MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH



tải về 0.94 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.94 Mb.
#101
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống Kê Đồng Nai.

Cơ cấu so toàn ngành công nghiệp huyện, năm 2000 công nghiệp chế biến gỗ chiếm 2%, đến năm 2008 chiếm trên 5%. So với ngành chế biến gỗ của toàn Tỉnh, công nghiệp chế biến gỗ của huyện chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 0,5 – 0,6%.



b) Sản phẩm và thị trường

Sản phẩm của ngành chủ yếu là hàng mộc dân dụng và các sản phẩm mây tre lá đan lát. Doanh thu ngành năm 2000 đạt 6,4 tỷ đồng, năm 2008 đạt 44,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2008 là 27,4%/năm; trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 36,4%/năm, giai đoạn 2006-2008 tăng 13,7%/năm.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là trong nước, mặc dù trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở đan lát mây tre lá cho xuất khẩu, tuy nhiên các cơ sở này chủ yếu sản xuất, gia công cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở Biên Hoà hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy các cơ sở sản xuất của ngành có quy mô nhỏ, không đủ khả năng để tiếp cận khách hàng lớn, xuất khẩu trực tiếp sản phẩm.

c) Lao động

Lao động ngành công nghiệp chế gỗ năm 2000 là 699 người; năm 2008 là 1.097 người. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn giai đoạn 2001-2008 tăng 5,8%/năm; trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 6,7%/năm, giai đoạn 2006 - 2008 tăng 4,4%/năm.

Cơ cấu lao động năm 2000 chiếm 15,7%, đến năm 2005 chiếm 17,4 % và năm 2008 chiếm 16,7% trong tổng cơ cấu lao động của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện. Đây là ngành thu hút và giải quyết được nhiều lao động cho huyện, nhất là lĩnh vực đan lát mây tre lá giải quyết vấn đề lao động nông nhàn.

4. Ngành công nghiệp cơ khí

a) Năng lực sản xuất công nghiệp

Công nghiệp cơ khí trên địa bàn huyện đến cuối năm 2008 có khoảng 119 cơ sở sản xuất dân doanh, chủ yếu vẫn là các cơ sở nhỏ. Hiện tại có một số doanh nghiệp đang triển khai đầu tư có quy mô lớn hơn như Công ty Hoa Sen (sản xuất tole), cơ khí xây dựng Quốc Vương, Công ty Lò Xo Việt Nam,… Tình hình tăng trưởng của ngành như sau:



Danh mục

GTSXCN (tỷ đồng)

Tốc độ tăng BQ (%)

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2008

2001-2005

2006-2008

2001-2008

CN Huyện Định Quán

251,9

390,0

593,3

9,1

15,0

11,3

CN Cơ khí

6,1

12,8

27,2

15,9

28,7

20,6

- CN Ngoài quốc doanh

6,1

12,8

27,2

15,9

28,7

20,6

Cơ cấu (%)

2,42

3,28

4,6










Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống Kê Đồng Nai.

Ngành công nghiệp ngành cơ khí là ngành đứng thứ 4 về tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp trên địa bàn huyện. Năm 2000 sản xuất công nghiệp đạt 6,1 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 27,2 tỷ đồng. Tốc độ bình quân giai đoạn 2001-2008 tăng 20,6%/năm, cao hơn bình quân chung toàn huyện (11,3%/năm); trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 15,9%/năm, giai đoạn 2006 - 2008 tăng 28,7%/năm.

Năm 2000, ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn huyện chiếm 2,42% công nghiệp huyện, đến năm 2008 tăng lên 4,6%. So với công nghiệp cơ khí toàn Tỉnh, công nghiệp cơ khí trên địa bàn huyện chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn, bình quân chỉ chiếm khoảng 0,2 – 0,3%.

b) Sản phẩm và thị trường

Các sản phẩm cơ khí trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào kỹ nghệ sắt, gia công cơ khí, sản xuất lò xo,…

Doanh thu ngành công nghiệp cơ khí năm 2000 đạt 10,5 tỷ đồng, năm 2008 đạt 29,5 tỷ đồng.

Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2008 tăng 13,8%/năm. Thị trường tiêu thụ ngành cơ khí nội địa là chủ yếu, sản xuất phục vụ xây dựng trên địa bàn huyện.



c) Lao động

Lao động ngành công nghiệp cơ khí năm 2000 là 262 người; năm 2005 là 350 người; năm 2008 là 434 người, tăng 172 người so năm 2000.

Tốc độ tăng bình quân giai đoạn giai đoạn 2001-2005 tăng 6%/năm; giai đoạn 2006 - 2008 tăng 7,4%/năm; bình quân cả giai đoạn 2001-2008 tăng 6,5%/năm (toàn ngành 5%/năm).

Năm 2000, lao động ngành cơ khí chiếm trên 5,9%, đến năm 2008 tăng lên 6,6% trong tổng cơ cấu lao động của công nghiệp trên địa bàn huyện.



5. Ngành công nghiệp dệt, may và giày dép

a) Năng lực sản xuất công nghiệp

Ngành dệt may và giày dép (DMG) là một trong những ngành công nghiệp chủ lực và là ngành công nghiệp mũi nhọn định hướng xuất khẩu của Đồng Nai. Đối với Định Quán, công nghiệp DMG là một trong những ngành chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu công nghiệp của huyện, xếp thứ 5 trong 8 nhóm ngành công nghiệp chủ yếu. Đến cuối năm 2008, công nghiệp DMG trên địa bàn huyện có 290 cơ sở dân doanh. Tình hình tăng trưởng của ngành như sau:



Danh mục

GTSXCN (tỷ đồng)

Tốc độ tăng BQ (%)

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2008

2001-2005

2006-2008

2001-2008

CN Huyện Định Quán

251,9

390,0

593,3

9,1

15,0

11,3

CN Dệt may, giày dép

4,0

5,6

18,3

7,1

48,4

21,0

- CN Ngoài quốc doanh

4,0

5,6

18,3

7,1

48,4

21,0

Cơ cấu (%)

1,58

1,43

3,08










Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống Kê Đồng Nai.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 đạt 4 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 18,3 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN bình quân giai đoạn 2001 – 2008 tăng 21%/năm, cao hơn bình quân chung toàn ngành; trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng 7,1%/năm, giai đoạn 2006 – 2008 tăng 48,4%/năm. Nguyên nhân tăng cao giai đoạn 2006 – 2008 là do sức mua trên địa bàn tăng khá.



b) Sản phẩm và thị trường

Sản phẩm của ngành DMG của thành phố chủ yếu là các sản phẩm may mặc, giày dép, dệt lưới là chính.

Doanh thu ngành công nghiệp dệt, may, giày, dép năm 2000 đạt 5,1 tỷ đồng; năm 2008 đạt 24,2 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2008 tăng 21,3%/năm.

Thị trường chủ yếu phục vụ các nhu cầu trên địa bàn huyện. Sản xuất mang tính thủ công và nhỏ lẻ.



c) Lao động

Lao động ngành công nghiệp dệt, may, giày, dép năm 2000 là 379 người; năm 2005 là 535 người; năm 2008 là 769 người.

Tốc độ tăng bình quân giai đoạn giai đoạn 2001-2005 tăng 7,1%/năm; giai đoạn 2006 - 2008 tăng 12,9%/năm.

Năm 2000 chiếm 8,5% tổng cơ cấu lao động của huyện, năm 2005 chiếm 9,65% và năm 2008 chiếm trên 11,7%.



6. Các ngành công nghiệp còn lại

a) Năng lực sản xuất

Các ngành công nghiệp còn lại trên địa bàn huyện bao gồm 3 lĩnh vực sau:

- Công nghiệp hoá chất: Chủ yếu là sản xuất phân bón có 1 cơ sở;

- Công nghiệp giấy và sản phẩm từ giấy (bao gồm cả in và xuất bản): có 3 cơ s chủ yếu là ngành in;

- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước: có 12 cơ sở, chủ yếu là khai thác nước.

Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp đối với các nhóm ngành này năm 2008 chỉ chiếm khoảng 0,4%. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN giai đoạn 2001 – 2008 đạt 19,9%/năm.



b) Sản phẩm và thị trường

Sản phẩm ngành giấy chủ yếu là phân bón; in ấn và khai thác nước phục vụ các nhu cầu trên địa bàn huyện là chính.



c) Lao động

Lao động năm 2000 là 37 người, đến năm 2008 là 113 người. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2008 là 15%năm.



II.3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN

1. Khu công nghiệp

Trên địa bàn huyện Định Quán đã quy hoạch 1 Khu công nghiệp diện tích 161,24 ha tại xã La Ngà, chia làm 2 giai đoạn như sau:



a) Giai đoạn I:

- Diện tích: 54 ha, diện tích dùng cho thuê 37,8 ha, diện tích đã cho thuê 37,8 ha, đạt 100%.

- Kết cấu hạ tầng: Cấp điện: trạm biến áp 25 MVA, điện lưới quốc gia. Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. Hệ thống đường giao thông và thoát nước mưa hoàn chỉnh. Công tác đền bù giải toả KCN giai đoạn 1 đã hoàn thành, đang chờ Hội đồng đền bù huyện Định Quán làm hồ sơ quyết toán kinh phí đền bù giải tỏa. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 0,61 triệu USD. Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu được miễn, năm thứ 6 trở đi 0,4 USD/m2/năm.

- Ngành nghề đầu tư: Ưu tiên đầu tư công nghiệp vật liệu xây dựng, lắp ráp cơ khí, chế biến nông sản, điện, điện tử, may mặc, công nghiệp nhẹ, bao bì, gia dày, sản xuất lắp ráp sửa chữa máy nông lâm nghiệp và giao thông vận tải.

- Hiện đã có 13 dự án đầu tư và đã có 6 doanh nghiệp đi vào hoạt động, như: Cty TNHH hạt giống SP – VN, Cty TNHH Lò xo VN, Cty TNHH Kyung Rim Vina; Cty TNHH Đại Quang Minh.

- Công ty đầu tư hạ tầng: Công ty Phát triển hạ tầng các KCN Miền Núi (trực thuộc BQL các KCN Đồng Nai).



b) Giai đoạn II:

Mở rộng diện tích giai đoạn 2 với quy mô 107,24 ha; hiện tại thực hiện giai đoạn II KCN này đã lập quy hoạch chi tiết 1/2.000, đang triển khai phương án hỗ trợ bồi thường tổng thể trình UBND tỉnh phê duyệt.



2. Cụm – điểm công nghiệp

Ngoài KCN Định Quán, trên địa bàn huyện đã quy hoạch 4 cụm công nghiệp, với tổng diện tích: 132,8 ha; chi tiết như sau:



a) Cụm công nghiệp Phú Cường:

- Cơ sở pháp lý: Văn bản số 8843/UBND-CCN ngày 01/11/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai.

- Quy mô diện tích: 43 ha.

- Tiến độ thực hiện chưa triển khai xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.

- Đơn vị chủ đầu tư: Công ty CP May Đồng Tiến.

- Ngành nghề thu hút đầu tư: Ngành may mặc, giày dép, công nghiệp phụ trợ ngành may, giày dép,… Phát triển các loại hình công nghiệp tiêu dùng, gia công chế biến các loại sản phẩm cần nhiều lao động, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Đánh giá về thực trạng: Đến cuối năm 2008 Công ty Cp May Đồng Tiến lập quy hoạch chi tiết và đang tiến hành lập phương án bồi thường tổng thể dự án chuẩn bị cho xây dựng hạ tầng.

b) Cụm Công nghiệp Phú Túc:

- Cơ sở pháp lý: Văn bản số 8842/UBND-CCN ngày 01/11/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai.

- Quy mô diện tích: 50 ha.

- Tiến độ thực hiện: Đang lập đề cương quy hoạch chi tiết.

- Đơn vị chủ đầu tư: UBND huyện đã có tờ trình xin UBND tỉnh chủ trương giao cho Công ty PC Du lịch và Đầu tư Nam Hải (ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đầu tư hạ tầng.

- Ngành nghề thu hút đầu tư: Phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chế biến nông sản,... để giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ.

- Đánh giá về thực trạng: Chưa đầu tư hạ tầng cơ sở.

c) Cụm công nghiệp Phú Vinh:

- Cơ sở pháp lý: Quyết định số 783/QĐ.CT.UBT ngày 28/03/2002 của chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.

- Quy mô diện tích: 35 ha.

- Đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 theo Quyết định số 2065/QĐ-UBND ngày 09/7/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai.

- Ngành nghề thu hút đầu tư: Phát triển các loại hình công nghiệp tiêu dùng, gia công chế biến các loại sản phẩm cần nhiều lao động, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Đơn vị chủ đầu tư: Đang mời gọi nhà đầu tư.

- Đánh giá về thực trạng: Đã công bố quy hoạch chi tiết, UBND huyện Định Quán đang kêu gọi đầu tư. Hiện nay chưa có doanh nghiệp đầu tư hạ tầng.

d) Cụm công nghiệp Thị trấn Định Quán:

- Cơ sở pháp lý: Quyết định số 783/QĐ.CT.UBT ngày 28/03/2002 của chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.

- Quy mô diện tích: 4,8 ha.

- Đã duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 theo Quyết định số 898/QĐ-UBND ngày 16/04/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai.

- Ngành nghề thu hút đầu tư: Phát triển nghề mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu để giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ.

- Đơn vị đầu tư: đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Đánh giá về thực trạng: Đã công bố quy hoạch chi tiết, UBND huyện Định Quán phối hợp với Trung tâm khuyến công tỉnh triển khai thực hiện hiện đề án “Phát triển nghề mây tre đan trên địa bàn huyện giai đoạn 2008-2013” được UBND tỉnh phê duyệt năm 2008.

Nhìn chung, với việc thu hút đầu tư lấp đầy giai đoạn 1 KCN Định Quán là một trong những thành công bước đầu trong việc phát triển khu công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó việc mở rộng giai đoạn 2 KCN Định Quán và quy hoạch 4 cụm công nghiệp địa phương là định hướng phù hợp cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện và đảm bảo môi trường sinh thái, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, phải đánh giá rằng việc đầu tư phát triển giai đoạn 2 KCN Định Quán và đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn còn chậm (do có một số cụm không có nhà đầu tư hạ tầng), điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, đất đai cho thu hút các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào địa bàn.

II.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. Thời gian qua, phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện mang lại nhiều kết quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động,… nhưng sự phát triển nhanh ngành công nghiệp cũng đang có những tác động xấu đến môi trường sinh thái, như sản xuất của các nhà máy công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm (đường, men thực phẩm,…), nước thải của các nhà máy này trên địa bàn ảnh hưởng đến nguồn nước sông Đồng Nai. Khu công nghiệp Định Quán giai đoạn 1 là 54 ha đã cho thuê 100% diện tích, tuy nhiên mới có hệ thống thải nước mưa hoàn chỉnh mà chưa có hệ thống xử lý nước thải. Do đó trong thời gian tới, cùng với định hướng tiếp tục phát triển công nghiệp, giải pháp về môi trường và phát triển bền vững phải được quan tâm hơn nữa trong chính sách phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện.



II.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG

II.5.1. Kết quả đạt được

1. Ngành công nghiệp trên địa bàn huyện là ngành kinh tế chủ lực, ngày càng có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện trong thời gian qua. Hiện trạng kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2001 – 2008 cho thấy GDP công nghiệp trên địa bàn huyện tăng trưởng với tốc độ 12,3%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện (toàn huyện tăng 9%/năm) và tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế của huyện (năm 2000 chiếm 13,2%, tăng lên 17,2% năm 2008).

2. Công nghiệp phát triển đã góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động tại địa phương, các ngành nghề TTCN phát triển đã tạo việc làm cho lao động nông nghiệp nông nhàn (bán thời vụ). Giai đoạn 2001 – 2008 công nghiệp phát triển đã giải quyết thêm 2.134 lao động công nghiệp. Lao động từng bước được đào tạo nghề, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp trên địa bàn.

3. Hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực, khai thác lợi thế của địa phương. Trong cơ cấu công nghiệp của huyện, hiện nay ngành chế biến nông sản thực phẩm là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc khai thác, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp như mía, điều,… Bên cạnh đó các ngành khai thác và sản xuất VLXD phát triển cũng đã khai thác thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn.

4. Hình thành hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho phát triển công nghiệp. Thời gian qua, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của huyện đã có bước phát triển. Đến nay trên địa bàn huyện đã hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp phục vụ cho phát triển công nghiệp, hiện có 1 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích 54 ha, đã cho thuê 100% và đang triển khai giai đoạn 2 lên tổng diện tích 107,24 ha. Ngoài ra huyện đã quy hoạch 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích 132 ha và đang triển khai kêu gọi đầu tư hạ tầng

II.5.2. Khó khăn, tồn tại

1. Công nghiệp chậm phát triển, tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn huyện thấp, tốc độ tăng trưởng GTSXCN bình quân giai đoạn 2001 – 2008 mới đạt bình quân 11,3%/năm, thấp hơn nhiều so bình quân toàn Tỉnh (toàn tỉnh tăng 19,8%/năm). Tốc độ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện còn chậm, công nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế (năm 2008 mới chiếm 17,2%).

2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp trên địa bàn chưa đáng kể, công nghiệp chủ yếu vẫn là ngành công nghiệp chế biến NSTP là chính, chiếm 85 – 90% GTSXCN toàn huyện. Sản phẩm công nghiệp trên địa bàn có mặt hầu hết các ngành công nghiệp chủ yếu của Tỉnh, tuy nhiên chủng loại sản phẩm công nghiệp còn ít, chưa phong phú.

3. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển công nghiệp trên địa bàn. Lực lượng lao động tuy trẻ và dồi dào, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động kỹ thuật hoặc qua đào tạo còn thấp. Tập quán sản xuất và tâm lí của người lao động vẫn còn mang nặng đặc điểm sản xuất nông nghiệp, nhỏ lẻ, chưa tiếp cận được với phong cách của nền sản xuất có tính công nghiệp, hiện đại.

4. Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện còn thấp so bình quân chung toàn Tỉnh. Bên cạnh đó, năng suất lao động ngành công nghiệp cũng chưa cao. Hệ thống mạng lưới công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện còn lạc hậu và quy mô nhỏ,... đây là những khó khăn cho phát triển công nghiệp trong thời gian tới.

5. Cơ sở cơ sở hạ tầng kinh tế những năm gần đây đã được qua tâm đầu tư, nhưng so với nhu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt theo hướng công nghiệp hóa thì vẫn chưa đáp ứng. Đầu tư xây dựng hạ tầng KCN chưa đồng bộ, khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý môi trường tập trung. Các cụm công nghiệp theo quy hoạch triển khai chậm, khó khăn cho các cơ sở trong việc thực hiện đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất.

6. Vần đề môi trường ngày càng trở nên bức xúc, là một huyện nằm ở đầu nguồn nước sông Đồng Nai, nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính của toàn Tỉnh. Việc các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm như sản xuất đường, men thực phẩm,… phát triển sản xuất đang và sẽ tiềm ẩn những ảnh hưởng lớn đến nguồn nước thượng nguồn. Đây là một trong những vấn đề cần hết sức quan tâm đến phát triển công nghiệp trên địa bàn trong thời gian tới.

Tóm lại: Qua phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn huyện cho thấy, thời gian qua ngành công nghiệp phát triển đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó, sự phát triển của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, tồn tại, cần thiết phải có những định hướng và những giải pháp chính sách để thời gian tới ngành công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.

Phần III:

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN ĐẾN NĂM 2015,

CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020

III.1. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN

Ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán thời gian tới phát triển trong bối cảnh địa phương, trong nước và quốc tế có nhiều yếu tố tác động đan xen, giữa điểm mạnh và điểm yếu; giữa cơ hội và thách thức, cụ thể:



III.1.1. Điểm mạnh

1. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn được đánh giá là khá phong phú và đa dạng, nhất là các loại đá xây dựng, đất sét, cát,... là những nguyên liệu chính cho sản xuất vật liệu xây dựng. Đây cũng là một lợi thế của huyện cho việc phát triển ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, để cung cấp cho nhu cầu trên địa bàn huyện và cả trong, ngoài tỉnh.

3. Đất đai của huyện phần lớn đều phù hợp cho việc bố trí trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, nhất là các loại cây ăn quả vùng nhiệt đới, có thể phát triển thành các vùng chuyên canh nông nghiệp có khối lượng hàng hóa lớn, giá trị cao. Hiện tại với nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có diện tích cây công nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi khá lớn, như: điều, bắp, đậu nành, gỗ rừng trồng, heo, gà,... cũng là một trong những lợi thế để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm, chế biến lâm sản,... gắn với vùng nguyên liệu.

3. Định Quán là địa phương có 2 con sông lớn chảy qua đó là Sông La Ngà và Sông Đồng Nai, có tiềm năng phát triển thủy điện. Hiện nay, các dự án thuỷ điện nhỏ đang được nghiên cứu lập quy hoạch trên địa bàn huyện, để khai thác tiềm năng của 2 con sông này phục vụ công nghiệp sản xuất điện năng và phát triển nông nghiệp, do đó những năm tới huyện Định Quán sẽ là huyện có lợi thế cho ngành công nghiệp điện năng phát triển.

4. Hiện tại trên địa bàn huyện đã hình thành khu công nghiệp Định Quán với diện tích 54 ha, đã có khoảng 12 doanh nghiệp đăng ký đầu tư và đang hoạt động, bên cạnh đó hình thành các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư. Đây cũng là một trong những thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện.

III.1.2. Điểm yếu

1. Hạn chế lớn nhất cho phát triển công nghiệp nói chung đó là vị trí địa lý và các điều kiện về cơ sở hạ tầng không thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nhất là thu hút đầu tư các dự án lớn trong và ngoài nước. Nằm ở vị trí xa các trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp, khó khăn về vận chuyển nhất là đường biển,... là những bất lợi đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện.

2. Hệ thống mạng lưới công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện còn lạc hậu và quy mô nhỏ, khả năng tập trung vốn cho đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trên địa bàn huyện nhìn chung còn thấp.

3. Việc bố trí đất đai cho các công trình công cộng và các khu quy hoạch, khu công nghiệp tập trung hiện hết sức khó khăn, chi phí đền bù giải tỏa cao, trong khi đó nguồn vố đầu tư còn rất hạn chế, nên tiến độ triển khai thực hiện các dự án công trình còn chậm.

4. Lực lượng lao động trẻ dồi dào, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động kĩ thuật hoặc qua đào tạo còn thấp. Tập quán sản xuất và tâm lí của người lao động vẫn còn mang nặng đặc điểm sản xuất nông nghiệp, nhỏ lẻ, chưa tiếp cận được với phong cách của nền sản xuất có tính công nghiệp, hiện đại.


Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương