MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH



tải về 0.94 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.94 Mb.
#101
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Nguồn: Cục Thống kê và Sở Công Thương Đồng Nai.
- Kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp trên địa bàn huyện là của khu vực đầu tư nước ngoài (Công ty Mauri La Ngà). Các doanh nghiệp, cơ sở trong nước có sản xuất một số hàng phục vụ xuất khẩu như mây, tre đan,… nhưng chủ yếu sản xuất, gia công cho các Công ty lớn ở thành phố Biên Hoà và thành phố Hồ Chí Minh, chưa thực hiện xuất khẩu trực tiếp nên chưa có kim ngạch xuất khẩu.

- Sản phẩm xuất khẩu hiện tại chủ yếu là men thực phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

- Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu của Công ty Mauri La Ngà xuất 25 nước trên thế giới, trong đó chủ yếu các nước khu vực Đông Nam á như Malaysia, Philippines,…

b) Nhập khẩu

- Kim ngạch nhập khẩu công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2008 đạt 15,6 triệu USD, chiếm tỷ lệ 0,2% kim ngạch nhập khẩu công nghiệp (NKCN) toàn Tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2008 tăng 46%/năm, trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 24,9%/năm; giai đoạn 2006-2008 tăng 89,8%/năm. Tình hình cụ thể như sau:

Danh mục

Kim ngạch NK (triệu USD)

Tốc độ bình quân (%)

2000

2005

2008

2001-2005

2006-2008

2001-2008

Kim ngạch NKCN toàn Tỉnh

2.323,0

4.691,1

7.872,4

15,1

18,8

16,5

Kim ngạch NKCN Định Quán

0,75

2,28

15,6

24,9

89,8

46,1

Cơ cấu (%)

0,03

0,05

0,20










Nguồn: Cục Thống kê và Sở Công Thương Đồng Nai.

- Kim ngạch nhập khẩu cũng chủ yếu của Công ty Mauri La Ngà (doanh nghiệp ĐTNN) nhập khẩu nguyên liệu về phục vụ cho sản xuất. Doanh nghiệp trong nước có Công ty cổ phần Đường La Ngà, thỉnh thoảng cũng có xin phép nhập khẩu đường thô về sản xuất (tuỳ từng năm), tuy nhiên không phải là thường xuyên.

Tóm lại, kim ngạch xuất nhập khẩu của huyện nhìn chung còn chiếm một tỷ trọng quá nhỏ so toàn Tỉnh. Xuất nhập khẩu chủ yếu của Công ty Men Mauri La Ngà, tăng trưởng xuất nhập khẩu chủ yếu phụ thuộc và sự phát triển của Công ty trong thời gian qua. Nhìn chung, thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của huyện chủ yếu là thị trường nội.

II.1.4. Trình độ kỹ thuật – công nghệ

Trên địa bàn huyện, ngoài vài doanh nghiệp lớn là Công ty Đường La Ngà, Công ty Thanh Tùng (khai thác đá), Công ty Men Mauri La Ngà và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ mới đầu tư, thì số còn lại chủ yếu là cơ sở sản xuất nhỏ, hộ cá thể. Do có nhiều cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ nên việc đánh giá chung về trình độ kỹ thuật, công nghệ của công nghiệp trên địa bàn huyện là rất khó khăn.

Về giác độ nghiên cứu khoa học, hiện nay đã có đề tài về đánh giá hiện trạng khoa học công nghệ của Tỉnh, các đánh giá khoa học về hiện trạng công nghệ ngành công nghiệp mới tập trung đánh giá theo chuyên ngành là chính, như: ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; hoá chất; cơ khí;... mà chưa đánh giá chi tiết theo địa bàn (các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hoà), do phân bố công nghiệp không đồng đều giữa các địa phương trên địa bàn Tỉnh.

Theo đánh giá hiện trạng công nghệ tỉnh Đồng Nai năm 2005 cho chúng ta thấy cái nhìn tổng quan nhất về trình độ kỹ thuật – công nghệ của ngành công nghiệp toàn Tỉnh. Chỉ số “Hệ số đóng góp của công nghệ” (TCC) có giá trị trên trung bình (TCC=0,6218). Trong đó các chỉ số thành phần “Kỹ thuật” (T), “Con người” (H), “Thông tin” (I), “Tổ chức” (O) có giá trị tương ứng (0,8022; 0,3948; 0,7369; 0,6667). Hai thành phần T (Technoware) và I (Infoware) đạt ở mức khá, nhưng thành phần H (Humanware) đạt thấp.

Qua số liệu báo cáo về hiện trạng trình độ công nghệ của Đồng Nai (tháng 3/2005) được xác định và so sánh đánh giá thông qua các hệ số thành phần Kỹ thuật - Technoware (T), Con người - Humanware (H), Thông tin - Infoware (I), Tổ chức - Orgaware (O) và hệ số đóng góp của công nghệ TCC cho thấy các thành phần công nghệ của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện cụ thể như sau:

Danh mục

TCC

T

H

I

O

Toàn tỉnh

0,6218

0,8022

0,3948

0,7369

0,6667

Huyện Định Quán

0,5486

0,7495

0,317

0,5514

0,6644

Chênh lệch so toàn Tỉnh

-0,0732

-0,0527

-0,0778

-0,1855

-0,0023

Nguồn: Sở Khoa học – Công nghệ Đồng Nai.

Hệ số đóng góp công nghệ ngành công nghiệp trên địa bàn huyện là TCC=0,5486, thấp hơn bình quân chung của ngành công nghiệp toàn Tỉnh. Nhìn chung, ngoài hệ số TCC của huyện thấp hơn bình quân chung toàn tỉnh thì các hệ số thành phần T,H,I,O đều thấp hơn bình quân chung, do trên địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trình độ kỹ thuật công nghệ trung bình và nhiều doanh nghiệp công nghệ lạc hậu.

Như vậy, qua thực tế trên có thể đánh giá chung về trình độ kỹ thuật – công nghệ của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán mới đạt trên mức trung bình (TCC>0,5). Nhiều cơ sở, doanh nghiệp (nhất là ngoài quốc doanh) có trình độ kỹ thuật trung bình và lạc hậu. Đây là một trong những vấn đề khó khăn cho phát triển công nghiệp của huyện trong thời gian tới.

II.1.5. Tình hình đầu tư - hiệu quả đầu tư

1. Vốn đầu tư

- Theo số liệu tổng hợp của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán đến cuối năm 2007 là 737,6 tỷ đồng, chiếm 0,62% tổng số vốn đầu tư công nghiệp toàn Tỉnh (chỉ tính những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động).

- Trong giai đoạn 2001 – 2007, vốn đầu tư công nghiệp trên địa bàn huyện khoảng 234,1 tỷ đồng (hiện giá 1994), chiếm 0,58% tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp toàn Tỉnh trong giai đoạn 2001 – 2007.

- Trong cơ cấu vốn đầu tư vào ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố, khu vực đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng 59%, công nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 41%.

Nhìn chung vốn đầu tư vào ngành công nghiệp trên địa bàn huyện là không lớn so với tình hình đầu tư vào ngành công nghiệp toàn Tỉnh và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với toàn Tỉnh.

2. Hiệu quả đầu tư

Để tính toán hiệu quả đầu tư ngành công nghiệp trên địa bàn huyện, đề án quy hoạch này đánh giá hiệu quả đầu tư của ngành công nghiệp thông qua hệ vốn đầu tư ICOR (Incremental Capital – Output Ratio); chỉ tiêu giá trị gia tăng (GTGT); Lợi nhuận; năng suất lao động;... Nếu tính theo sự tăng thêm về giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN), thì hệ số ICOR phản ánh để tăng thêm 1 đồng GTSXCN sẽ phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn (theo giá quy đổi 1994), cụ thể:

ICOR = (I/GTSXCN)/Tốc độ tăng GTSXCN = I/GTSXCN

Trong đó:



- I: Đầu tư.

- GTSXCN: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994).

- GTSXCN: GTSXCN tăng thêm.

Đối với công nghiệp toàn Tỉnh, giai đoạn trước đó (1996 - 2000), hệ số ICOR theo GTSXCN toàn ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai là 1,05. Giai đoạn 1996-2000, ngành công nghiệp Đồng Nai muốn tạo thêm 1 đồng GTSXCN cần phải tốn 1,05 đồng vốn đầu tư. Sang giai đoạn 2001-2007 để tạo ra 1 đồng GTSXCN cần phải đầu tư 0,88 đồng vốn. Như vậy là quá trình đầu tư tốn ít vốn hơn, điều này cho thấy giai đoạn 2001 – 2007 đầu tư nhiều vào các ngành thâm dụng lao động là chính. Các ngành thâm dụng vốn vẫn còn rất hạn chế.

Theo tính toán, hệ số ICOR theo GTSXCN giai đoạn 2001-2007 của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện là 0,83. So sánh với toàn ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai (hệ số ICOR theo GTSXCN là 0,88) thì hệ số ICOR của huyện thấp hơn 0,05. Điều này cho thấy giai đoạn 2001 – 2007, công nghiệp trên địa bàn huyện có suất đầu tư thấp hơn so công nghiệp toàn Tỉnh. Đây cũng là một thực tế do Định Quán mới phát triển mạnh những năm gần đây, công nghiệp có quy mô quá nhỏ và đầu tư chủ yếu nhỏ lẻ, ít doanh nghiệp quy mô lớn,… do đó hiệu quả đầu tư cao hơn và khai thác được lợi thế hơn, nên suất đầu tư sẽ thấp hơn.

Bên cạnh việc tính toán hiệu quả đầu tư và tăng trưởng theo hệ số ICOR, hiệu quả đầu tư ngành công nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua có thể đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:



Danh mục

Vốn đầu tư
31/12/2007
(Tỷ.đ)


Tỷ lệ
VA/GO
(%)


Năng suất
(VA/LĐ)
(Tr.đ)


Vốn/LĐ
(Tr.đ)


LN/Vốn
(%)


Công nghiệp toàn Tỉnh

119.416,0

25,76

95,3

285,3

4,76

CN huyện Định Quán

737,6

26,6

33,4

116,2

16,1

- CN Trung ương

165,4

33,0

46,0

115,3

15,5

- CN Ngoài quốc doanh

269,2

25,9

17,2

58,5

6,6

- CN Đầu tư nước ngoài

303,0

23,0

216,4

980,6

24,8

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê Đồng Nai.

- Về lợi nhận/vốn (LN/Vốn): Nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2007 đạt 16,1%, cao hơn bình quân chung của công nghiệp toàn Tỉnh (toàn tỉnh đạt 4,76%). Trong các thành phần kinh tế thì khu vực đầu tư nước ngoài có hiệu quả cao nhất (24,8%), và thấp nhất là khu vực dân doanh (đạt 6,6%).

- Về quy mô vốn đầu tư/lao động (Vốn/LĐ): Quy mô vốn đầu tư/lao động của công nghiệp trên địa bàn huyện đạt 116,2 triệu đồng/1 lao động, chưa bằng một nửa của bình quân chung của công nghiệp toàn Tỉnh (toàn tỉnh 285,3 triệu đồng), điều này phù hợp với thực tế hiện nay đó là công nghiệp của huyện nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, hộ cá thể là chính. Trong các thành phần kinh tế, công nghiệp đầu tư nước ngoài có quy mô trang bị lớn nhất đạt 980,6 triệu đồng/1 lao động; công nghiệp dân doanh có quy mô trang bị nhỏ nhất đạt 58,5 triệu đồng/1 lao động. Điều này phản ánh đúng quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện thời gian qua.

- Về giá trị gia tăng (VA): Tỷ lệ VA/GO của công nghiệp huyện năm 2007 đạt 26,6%, cao hơn bình quân chung của công nghiệp toàn Tỉnh, tuy nhiên cao hơn không đáng kể. Điều này cho thấy công nghiệp huyện phát triển chủ yếu những ngành gia công, thu hút nhiều lao động như chế biến nông sản, đan lát, may mặc,… nên giá trị gia tăng vẫn còn thấp. Trong các thành phần kinh tế, khu vực trung ương có tỷ lệ cao nhất (33%) và thấp nhất là khu vực công nghiệp đầu tư nước ngoài (23%).

II.1.6. Lao động

Năm 2000, lao động ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán là 4.446 người, đến năm 2008 là 6.580 người. Giai đoạn 2001 – 2008 lao động ngành công nghiệp tăng thêm là 2.134 lao động. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2008 là 5%/năm, thấp hơn bình quân chung công nghiệp toàn Tỉnh (toàn tỉnh 14,3%/năm); trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 4,6%/năm (toàn tỉnh 16,8%/năm) và giai đoạn 2006 – 2008 tăng bình quân 5,8%/năm (toàn tỉnh 10,3%/năm).



Tình hình lao động công nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2001 – 2008 như sau:

Đvt: Người.

Danh mục

Năm

Tốc độ tăng BQ (%)

2000

2005

2008

2001-2005

2006-2008

2001-2008

Công nghiệp toàn Tỉnh

149.247

324.596

435.143

16,8

10,3

14,3

CN Huyện Định Quán

4.446

5.555

6.580

4,6

5,8

5,0

- CN Trung ương

970

1.430

570

8,1

-26,4

-6,4

- CN Địa phương

180

220

250

4,1

4,4

4,2

- CN ngoài quốc doanh

3.348

3.897

5.701

3,1

13,5

6,9

- CN Đầu tư nước ngoài

128

228

309

12,2

10,7

11,6

Cơ cấu so CN toàn Tỉnh (%)

3

1,7

1,5










Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Huyện và Cục Thống kê Đồng Nai.

- Về cơ cấu: Năm 2000 khu vực trong nước chiếm 97,1% lao động công nghiệp, đầu tư nước ngoài chiếm 2,9%; đến năm 2008 khu vực trong nước giảm xuống còn 95,3% và khu vực đầu tư nước ngoài tăng lên 4,7%. So với công nghiệp toàn Tỉnh, năm 2000 lao động công nghiệp huyện chỉ chiếm 3%; đến năm 2008 giảm xuống còn 1,5% do các địa phương khác trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh hơn, thu hút nhiều lao động hơn.

- Về năng suất lao động: Năng suất lao động theo GTGT (giá trị gia tăng - VA) theo giá hiện hành năm 2007 đạt 33,4 triệu đồng/1 lao động, thấp hơn nhiều so mức 95,3 triệu đồng/1 lao động của ngành công nghiệp toàn Tỉnh. Trong các thành phần kinh tế, công nghiệp đầu tư nước ngoài đạt năng suất cao nhất (đạt 216,4 triệu đồng); khu vực ngoài quốc doanh có năng suất lao động thấp nhất (chỉ đạt 17,2 triệu đồng), bằng trên 50% bình quân chung của công nghiệp trên địa bàn huyện.

- Về trình độ lao động: Những năm gần đây, trình độ lao động của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện cũng đã có những cải thiện đáng kể, do có sự quan tâm đào tạo nguồn nhân lực của Tỉnh và Huyện. Bình quân hàng năm số lao động được đào tạo nghề khoảng 4.000 – 5.000 người. Tuy nhiên, việc đào tạo cũng chỉ tập trung vào những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của địa phương là chính, lao động có tay nghề kỹ thuật rất ít. Đây cũng là một trong những khó khăn lớn trong việc phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới, nhất là khi cần lao động có trình độ tay nghề kỹ thuật để thu hút các dự án sản xuất mang tính kỹ thuật, công nghệ cao hơn hiện tại.



II.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU

Quá trình phát triển của ngành công nghiệp trên địa bàn Tỉnh cho đến nay đã hình thành 9 nhóm ngành công nghiệp chủ yếu. Đối với công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán, tuy chưa phát triển mạnh và còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp toàn Tỉnh; nhiều lĩnh vực, sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ ngay cả bản thân cơ cấu nội bộ của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, để phân tích mang tính hệ thống và có sự đánh giá, so sánh với công nghiệp chung toàn Tỉnh, thuận tiện cho việc định hướng phát triển những năm tới, việc đánh giá các ngành công nghiệp trên địa bàn huyện phải được thực hiện theo 9 nhóm ngành chủ yếu của Tỉnh theo những ngành hiện có trên địa bàn huyện.



Xuất phát từ vấn đề trên, việc phân tích ngành công nghiệp trên địa bàn huyện được thực hiện thông qua 8 nhóm ngành hiện có (mặc dù quy mô nhỏ). Tình hình tăng trưởng các nhóm ngành giai đoạn 2001 – 2008 trên địa bàn huyện như sau:

Tt

Danh mục

Năm

Tốc độ tăng BQ(%) 2001-2008

2000

2008

 

GTSXCN Huyện (Tỷ đồng)

251,9

593,3

11,3

1

Ngành CN khai thác và SXVLXD

10,4

32,9

15,5

2

Ngành CN chế biến NSTP

225,9

482,8

10,0

3

Ngành CN dệt, may, giày dép

4,0

18,3

21,0

4

Ngành CN chế biến gỗ

5,0

29,9

25,0

5

Ngành CN giấy, sp từ giấy

0,2

0,5

12,3

6

Ngành CN hoá chất, cao su, plastic

0,0

1,0

 -

7

Ngành CN cơ khí

6,1

27,2

20,6

8

Ngành CN điện - nước

0,3

0,7

10,2

Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương