Mở ĐẦu khái niệm cô đặc Mục đích của quá trình cô đặc Các yếu tố kỹ thuật trong quá trình cô đặc 5



tải về 0.62 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2022
Kích0.62 Mb.
#50569
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Kỹ-thuật-thực-phẩm Nhóm-5
[123doc] - cau-tao-giai-phau-mot-so-nong-san

5.3. Biến đổi hóa lý


Biến đổi hóa lý quan trọng trong quá trình cô đặc bằng nhiệt là sự chuyển pha của nước. Nước tồn tại ở trạng thái lỏng trong nguyên liệu trước khi cô đặc sẽ chuyển sang trạng thái hơi và thoát ra môi trường bên ngoài.

Trong quá trình cô đặc, có thể xảy ra sự đông tụ protein trong nguyên liệu nếu nhiệt độ cô đặc cao.


6. Công nghệ và thiết bị cô đặc

6.1. Thiết bị cô đặc có ống tuần hoàn ở tâm

6.1.1. Cấu tạo






  1. Buồng đốt

  2. Ống truyền nhiệt

  3. Ống tuần hoàn trung tâm

  4. Buồng bốc hơi

  5. Bộ phận tách bọt

I. Cửa nguyên liệu vào

II. Nguyên liệu ra

III. Hơi vào

IV. Nước ngưng tụ

V. Hơi thứ

Hình 1. Thiết bị cô đặc có ống tuần hoàn ở tâm

6.1.2. Nguyên tắc hoạt động


- Đầu tiên ta phải kiểm tra các bộ phận thiết bị để đảm bảo thiết bị vận hành bình thường. Sau đó mở nhẹ van hơi (III) để hơi đốt vào buồng đốt, tiếp theo mở van ở cửa tháo nước ngưng (IV). Đóng van hơi đốt lại sau đó báo cho bộ phận chuẩn bị nguyên liệu.

- Dung dịch được đưa vào cửa (I), dung dịch sẽ chảy xuống và vào bên trong các ống truyền nhiệt số (2) và ống tuần hoàn số (3). Hơi vào ở cửa số (III) và đi bên ngoài ống truyền nhiệt. Hơi sẽ truyền nhiệt cho bề mặt ống truyền nhiệt, rồi ống truyền nhiệt cho dung dịch làm cho dung dịch sôi, nhưng do ống truyền nhiệt nhỏ hơn ống tuần hoàn trung tâm nên dung dịch bên trong ống truyền nhiệt ít hơn so với ống tuần hoàn trung tâm và cùng một lượng nhiệt như nhau thì dung dịch bên trong ống truyền nhiệt sẽ nhanh sôi hơn ở bên ống tuần hoàn trung tâm. Các cấu tử bay hơi sẽ nổi lên trên bề mặt ống truyền nhiệt, còn ở ống tuần hoàn trung tâm các cấu tử vẫn còn nặng nên sẽ rơi xuống đáy rồi sang ống truyền nhiệt, nhận được nhiệt lớn thì các cấu tử nhẹ dần và bay lên, nếu chưa đạt yêu cầu thì lại rơi xuống ở ống tuần hoàn trung tâm. Cứ tuần hoàn lặp lại như vậy cho đến khi đạt được nồng độ chất khô mong muốn thì sẽ được đưa ra ở cửa số (II). Ở phòng đốt (1), hơi thứ sẽ bay lên ở phòng bốc hơi (4) rồi vào bộ phận tách bọt (5). Tại đây, bộ phận tách bọt sẽ thu hồi các cấu tử quý do hơi thứ cuốn theo. Hơi thứ sau đó được đưa ra ngoài ở cửa (V) và đưa vào thiết bị baromet để tạo chân không hoặc sử dụng ở mục đích khác. Trong quá trình đốt nóng dung dịch thì hơi đốt sẽ bị mất nhiệt, ngưng tụ lại thành nước và sẽ được tháo ra ở cửa (IV).


6.1.3. Ưu, nhược điểm


  • Ưu điểm:

- Thiết bị có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng.

- Dễ dàng vệ sinh và sửa chữa khi có hư hỏng.



  • Nhược điểm:

- Có tốc độ tuần hoàn bé vì ống tuần hoàn cũng bị đun nóng nên hệ số truyền nhiệt thấp.

6.1.4. Sự cố và cách khắc phục


  • Sự đóng cặn trên bề mặt các ống truyền nhiệt  Phải thường xuyên vệ sinh đường ống.

  • Nước ngưng tụ bị nhiễm cấu tử do ăn mòn cơ học xảy ra khi thiết bị làm việc ở nhiệt độ cao áp xuất cao dẫn tới các mối hàn bị hư hỏng dẫn đến hơi và nguyên liệu trộn vào nhau  Ta phải theo dõi nhiệt độ và áp xuất buồng đốt thường, thường xuyên kiểm tra các mối hàn.

  • Dễ cháy nguyên liệu ở phần trên miệng ống  Làm cho nguyên liệu phủ kín bề mặt ống truyền nhiệt.

  • Vận tốc tuần hoàn giảm  Thay ống tuần hoàn nhỏ hơn.



tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương