam bộ: Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

Dựa vào công thức tính hệ số gần gũi của Sorensen, đối chiếu với danh mục thành phần loài của các khu hệ bò sát lân cận với khu hệ bò sát ở vùng nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết quả về quan hệ gần gũi giữa các khu vực, được thể hiện ở bảng 3.13.



Bảng 3.13. Quan hệ thành phần loài bò sát khu hệ nghiên cứu với các vùng lân cận




Ngọc Linh

Chư Yang Sin

Đăk Mil

Cát Tiên

Vĩnh Cửu

Tổng số loài riêng

15

49

51

80

61

Tông số loài chung

7

19

27

28

30

Hệ số S

0.2222

0.3918

0.5454

0.4375

0.5504

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy:

+ Thành phần loài bò sát ở VQG KKK khác nhau ở mức độ rất ít so với khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu (Đồng Nai), tiếp theo là VQG Cát Tiên (S = 0.4375); VQG Chư Yang Sin (S = 0.3918); so với Khu BTTN Ngọc Linh-Quảng Nam (S = 0.2222). Như vậy, các khu hệ nam trung bộ, nam bộ có chỉ số gần gũi với khu vực nghiên cứu cao hơn so khu vực trung trung bộ. Điều này có thể khẳng định khu hệ bò sát VQG KKK mang những nét gần với khu vực Nam Trung Bộ hơn là phía trung Trung bộ.

3.7. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài bò sát ở VQG KKK

1. Gecko gecko Linnaeus, 1758



Lacerta gecko Linnaeus, 1758

Tên Việt Nam: Tắc kè, Tắc kè thường



Mẫu vật: TK.07.12.08, TK.08.10.10




Hình 3.7. Gecko gecko

Ở VQG KKK thì tắc kè hay tắc kè thường có đầu dẹt gần hình tam giác, phủ vảy nhỏ dạng hạt. Mí mắt là một màng trong suốt. Lưng có nhiều nốt sần lớn. Mặt dưới đùi có một hàng vảy có lỗ vảy, từ 8 - 11 lỗ mỗi bên. Có 2 lỗ dưới hậu môn. Chân 5 ngón có 4 ngón có vuốt. Dưới các ngón có bản mỏng chạy ngang. Mặt lưng xám nhạt, có nhiều chấm sáng hay vàng nhạt. Bụng trắng đục pha rất nhiều chấm vàng nhỏ. Đuôi có 6 - 9 khúc xám xen 6 - 9 khúc vàng nhạt. Chúng tôi đo được chiều dài thân 151mm, đuôi 120mm.

Thức ăn chủ yếu là các loài côn trùng như châu chấu, dế mèn,... Chúng tôi bắt gặp tắc kè trong các hốc cây, kẽ đá.

2. Physignathus cocincinus Cuvier, 1829



Physignathus cocincinus Cuvier, 1829

Tên Việt Nam: Rồng đất



Mẫu vật: RD.02.09.10, RD.21.04.10



Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 4.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương