MỞ ĐẦu lý do chọn đề tài



tải về 4.63 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích4.63 Mb.
#38995
  1   2   3   4   5






MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập vào năm 2002, có diện tích tự nhiên là 41.780 ha, nằm về phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, thuộc địa bàn của 5 xã Đăk Roong, Kon Pne, Kroong (huyện KBang); Xã AJun (huyện Mang Yang) và xã Hà Đông (huyện Đăk Đoa). Có địa hình chủ yếu gồm nhiều dãy núi cao của tỉnh Gia Lai, điển hình là núi Kon Ka Kinh cao 1.748 m. Là nơi lưu trữ các mẫu chuẩn của hệ sinh thái, nguồn tài nguyên sinh vật, các nguồn gen động, thực vật đặc hữu, quý hiếm của vùng Cao nguyên.

Do đặc điểm đa dạng về địa hình, độ cao, khí hậu, đất đai và các nhân tố hình thành rừng khác đã tạo cho hệ động, thực vật rừng ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh rất phong phú. Trong đó phải kể đến các loài bò sát, một trong những loài đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên. Đây là loài có khu vực sống đa dạng và có quan hệ dinh dưỡng với nhiều loài thực vật, động vật khác. Hầu hết các loài bò sát là nhóm đa thực, có loài hoạt động kiếm ăn ngày, có loài hoạt động kiếm ăn đêm. Chúng góp phần quan trọng đối với cân bằng sinh thái và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của con người. Phần lớn bò sát là những loài có giá trị khoa học, thẩm mỹ, dược liệu và thực phẩm, có ích đối với nông nghiệp… và đang được con người chú ý tới tìm cách săn bắt, bẫy để đem về nguồn lợi nhuận khá khổng lồ.

Ở vườn, người ta cũng mới chỉ biết đến những loài bò sát loài đặc hữu cho vùng và cho Việt Nam như: Thằn lằn buôn lưới (Sphenomorphus buonluoicus) là loài đặc hữu cho vùng Nam Trường Sơn (Lào) và loài đặc hữu cho Việt Nam: Thằn lằn đuôi đỏ… Một danh lục bò sát được thiết lập để làm cơ sở cho việc xây dựng vườn, cũng là tài liệu khá ít ỏi về bò sát ở đây. Chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về các loài bò sát ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Việc hiểu biết một cách đầy đủ và khoa học về thành phần, đặc điểm sinh thái…của bò sát là một điều rất cần thiết để nâng cao hiệu quả bảo tồn nguồn gen.

Từ những cơ sở khoa học và thực tiễn đó, với mong muốn góp phần cung cấp thêm dẫn liệu và cơ sở khoa học cho việc quản lí, bảo tồn nguồn gen sinh vật, nên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố bò sát ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai”.



2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố Bò sát ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Tỉnh Gia Lai nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về Bò sát làm cơ sở khoa học cho việc quản lí tài nguyên Bò sát trong vùng nghiên cứu.



3. Phạm vi nghiên cứu

Các tiểu khu : 414, 432, 433, 436 thuộc phía Tây Nam, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Tỉnh Gia Lai.



4. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra thành phần loài Bò sát tại vùng nghiên cứu.

- Điều tra sự phân bố của các loài Bò sát theo sinh cảnh và đai cao.

- Đặc điểm sinh thái học của một số loài Bò sát trong vùng nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên bò sát.



5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5.1. Ý nghĩa khoa học

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học về thành phần loài, sự phân bố, đặc điểm sinh thái học một số loài Bò sát của vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai.



5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu về thành phần loài, phân bố, đặc điểm sinh thái học của một số loài Bò sát làm cơ sở khoa học cho việc quản lí, bảo tồn các loài Bò sát ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai.



5.3. Đóng góp của luận văn

- Lập danh sách thành phần loài bò sát cho Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh.

- Một số đặc điểm sinh thái học của một số loài bò ở Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh.

6. Cấu trúc luận văn

Nội dung của luận văn gồm các phần sau

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan tài liệu



Chương 2: Đối tượng, địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả và thảo luận

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu Bò sát trên thế giới

Từ đầu thế kỷ XX đến nay, trên thế giới đã có hàng nghìn các công trình nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau về bò sát. Từ năm 1962 đến năm 1998, đã có nhiều chuyên khảo về bò sát như: Guibé J., 1962, Grassé P.et al, 1970, Bellaire A., 1971; Daniet J.D., 1989, Halliday T.R., Adler. K., 1994; Goin C. J., Goin O.B.. 1962; Obst F.J., K. Richter, U.Jacob, 1998. Ở Đông dương, công trình nổi tiếng nhất được biết đến là của Bourret (1936, 1941, 1942), của Smith (1931, 1935, 1945) tổng hợp kết quả nghiên cứu bò sát ở khu vực Đông Nam Á.



1.2. Tình hình nghiên cứu Bò sát ở Việt Nam

Ở Việt Nam nghiên cứu về bò sát bắt đầu từ khi Morice (1875) lập nên danh sách các loài bò sát thu được mẫu ở Nam Bộ mở đầu cho các công trình nghiên cứu khoa học về nhóm động vật này ở nước ta vào thế kỷ XIX. Những nghiên cứu về bò sát tiếp theo ở Bắc Bộ có J. Anderson (1878), ở Nam Bộ có J. Tirant (1885), G. Boulenger (1890), Flower (1896).

Từ đầu thế kỉ XX đến nay, các công trình nghiên cứu Bò sát tiếp tục được thực hiện bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước. Theo thời gian, điều kiện đất nước và yêu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu Bò sát được quan tâm ngày càng nhiều và mở rộng ra nhiều hướng hơn. Có thể chia lịch sử nghiên cứu Bò sát ở Việt Nam thành ba giai đoạn cơ bản:

* Giai đoạn trước 1954: Tuệ Tĩnh (1623?-1713) nhà y học dân tộc, người đầu tiên ghi nhận 16 vị thuốc có nguồn gốc từ Bò sát trong 498 bài thuốc của mình (Tuệ Tĩnh, 1972). Sau ông, những nghiên cứu về bò sát hoàn toàn do người nước ngoài thực hiện. Các nghiên cứu ở thời kỳ này được các tác giả tiến hành chủ yếu điều tra khu hệ bò sát, xây dựng danh lục bò sát các vùng: Tirant (1985), Boulenger (1903), Smith (1921, 1923, 1924). Trong đó đáng chú ý là các công trình của Bourret R. và các cộng sự trong khoảng thời gian từ 1924 đến 1944 đã thống kê, mô tả được 177 loài và loài phụ Thằn lằn, 245 loài và loài phụ Rắn, 44 loài và loài phụ Rùa trên toàn Đông Dương, trong đó có nhiều loài của miền Bắc Việt Nam (Bourret R. 1936, 1941, 1942). Đáng chú ý là những công trình nghiên cứu của Bourret nói nhiều đến bò sát Bắc Trung Bộ. Ông công bố và bổ sung nhiều loài cho danh lục bò sát (Bourret R. 1934, 1937, 1939, 1940, 1943). Các cuốn sách chuyên khảo về Bò sát của Bourret được coi là tài liệu đầy đủ nhất về Bò sát của vùng Đông Dương (trong đó chủ yếu là Việt Nam, Lào, Campuchia) [55], [56], [57].

Tổng kết giai đoạn này có 466 loài Bò sát ở Đông Dương trong đó có nhiều loài ở Việt Nam.



* Giai đoạn 1954 – 1975: Đất nước chia làm hai miền, miền Bắc được giải phóng, người dân làm chủ đất nước, những nghiên cứu Bò sát do các nhà khoa học Việt Nam đảm nhận. Với đòi hỏi của nhà nước cũng như của một số tổ chức, địa phương cần phải thống kê tài nguyên quốc gia phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế.

Ở Miền Bắc, được mở đầu bằng chuyến khảo sát do Đào Văn Tiến chủ trì tiến hành ở Vĩnh Linh - Quảng Trị, từ ngày 08 đến ngày 28 tháng 8 năm 1956. Sau đó, hàng loạt những đợt khảo sát do cán bộ Viện Sinh vật học, khoa Sinh Vật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường Đại học sư phạm Hà Nội I tiến hành ở các địa phương: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương…[40]. Tuy nhiên, những nghiên cứu đều tập trung thống kê phân loại thành phần loài, bước đầu tìm hiểu giá trị kinh tế, cũng như giá trị sử dụng chúng ở từng vùng trong nhân dân. Kết quả khảo sát mới dừng ở báo cáo khoa học, mà chưa được công bố trên các tạp chí hay sách chuyên khảo. Tuy nhiên, tỉnh Hòa Bình đã công bố tài nguyên của địa phương mình trong tài liệu Động vật kinh tế tỉnh Hòa Bình do Đặng Huy Huỳnh chủ biên, năm 1975.

Tổng kết thời kỳ này, ở miền Bắc, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc thống kê 159 loài Bò sát (Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, 1981), kết quả này đặt cơ sở cho phát triển sau này. [40]

Ở Miền Nam: Năm 1955 Marx và Inger công bố loài mới Calamaria buchi cho khoa học. Năm 1970 S. M. Campden – Main ra mắt cuốn “A field guide to the snakes of South Viet Nam ” mô tả 77 loài rắn [44].



* Giai đoạn 1976 đến nay: Đất nước thống nhất, kinh tế phát triển, khoa học kĩ thuật tiến bộ, đặc biệt sau 1986 đất nước đổi mới giúp cho sự hợp tác nghiên cứu khoa học với quốc tế mạnh mẽ, tạo điều kiện cho nghiên cứu Bò sát được mở rộng theo nhiều hướng. Có thể chia giai đoạn này thành các hướng nghiên cứu chính sau:

- Điều tra, mô tả, phân loại và lập danh lục

Hàng loạt các cuộc khảo sát do nhiều đơn vị tiến hành ở rất nhiều địa phương khác nhau đã nảy sinh một yêu cầu thực tế là cần có tài liệu tiếng Việt phục vụ nghiên cứu. Vì vậy công trình kinh điển về danh lục và định loại thằn lằn, rắn, rùa, cá sấu của Đào Văn Tiến ra đời (1978, 1979, 1981, 1982) [38], [39]. Ông đã thống kê 71 loài thằn lằn, 165 loài rắn, 32 loài rùa và 2 loài cá sấu. Tiếp đến Trần Kiên và Nguyễn Quốc Thắng năm 1980 cho in chuyên khảo “Các loài rắn độc Việt Nam” thống kê mô tả 31 loài rắn độc.

Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981) nghiên cứu bò sát, ếch nhái từ năm 1956 - 1975 trên toàn Miền Bắc trong đó thống kê được 159 loài bò sát thuộc 2 bộ, 19 họ.

Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1985) báo cáo danh lục khu hệ bò sát, ếch nhái Việt Nam gồm trong đó 160 loài bò sát. Các tác giả còn phân tích sự phân bố địa lý, theo sinh cảnh và ý nghĩa kinh tế của các loài. Hoàng Xuân Quang (1993) điều tra thống kê danh lục bò sát, ếch nhái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong đó gồm 94 loài bò sát xếp trong 59 giống 17 họ. Tác giả đã bổ sung cho danh lục bò sát, ếch nhái Bắc Trung Bộ 23 loài, phát hiện bổ sung cho vùng phân bố 9 loài. Bên cạnh đó tác giả còn phân tích sự phân bố các loài theo sinh cảnh và quan hệ với các khu phân bố bò sát trong nước.

Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996) công bố danh lục bò sát, ếch nhái Việt Nam trong đó gồm 256 loài bò sát. Nhiều công trình đã được công bố nghiên cứu về khu hệ bò sát, ếch nhái ở những địa phương, các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn như: Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng (1996) nghiên cứu ở Vườn quốc gia Cúc Phương trong đó có 42 loài Bò sát thuộc 12 họ 2 bộ. Năm 1998, tác giả đã bổ sung 12 loài cho khu hệ bò sát, ếch nhái Bắc Trung Bộ, trong đó có 1 giống, 1 loài cho khu hệ bò sát, ếch nhái Việt Nam.

Tiếp đó có rất nhiều chương trình nghiên cứu thành phần loài Bò sát được thực hiện: ở Khu bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Bù Gia Mập của đoàn Điều tra viện Sinh thái và Tài nguyên môi trường (1997), ở Nam Bình Trị Thiên của Ngô Đắc Chứng (1998) [11], ở vùng rừng Tây Quảng Nam của Lê Nguyên Ngật và cs (1999) [24], ở bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng của Đinh Thị Phương Anh và cs (2000) [1], ở vùng núi Sa Pa – Lào Cai của Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (2001) [26], ở KBTTN Pù Mát của Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng (2001) [25], ở phía Tây miền Đông Nam Bộ của Phạm Văn Hòa (2005), ở Phú Yên của Trần Duy Ngọc (2005), ở Đồng Tháp của Hoàng Thị Nghiệp (2006), ở KBTTN Đakrông – Quảng Trị của Võ Đình Ba (2007) [4], [12], ở lưu vực hồ Phú Ninh – Quảng Nam của Văn Ngọc Cương (2008), ở KBTTN Pù Huống – Nghệ An của Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo (2008) và cs [30].

Nghiên cứu về BS biển ở Việt Nam còn rất hạn chế, trong giai đoạn này hầu như chỉ có công trình của Bùi Văn Dương (1978) công bố 10 loài rắn biển Việt Nam [16] và Nguyễn Khắc Hường công bố 4 loài rùa biển Việt Nam [17].

Về công bố giống, loài có mặt, loài mới ở Việt Nam có các công trình sau: Năm 2000: Năm 2003, Lê Khắc Quyết và Ziegler công bố về loài thằn lằn cá sấu Shinisaurus crocodilurus có mặt ở Yên Tử, đây là báo cáo đầu tiên về sự có mặt của loài này ở Việt Nam [50]. Năm 2005: Darevsky và Orlov công bố loài thằn lằn mới Leptoseps tetradactylus cho khoa học phát hiện ở miền Trung Việt Nam [46]. Kuch U., D. Kizirian, Quang Truong, R. Lawson và cs đã công bố một loài rắn cạp nong Bungarus slowinskii ở sông Hồng [48]. Ziegler T. và Lê Khắc Quyết về loài rắn mới Calamaria thanhi phát hiện ở Quảng Bình [53]. Ziegler T., Vũ Ngọc Thành và Bùi Ngọc Thanh về loài thằn lằn tai ẩn (Tropidophorus noggei) mới phát hiện ở VQG Phong Nha - Kẽ Bàng [54]. L. Orlov, Nguyễn Quảng Trường và Nguyễn Văn Sáng đã công bố loài ô rô mới (Acanthosaura nataliae) phân bố ở Trung Việt Nam và Nam Lào được tách ra từ loài A. capra.

Về các ấn phẩm xuất bản trong giai đoạn này có: Danh lục BS và Ếch nhái Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996) công bố 340 loài. Sách hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia của Stuart, van Dijk và Hendrie (2000) [37]. BS và LC ở VQG Cúc Phương của Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường và cs (2003) trong đó ghi nhận 73 loài BS. Hướng dẫn định loại và thực địa thú, chim, BS, Ếch nhái Ba Bể - Nà Hang của Phạm Nhật, Lê Trọng Trãi, Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường. Danh lục LC, BS Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005) trong đó ghi nhận 297 loài BS [36]. Nhận dạng một số LC, BS ở Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường và cs (2005) mô tả đặc điểm nhận dạng, phân bố, mức độ đe dọa của một số loài LC, BS Việt Nam (trừ Bộ Rùa). Ếch nhái, BS ở KBTTN Pù Huống của Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo và cs (2008) trong đó công bố 71 loài BS [30].

Gần đây nhất, cuốn “Herpetofauna of Viet Nam” của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (3. 2009) trong đó đã công bố 369 loài BS ở Việt Nam [51].

- Nghiên cứu sinh học, sinh thái và ứng dụng

Song song với nghiên cứu thành phần loài và phân loại học đã có một số nghiên cứu về sinh thái, sinh học của một số loài có giá trị kinh tế như: Sinh thái sinh học rắn hổ mang (Naja naja) châu Á của Trần Kiên năm 1984, Thức ăn hỗn hợp nuôi rắn hổ mang (Naja naja) của Ngô Thị Kim năm 1987.

Có thể kể tên các công trình nghiên cứu như: Rắn độc của Trần Kiên, Nguyễn Quốc Thắng (1980). Rắn và công dụng của Nguyễn Đăng Khôi (1986), Nuôi Trăn của Nguyễn Quốc Thắng và Lê Thị Liễu (1987). Khả năng nuôi Tắc kè của Nguyễn Văn Sáng (1988). Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái Nhông cát bê-li ở đồng bằng và vùng cát ven biển Thừa Thiên Huế của Ngô Đắc Chứng (1989). Sinh thái học rắn Cạp nong, Cạp nia của Hoàng Nguyên Bình, Trần Kiên (1989). Cơ sở sinh học và sinh thái học của nghề rắn (Hổ mang, Cạp nong, Cạp nia) của Hoàng Nguyên Bình (1991). Sinh thái học của rắn Hổ mang non nuôi trong lồng của Lê Nguyên Ngật (1991). Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rắn Ráo trưởng thành nuôi tại Quảng Nam - Đà Nẵng của Đinh Thị Phương Anh (1994). Nghiên cứu kĩ thuật nuôi Ba ba trơn của Hoàng Ngọc Quý (1996). Một số đặc điểm sinh thái học của rắn Hổ mang non nuôi ở trại rắn Cầu Cốc, trường Cao Đẳng Sư Phạm Thanh Hóa của Lê Ngọc Nghinh (1997) [4]. Nuôi Tắc kè làm thuốc và xuất khẩu của Lê Kim Biên (1999) [5]. Một số đặc điểm sinh thái học của Tắc kè trong điều kiện nuôi của Trần Kiên, Viêngxay (2000) [20]. Đặc điểm sinh học của rắn lục Protobothrops của N. L. Orlov, Nguyễn Văn Sáng và cs (2001). Lột xác và sinh sản ở Thạch sùng của Trần Kiên, Ngô Thái Lan (2002). Nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thái của loài rắn Lục vảy lưng ba gờ của N. L. Orlov và cs (2002). Thành phần dinh dưỡng và giá trị dược học của Ba ba do Nguyễn Thị Vĩnh và cs (2002) nghiên cứu. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và kiểu nhân của Nhông cát Leiolepis guttata (Cuvier, 1829) ở ven biển Quy Nhơn tỉnh Bình Định của Nguyễn Thành Hưng (2008). Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân bố, dinh dưỡng và sinh sản của rắn Lục xanh Trimeresurus stejnegeri (Schmidt, 1925) ở vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế của Nguyễn Văn Lanh (2009). Nuôi thử nghiệm Rồng đất Physignathus cocincinus (Cuvier, 1829) tại Bến Tre của Bùi Thị Thúy Bắc (2009). Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của rắn Lục mép trắng Trimeresurus albolabris (Gray, 1842) tại trại rắn Đồng Tâm, tỉnh Tiền Giang của Trần Thị Mộng Linh (2009).

Ở Đà Nẵng, có một số nghiên cứu như: Đa dạng thành phần loài bò sát, lưỡng cư ở khu Bà Nà (Hoà Vang, Đà Nẵng) của tác giả Lê Vũ Khôi, Nguyễn Văn Sáng, 2003; Điều tra khu hệ động vật, thực vật và nhân tố ảnh hưởng, đề xuất phương án bảo tồn, sử dụng hợp lí khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Đinh Thị Phương Anh, 1997. Nghiên cứu thành phần loài ếch nhái, bò sát khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà thành phố Đà Nẵng của tác giả Đinh Thị Phương Anh, Trần Thị Ánh Hường, 2009.[3]



1.3. Tình hình nghiên cứu Bò sát ở vùng Tây Nguyên

Thời kỳ từ 1976 đến 1987 có các cuộc khảo sát của cán bộ Viện Sinh vật học, Khoa Sinh vật của Trường Đại Học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại Học sư phạm Hà Nội , Trường Đại Học Huế, Viện điều tra quy hoạch rừng, Viện nghiên cứu biển Nha Trang (nay là Viện Hải Dương học) khảo sát nhiều địa phương khác nhau trên toàn quốc, trong đó có các tỉnh Tây Nguyên như: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Các cuộc khảo sát thường tập trung thống kê thành phần loài của một vùng hay khu vực, phục vụ cho việc quy hoạch phát triển kinh tế, ít có một nghiên cụ thể nào về Bò Sát.

Ở Tây Nguyên có nghiên cứu như: Kết quả khảo sát đa dạng sinh học bò sát, ếch nhái núi Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, của tác giả Nguyễn Văn Sáng, Trần Kiên, năm 2000. Kết quả bước đầu khảo sát lưỡng cư, bò sát ở huyện Đak Mil, tỉnh Đăk Nông của tác giả Trương Thị Vinh Hương, Lê Nguyên Ngật năm 2007. [18]

1.4. Đặc điểm tự nhiên của vườn quốc gia Kon Ka Kinh

1.4.1. Vị trí địa lý

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 50 km về phía Đông Bắc, phân bố trên phạm vi ranh giới hành chính của 5 xã: xã Đăk Roong, Kroong, Kon Pne (huyện Kbang), xã Hà Đông (huyện Đăk Đoa), xã Ayun (huyện Mang Yang). Kon Ka Kinh là đỉnh núi cao nhất (1748m) trên cao nguyên Pleiku.

- Toạ độ địa lý :

+ 14009' – 14030' vĩ độ Bắc

+ 108016' - 108028' kinh độ Đông

- Ranh giới:

+ Phía Bắc: Giáp tỉnh Kon Tum và một phần xã Đăk Roong, huyện Kbang.

+ Phía Nam: Giáp xã Hà Ra và một phần xã Ayun huyện Mang Yang.

+ Phía Đông: Giáp một phần xã Đăk Roong, xã Kroong, xã Lơ Ku huyện Kbang.

+ Phía Tây: Giáp một phần xã Hà Đông huyện Đăk Đoa.



1.4.2. Địa hình

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở nơi tiếp giáp giữa Cao nguyên PleiKu với Cao nguyên Kon Hà Nừng. Là khu rừng gồm nhiều dẫy núi có độ cao trung bình 1.200- 1500 m, với đỉnh Kon Ka Kinh cao 1.748 m, độ cao thấp nhất là vùng đất phía Đông của Vườn với độ cao 600 m. Nhìn chung địa hình Kon Ka Kinh thấp dần từ Bắc xuống Nam, với kiểu địa hình núi trung bình là chủ yếu. Trong phạm vi lãnh thổ của Vườn quốc gia có 3 kiểu địa hình chính sau:

- Kiểu địa hình núi cao (N1), chiếm 0,1% diện tích tự nhiên của Vườn. Phân bố ở đỉnh Kon Ka Kinh, có độ cao từ 1.700 - 1.748 m.

- Kiểu địa hình núi trung bình (N2), chiếm 98,5% diện tích tự nhiên của Vườn. Phân bố gần như toàn bộ Vườn quốc gia, có độ cao từ 700 -1.700 m

- Kiểu địa hình núi thấp (N3), chiếm 1,4% diện tích tự nhiên của Vườn. Phân bố dọc theo các nhánh của suối Đăk Lorr, có độ cao từ 600- 700 m.

1.4.3. Khí hậu

Kon Ka Kinh chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao nguyên. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.



- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21°C đến 25°C. Tháng có nhiệt độ cao nhất 25°C (tháng 5). Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình là 16°C, riêng khu vực đỉnh Kon Ka Kinh có nhiệt độ dưới 15°C.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình biến động từ 2.000-2.500 mm, lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 70- 75% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Tháng có lượng mưa thấp nhất: tháng 1.

- Độ ẩm bình quân năm: 78%, độ ẩm cao nhất vào các tháng mùa mưa từ 88%, các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp nhất 69%.

- Chế độ gió: Hàng năm có 2 hướng gió chính, các tháng mùa khô có hướng gió chính là gió mùa Tây Nam, các tháng mùa mưa hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc.
Nhiệt độ:




T 1

T 2

T 3

T 4

T 5

T 6

T 7

T 8

T 9

T 10

T 11

T 12

TB

năm


2009

21.7

23.5

25.1

25.3

25

25

24.3

24.6

23.8

24.1

23.4

22

24

2010

22.6

24.4

25.4

26.6

27.1

26.2

25.4

24.3

24.9

24

22.5

24.5

24.8

Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (T) trong năm (oC)

Độ ẩm:


Bảng 1.2. Độ ẩm không khí trung bình các tháng (T) trong năm (%)




T 1

T 2

T 3

T 4

T 5

T 6

T 7

T 8

T 9

T 10

T 11

T 12

TB

năm


2009

70

68

71

78

81

84

87

87

89

82

75

71

79

2010

71

69

69

72

76

82

84

88

84

81

78

75

77

Lượng mưa:

Bảng 1.3. Lượng mưa các tháng (T) trong năm (mm)





T 1

T 2

T 3

T 4

T 5

T 6

T 7

T 8

T 9

T 10

T 11

T 12

TB

năm


2009

60

-

11.0

111.5

157.4

72.8

295.0

306.6

623.4

179.0

154.0

1.8

159.9

2010

19.0

0.1

2.8

61.6

85.9

105.9

166.8

313.6

109.2

206.8

193.7

7.2

106.0

(Nguồn: Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, trạm Pmơre, Mang Yang, Gia Lai, năm 2009 – 2010)

1.4.4. Thủy văn

Kon Ka Kinh có 2 hệ suối chính cũng là thượng nguồn của 2 con sông trong vùng, với nhiều nhánh suối nhỏ, mật độ tương đối dày, phân bố rải đều trên diện tích Vườn quốc gia. Các dòng suối mùa mưa có lưu lượng nước lớn, mùa khô tuy chưa bị kạn kiệt nhưng lượng nước dự trữ thấp.

Sông Ba: Là hệ sông lớn nhất, được bắt nguồn từ các nhánh suối ở phía Bắc xã Đăk Roong, chảy theo hướng Bắc Nam, chảy qua Vườn quốc gia tại tiểu khu 18 với chiều dài khoảng 11 km. Toàn bộ các hệ thống suối ở mạn sườn Đông Bắc, Đông Nam Kon Ka Kinh thuộc lưu vực của sông Ba, với diện tích khoảng 230 km². Môdun dòng chảy trung bình toàn lưu vực đạt 22,2 l/s/ km², vùng thượng lưu có lưu lượng dòng chảy trung bình năm cao 40-50 l/s/ km². Hệ số dòng chảy lưu vực thấp, trung bình đạt 0,41.

Sông Đăk Pne: Được bắt nguồn từ nhiều nhánh suối ở sườn Tây Kon Ka Kinh thuộc địa bàn xã Kon Pne, với diện tích lưu vực khoảng 144 km². Sông chảy theo hướng Bắc, nhập với sông ĐăkBla tại huyện Kon Plông, chảy qua Thị xã Kon Tum, nhập với sông PôKô, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Ya Ly, thủy điện Sê San III.



1.4.5. Địa chất và thổ nhưỡng

1.4.5.1. Địa chất

Nền địa chất của Kon Ka Kinh được hình thành từ 4 nhóm đá mẹ sau:

- Nhóm đá Mác ma axit, chủ yếu là đá Gra nít.

- Nhóm đá Mác ma kiềm trung tính, chủ yếu là đá Ba zan.

- Nhóm đá Phiến sét biến chất, chủ yếu là đá Phiến thạch sét và Phiến thạch mi ca.

- Nhóm vật chất dốc tụ ven suối, chủ yếu là phù sa mới.



1.4.5.2. Đất đai:

Trong Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có 6 loại đất chính sau:



- Đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên đá Mác ma axít (FHa):

+ Diện tích: 22.640 ha, chiếm 54,2% diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia.

+ Phân bố tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm và sườn phía Tây Kon Ka Kinh và trên các đường phân thuỷ, trên đỉnh của các dãy núi cao trên 1200 m.

+ Đặc điểm: Được hình thành trong các điều kiện khí hậu lạnh, ẩm, nên thường xuyên có tầng thảm mục thô chưa phân huỷ dày từ 5 - 8 cm, đất tơi xốp và chua (pH 4,0- 4,6), thành phần cơ giới thịt trung bình và thịt nặng. Loại đất này thích nghi với các loại cây trồng lâm nghiệp như Hồng tùng, Pơ mu, Thông 5 lá...



- Đất Feralit mùn nâu vàng phát triển trên đá Mác ma kiềm trung tính (FHk):

+ Diện tích: 5.200 ha. chiếm 12,4 diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia.

+ Phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc Kon Ka Kinh.

+ Đặc điểm: đất hơi chua ( PHkcl <5,5), thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng mùn mỏng, đất tơi xốp, độ dày tầng đất trung bình, biến động từ 50 - 100 cm. Loại đất này thích nghi với các loại cây trồng lâm nghiệp như Giổi xanh, Bời lời nhớt, Bời lời đỏ, Thông 3 lá, Sao đen...



- Đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên đá sét biến chất (FHs):

+ Diện tích: 1.150 ha. chiếm 2,7% diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia.

+ Phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc Kon Ka Kinh.

+ Đặc điểm: Đất ít chua, thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình, tầng mùn mỏng. Loại đất này thích nghi với các loại cây trồng lâm nghiệp Giổi xanh, Bời lời nhớt, Bời lời đỏ, Thông 3 lá, Sao đen...



- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá Mác ma axit (Fa):

+ Diện tích: 5.500 ha, chiếm 13,2% diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia.

+ Phân bố chủ yếu trên sườn phía Đông Bắc Kon Ka Kinh, thuộc Cao nguyên Kon Hà Nừng, và một số ít diện tích thuộc xã AJun.

+ Đặc điểm: đất chua ( PHkcl 3,9- 4,7), có tỷ lệ mùn thấp (0,5- 0,7%), thành phần cơ giới thịt nhẹ và thịt pha sét, độ dầy tầng đất trung bình. Loại đất này thích hợp với các loại cây trồng lâm nghiệp như Giổi xanh, Bời lời nhớt, Bời lời đỏ, Thông 3 lá, Sao đen...



- Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Mác ma kiềm trung tính (Fk):

+ Diện tích: 6.690 ha, chiếm 16,0% diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia.

+ Phân bố chủ yếu ở sườn Đông Kon ka Kinh.

+ Đặc điểm: đất có tầng dày (>100 cm), hơi chua ( PHkcl <5,5), thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, hàm lượng hữu cơ trong đất tương đối cao.

Loại đất này thích hợp với các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Đặc biệt là cây công nghiệp như Cà phê, Cao su, cây ăn quả...

- Đất phù sa ven sông suối (P):

+ Diện tích: 600 ha, chiếm 1,4% diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia.

+ Phân bố dọc theo các thung lũng ven sông suối.

+ Đặc điểm: đất trung tính (PHkcl 7,0- 7,2), thành phần cơ giới thịt trung bình, tỷ lệ mùn 2,7- 3,2%, độ dầy tầng đất trung bình 50- 100 cm.

Loại đất này thích hợp với các loại cây trồng nông nghiệp như Lúa, Ngô, Khoai, Đậu các loại.

1.4.6. Sinh vật

1.4.6.1. Hệ thực vật và thảm thực vật rừng

- Hệ thực vật rừng

Do đặc điểm đa dạng về địa hình, độ cao, khí hậu, đất đai và các nhân tố hình thành rừng khác đã tạo cho hệ thực vật rừng ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh rất phong phú và đa dạng, nơi đây là điểm hội tụ của các luồng thực vật sau:

+ Luồng thực vật thuộc khu hệ Bắc Việt Nam có các loài cây thuộc họ đậu, họ Thầu dầu, họ Mộc lan, họ Dâu tằm, họ Na, họ Re, họ Giẻ... Luồng thực vật này thường phân bố nhiều ở khu vực chịu ảnh hưởng chế độ mưa ẩm nhiệt nhiệt đới. Rừng thường có nhiều loài cây trên đơn vị diện tích và các loài ưu thế có tổ thành không lớn.

+ Luồng thực vật thuộc khu hệ Vân Nam - Quý Châu và chân dãy núi Himalaya có các loài cây lá kim của ngành phụ hạt trần như Thông nàng, Hoàng đàn giả, Kim giao, Pơ mu...

+ Luồng thực vật thuộc khu hệ Malaixia - Inđônêxia: Đại diện cho luồng thực vật này là các loài cây thuộc họ Dầu như Chò chai, Chò đen, Chò chỉ, Cẩm

+ Luồng thực vật India- Mianma: Tiêu biểu có các loài cây thuộc họ Bàng như Choại, họ Tử vi như Bằng lăng ổi.

- Thành phần thực vật

Qua kết quả điều tra hệ thực vật rừng ở Vườn quốc gia Kon Ka kinh bước đầu đã thống kê được 687 loài thực vật thuộc 459 chi và 140 họ. Trong đó ngành thực vật cây hạt kín 2 lá mầm chiếm đa số (104 họ, 337 chi, 528 loài). Sau đó là ngành hạt kín 1 lá mầm (15 họ; 82 chi, 111 loài). Các ngành khuyết thực vật có 16 họ, 32 chi và 40 loài. Ngành hạt trần có 5 họ, 8 chi, 8 loài.

Kết quả điều tra trên cho thấy: Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có hệ thực vật rất phong phú, đa dạng về thành phần loài. Đặc biệt có rất nhiều loài thực vật đặc hữu, quý hiếm cần phải bảo tồn nguồn gen như sau:

- Các loài đặc hữu: Có 11 loài đặc hữu: Thông đà lạt, Hoa khế, Gõ đỏ, Trắc, Xoay, Bọ nẹt trung bộ, Du moóc, Song bột, Lọng hiệp, Hoàng thảo vạch đỏ.

- Các loài quý hiếm:

Hệ thực vật rừng vườn quốc gia Kon Ka Kinh có 34 loài quý, hiếm, có giá trị bảo tồn nguồn gien và nghiên cứu khoa học, đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới...



Trong tổng số 34 loài ghi trong sách đỏ, có 24 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam, bao gồm 2 loài thuộc cấp E (Cấp đang nguy cấp, bị đe dọa tuyệt chủng), 6 loài ở cấp V (Cấp sẽ nguy cấp, có thể bị đe dọa tuyệt chủng), 7 loài thuộc cấp R (Cấp hiếm), 1 loài thuộc cấp bị đe doạ (T), và 8 loài thuộc cấp K (Cấp biết không chính xác). Theo phân loại của IUCN 1997 có 141 loài nằm trong sách đỏ thế giới gồm 1 loài thuộc cấp E (cấp đang nguy cấp Endangered), 2 loài bị đe dọa ở cấp V (cấp sẽ nguy cấp Vulnerable), 12 loài thuộc cấp hiếm.

-Thảm thực vật rừng



Hình 1.1. Bản đồ thảm thực vật VQG Kon Ka Kinh
Phần lớn diện tích vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là rừng nguyên sinh với các kiểu thảm thực vật rừng chính sau:

- Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.

- Kiểu rừng kín hỗn giao lá rộng, lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: đây là kiểu rừng hỗn giao giữa cây lá kim và cây lá rộng. Trong đó loài cây lá kim chủ yếu Vườn quốc gia Kon ka Kinh chiếm ưu thế.

- Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới.

- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác.

1.4.6.2. Hệ động vật rừng

Kết quả điều tra hệ động vật rừng Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cho thấy có 428 loài động vật. Trong đó có 223 loài động vật có xương sống ở cạn thuộc 34 bộ và 74 họ khác nhau và 205 loài động vật không xương sống (Bướm) thuộc 10 họ trong bộ Cánh vẩy.

- Các loài đặc hữu: Hệ động vật rừng Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có 16 loài đặc hữu thể hiện như sau:

+ Lớp thú: Có 5 loài thú lớn đặc hữu cho Đông Dương và Việt Nam là: Vượn má hung (Hylobates), Voọc vá Chân xám (Pygathrix nemaeus), Hổ (Panthera tigerls), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonenensis) là loài thú mới phát hiện lần đầu tiên ở Khu Bảo tồn sông Thanh Đak Pring và Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) là loài thú quý hiếm phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Quang.

+ Lớp chim: Có 7 loài chim đặc hữu.Trong đó có 3 loài đặc hữu cho Việt Nam: Khướu đầu đen, Khướu mỏ dài, Khướu kon ka kinh và 4 loài đặc hữu cho Việt Nam và Lào: Khướu đầu xám, Trèo cây mỏ vàng, Gà lôi vằn (Lophura nycthemra) và Thày chùa đít đỏ (Megalaima lagrandieri). Đặc biệt là Khướu kon ka kinh (Garrulax konkakinhensis) là một loài mới được phát hiện cho khoa học trong vòng 30 năm trở lại đây ở khu vực châu Á.

+ Lớp Bò sát, Ếch nhái: Có 4 loài đặc hữu cho vùng và cho Việt Nam:

Thằn lằn buôn lưới (Sphenomorphus buonluoicus) là loài đặc hữu cho vùng Nam Trường Sơn (Lào). 3 loài đặc hữu cho Việt Nam: Thằn lằn đuôi đỏ, Chàng Sapa (Rana chapaensis), Ếch gai sần (Rana verrucospinosa).

1.4.6.3. Các loài quý hiếm:

Ngoài những loài mới phát hiện và những loài có giá trị đặc hữu nêu trên, hệ động vật rừng Vườn quốc gia Kon ka Kinh còn có 38 loài thú quý hiếm, có giá trị bảo tồn nguồn gien và nghiên cứu khoa học, được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Như sau:



+ Lớp thú có 10 loài, trong đó có 9 loài ghi trong sách đỏ thế giới, có 7 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam.

+ Lớp chim có 14 loài, trong đó có 8 loài ghi trong sách đỏ thế giới và 11 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam.

+ Lớp bò sát, ếch nhái có 14 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam.

1.5. Đặc điểm xã hội

1.5.1. Dân số, dân tộc, lao động

* Dân số:

Theo số liệu điều tra dân sinh kinh tế của các xã có liên quan đến Vườn quốc gia tháng 9 năm 2003, tổng dân số toàn vùng hiện có 5.895 hộ, với 30.508 người, phân bố như sau:

- Trong Vườn quốc gia có 70 hộ với 301 người. Trong đó:

+ Xã Đắc Roong có 7 hộ, 31 người.

+ Xã Kroong có 63 hộ với 270 người.

- Trong vùng đệm có 5.825 hộ với 30.207 người. Trong đó:

+ Huyện KBang: có 11.064 người, phân bố trong 4 xã: Đăk Roong, Kon Pne, Kroong và xã Lơ Ku.

+ Huyện Mang Yang: có 16.128 người, phân bố trong xã Hà Ra và xã AJun.

+ Huyện Đăk Đoa: có 3.015 người, phân bố trong xã Hà Đông.

- Mật độ dân số tính chung toàn vùng hiện có 19 người/km². Trong đó xã xã AJun mật độ dân số cao nhất 41 người/km², xã có dân số thấp nhất là xã KonPne mật độ 7 người/km².

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn vùng 2,8%.

* Lao động

- Tổng số lao động trong vùng có 15.039 lao động, chiếm 49,3% dân số.

Trong đó:

+ Trong Vườn quốc gia có 151 lao động, chiếm 1,2% tổng số lao động trong vùng. Cơ cấu lao động 100% là lao động nông nghiệp.

+ Vùng đệm có 14.888 lao động, chiếm 99, % tổng lao động trong vùng.

- Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế như sau:

+ Nông nghiệp: 14.321 người, chiếm 96,2% lao động vùng đệm.

+ Lâm nghiệp: 155 người chiếm 1,0% lao động vùng đệm.

+ Tiểu thủ công nghiệp: 47 người, chiếm 0,3% lao động vùng đệm.

+ Các ngành khác: 365 người, chiếm 2,5% lao động vùng đệm.

Hiện tại lực lượng lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn (96,2%). Trong khi đó lao động ngành lâm nghiệp quá ít ỏi (1,0%). Một lao động ngành lâm nghiệp phải đảm nhận bình quân 570 ha đất lâm nghiệp, gồm 462 ha đất có rừng và 108 ha đất không có rừng.

* Dân tộc

Trong vùng dân tộc Ba Na có tỷ lệ lớn, chiếm 71,3%. Phân bố ở tất cả các xã trong vùng, các xã có tỷ lệ đồng bào Ba Na cao nhất là xã Kon Pne (99,2%), xã Hà Đông (97%) Xã Đăk Roong (94,2%); thấp nhất là xã Hà Ra (54,4%)

Dân tộc Kinh chiếm 26,9%, xã có tỷ lệ dân tộc Kinh cao nhất là xã Hà Ra (45,6%), xã AJun (43%).

Dân tộc ít người khác (Tày, Nùng, Hmông, Dao...) chỉ chiếm 1,8%. Phân bố ở các xã AJun, Lơ Ku và xã Kroong.



1.5.2. Tập quán canh tác, sinh hoạt văn hoá của các dân tộc

- Cộng đồng dân tộc người Ba Na là người bản địa đã sinh sống lâu đời ở đây, họ đã được định canh, định cư thành các thôn, bản ven các trục đường giao thông và ven các thung lũng sông suối. Với mô hình sở hữu đất đai truyền thống theo hộ gia đình, diện tích đất đai canh tác thường manh mún, nhỏ lẻ, cho nên việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Trong các năm gần đây đồng bào dân tộc đã làm lúa nước 1 vụ và 2 vụ, nhưng phương thức canh tác vẫn lạc hậu, chưa áp dụng các biện pháp thâm canh nên năng suất không cao.

Nét văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc là văn hóa cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, bỏ mả, cưới hỏi... mang tính cộng đồng rất cao, họ đánh chiêng, múa hát tập thể vào các dịp lễ tết, vào các mùa gieo tỉa và cuối mùa thu hoạch.

Phong tục tập quán còn mang nét xã hội mẫu hệ, ở đây người phụ nữ được đề cao trong gia đình, con cái mang họ mẹ, nhưng phụ nữ cũng là những người phải lao động nặng nhọc nhất trong các công việc hàng ngày. Người đàn ông chỉ làm các việc như hạ cây, làm nhà, làm rẫy, đan lát, săn bắn thú rừng...

- Cộng đồng các dân tộc ít người khác, chiếm một số lượng rất nhỏ (1,8%) so với dân số toàn vùng, phân bố rải rác ở 3 xã (AJun, Lơ Ku, Kroong). Do số lượng ít, lại bao gồm 9 dân tộc (Tày, Nùng, Hmông, Dao...) nên các đặc trưng văn hoá riêng của từng dân tộc ít có điều kiện biểu hiện. Nhưng cũng có đặc điểm chung khác với cộng đồng người dân tộc Ba Na ở các phong tục ma chay, cưới hỏi. Trong sản xuất họ đã biết thâm canh, tăng vụ. Biết kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt.

- Cộng đồng dân tộc kinh đang sinh sống tại các xã trong vùng được hình thành chủ yếu từ sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân ở nhiều tỉnh thành miền Bắc và miền Trung di cư tự do về . Họ có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng do là dân kinh tế mới, đa số họ là những hộ nghèo ở các địa phương khác di cư đến nên thường bị thiếu vốn, thiếu đất để sản xuất.



Các nguồn thu nhập chính của nhân dân trong vùng là các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và một phần sản phẩm thu hái từ rừng như chất đốt, mật ong, các loại nấm...

Thực tế cho thấy, kinh tế các cộng đồng dân tộc quanh vùng VQG Kon Ka Kinh còn rất nhiều khó khăn. Tỉ lệ hộ đói, nghèo còn cao, dân sinh, dân trí còn thấp. Cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại khó khăn đặc biệt là vào các tháng mùa mưa. Phương tiện nghe nhìn, hệ thống thông tin liên lạc còn chưa phát triển. Bên cạnh đó hiện tượng chặt phá rừng đốt nương làm rẫy, khai thác các tài nguyên rừng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đa dạng sinh học của VQG Kon Ka Kinh. Bởi vậy, muốn phát triển kinh tế xã hội xung quanh VQG, nhưng tác động ít đến việc xâm hại tài nguyên rừng thì các nhà chức năng phải có tầm nhìn chiến lược và phát huy được thế mạnh của vùng, thực hiện những chương trình cụ thể để nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Kon Ka Kinh.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các loài Bò sát phân bố ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh



2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu.

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Tháng 6/2010: Thu thập tài liệu, tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài.

Tháng 7/2010: Khảo sát và vạch tuyến nghiên cứu trên thực địa.

Tháng 7/2010 – 4/2011: Tiến hành thu thập, xử lí, phân tích mẫu.

Tháng 4/2011 – 6/2011: Xử lí, thống kê số liệu thu được và viết luận văn.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện chủ yếu tại các tiểu khu 414, 432, 433, 436 của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, chia thành 4 tuyến nghiên cứu:

Tuyến 1: Từ vườn thực vật của VQG vào Lán nghiên cứu của Hội động vật học Frankfurt, Cộng hòa liên bang Đức (có tọa độ 0210455/1573776), dài 4km (trong đó có 1.5 km nằm ở độ cao dưới 900m; còn 2.5km nằm ở độ cao từ 900-1300m)

Tuyến 2: Từ Lán nghiên cứu (tọa độ 0210412/1573420) đến địa điểm cây Thông 5 lá (tọa độ 0212061/1574686), dài 2.5km (trong đó có 0.8km nằm ở độ cao trên 1300m, 1.7km nằm ở độ cao từ 900-1300m)

Tuyến 3: Từ Lán nghiên cứu (tọa độ 0210258/1574289) dọc theo suối lên đến đỉnh thác Hà Ngoi (tọa độ 0210615/1576930), dài 3km (trong đó có 1,5km nằm ở độ cao trên 1300m; 1.5km nằm ở độ cao từ 900-1300m)

Tuyến 4: Từ Lán nghiên cứu (tọa độ 0210138/1573972) đến lán cũ Zơ Mut (tọa độ 0208883/1574836), dài 2.5km, trong đó có 0.7km nằm ở độ cao trên 1300m; 1.8km nằm ở độ cao từ 900-1300m).


2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên

- Phương pháp thu mẫu:





Hình 2.1. Bản đồ các tuyến thu mẫu ở khu vực nghiên cứu
Thời điểm thu mẫu trong ngày khác nhau đối với mỗi nhóm động vật: Nhóm Thằn lằn từ 9 giờ đến 15 giờ hoặc sau 18 giờ. Nhóm Rắn và Rùa có thể thu cả ban ngày và ban đêm.

Nơi tiêu biểu tìm thấy Bò sát: d­ưới các hốc đá, thân cây bị chặt hay đổ ngã, các vật đổ nát trên mặt đất. Trong các bụi cây, cành cây thấp và vừa, thực vật sống d­ưới nước, khe suối, bờ ruộng.

Một số phương pháp bắt Bò sát gặp một cách ngẫu nhiên: Đối với thằn lằn có thể dùng thanh tre mảnh có dây thắt nút thòng lọng vòng qua đầu con vật và giật mạnh hoặc dùng câu như câu cá. Đối với rắn cách bắt tốt nhất là dùng gậy có kẹp hay móc sắt ở đầu gậy để thu mẫu.

Việc thu mẫu trên thực địa được thực hiện kết hợp cùng với những thành viên của nhóm nghiên cứu Vooc, kiểm lâm và những người đi rừng trong vùng. Một số mẫu vật được thu mua ở các chợ địa phương trong vùng nghiên cứu. Tập huấn phương pháp thu thập và xử lí bảo quản mẫu vật, cung cấp hóa chất, bình chứa cho cộng tác viên để thường xuyên thu thập mẫu vật.

Mẫu vật mới thu xong rửa sạch, lau khô và chụp ảnh khi còn tươi (nếu có thể) để có hình ảnh chân thực rồi gắn nhãn và cố định ngay (để bảo quản mẫu và thức ăn) trong dung dịch formol 10% trong 24 giờ (với mẫu lớn thì phải rạch một đường nhỏ ở bụng hoặc tiêm vào đùi, bụng), rồi bảo quản trong cồn 800.

Những loài không thu được mẫu thì chụp ảnh sinh cảnh, phỏng vấn dân địa phương, thợ săn và kiểm lâm.

- Quan sát và điều tra

Quan sát động vật có trong tuyến khảo sát, điểm mua bán động vật hoang dã và những di vật còn lại (rùa, rắn ngâm rượu).

Điều tra qua nhân dân và người săn bắt động vật rừng về thành phần loài, các đặc điểm sinh thái, sinh học, tình hình khai thác, dụng cụ săn bắt, giá trị sử dụng và kinh tế. Việc điều tra được lặp lại nhiều lần ở nhiều người, nhiều vùng để tăng độ tin cậy.



2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

- Đo và phân tích số liệu về hình thái: Các tiêu chí hình thái cần lấy số liệu được tham khảo trong các tài liệu có uy tín được công bố gần đây [49], [50]. Mỗi mẫu vật có một phiếu hình thái riêng.

- Định tên khoa học các loài: Mẫu vật sau khi đã phân tích các số liệu về hình thái, được định tên khoa học dựa vào các tài liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ [7], Campden - Main [44]; Cox M. J [45], Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường [36], [51], Stuart [37], Đào Văn Tiến [38], [39]; Taylor [52]; Bourret R. [55], [56], [57].

- Mô tả và làm mẫu:

Mô tả các đặc điểm chẩn loại của mẫu vật theo các tác giả Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường [36]; Stuart L. [37].

Xây dựng khoá định loại dựa vào các đặc điểm chẩn loại ít biến dị trên cơ sở tham khảo các tài liệu [dùng trong định loại] và đặc điểm của mẫu vật thu được.

- Đánh giá độ thường gặp:

Đánh giá tần số gặp của loài căn cứ vào tần suất gặp, số lượng cá thể thu được và phỏng vấn mà chia ra thành ba mức độ: thường gặp (+++) khi có tần suất gặp 75 - 100% tổng số điểm thu mẫu, ít gặp (++) khi có tần suất gặp 50 - 74% tổng số điểm thu mẫu và hiếm gặp (+) khi tần suất gặp ít hơn 50% tổng số điểm thu mẫu.



- Xác định mức độ quý, hiếm và loài đặc hữu: Dựa vào Sách đỏ Việt Nam (2007) [5], Danh lục đỏ IUCN 2006 [58], các văn bản của Chính phủ Việt Nam (Công ước CITES 2000 [8], Nghị định 32/2006/NĐ – CP [10]). Loài đặc hữu dựa vào công bố của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005) [36].

- Nhận xét sự gần gũi của các khu hệ động vật:



Áp dụng chỉ số hệ số Sorensen (1948):

Trong đó: S: Hệ số gần gũi của hai khu hệ B: Số loài của khu hệ B

A : Số loài của khu hệ A C: Số loài chung của hai khu hệ

Hệ số gần gũi biến đổi từ 0 đến 1. Giá trị S càng gần 1 thì mối quan hệ giữa hai khu hệ càng gần gũi, thành phần loài trong hai khu hệ càng gần giống nhau. S càng gần 0, mối quan hệ giữa hai khu hệ càng ít, thành phần loài trong hai khu hệ càng khác nhau.



CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Danh sách thành phần loài bò sát ở Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh

Qua tổng số 12 đợt thu mẫu, kết quả định tên số mẫu thu được tại các tuyến nghiên cứu ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh, chúng tôi xác định được 35 loài có mẫu, đồng thời bổ sung 3 loài điều tra qua thợ săn, người dân, cán bộ kiểm lâm và 10 loài qua tham khảo và tổng hợp tài liệu liên quan [42], bước đầu đã ghi nhận được 48 loài Bò sát thuộc 36 giống, 11 họ, 2 bộ ở VQG Kon Ka Kinh.



Danh sách thành phần loài được sắp xếp theo danh lục Bò sát của Zhao E.-M và Adle.K., và bổ sung bằng các tài liệu của Smith M.A., 1935,1943, của Hồ Thu Cúc, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường 2005, 2007, 2009. (Bảng 3.1)

Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài Bò sát VQG KKK

Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 4.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương