MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH


Hiện trạng về hạ tầng



tải về 0.94 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.94 Mb.
#101
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2. Hiện trạng về hạ tầng

a) Hệ thống giao thông



- Đường bộ: Giao thông chính trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu là đường bộ, một bộ phận giao thông đường thủy, nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ. Đường bộ có quôc lộ 20, đường tỉnh lộ và một số đường huyện, xã quản lí, theo thống kê năm 2008, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn huyện là 698 km gồm: Quốc lộ 37 km, Tỉnh lộ 10,5 km, đường huyện 261,3 km (nhựa hóa 99,3 km), đường đô thị 21,1 km (nhựa hóa 5,5 km), đường xã 368,1 km (nhựa hóa 12,9 km). Tổng số tuyến từ huyện đến xã quản lí đã bê tông, nhựa hóa 165 km chiếm 23,6%, đường cấp phối sỏi đỏ là 189 km đạt tỉ lệ 27,1%, đường sỏi đất 344 km chiếm tỷ lệ 49,3%.

Nhìn chung mật độ đường bộ chính (đường huyện trở lên) trên địa bàn tuy không dày nhưng phân bố tương đối hợp lí, các tuyến nối với trung tâm xã đều đã được nhựa hóa và 110 ấp đã có các tuyến chính nối với trung tâm xã, nên đã phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Việc huy động nhân dân tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn trong những năm gần đây có nhiều kết qủa tốt, nhất là các xã Phú Vinh, Phú Lợi. Tuy nhiên hầu hết các loại đường đều hẹp và uốn lượn theo địa hình nên độ an toàn chưa cao, thiếu hệ thống thoát nước và hành lang bảo vệ bị lấn chiếm, việc chấp hành luật lệ giao thông của người dân trong quá trình lưu thông còn chưa tốt.



- Đường thủy: Có 2 con sông chính chảy qua địa bàn hyện là sông La Ngà và sông Đồng Nai với tổng chiều dài là 80 km và một bộ phận lòng hồ Trị An tạo điều kiện cho việc lưu thông đường thủy trên địa bàn huyện. Địa hình 2 con sông này có nhiều đoạn quanh co, ghềnh thác nên không thuận lợi cho giao thông đường thủy.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 5 bến đò, phà với 13 phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại bằng đường thủy. Tuy nhiên 80% bến bãi chưa được quy hoạch và xây dựng theo quy định và hơn 60% phương tiện chưa đáp ứng về tiêu chuẩn an toàn, đây là vấn đề cần quan tâm.

b) Hệ thống cung cấp điện

- Hiện tại trên địa bàn huyện Định Quán, nguồn điện được cung cấp từ hệ thống điện Quốc gia thông qua đường dây 110 KV Trị An – Định Quán – Tân Phú và 35 KV xuân Lộc – Kiệm Tân thông qua các trạm biến áp trung gian 110/22 KV – 25 MVA Tân Phú. Các dự án phát triển lưới điện khác đều được thiết kế vận hành ở cấp 22 KV.

- Hầu hết lưới điện trung thế trên địa bàn huyện được xây dựng trong những năm gần đây bằng loại dây AV 20 nên còn tốt, song các tuyến quá dài nên tổn thất điện trên lưới khá lớn. Hiện đã có 100% số xã có đường điện trung thế về đến trung tâm, 100% ấp có lưới điện hạ thế.

- Tỉ lệ hộ dùng điện năm 2008 đạt 93%, thấp hơn tỷ lệ của toàn tỉnh (toàn tỉnh là 98%), do vị trí địa lý nên việc phân bố dân cư ở vùng sâu, vùng xa của huyện chưa tập trung. Khó khăn lớn nhất trong việc cấp điện hiện nay là các tuyến trung thế chủ yếu phân bố dọc theo các trục lộ, thiếu các tuyến xương cá dẫn tới tình trạng dân cư xu hướng phát triển theo dọc tuyến hơn là phát triển thành cụm. Địa bàn một số xã rộng, phân bố dân cư rãi rác nên quy hoạch lưới điện khó khăn. Chưa có các tuyến trung thế đến các khu vực sản xuất nông nghiệp nên hạn chế việc hình thành các vùng sản xuất tập trung theo mô hình trang trại.

c) Hệ thống cấp nước

- Hiện nay dân cư trên địa bàn huyện chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm tầng mặt (giếng khoan, giếng đào) để phục vụ cho sinh hoạt và đời sống. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2008 đạt 95%.

- Hệ thống thủy lợi đã có một số công trình nhưng chưa hoàn chỉnh nên việc phục vụ cho sản xuất nhất là vào mùa khô vẫn còn nhiều khó khăn. Huyện đang triển khai các dự án cấp nước: Ba Giọt, Nhà máy cấp nước Ngọc Định – La Ngà, nhằm phục vụ các xã phía bắc huyện và khu công nghiệp Định Quán, đồng thời hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

- Xu thế phát triển công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện trong thời gian tới sẽ còn tăng, có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm tầng mặt. Mực nước ngầm có xu hướng ngày càng xuống thấp. Để khắc phục tình trạng trên, trước mắt cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngầm, về lâu dài cần phải quy hoạch và quản lý chặt chẽ việc khai thác nước ngầm, chuyển hướng sang khai thác nguồn nước mặt sông, hồ và nguồn nước ngầm tầng sâu bằng các giếng khoan công nghiệp và trạm cấp nước tập trung có quy mô vừa và nhỏ.

d) Hệ thống bưu chính viễn thông

Hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện trong những năm gần đây phát triển khá mạnh và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Năm 2008 tỷ lệ máy điện thoại trên 100 dân đạt 18,5 cái (tốc độ phát triển trung bình giai đoạn 2006 – 2008 là 38,1%/năm), riêng số máy điện thoại di động tăng nhanh từ 2.100 thuê bao năm 2005, lên 3.300 thuê bao năm 2008.



3. Nguồn nhân lực

a) Dân số

Dân số trung bình năm 2008 đạt 222.800 người, mật độ dân số 230 người/km2, trong đó dân số thành thị chiếm khoảng 11%, nông thôn chiếm 89%. Huyện có 29 dân tộc sinh sống trên địa bàn, trong đó dân tộc kinh chiếm 75,1%, thứ hai là dân tộc hoa (17,5%), còn lại là các dân tộc khác như Mường, Dao, Châu Ro,... Dân cư huyện Định Quán theo nhiều tôn giáo khác nhau gồm: Phật giáo (33%), Thiên chúa giáo (30%), còn lại là các đạo Tin Lành, Cao Đài và các đạo khác.

Về tốc độ tăng dân số tự nhiên trong những năm gần đây giữ mức tăng tỷ lệ khoảng 1,3%/năm. Dân cư sống tập trung nhiều ở ven quốc lộ 20, các trung tâm thương mại, dịch vụ, các điểm đầu mối giao thông và các trục đường giao thông chủ yếu của huyện và xã.

b) Lao động và việc làm

- Năm 2008 có 131.266 lao động trong độ tuổi, chiếm 58,9% dân số trung bình toàn huyện, trong đó đang làm việc trong các ngành kinh tế là 109.727 người chiếm gần 84,% lao động trong độ tuổi, trong đó: Lao động trong ngành nông lâm thủy sản là 82.735 người, chiếm 75,4%; Lao động ngành dịch vụ 19.050 người, chiếm 17,4%; lao động trong công nghiệp – xây dựng là 7.942 người, chiếm 7,2%. Nhìn chung, thời gian qua cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp (năm 2005 tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm trên 78%).

- Số lao động được giải quyết việc làm Năm 2008, khoảng 4.000 người và số lao động được đào tạo nghề khoảng 4.500 người, chủ yếu thông qua Trung tâm đào tạo nghề của huyện và thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công,... Lực lượng lao động của huyện khá trẻ dồi dào, chủ yếu là lao động phổ thông; lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật và tay nghề còn chiếm tỷ lệ thấp.

Với nguồn nhân lực hiện tại sẽ là một trong những thuận lợi cho phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, ngành nghề sử dụng nhiều lao động như may mặc, giày dép,... Tuy nhiên cũng là khó khăn cho phát triển những ngành công nghiệp có yêu cầu về kỹ thuật.



I.1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Với những đặc điểm tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Định Quán giai đoạn 2001 – 2008, có thể đánh giá tác động đến sự phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới như sau:



1. Những lợi thế

- Mặc dù là huyện có vị trí nằm phí bắc của tỉnh Đồng Nai, cách Biên Hoà 85 km, không có lợi thế về hạ tầng giao thông, cảng biển,... như các địa phương khác trong tỉnh. Tuy nhiên, với tuyến quốc lộ 20 chạy dọc hơn 37km qua huyện, đây là tuyến giao thông chính tương đối thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa sản xuất trên địa bàn huyện đi các tỉnh trong Vùng.

- Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn được đánh giá là khá phong phú và đa dạng, nhất là các loại đá xây dựng, đất sét, cát,... là những nguyên liệu chính cho sản xuất vật liệu xây dựng. Đây cũng là một lợi thế của huyện cho việc phát triển ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, để cung cấp cho nhu cầu trên địa bàn huyện và cả trong, ngoài tỉnh. Thời gian tới, nhất là khi nguồn khoáng sản trên ở các địa phương như Biên Hoà, Vĩnh Cửu, Long Thành,... ngày càng khan hiếm thì các loại khoáng sản dùng để sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện sẽ có nhiều cơ hội phát triển.

- Định Quán là địa phương có 2 con sông lớn chảy qua đó là Sông La Ngà và Sông Đồng Nai, 2 con sông này có nhiều đoạn quanh co uốn khúc và có nhiều thác ghềnh nên có tiềm năng phát triển thủy điện. Hiện nay, các dự án thuỷ điện nhỏ đang được nghiên cứu lập quy hoạch trên địa bàn huyện, để khai thác tiềm năng của 2 con sông này phục vụ công nghiệp sản xuất điện năng và phát triển nông nghiệp, do đó những năm tới huyện Định Quán sẽ là huyện có lợi thế cho ngành công nghiệp điện năng phát triển.

- Là huyện hiện tại với nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có diện tích cây công nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi khá lớn, như: điều, bắp, đậu nành, gỗ rừng trồng, heo, gà,... cũng là một trong những lợi thế để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm, chế biến lâm sản,... gắn với vùng nguyên liệu.

- Đồng Nai, với ngành công nghiệp phát triển nhanh đã và đang đứng trước những khó khăn về thiếu nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Với nguồn nhân lực hiện tại của huyện sẽ là một trong những thuận lợi cho phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, ngành nghề sử dụng nhiều lao động như may mặc, giày dép,... trong thời gian tới.

- Hiện tại trên địa bàn huyện đã hình thành khu công nghiệp Định Quán với diện tích 54 ha, đã có khoảng 12 doanh nghiệp đăng ký đầu tư và đang hoạt động, bên cạnh đó hình thành các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư. Đây cũng là một trong những thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện.

2. Những hạn chế

- Hạn chế lớn nhất cho phát triển công nghiệp nói chung đó là vị trí địa lý và các điều kiện về cơ sở hạ tầng không thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nhất là thu hút đầu tư các dự án lớn trong và ngoài nước. Nằm ở vị trí xa các trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp, khó khăn về vận chuyển nhất là đường biển,... là những bất lợi đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện.

- Hệ thống mạng lưới công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện còn lạc hậu và quy mô nhỏ. Cơ sở cơ sở hạ tầng kinh tế những năm gần đây đã được qua tâm đầu tư, nhưng so với nhu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt theo hướng công nghiệp hóa thì vẫn chưa đáp ứng.

- Gần 80% hộ dân sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có hai xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Sản xuất nông nghiệp còn khá manh mún; số lượng trang trại sản xuất qui mô lớn, hiện đại không đáng kể; chất lượng và số lượng một số mặt hàng nông sản chưa đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho thu hút phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

- Lực lượng lao động trẻ dồi dào, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động kĩ thuật hoặc qua đào tạo còn thấp. Tập quán sản xuất và tâm lí của người lao động vẫn còn mang nặng đặc điểm sản xuất nông nghiệp, nhỏ lẻ, chưa tiếp cận được với phong cách của nền sản xuất có tính công nghiệp, hiện đại.

I.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN

Ngoài những yếu tố nội tại về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,… của huyện được đánh giá ở trên, những tác động đến phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện có thể đánh giá trên một số yếu tố chính như sau:



1. Chính trị - xã hội

- Tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Định Quán nói riêng, trong điều kiện chính trị - xã hội chung của cả nước luôn bảo đảm các điều kiện về chính trị - xã hội cho các nhà đầu tư trên địa bàn yên đầu đầu tư, phát triển sản xuất, tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và ngoài nước.

- Lợi thế chung về yếu tố chính trị - xã hội của nước ta so với một số nước trong khu vực đó là môi trường chính trị ổn định, an ninh xã hội tốt. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng.

- Đảng và Chính phủ quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới với rất nhiều cố gắng nhằm lành mạnh hóa các vấn đề kinh tế - xã hội, tạo niềm tin trong nhân dân và tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư.



2. Kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của huyện, tỉnh và cả nước sẽ tăng thu nhập của nhân dân và sức mua, tạo điều kiện để các ngành có thể mở rộng quy mô sản xuất và ngược lại. Do vậy duy trì được mức tăng trưởng kinh tế liên tục và ổn định là nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho các ngành sản xuất tiếp tục phát triển.

- Giai đoạn 2001 – 2008, kinh tế cả nước nói chung, tỉnh và huyện nói riêng nhìn chung tăng trưởng khá cao và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp của huyện luôn giữ được tốc độ khá và ổn định.

- Bước sang năm 2009, với những khó khăn của phát triển kinh tế của cả nước, do diễn biến phức tạp của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế cuả cả nước, tỉnh và huyện, trong đó có ngành công nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm tới.



b) Tài chính tín dụng

Là những yếu tố rất nhạy cảm, tác động mạnh đến khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp, của doanh nghiệp như: lãi suất tín dụng, tỷ giá hối đoái, tình hình lạm phát, giảm phát, thị trường tiêu thụ cũng như thị trường tài chính tiền tệ. Với tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay thì yếu tố lãi suất tín dụng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chi phí giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm. Do vậy lãi suất cần phải được xác định phù hợp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành và kích thích các ngành sản xuất phát triển và ngược lại.

Năm 2008, với mức lãi suất cao và biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến phát triển của ngành công nghiệp trong thời gian tới. Lãi suất cao khiến doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, không trả được cả vốn lẫn lãi. Việc tăng lãi suất là vấn đề sống còn của nhiều doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, sức cạnh tranh của sản phẩm. Trước tình hình các ngân hàng tăng lãi suất tín dụng hàng loạt, buộc doanh nghiệp phải cân nhắc lại việc đầu tư.

Bước sang năm 2009, kinh tế thế giới suy giảm mạnh do khủng hoảng tài chính toàn cầu, dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ ở mức thấp, thị trường xuất khẩu thu hẹp,… sẽ là khó khăn lớn cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện, tỉnh và cả nước. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, chính phủ đã có nhiều chính sách can thiệp, hỗ trợ lãi suất cả ngắn hạn và trung hạn, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh.



c) Tỷ giá hối đoái: Trong mấy năm trước đây, trong xu hướng tự do hoá dòng vốn, chúng ta vẫn duy trì được tỷ giá hối đoái gần như cố định với mức giảm giá của VND so với đồng USD vào khoảng xấp xỉ 1%/năm; đồng thời giữ được mức lạm phát trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam gia tăng mạnh và đã có những tác động rõ rệt đối với nền kinh tế, đặc biệt là khi USD mất giá so với VND và lãi suất tăng cao đã gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất khẩu.

Sự thay đổi tỷ giá hối đoái cũng là yếu tố quan trọng trong môi trường kinh tế, sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ tác dụng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. Thời gian qua, ngân hàng Nhà nước đã thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá mới, theo đó hàng ngày NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam so với đồng USD (thay cho việc công bố tỷ giá chính thức trước đây). Bên cạnh đó hạ thấp tỷ lệ kết hối để tạo thế chủ động hơn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh,... Những thay đổi này làm cho tỷ giá ở Việt Nam được hình thành một cách khách quan hơn, phản ánh đúng hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện để hội nhập tốt hơn với cộng đồng quốc tế và khu vực.



d) Lạm phát, giảm phát: Bên cạnh những yếu tố trên thì yếu tố lạm phát cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nó đi ngược lại với việc tăng trưởng kinh tế đó là tăng nhu cầu và sức mua, thúc đẩy sản xuất phát triển. Năm 2008 là năm kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao trên 20%. Đảng và Nhà nước đã tập trung nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát và đã có những tín hiệu khả quan, tuy nhiên hậu quả của nó cũng đang để lại những khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất những năm tới.

Bước sang năm 2009, tình hình lạm phát tuy không còn, đã xuất hiện nguy cơ giảm phát, nhưng khó khăn về tiêu thụ sản phẩm do khủng hoảng toàn cầu, sức mua giảm,… cũng là khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp, làm đình trệ sản xuất, suy giảm kinh tế. Hiện nay chính phủ phải thực hiện kích cầu đầu tư và tiêu dùng nhằm thúc đẩy sản xuất.



e) Thị trường: Một yếu tố hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay đó là xây dựng đồng bộ các loại hình thị trường, từ thị trường hàng hóa dịch vụ đến thị trường tài chính tiền tệ. Nền kinh tế của Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, cơ chế thị trường đang trong quá trình hình thành, các khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn chỉnh. Thời gian qua, nhà nước cũng đã quan tâm triển khai nghiên cứu vấn đề này như đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương, ra đời thị trường chứng khoán,... Do vậy để phát huy nội lực tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, trong thời gian tới việc tạo điều kiện để các loại hình thị trường cùng phát triển như phát triển mạnh thị trường hàng hóa dịch vụ, lao động, đất đai,... sẽ có tác động tốt đến sự phát triển kinh tế cả nước nói chung, công nghiệp nói riêng. Bước sang năm 2009, tình hình thị trường hàng hoá và dịch vụ trong và ngoài nước đang gặp nhiều khó khăn, sức tiêu thụ giảm, kinh tế suy thoái,… là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong những năm tới.

3. Chính sách pháp luật

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, hàng loạt chính sách pháp luật đã được ra đời góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Cơ quan lập pháp của Nhà nước đã liên tục nghiên cứu ban hành, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật. Bộ Luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp,... ra đời đã đặt nền tảng pháp lý quan trọng cho các quan hệ dân sự, kinh tế và kinh doanh, tạo nên khí thế mới trong sản xuất kinh doanh. Sự hình thành hệ thống pháp luật trong thời kỳ đổi mới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Bước sang năm 2009, trước những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, nhà nước đã ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó tập trung vào chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; chính sách hỗ trợ về đầu tư; hỗ trợ lãi suất vốn vay ngắn hạn và trung hạn,… đã phần nào giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc ban hành các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước chưa đồng bộ, thiếu tính nhất quán, khiến cho các chủ trương, chính sách mới đi vào cuộc sống chậm. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật ở Việt Nam thiếu các văn bản hướng dẫn kịp thời và thường xuyên phải sửa đổi do vậy gây nên những lúng túng khi thực hiện. Trong khi đó, các quốc gia có quan hệ ngoại thương với Việt Nam lại có hệ thống luật pháp rất hoàn chỉnh, chặt chẽ, cụ thể và phức tạp, nhất là Nhật Bản, Mỹ và khối EU. Đây là những khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập các thị trường khu vực và thế giới.

Đối với Đồng Nai, ngoài những chính sách của trung ương, Tỉnh cũng đã quan tâm hình thành các chính sách hỗ trợ như chính khuyến công; xúc tiến thương mại,… nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng đã hình thành chính sách hỗ trợ chi phí đầu tư hạ tầng cho các doanh nghiệp đầu tư về các huyện có công nghiệp chậm phát triển (trong đó có huyện Định Quán), nhằm khuyến khích chuyển dịch công nghiệp về các địa bàn này. Với những chính sách trên của Tỉnh sẽ là một trong những nhân tốc tác động tích cực đến phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm tới.

4. Các yếu tố quan hệ vùng

Nằm trong vùng Đông Nam bộ, là vùng hội đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học,… Những lợi thế thu hút đầu tư đối với các địa phương có công nghiệp phát triển như Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch và Trảng Bom ngày càng có xu hướng giảm sút do tiềm năng về đất đai (quỹ đất đai) cho thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ngày càng hạn chế bởi tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch đã tăng cao và với quy hoạch phát triển đô thị. Ngoài ra, với chính sách chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Tỉnh trong thời gian tới, với việc hạn chế những ngành nghề thu hút nhiều lao động, ngành gia công,… ở các địa phương trên và với giá thuê đất thấp hơn, quỹ đất công nghiệp ở các địa bàn các huyện có công nghiệp chậm phát triển cũng còn tương đối lớn nên có thể thu hút các doanh nghiệp đầu tư.



5. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế

Quá trình toàn cầu hóa và khu vực hoá kinh tế thế giới trong thế kỷ 20 là một quá trình phát triển về qui mô, cũng như về nội dung. Từ quốc tế hóa và khu vực hoá mậu dịch hàng hóa (thương mại) trong những năm giữa thế kỷ, mở rộng sang quốc tế hoá thị trường vốn (từ những năm 70) hơn hai mươi năm gần đây phát triển và mở rộng phạm vi bao quát trên cả 3 khu vực thị trường sản xuất, vốn và thương mại (tiêu thụ). Sự phát triển nhanh chóng quá trình tái cấu trúc các công ty xuyên quốc gia, quá trình cạnh tranh đồng hành với quá trình thôn tính, liên doanh, liên kết, hợp nhất, hợp tác của các công ty này tuỳ thuộc vào tình hình thị trường, khả năng chiếm lĩnh thị trường là một đặc trưng quan trọng của kinh tế thế giới đầu thế kỷ 21.

Từ những chiến lược kinh doanh toàn cầu hóa, các công ty xuyên quốc gia không câu nệ biên giới quốc gia, coi toàn thế giới là một thị trường sản xuất, thị trường vốn, thị trường tiêu thụ, lựa chọn các phương án sử dụng nhân lực, kỹ thuật, vốn và nguồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Từ đó, sự tăng trưởng và phát triển của các chi nhánh, các công ty con thuộc các công ty xuyên quốc gia tại các nước đang phát triển đã và đang tạo ra nhiều khả năng nhanh chóng thâm nhập thị trường quốc gia (nội địa), khu vực và quốc tế, đi thẳng vào kỹ thuật mới cao cấp trên cơ sở các lợi thế so sánh được khai thác triệt để.

Hai xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế thế giới ngày càng thể hiện rõ nét trong hơn 1 thập niên gần đây và sẽ có ảnh hưởng lớn rộng rãi trên thực tế trong giai đoạn tới năm 2010, 2020 khi phần lớn các hiệp định và thỏa ước được ký kết giữa các quốc gia trong khuôn khổ từng tổ chức toàn cầu và khu vực được thực hiện theo tiến độ đã thoả thuận. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là cơ hội cần tận dụng, vừa là thách thức phải vượt qua để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập thị trường khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới công nghệ và thương mại hoá rộng khắp, qui mô toàn cầu hàng loạt các sản phẩm của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong giai đoạn tới 2010, 2020.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế. Hội nhập kinh tế mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức mà ngành công nghiệp huyện phải đối mặt. Các ngành và các doanh nghiệp đã từng được bảo hộ, có sức cạnh tranh thấp sẽ gặp nhiều thách thức. Các sản phẩm và doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm doanh nghiệp nước ngoài không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả thị trường trong nước.

Tuy nhiên, mức hội nhập kinh tế quốc tế càng cao thì lợi ích từ hội nhập thu về càng lớn. Với việc hội nhập đa phương theo WTO, tất cả các nước thành viên đều xóa rào cản thương mại, đầu tư và nhờ đó công nghiệp trên địa bàn huyện có thể tiếp cận thị trường các nước tốt hơn. Khi dỡ bỏ các hàng rào thương mại, giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường nội địa sẽ xích lại gần với giá trên thị trường quốc tế, điều này dẫn đến việc giảm chi phí chung đối với nền kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả và cải thiện khả năng cạnh tranh quốc gia. Nền kinh tế sẽ hấp dẫn hơn với FDI và các luồng vốn khác, xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng và kết quả sản lượng của các ngành sẽ tăng. Tạo môi trường chính sách thông thoáng, công khai minh bạch.



Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương