Mở Rộng Cửa Tâm Mình



tải về 0.84 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu22.11.2017
Kích0.84 Mb.
#34481
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

24. Sợ đau


Sợ hãi là một nguyên tố của khổ đau. Nó làm cho cái khổ thêm đau. Rút cái đau ra chỉ còn có cảm thọ khổ. Giữa thập niên 70, lúc tu học trên miền Đông Bắc Thái Lan, tôi bi đau răng. Lâm tự tôi sống rất nghèo, không có điện, điện thoại cũng không. Không có lấy một viên Aspirin hay paracetamol. Các sư trong rừng phải có sức chịu đựng!

Lúc về chiều tôi có cảm tưởng rằng tôi càng thêm nhức; hình như bệnh tình có chiều hướng gia tăng vào cuối ngày. Tôi là một sư rất giỏi chịu đựng, nhưng lần nhức răng này là một thách thức khá gay go với tôi. Trọn một bên hàm tôi đau như búa bổ. Đây là lần nhức răng tôi chưa từng trải qua, chưa bao giờ. Tôi thử ngồi thiền sổ tức. Chú tâm vào hơi thở vô thở ra tôi thường quên hết mọi đau nhức; có lần tôi đếm được những bốn mươi mận đỏ khắp châu thân sau thời thiền vậy mà tôi đâu có hay bị muỗi cắn lúc nào. Nhưng lần đau răng này thật lạ kỳ. Nó không để tôi thiền; tôi tập trung chú ý được chừng hai ba giây là nhiều. Nó tới dồn dập như giông bão trong lúc tôi cố khép kín cửa tâm mình đối với mọi khổ đau. Tôi đứng dậy đi thiền hành. Cũng không được. Tôi không “thiền hành” mà “thiền chạy”; cơn đau kiểm soát tôi, nó không cho tôi bước mà bắt tôi chạy. Nhưng chạy đi đâu bây giờ. Tôi đau đớn cực độ, tôi muốn phát điên.

Sau cùng tôi chạy vô cốc, ngồi xuống và tụng kinh. Người ta hay khen kinh Phật có thần lực nhiệm mầu – đem đến vận may, xua đuổi thú dữ và chữa bệnh tật cũng như đau khổ. Tôi không tin như vậy vì gốc tôi là thầy giáo khoa học. Vả lại tôi tin kinh là phép kỳ diệu không khác nào như tin câu phù phép của kẻ cả tin. Tuy nhiên tôi vẫn tụng, cầu may được chữa hết đau. Vô vọng. Tôi ngưng tụng luôn. Nói là tụng kinh chớ thật sự tôi la, tôi hét lời kinh, và tiếng hét của tôi dám đánh thức cả làng cách tự viện vài cây số ngàn chứ chẳng phải chơi. Cái đau của tôi có ma lực không cho tôi tụng trầm bổng như thường ngày, và dĩ nhiên tôi sợ tiếng ồn sẽ đánh thức các bạn tu vì đã khuya rồi.

Tôi đang ở trong rừng sâu, không phương tiện, cách quê hương cả mấy ngàn cây số. Tôi đang bị cái đau dằn vặt, không lối thoát, dầu tôi đã làm mọi cách. Tuyệt vọng!

Phút chốc tuyệt vọng bất chợt biến thành chiếc chìa khóa mở cửa cho kho tàng trí tuệ, cánh cửa mà đời sống thông thường hằng ngày không bao giờ mở. Cánh cửa mở cho tôi bước vô. Tình thật tôi chẳng còn lối đi nào khác hơn.

Tôi chợt nhớ hai tiếng “buông xả”. Tôi từng nghe hai tiếng này nhiều lần lắm rồi. Tôi từng giảng giải cho bạn tôi nghe. Tôi nghĩ tôi hiểu rõ ý nghĩa của hai tiếng đó. Tôi muốn thử mọi thứ nên tôi thử buông xả, bỏ hoàn toàn, bỏ một trăm phần trăm. Và lần đầu tiên trong đời tôi thật sự buông xả.

Điều xảy ra tiếp theo làm tôi rất lấy làm lạ: cái đau tuyệt vọng của tôi tan biến tức thời. Nó bị thay thế bởi niềm hưng phấn tuyệt vời đến với tôi như những đợt sóng liên tục. Tâm tôi trở nên định tĩnh, an lạc vô vàn. Bấy giờ tôi vào thiền dễ dàng. Sau buổi thiền ban mai tôi nằm xuống nghĩ ngơi. Tôi ngủ một giấc ngon lành và êm đềm. Lúc thức dậy để công phu tôi có ghi nhận chiếc răng đau, nhưng cơn đau không còn quái ác như đêm hôm trước nữa.
 ---o0o---

25. Buông Bỏ Cái Đau


Trong câu chuyện trên tôi buông bỏ nỗi sợ hãi về cái đau răng của tôi. Trước đó tôi đã mời gọi cái đau, ôm ấp nó và nó cho phép nó có mặt. Do đó tôi mới có vấn đề.

Nhiều bạn tôi bị đau và thử dùng kinh nghiệm của tôi nhưng không được như ý. Họ đến nói với tôi rằng cái răng của tôi không thấm tháp gì so với cái đau xé thịt của họ. Không phải vậy. Đau là cảm thọ riêng tư không thể đo lường được. Tôi dẫn giải cho họ biết tại sao buông xả không hiệu nghiệm đối với họ bằng cách kể cho họ nghe chuyện của ba đệ tử của tôi sau đây:

Đệ tử thứ nhất đau và thử buông bỏ.

“Buông bỏ” anh được khuyến khích, đơn giản và nhẹ nhàng. Rồi anh chờ đợi kết quả. “Buông bỏ” người ta lặp lại cho anh khi chưa thấy chuyện gì xảy ra.

“Chỉ cần buông bỏ!”

“Này hãy buông bỏ”

“Tôi nói rằng Buông và Bỏ!”

“BUÔNG BỎ!”

Bạn có thể xem đó là chuyện lạ kỳ nhưng đó là chuyện chúng ta làm hằng ngày. Chúng ta buông bỏ không phải cái cần buông bỏ. Chúng ta nên buông bỏ lời khuyên, câu nhắc nhở, hoặc người ra lệnh phải “buông bỏ”. Chúng ta cần buông bỏ “con quái vật đang kiểm soát” chúng ta, và tất cả chúng ta đều biết đó là ai. Buông bỏ tức không còn kiểm soát nữa.

Đệ tử thứ nhì, lúc bị đau nhớ điều vừa nói là buông và bỏ “con quái vật kiểm soát”. Anh ngồi chịu đau tin rằng cơn đau sẽ tan biến. Sau mười phút anh không thấy bớt và than rằng phương pháp buông xả không hiệu nghiệm. Tôi dẫn giải rằng buông xả không phải là một phương pháp trị bệnh mà là một phương pháp giải thoát khỏi cái đau. Anh bèn mặc cả “Tôi sẽ buông bỏ trong vòng mười phút, còn chú là cái đau, chú sẽ chấm dứt nha”

Đó không phải là buông bỏ cái đau mà tìm cách gạt bỏ cái đau.

Đệ tử thứ ba nói vơi cái đau  mình đang trải nghiệm: “Đau, cửa tâm tôi lúc nào cũng rộng mở. Xin mời, dầu chú có làm gì với tôi cũng không sao”. Anh để cho cái đau tiếp tục bao lâu cũng được, suốt đời anh cũng kệ. Nếu nó có tăng thêm cũng không sao. Anh dành cho cái đau sự tự do hoàn toàn, không tìm cách khống chế nó. Nó ở hay đi tùy nó, anh không hề bận tâm. Đó mới thật là buông xả, và chỉ bấy giờ anh mới cảm thấy hết đau.


---o0o---

26. TT (Transcendental Meditation được tạm dịch là Thiền tiên nghiệm) Hay Làm Sao Để Không Cần Thuốc Đau Răng


Một đệ tử của thiền viện có hàm răng rất tệ. Anh cần phải nhổ nhiều răng, nhưng anh muốn được gây mê. Sau cùng anh gặp một nha sĩ ở Perth có thể nhổ răng không cần thuốc mê hay thuốc tê. Anh đến với ông nhiều lần, và mọi việc đều suông sẻ.

Nha sĩ nhổ răng không cần thuốc tê là một chuyện đáng nể rồi, vậy mà còn chưa chịu. Anh muốn tự nhổ răng mình. Một hôm chúng tôi thấy anh đứng trước cửa xưởng bảo quản của tự viện, dùng kềm tự nhổ răng, máu me tùm lum. Nhưng anh thản nhiên lau kềm trước khi trả lại xưởng.

Tôi hỏi sao anh gan vậy, anh đáp:

“Lúc tôi quyết định nhổ răng, tôi không thấy đau. Lúc tôi đi tới xưởng, tôi không thấy đau. Lúc tôi mượn kềm, tôi không thấy đau. Lúc tôi dùng kềm kẹp cái răng, tôi không thấy đau. Lúc tôi lật răng, tôi thấy đau nhưng chỉ trong vài giây. Lúc đem răng ra tôi không thấy đau chút nào hết. Tôi chỉ bị đau chừng năm giây, vậy đến nha sĩ làm gì cho tốn tiền và mất công đi!”

Khi đọc chuyện thật này chắc bạn không khỏi nhăn mày. Vì sợ có thể bạn đau hơn anh ấy nữa là khác! Nếu bạn thử làm như anh ấy bạn sẽ bị đau, đau trước khi bạn đi tới xưởng để mượn kềm. Tiên đoán – sợ hãi – là thành tố chánh của đau khổ vậy.
 ---o0o---

27. Đừng lo


Buông bỏ “anh kiểm soát viên”, cố sống trong khoảnh khắc hiện tại và tìm hiểu sự không biết chắc của tương lai có thể giải thoát chúng ta khỏi ngục tù của sợ hãi, giúp chúng ta đối phó với các thách thức bằng trí tuệ sẵn có của chúng ta, và đưa chúng ta đến bờ an toàn. Tôi xin kể hai chuyện “đừng lo” sau đây:

Ngày kia tôi trở về từ Sri Lanka qua Singapore và đứng trong một cửa sáu hàng chờ qua quầy di trú ở Perth. Hàng di chuyển rất chậm vì sở dĩ trú muốn kiểm soát chặt chẽ mọi người định cư. Có một viên chức quan thuế mở cửa dắt chó vô phòng chờ. Hành khách tỏ vẻ bồn chồn lúc chú chó đi lên đi xuống mỗi hàng để đánh hơi xem có đồ quốc cấm nhập lậu không. Dầu không có mang gì trái phép họ vẫn thở khì khi chú chó rời họ đi qua ngửi người khác.

Lúc chú chó nhỏ này đến gửi tôi, nó dừng lại, đút đầu vô y tôi và ngoắt đuôi lia lịa. Viên quan phải nắm dây kéo nó ra. Ông hành khách đứng trước tôi xê lên một bước dầu trước đó ông tỏ ra rất thân thiện với tôi. Và tôi tin chắc hai vợ chồng đứng sau tôi cũng lùi xuống một bước.

Sau năm phút tôi nhích gần quầy di trú hơn. Cùng lúc chú chó nhỏ được dắt trở lại. Nó đi lên đi xuống, ngửi hết người này đến người khác. Lúc tới tôi chó dừng lại nữa. Như lần trước nó đút đầu vô y tôi và ngoắt đuôi lia lịa. Viên quan lại phải lôi nó ra. Tôi có cảm tưởng mọi mắt đang hướng nhìn tôi, không chừng có người còn lo giùm tôi nữa là khác. Nhưng tôi vẫn tỉnh bơ. Tôi nghĩ nếu có vô tù tôi sẽ có thêm bạn và có thể còn được ăn uống ngon hơn ở tự viện!

Lúc đến quầy hải quan tôi bị xét rất kỹ. Tôi không đem thuốc; tu sĩ còn không được uống rượu kia mà! Tôi không bị biểu phải cởi y; có lẽ vì tôi không lộ vẻ gì sợ hãi hết. Rồi họ hỏi tại sao chú chó chỉ dừng lại với tôi. Tôi đáp tu sĩ chúng tôi có lòng từ và có lẽ chú chó ngửi thấy lòng từ ấy. Hoặc giả chú chó đó từng là một nhà sư trong tiền kiếp. Họ để tôi qua.

Lần nọ tôi xém bị một chàng trai người Úc cao to đấm cho mấy cú vì anh giận và đang nửa say nửa tỉnh. Vô úy cứu cái mũi tôi hôm ấy.

Tôi vừa dọn tới một tự viện nằm về phía Bắc của thành phố Perth. Chúng tôi tổ chức lễ lạc thành và rất vinh hạnh được Ông bà Thống Đốc Gordon Reid của Tây Úc nhận lời đến dự. Tôi được giao cho  nhiệm vụ lên bảng chào mừng trong sân và xếp ghế cho khách quý. Vị thủ quỹ yêu cầu tôi nên chu đáo để buổi lễ thành công như ý.

Sau phút tìm hiểu, tôi gặp được một công ty cho mướn hàng trong một vùng ngoại ô sang trọng bên phía Tây Perth; công ty chuyên cho mướn đồ đạc để tổ chức tiệc sân vườn của tỷ phú. Tôi giải thích lý do tôi chọn công ty này – để có một lễ hội hoành tráng – cô thư ký nói chuyện với tôi hiểu lý do và tôi đặt hàng.

Hàng đến lúc xế chiều thứ sáu. Bấy giờ tôi đang bận giúp đằng sau tự viện. Chừng tôi ra kiểm hàng, anh tài xế và anh giao hàng đã về. Tôi không thể tưởng tượng được tình trạng tệ hại của tấm bảng; nó đóng một lớp bụi đỏ chót, tôi rất thất vọng nhưng không sao, chỉ mất công chút thôi. Chúng tôi lui cui chùi rửa bảng. Xong, tôi đến khám ghế ngồi, dơ bẩn không thể tả. Các người tình nguyện quý báu của tôi đem giẻ ra lau, lau từng cái một.

Sau cùng tôi xem xét các ghế dành cho quan khách. Không có cái nào là không xiêu vẹo.

Thật quá đáng! Tôi chạy thẳng tới điện thoại bốc máy gọi công ty. Rất may tôi gặp được cô thư ký tiếp chuyện với tôi lúc trước; cô sắp sửa ra về để nghỉ cuối tuần. Tôi giải thích tình trạng cho cô nghe, nhấn mạnh điểm có thể ông bà Thống Đốc sẽ “xích đu” trên ghế dành cho ông bà. Cô thông cảm, xin lỗi và hứa sẽ đổi các ghế quan khách ngay, trong vòng một tiếng.

Tôi ngồi chờ xe chở hàng đổi tới. Tôi thấy có chiếc xe tải vừa chặt cua qua cửa đường tự viện. Xe chạy được nửa đường, còn chừng sáu mươi thước sẽ đến cửa, có một người đàn ông nhảy xuống, chạy tới tôi, mắt tròn xoe tay cung thành quả đấm. Anh la lớn:

“Tên nào sắp xếp vụ này? Tao muốn gặp nó”

(về sau tôi biết ra là chuyện giao hàng hôm đó là chuyến chót trong tuần. Tất cả công nhân được về quê để vô quán nhậu cuối tuần. Đang nhậu, họ bị ông quản lý gọi trở lại công ty vì đám Phật giáo muốn đổi ghế. Do đó anh chàng say này mới giận như vậy).

Tôi đối mặt với anh và từ tốn nói: “Tôi là người chịu trách nhiệm. Anh có cần gì không?”

Anh đưa mặt sát tôi và tay nắm anh kề mũi tôi. Mắt anh phừng phừng, miệng anh nồng nặc mùi bia. Tôi không sợ mà cũng không kênh, tôi chỉ bình tĩnh.

Các người mà tôi gọi là bạn dừng tay lau ghế, đứng nhìn. Không ai tới “cứu” tôi hết. Cám ơn các bạn!

Mặt đối mặt trong vài giây. Tôi sững sờ vì chuyện xảy ra. Anh lao công nóng tánh kia đứng “như trời trồng” trước thái độ của tôi; thông thường trong tình huống như vậy nếu anh không gặp sự sợ hãi thì cũng gặp sự chống cự của đối phương. Trí óc anh không biết phản ứng như thế nào đối với một người quá ư bình tĩnh, lúc tay nắm anh đã kề mũi người. Tôi biết anh không thể đấm tôi mà cũng không thể thụt lui. Vô úy làm anh “chết đứng”.

Trong mấy phút đó xe ngừng và sếp anh đến. Ông đặt tay lên vai anh và nói: “Này, hãy xuống ghế đi.” Chỉ thị ông gỡ giùm anh thế bí và giúp anh lối thoát.

“Tôi sẽ giúp cho anh một tay”, tôi nói. Và chúng tôi phụ nhau khiêng ghế xuống xe.

 

---o0o---


CHƯƠNG 04 - SÂN HẬN VÀ THA THỨ

28. Sân Hận


Sân hận không là một phản ứng khôn ngoan. Người khôn ngoan sống hạnh phúc và người sống hạnh phúc không sân hận. Sân hận thoạt tiên không thể được gọi là hợp lý.

Một hôm lúc xe của tự viện đến đèn đỏ dừng lại, tôi nghe anh tài xế bên cạnh rủa, “Cái đèn đỏ mắc dịch này, mầy không biết tao có hẹn gấp và đang trễ hẹn sao? Mà mầy để cho các xe khác qua trước tao, đồ heo! Và đây không phải là lần đầu tiên...”

Anh oán hờn cái đèn lưu thông tưởng chừng như nó có quyền quyết định. Anh nghĩ cái đèn này muốn gây khó dễ cho anh. “À há, anh ấy đây rồi. Ta biết ảnh bị trễ hẹn. Ta sẽ cho xe khác qua trước và rồi a lê... Đỏ! Dừng lại! Ta “chơi” được mi rồi!” Đèn lưu thông có thể ác, nhưng nó chỉ là đèn lưu thông. Bạn muốn nó phải làm gì nào?

Tôi tưởng tượng anh về nhà trễ và bị vợ la, “Anh, thằng chồng khốn khiếp! Anh biết chúng ta có cái hẹn quan trọng. Anh biết chúng ta trễ hẹn. Mà anh đi lo cho người ta trước tui, đồ con heo! Và đây không phải là lần đầu tiên...”

Chị oán hờn anh tuồng như anh ấy có quyền quyết định. Chị tưởng chồng chị muốn gây khó khăn cho chị, “À há! Ta có hẹn với vợ ta. Ta sẽ trễ hẹn chơi. Ta phải lo cho người khác trước đã. Trễ! Ta cho bà biết tay”. Người chồng có thể có ác ý, nhưng anh ấy chỉ là người chồng. Bạn trông mong gì nơi các ông chồng nè?

Lời lẽ trong câu chuyện trên có thể nên được chuyển đổi để thích hợp hơn với các tình huống sân hận.


 ---o0o---


tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương