LUẬT ĐẦu tư CỦa quốc hội nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số 59/2005/QH11 ngàY 29 tháng 11 NĂM 2005



tải về 184.92 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích184.92 Kb.
#17844
1   2   3

CHƯƠNG VIII
ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Điều 74. Đầu tư ra nước ngoài

1. Nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư.

2. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; bảo lãnh vay vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.

Điều 75. Lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài

1. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ.

2. Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Điều 76. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài

1. Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây:

a) Có dự án đầu tư ra nước ngoài;

b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam;

c) Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

2. Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư gián tiếp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước.

Điều 77. Quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài

1. Chuyển vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối sau khi dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận.

2. Được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật.

3. Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài.

Điều 78. Nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài

1. Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.

2. Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tài chính và hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

4. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.

5. Khi kết thúc đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật.

6. Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tài sản, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này thì phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 79. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

1. Dự án đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

a) Dự án đăng ký đầu tư là dự án có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam;

b) Dự án thẩm tra đầu tư là dự án có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam trở lên.

2. Thủ tục đăng ký và thẩm tra đầu tư được quy định như sau:

a) Đối với dự án đăng ký đầu tư, nhà đầu tư đăng ký theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

b) Đối với dự án thẩm tra đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Chính phủ quy định cụ thể lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tư ra nước ngoài; điều kiện đầu tư, chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư ra nước ngoài; trình tự, thủ tục và quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài.



CHƯƠNG IX
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ

Điều 80. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư phát triển.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư.

3. Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư.

4. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.

5. Hướng dẫn, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư.

6. Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầu tư.

7. Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư.

Điều 81. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.

Điều 82. Quản lý đầu tư theo quy hoạch

1. Chính phủ quy định về tổ chức lập, trình duyệt các quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

2. Dự án đầu tư phải tuân thủ quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác.

Quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm phải phù hợp với lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư quy định tại các điều 27, 28, 29 và 30 của Luật này và là định hướng để nhà đầu tư lựa chọn, quyết định đầu tư.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch có trách nhiệm công bố công khai các quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Đối với dự án đầu tư chưa có trong các quy hoạch quy định tại Điều này, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có trách nhiệm làm đầu mối làm việc với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch để trả lời cho nhà đầu tư trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhà đầu tư có yêu cầu.

Điều 83. Xúc tiến đầu tư

1. Hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước các cấp được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước được cấp từ ngân sách nhà nước.

Điều 84. Theo dõi, đánh giá hoạt động đầu tư

1. Cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư các cấp tổ chức việc theo dõi, đánh giá và báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung theo dõi, đánh giá đầu tư bao gồm:

a) Việc ban hành văn bản hướng dẫn pháp luật theo thẩm quyền và thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư;

b) Tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư;

c) Kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các bộ, ngành và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp;

d) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư, kiến nghị các biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư.

Điều 85. Thanh tra về hoạt động đầu tư

1. Thanh tra đầu tư có các nhiệm vụ sau đây:

a) Thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư;

b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đầu tư;

c) Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đầu tư.

2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 86. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện

1. Cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện; tổ chức có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trong hoạt động đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Trong thời hạn khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư hoặc quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo quyết định, bản án đó.

3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; trong trường hợp nhận được khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm chuyển kịp thời đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo biết.

Điều 87. Xử lý vi phạm

1. Người có hành vi vi phạm Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động đầu tư; có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhà đầu tư; không giải quyết kịp thời yêu cầu của nhà đầu tư theo quy định; không thực thi các công vụ khác do pháp luật quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

CHƯƠNG X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 88. Áp dụng pháp luật đối với các dự án đang thực hiện đầu tư trước khi Luật này có hiệu lực

1. Dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước khi Luật này có hiệu lực không phải làm thủ tục để cấp lại Giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu đăng ký đầu tư lại theo quy định của Luật đầu tư thì thực hiện thủ tục đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư mới.

2. Dự án đầu tư trong nước đã thực hiện trước khi Luật này có hiệu lực không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư; trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì đăng ký tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền.

Điều 89. Hiệu lực thi hành

Luật này có liệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.

Luật này thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998.

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.



Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.

Chủ tịch Quốc hội



Nguyễn Văn An
Каталог: data -> files -> file -> 01 2010
01 2010 -> Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
01 2010 -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
file -> CỦa bộ trưỞng bộ CÔng an về danh mục bí mật Nhà nước độ Mật của ngành Công thương BỘ trưỞng bộ CÔng an
file -> QUỐc hội luật số: 38/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
01 2010 -> Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc
file -> Nghị định số 33/2002/NĐ-cp ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước
01 2010 -> BỘ NỘi vụ ––––– Số: 10/2006/QĐ-bnv cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
01 2010 -> LUẬT ĐẤu thầu của quốc hội nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số 61/2005/QH11 ngàY 29 tháng 11 NĂM 2005

tải về 184.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương